Hải cảnh Trung Quốc "tuần tra" Senkaku

26 Tháng Chín 20177:36 CH(Xem: 10947)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG/HOA ĐÔNG  - THỨ  TƯ  27  SEP  2017


Tàu Trung Quốc hoạt động trong vùng biển tranh chấp với Nhật Bản


image037Quần đảo Senkaku hiện do Nhật Bản quản lý, Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền với tên gọi Điếu NgưREUTERS


Theo AFP, cơ quan Tuần Duyên Nhật Bản, hôm nay 25/09/2017, cho biết 4 tàu hải cảnh của Trung Quốc đã tiến vào khu vực sát quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông, hiện nằm dưới sự kiểm soát của Nhật Bản, mà Tokyo gọi là Senkaku, Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư.


Cũng theo cơ quan này, đây là lần thứ hai, kể từ thứ Năm tuần trước 21/09, những tàu này hoạt động trong vùng biển mà cả Nhật Bản và Trung Quốc cùng tuyên bố chủ quyền. Tokyo thường xuyên lên án và phản đối chính quyền Bắc Kinh có những động thái leo thang làm gia tăng căng thẳng khu vực, trong khi cơ quan Hải Dương của Nhà nước Trung Quốc khẳng định “đang thực hiện việc tuần tra trong vùng biển của Trung Quốc quanh quần đảo Điếu Ngư”.


Vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh hải của Bắc Kinh với Tokyo trên biển Hoa Đông và với các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, trên Biển Đông luôn là chủ đề thời sự nóng hổi tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Cộng đồng quốc tế cũng nhiều lần có những động thái nhằm phủ nhận bước đi đầy tham vọng của Bắc Kinh.


Tháng 07/2016, Toà Trọng Tài Thường Trực có trụ sở tại La Haye, đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách vô lí của Trung Quốc trên Biển Đông. Bên cạnh đó, để bảo vệ quyền tự do hàng hải trong khu vực, Hải Quân Hoa Kỳ cũng tăng cường hiện diện quân sự tại vùng biển này, khiến cho chính quyền Bắc Kinh giận dữ./ (Duy Anh 25-09-2017)


Tokyo yêu cầu đưa Senkaku vào thỏa thuận quốc phòng Mỹ-Nhật


image038Không ảnh cho thấy tàu hải giám 66 của Trung Quốc lượn quanh tàu tuần duyên Nhật ở Biển Hoa Đông.REUTERS/Kyodo/Files


Phải chăng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc sẽ trở thành khó nuốt đối với Bắc Kinh ? Khả năng này sẽ hoàn toàn trở thành hiện thực nếu bản hướng dẫn hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật đang được cập nhật, ghi rõ cam kết của Washington bảo vệ các đảo dưới quyền kiểm soát của Tokyo trong trường hợp bị tấn công.


Nhật báo Yomiuri Shimbun số ghi ngày 14/04/2015 vừa tiết lộ thông tin theo đó Tokyo đã yêu cầu Washington nêu rõ trong bản hướng dẫn này cam kết dùng lực lượng quân sự Mỹ để bảo vệ các đảo ngoài xa mà Nhật Bản cho là thuộc chủ quyền của mình nếu các đảo này bị tấn công.


Đây chính là trường hợp của quần đảo Senkaku trên Biển Hoa Đông, đang do Nhật Bản kiểm soát nhưng lại bị Trung Quốc đòi chủ quyền, và thường xuyên cho tàu và máy bay đến khiêu khích.


Các cuộc đàm phán Mỹ-Nhật nhằm đúc kết bản hướng dẫn mới về hợp tác đang bước vào giai đoạn chung cuộc vì hai đồng minh dự kiến công bố thỏa thuận về bản cập nhật nói trên vào cuối tháng Tư này, trùng hợp với chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Shinzo Abe, với một cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 28/04.


Theo các nhà phân tích, Nhật Bản như vậy đã gia tăng sức ép trên đồng minh Hoa Kỳ khi đòi có cam kết bằng « giấy trắng mực đen » trên một vấn đề cho đến nay luôn được các lãnh đạo Mỹ hứa miệng.


Mỹ đã hứa miệng, nhưng Nhật thấy chưa đủ


Vào tháng Bảy năm ngoái (2014), chính Tổng thống Mỹ Obama đã đích thân khẳng định rằng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm trong phạm vi áp dụng của Điều 5 Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật. Theo điều khoản này, Mỹ có nhiệm vụ bảo vệ Nhật nếu quốc gia này bị tấn công.


Nhân chuyến công du Nhật Bản vào tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cũng nhắc lại cam kết của ông Obama. Trong một thông điệp rõ ràng là nhắm vào Bắc Kinh, ông Carter còn tuyên bố cực lực chống lại « bất kỳ hành động đơn phương, ép buộc nào nhằm hủy hoại quyền quản lý hành chính của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku ».


Tuy nhiên, đối với Nhật Bản, vấn đề là cho đến nay, chưa có văn bản chính thức nào nêu rõ nhiệm vụ của Washington trong việc giúp Tokyo bảo vệ các hòn đảo ngoài xa như Senkaku. Bản Hướng dẫn Hợp tác Quốc phòng hiện hữu, ấn bản 1997, không hề đề cập đến nhu cầu bảo vệ các đảo nhỏ và ở xa bờ của Nhật Bản.


Ngoài ra, Điều 5 bản Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật chỉ nói chung chung là Mỹ sẽ bảo vệ Nhật trong trường hợp nước này bị tấn công. Khái niệm « Nhật bị tấn công » khá mơ hồ, vì vấn đề đặt ra là nếu chỉ có một hòn đảo nhỏ, ở rất xa Nhật Bản bị xâm lấn, thì liệu Mỹ có điều quân bảo vệ hay không ?


Mối quan ngại trên đây cũng xuất phát từ một quan điểm khác cũng thường được Mỹ nêu bật : Đó là Washington không muốn bị lôi kéo vào một xung đột vũ trang giữa Tokyo và Bắc Kinh.


Có lẽ chính vì các quan ngại nói trên mà chính phủ Nhật Bản đòi Mỹ phải lồng vấn đề bảo vệ đảo xa vào bản Hướng dẫn Hợp tác Quốc phòng song phương.


Văn kiện này trên nguyên tắc quy định cách phân công, phân nhiệm giữa lực lượng võ trang hai bên. Nếu bản hướng dẫn này đề cập đến việc bảo vệ các hòn đảo lớn nhỏ của Nhật Bản, cách thức can thiệp của lực lượng Mỹ khi xẩy ra sự cố sẽ trở nên rõ ràng hơn.?( Trọng Nghĩa 15-04-2015)

05 Tháng Giêng 2016(Xem: 12164)
Trọng Nghĩa Đăng ngày 05-01-2016 Sửa đổi ngày 05-01-2016 18:09
08 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 14497)
- Vàng: Con đường Tơ lụa. Đỏ: Mạng lưới khống chế Hoàng Sa-Trường Sa. Xanh: Mạng lưới bao vây Trung Quốc. Trắng: Tuyến hàng hải quốc tế. Đỏ-Xanh-Trắng: Cam Ranh. Trắng tròn góc phải: Guam. - "Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể sẽ tiếp tục cạnh tranh ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Và vị trí địa chính trị quan trọng của mình trong khu vực cho thấy Việt Nam sẽ vẫn là trọng tâm của các hoạt động tranh giành ảnh hưởng địa chiến lược giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thời gian tới".
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13294)
Thời điểm đi tiếp tế của Hải Đăng-05
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13013)
Hải đồ của Văn Hóa minh họa Biển Đông Liệt quốc tranh hùng.
18 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15754)
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12349)
- Ông Ash Carter, Los Angeles 08/11/15: "Tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế, là con đường mậu dịch toàn cầu trị gía hàng ngàn tỉ đô la". - Ông Tập Cận bình, Singapore 7/11/15: "Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa"...“Quyền tự do hàng hải và bay ngang không là một vấn đề và sẽ không bao giờ là một vấn đề, vì Trung Quốc là nước cần có tự do hàng hải ở Biển Đông nhiều nhất”. - Ông Nguyễn Phú Trọng, Hà Nội 05/11/15: "Duy trì nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, gây căng thẳng tình hình... Đề nghị Trung Quốc cùng Việt Nam đi đầu...". - Ông Trương Tấn Sang, Hà Nội 06/11/15: "Không có hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, không theo đuổi mục tiêu quân sự hóa ở Biển Đông; đảm bảo an toàn hàng hải, hàng không và các hoạt động đánh bắt hải sản bình thường của ngư dân"... - Ông Nguyễn Tấn Dũng, 06/11/15: “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” bằng các hàn