TQ đặt tên lửa trên 3 tiền đồn ở Trường Sa / Nhật-Ấn đẩy mạnh "Ấn độ-Thái bình dương"

04 Tháng Năm 201812:02 SA(Xem: 9714)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG/HOA ĐÔNG  - THỨ SÁU 04 MAY 2018


TQ đặt tên lửa trên 3 tiền đồn ở Trường Sa/Nhật-Ấn đẩy mạnh "Ấn độ-Thái bình dương"


Trọng Nghĩa 03-05-2018

image022

Ảnh chụp từ trên không Đá Xu Bi, Trường Sa, tháng 4/2017. Đây là một trong 3 đảo mà Trung Quốc đã lấp đặt tên lửa, theo tình báo Mỹ.© Reuters


Trung Quốc đã lắp đặt tên lửa hành trình chống hạm và phòng không trên 3 tiền đồn đã xây dựng ở quần đảo Trường Sa tại Biển Đông. Thông tin này vừa được kênh truyền hình Mỹ CNBC tiết lộ hôm qua, 02/05/2018, trích dẫn các nguồn tin từ tình báo Hoa Kỳ.


Theo CNBC, ba tiền đồn được trang bị tên lửa là các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đã bồi đắp trong thời gian gần đây tại Trường Sa : Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Đá Xu Bi (Subi Reef) và Đá Vành Khăn (Mischief Reef). Việc triển khai tên lửa chỉ mới được thực hiện trong vòng 30 ngày gần đây.


CNBC ghi nhận : Loại tên lửa mà Trung Quốc được cho là đã bố trí tại khu vực Trường Sa là tên lửa chống hạm YJ-12B, có thể bắn trúng tàu thuyền trong phạm vi 295 hải lý, và tên lửa địa đối không tầm xa HQ-9B dùng để bắn hạ phi cơ, drone, hay tên lửa hành trình của đối phương trong phạm vi 160 hải lý.


Theo hãng tin Anh Reuters, nếu thông tin trên được chứng thực,  đây là lần đầu tiên mà Trung Quốc triển khai tên lửa trên các đảo nhân tạo trong tay họ ở Trường Sa. Ngay từ năm ngoái, giới quan sát đã ghi nhận việc Bắc Kinh đã xây dựng các hầm chứa tên lửa trên các đảo nhân tạo.


Vào hôm nay, bộ Quốc Phòng Trung Quốc vẫn chưa lên tiếng về việc triển khai tên lửa ở Trường Sa, nhưng phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh thì tái khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh trên khu vực, và cho rằng việc triển khai vũ khí “phòng thủ” là một điều cần thiết để đáp ứng nhu cầu an ninh, không nhằm vào bất kỳ nước nào.


Theo phát ngôn viên Trung Quốc thì “những ai không hiếu chiến thì chẳng có gì phải lo ngại”, và Trung Quốc hy vọng rằng “các bên liên can nhìn nhận sự kiện này một cách khác quan và bình tĩnh”.


Trước thông tin về việc tên lửa đã được bố trí tại Trường Sa, ông Greg Poling, chuyên gia về Biển Đông tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS tại Washington (Mỹ), nhận định : « Giờ đây, bất kỳ ai hoạt động trên Biển Đông sẽ biết rằng họ đang nằm trong tầm ngắm của tên lửa Trung Quốc. Đây là một lời đe dọa ngầm khá mạnh mẽ ».


Vào tháng Tư vừa qua, trong cuộc điều trần tại Thượng Viện Mỹ, Đô đốc Philip Davidson, người được đề cử làm chỉ huy Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương, đã cảnh báo rằng Trung Quốc có thể sử dụng các căn cứ ở Biển Đông để thách thức sự hiện diện của Mỹ trong vùng.


Nhật, Ấn hợp tác cản đà tiến của Trung Quốc ở Biển Đông và Nam Á


Vào lúc Trung Quốc càng lúc càng có nhiều hành động bành trướng uy lực quân sự để áp đặt quyền thống trị trên Biển Đông, hãng tin Nhật Bản Jiji ngày 02/05/2018 tiết lộ : Tokyo và New Delhi đã quyết định tăng cường hợp tác để cản bước Bắc Kinh ở Biển Đông và khu vực Nam Á.


Nhân một cuộc tiếp xúc tại New Delhi với ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj, ông Fumio Kishida, một nghị sĩ cao cấp thuộc Đảng Dân Chủ Tự Do đang cầm quyền tại Nhật Bản đã xác nhận rằng Tokyo mong muốn duy trì mối quan hệ với New Delhi trong tư cách là một đối tác quan trọng để đẩy mạnh các nỗ lực làm cho khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương trở thành « tự do và cởi mở ».


Về phần mình, bà Swaraj cũng nhấn mạnh chủ trương của New Delhi coi trọng quan hệ với Tokyo.


Ông Kishida và bà Swaraj cũng trao đổi quan điểm về vấn đề Bắc Triều Tiên sau hội nghị thượng đỉnh Liên Triều hôm 27/04 vừa qua.  Ngoại trưởng Ấn Độ đã cho thấy thái độ thông cảm với quan điểm của Nhật Bản trên vấn đề này./
10 Tháng Hai 2022(Xem: 3996)
CHÂU Á ĐẠI DƯƠNG RẬP RÌNH
07 Tháng Mười 2021(Xem: 4697)
Đường hành quân của HMS Queen Elizabeth