Hoàng Việt: Tầu có khả năng áp đặt vùng phòng không lên biển Đông nếu họ thành công trên biển Hoa Đông

07 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 15040)

VN sẽ nói gì về vùng phòng không TQ?
BBC - thứ tư, 4 tháng 12, 2013
 
Liệu máy bay quân sự của Việt Nam có thể tự do bay trên Biển Đông nếu Trung Quốc áp đặt vùng phòng không?
Một học giả Việt Nam chuyên theo dõi tình hình Biển Đông dự đoán Trung Quốc có khả năng áp đặt một vùng phòng không lên vùng biển mà họ hiện có tranh chấp với các quốc gia Đông Nam Á ‘nếu như họ thành công trên Biển Hoa Đông’.
Thạc sỹ Hoàng Việt nói ông trông đợi Việt Nam trong trường hợp đó sẽ có phản ứng mạnh mẽ như Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Đại sứ Trung Quốc tại Philippines, bà Mã Kế Thanh, nói rằng nước bà có ‘quyền chủ quyền để thiết lập một vùng phòng không tại một vùng biển khác tương tự như họ đã làm trên Biển Hoa Đông', hãng tin Mỹ AP đưa tin.
Trong một cuộc họp báo vào tối thứ Hai ngày 2/12, khi được các phóng viên hỏi về khả năng Trung Quốc thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông, bà Mã nói rằng Trung Quốc có quyền quyết định ‘thời gian và khu vực thiết lập một vùng nhận dạng phòng không mới’.
Tuy nhiên vào lúc này bà không thể nói liệu Trung Quốc có làm điều này hay không, bà cho biết.
Bà Mã cũng nói rằng vùng phòng không trên Biển Hoa Đông lẽ ra không làm cho mọi người phải quan ngại.
"Trung Quốc có quyền quyết định thời gian và khu vực thiết lập một vùng nhận dạng phòng không mới."
Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Mã Kế Thanh
“Tự do hàng không bình thường trong khu vực sẽ không bị cản trở nếu các chuyến bay đều báo cáo cho chính quyền Trung Quốc,” bà nói.
Tuy nhiên, đại sứ Mỹ tại Manila, ông Philip Goldberg, đã gọi hành động của Bắc Kinh là ‘nguy hiểm’.
“Chúng tôi không tin rằng hành động này có mục đích xây dựng lòng tin hay cải thiện tình hình bằng bất cứ cách nào mà ngược lại chỉ tạo ra căng thẳng và khả năng tính toán sai,” Goldberg nói với các phóng viên.
‘Mỹ phải ngăn chặn’
Thạc sỹ Luật Hoàng Việt, người chuyên theo dõi các diễn biến trên Biển Đông, bình luận với BBC rằng Trung Quốc ‘có khả năng sẽ làm điều tương tự trên Biển Đông nếu Hoa Kỳ và các quốc gia trong khu vực không có phản ứng rõ ràng’.
Ông Việt cho rằng Bắc Kinh đã tính toán rất kỹ khi đưa ra động thái này và nhận định rằng đó là ‘phép thử’ phản ứng của Mỹ và đồng minh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
 
Trung Quốc đang muốn nắn gân Mỹ với việc thành lập vùng phòng không trên Biển Hoa Đông?
“Họ muốn xem mức độ cam kết và thực hiện của Mỹ đến đâu,” ông nói.
“Nếu Chính phủ Mỹ không có phản ứng thích đáng thì sẽ đe dọa vị trí của Mỹ, đặc biệt cam kết của Mỹ quay trở lại châu Á và niềm tin của các đối tác châu Á của Mỹ cũng sẽ lung lay,” ông nói thêm.
“Nếu Hoa Kỳ và các nước đồng minh không có phản ứng tương xứng thì Trung Quốc sẽ có động thái tương tự trên Biển Đông.”
“Cá nhân tôi trông chờ chuyến đi (Bắc Kinh) của ông phó Tổng thống Mỹ Joe Biden có những hành động nhất định với Trung Quốc để ngăn chặn hành động này của Trung Quốc tiếp tục,” ông nói.
Ông Việt phân tích rằng Trung Quốc có động thái này trên Biển Hoa Đông trước vì ‘cái khó nhất là Senkaku mà Trung Quốc có thể thành công thì họ có thể áp dụng cho những nơi khác’.
"Nếu Hoa Kỳ và các nước đồng minh không có phản ứng tương xứng thì Trung Quốc sẽ có động thái tương tự trên Biển Đông."
Thạc sỹ Hoàng Việt
Đến lúc này, ông Việt cho rằng ‘chưa thể nói được Trung Quốc đã thành công hay chưa’ nhưng ‘Trung Quốc đã chủ động trong việc đưa ra chiến thuật này trong khi Mỹ tỏ ra bị động’.
Nhận định về vùng phòng không trong tranh chấp chủ quyền, Thạc sỹ Việt nói vùng phòng không ‘bổ sung’ cho yêu cầu chủ quyền và gây bất lợi cho các quốc gia khác có tranh chấp.
Ông nói ông trông chờ Việt Nam cũng phản ứng như Nhật Bản và Mỹ nếu như Trung Quốc thiết lập vùng phòng không trên Biển Đông.
“Nhưng vấn đề là Việt Nam có đủ năng lực làm điều đó hay không,” ông nói.
“Việt Nam có thể tuyên bố vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông nhưng điều quan trọng là Việt Nam có làm được hay không,” ông nói thêm, “Nếu tuyên bố mà không thực hiện được thì đó cũng là một vấn đề.”/

RFI Thứ hai 02 Tháng Mười Hai 2013
Trung Quốc bất lực nhìn Nga giúp Việt Nam về quân sự
 
 
 
Tàu ngầm lớp Kilo 636 của Nga (Ảnh : naval-technology.com)
Trọng Nghĩa
Mátxcơva đang đẩy mạnh hợp tác quân sự với Hà Nội, dù dư biết rằng Việt Nam đang dựa vào vũ khí Nga để đề phòng các mưu toan lấn chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Biểu hiện rõ nhất trong chiến lược được báo giới gọi là “xoay trục” của Nga là chuyến công du lần thứ ba của Tổng thống Putin đến Hà Nội hôm 12/11/2013, được cụ thể hóa bằng 17 hiệp định song phương được ký kết trong đó thành tố quân sự chiếm một vị trí quan trọng. Theo ghi nhận của giới phân tích, vì vẫn phải dựa vào Nga để hiện đại hóa nền quốc phòng của mình, Bắc Kinh đã phải miễn cưỡng chấp nhận thực tế đó.
Trong bài phân tích đăng trên tập san trên mạng The Diplomat ngày 26/11 vừa qua (xem toàn văn trong mục Chuyên mục trên mạng của RFI), Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc đã nhấn mạnh đến bước tiến mới trong quan hệ hợp tác quân sự Nga-Việt nhân chuyến công du chớp nhoáng vào trung tuần tháng 11 của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Phân tích của chuyên gia Thayer nêu bật sự kiện là từ 5 năm nay, Việt Nam đã nỗ lực tăng cường kho vũ khí phòng thủ biển với sự trợ giúp tích cực của Nga, từ việc đặt mua một lúc 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo được hiện đại hóa, nhiều chiến hạm tối tân, cho đến các hợp đồng mua thêm chiến đấu cơ có năng lực săn tàu ngầm, đủ loại tên lửa chống hạm dùng trên phi cơ, trên tàu, và đặt trên đất liền dọc theo bờ biển…
Bài viết đã liệt kê một số phương tiện chính đã được Nga cung cấp cho Việt Nam từ năm 2008 đến nay :
« Từ năm 2008 đến năm 2012, Hải quân Việt Nam đã tiếp nhận 2 tàu khu trục có tên lửa dẫn đường lớp Gepard và 4 tàu tuần tra cao tốc lớp Svetlyak. Hải quân Việt Nam cũng mua 40 tên lửa Yakhont/SS-N-26 và 400 tên lửa chống hạm Kh-35 Uran/SS-N-25.
Trong năm 2009, Việt Nam đã ký một hợp đồng mua 6 tàu ngầm quy ước tiên tiến lớp Dự án 636 Varshavyanka (Kilo).
Lực lượng phòng không không quân Việt Nam đã nhận 20 máy bay chiến đấu Su-30MK2V trang bị tên lửa hành trình chống hạm Kh-59MK, 100 tên lửa không-đối-không tầm ngắn R-73 (AA- 11 Archer ), 200 tên lửa địa-đối-không 9M311/SA -19 Grison, 2 hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-1, 4 dàn radar tìm kiếm và phòng không Kolchnya, 3 hệ thống định vị vô tuyến thụ động Vera. Việt Nam cũng đã nhận hai dàn tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion.
Ngày 27/07/2012, Tổng thống Putin và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gặp nhau tại thành phố nghỉ mát Sochi và thông qua một Tuyên bố chung, nâng quan hệ song phương lên cấp đối tác chiến lược toàn diện. Thương vụ bán vũ khí của Nga và các hợp đồng dịch vụ với Việt Nam hiện trở thành thành tố quan trọng nhất trong quan hệ song phương Việt Nga.
Từ năm 2012, Việt Nam đã đặt mua thêm 12 máy bay Su-30MK2 và 2 hộ tống hạm lớp Gepard 3.9 được thiết kế đặc biệt cho việc chống tàu ngầm. Nga cũng được hợp đồng xây dựng một cơ sở bảo trì và sửa chữa tàu quân sự tại Vịnh Cam Ranh.
Ngay trước ngày ông Putin đến thăm Việt Nam vào tháng 11, Nga đã cho chở chiếc tàu ngầm Kilo đầu tiên về Việt Nam, và thông báo sẽ bàn giao vào tháng Giêng năm 2014 một trung tâm đào tạo thủy thủ tàu ngầm mà Nga đã xây dựng trong Vịnh Cam Ranh ».
Theo nguồn tin từ hãng thông tấn Nga, RIA Novosti, trong năm 2014, Mátxcơva sẽ bàn giao thêm cho Hà Nội hai chiếc tàu ngầm Kilo khác.
Giáo sư Thayer, trong một bài phân tích khác đăng trên tập san The Diplomat ngày 08/08/2013, thì với sự trợ giúp tích cực của Nga, Việt Nam đang hình thành được một hạm đội tàu ngầm, tuy nhỏ, nhưng sẽ góp phần tăng cường khả năng răn đe đối với lực lượng hải quân hùng hậu hơn của Trung Quốc.
Theo ông Thayer, lực lượng tàu ngầm mới của Việt Nam, kết hợp với các phi đội chiến đấu cơ Su-30, sẽ tăng cường khả năng can thiệp nhanh của Việt Nam trên các vùng biển của mình tại Biển Đông, cũng như nâng cao năng lực răn đe của quân đội Việt Nam.
Đối với giới quan sát, động lực quan trọng nhất thúc đẩy Việt Nam cấp tốc tăng cường tiềm lực quân sự trên biển chính là các động thái càng lúc càng hung hăng quyết đoán của Trung Quốc, đặc biệt từ năm 2009 đến nay, nhằm áp đặt các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Lợi dụng lực lượng tàu thuyền hùng hậu của mình, Trung Quốc không ngần ngại sách nhiễu, bắt bớ ngư dân Việt Nam, phá hoại, cản trở tàu thăm dò dầu khi của Việt Nam. Thậm chí Bắc Kinh còn bắt bí các tập đoàn dầu khí nước ngoài làm ăn với Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, sự giúp đỡ vũ khí của Nga cho Việt Nam lẽ dĩ nhiên không thoát khỏi tầm mắt của Trung Quốc, nhưng theo giáo sư Thayer, trước mắt, Bắc Kinh không thể gây áp lực trên Mátxcơva. Trả lời phỏng vấn của RFI qua thư điện tử, ông phân tích :
« Cho dù không thể hài lòng với các vụ Nga bán vũ khí cho Việt Nam, Trung Quốc không thể phản đối quá mạnh và gây nguy hiểm cho mối quan hệ công nghệ/vũ khí quân sự riêng của họ với Nga.
Hiện đang có nhiều giả thuyết suy đoán rằng Nga muốn dẫn đầu một « khối » độc lập để làm đối trọng với sự hiện diện của Hoa Kỳ (trong vùng châu Á-Thái Bình Dương).
Nói cách khác, Nga tìm kiếm sự hỗ trợ của cả Trung Quốc lẫn Việt Nam cho một lập trường độc lập để cân bằng thế lực của Mỹ. Việt Nam không hoàn toàn thoải mái với điều này ».
Câu hỏi đặt ra là Chính quyền Nga của Tổng thống Putin có một « chính sách Biển Đông » hay không ? Và nếu có thì chính sách đó như thế nào ? Trên vấn đề này, Giáo sư Thayer tỏ ra rất hoài nghi :
« Căn cứ vào cảm nhận của tôi khi đến tham gia một cuộc hội thảo gần đây về Biển Đông tại Mátxcơva, tôi có thể nói là chính sách này của Nga rất mơ hồ.
Các học giả và quan chức từng có kinh nghiệm hoạt động tại Việt Nam trong quá khứ thì rất ủng hộ Việt Nam. Nhưng đối lập với những người đó, lại có những thành phần công nhận tầm quan trọng của Trung Quốc.
Nga có dấu hiệu không thúc đẩy một sự hiện diện hải quân hùng hậu tại vùng Biển Đông ».
Tuy nhiên, điều cần phải công nhận là chính quyền Putin trong thời gian qua vẫn công khai phớt lờ thái độ quan ngại của Trung Quốc khi tiếp tục đẩy mạnh quan hệ quân sự với Việt Nam, nước đã trở thành một trong ba bạn hàng mua vũ khí quan trọng nhất của Mátxcơva.
Trong một bài phân tích đăng trên tập san The Diplomat ngày 19/09/2013, ông Stephen Blank, chuyên gia nghiên cứu cao cấp về Nga tại Hội đồng Chính sách Đối ngoại Hoa Kỳ - American Foreign Policy Council đã nêu bật thái độ cứng rắn trong hành động thực tế của Mátxcơva tại vùng Đông nam Á, nhằm chống lại đà bành trướng của Trung Quốc và đẩy mạnh quan hệ chính trị - quân sự với Việt Nam.
Tác giả bài phân tích trước tiên ghi nhận thái độ của Mátxcơva trước các yêu sách của Bắc Kinh trong lãnh vực khai thác dầu khí, liên tục đòi Nga phải huỷ bỏ việc thăm dò năng lượng trên Biển Đông. Trước các đòi hỏi đó, Nga không nói gì, nhưng vào năm 2012, họ bắn tin cho biết muốn quay lại căn cứ hải quân ở Vịnh Cam Ranh. Theo Stephen Blank, đây là một động thái có lẽ liên quan đến những dự án khai thác năng lượng Nga - Việt trên thềm lục địa Việt Nam, và đến mục tiêu không nói ra là giám sát Trung Quốc.
Về phần mình, Tập đoàn dầu Gazprom của Nga đã ký kết một hợp đồng nhằm thăm dò hai khu vực được giấy phép trên thềm lục địa Việt Nam ở Biển Đông. Trung Quốc đã hoài công lên tiếng đòi Nga rời khỏi khu vực. Không những thế, Nga còn tăng cường hỗ trợ Việt Nam trong việc thăm dò đầu khi, mà biểu hiện rõ nhất là lãnh vực dầu khí và năng lượng đã chiếm 5 trong số 17 thỏa thuận được ký kết nhân chuyến công du Việt Nam của Tổng thống Nga Putin vào tháng 11 vừa qua.
Ngoài địa hạt năng lượng, điều chắc chắn khiến Bắc Kinh quan ngại hơn cả là các thương vụ bán vũ khí và hợp tác quốc phòng giữa Nga với Việt Nam, trong đó có các cố gắng của Nga giúp Việt Nam thành lập hạm đội tầu ngầm, cũng như xây dựng căn cứ tàu ngầm tại Vịnh Cam Ranh. Căn cứ này rõ ràng là nơi xuất phát của các chiếc tàu sẽ được Việt Nam điều động để bảo vệ lợi ích của mình trên biển Đông.
Hợp tác quốc phòng quân sự Nga Việt còn bao gồm nhiều lãnh vực khác, và hai nước đều xác định là sự hợp tác này không nhắm vào một quốc gia thứ ba nào. Thế nhưng, như nhận xét của chuyên gia Stephen Blank, quan hệ quốc phòng được tăng cường trở lại giữa Nga và Việt Nam rõ ràng là nhằm giới hạn các hành vi lấn lướt của Trung Quốc trên biển Đông, điều cũng khiến Mátxcơva quan ngại./

28 Tháng Bảy 2013(Xem: 30491)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, Washington DC - REUTERS /L. Downing
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 16771)
Theo AFP, hôm qua 25/07/2013, trong cuộc nói chuyện tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies – CSIS), có trụ sở tại Washington, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tuyên bố bác bỏ đòi hỏi chủ quyền với yêu sách « đường 9 đoạn » của Trung Quốc trên Biển Đông, còn gọi là « đường lưỡi bò ».
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 16731)
Ông Sang nói Trung Quốc không có nền tảng pháp lý nào cho yêu sách chủ quyền ở Biển Đông
03 Tháng Bảy 2013(Xem: 23480)
Ngày 21/06/2013, Tòa án Quốc tế về Luật Biển – ITCLOS thông báo cho chính quyền Manila biết là đã hoàn tất việc chọn đủ 5 thẩm phán cho tòa án trọng tài, xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Đông, mà Manila gọi là biển Tây Philippines.
03 Tháng Bảy 2013(Xem: 22426)
Phải chăng sự lớn mạnh về kinh tế và quân sự của Trung Quốc đi cùng với thái độ hung hăng, hăm dọa các nước trong các tranh chấp chủ quyền biển đảo đã tạo thuận lợi cho Hoa Kỳ thực hiện chiến lược “xoay trục” sang châu Á, thúc đẩy Nhật Bản và Philippines tăng cường hợp tác với nhau ?
03 Tháng Bảy 2013(Xem: 22678)
Hải quân Philippines và Mỹ vừa bắt đầu cuộc tập trận chung tại Biển Đông trong hôm nay với buổi lễ bắt đầu ở căn cứ hải quân cũ của Mỹ tại Subic.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 16272)
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines ngày 19/6 cho hay Manila đã điều một toán thủy quân lục chiến mới và đồ tiếp liệu tới một bãi cạn trong vùng Biển Đông đang có tranh chấp, nơi một tàu chiến và các tàu hải giám của Trung Quốc xuất hiện hồi tháng trước châm ngòi cho một vụ giằng co mới trong biển mang tính chiến lược này.
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 18147)
Đô Đốc Robert Willard, Tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương Quân đội Hoa Kỳ chống đối việc sử dụng vũ lực trong vụ tranh chấp chủ quyền ở biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông.
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 16439)
Hoa Kỳ hoan nghênh các cuộc thảo luận cấp cao về phòng thủ với Việt nam như là một dấu hiệu của một “quan hệ quốc phòng ngày càng lớn mạnh.”
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 16727)
Máy bay chiến đấu Mỹ chuẩn bị cất cánh từ tàu sân bay USS George Washington, phía sau là tàu khu trục USS John S. McCain trong vùng Biển Đông
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 16180)
Nhiều bạn đọc của Báo Quân đội nhân dân đã viết thư hoặc gọi điện về Tòa soạn bày tỏ sự quan tâm và đề nghị thông tin cụ thể hơn về đoàn liên ngành của Việt Nam thăm tàu sân bay Hoa Kỳ USS George Washington vừa qua, cũng như chuyến thăm của tàu hộ tống USS John S. McCain tới Đà Nẵng sau đó.
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 17762)
Sáng thứ hai, tàu ngầm Giao Long đã thực hiện công tác lặn cho hải trình thực nghiệm ứng dụng đầu tiên trong vùng Biển Đông.
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 19005)
Binh sĩ Thủy quân lục chiến Mỹ và Philippines trong một cuộc tập trận chung ở tỉnh Ternate, 70km về phía tây nam Manila.
23 Tháng Sáu 2013(Xem: 16185)
Philippines vừa điều thêm thủy quân lục chiến và hàng tiếp liệu ra bãi cạn Ayungin (Việt Nam gọi là Bãi Cỏ Mây) ở Trường Sa, nơi tàu chiến và tàu thăm dò của Trung Quốc xuất hiện hồi tháng trước gây căng thẳng giữa đôi bên.
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 16602)
Hội thảo thường niên kéo dài 2 ngày về biển Đông lần thứ 3 với chủ đề “Điều hòa căng thẳng tại biển Đông” vừa được bắt đầu vào ngày 5 tháng 6 tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và chiến lược ở Washington DC.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 15421)
Một nhật báo lớn ở Mỹ mới đây cho biết cơ quan ấn loát bản đồ Trung Quốc đã in một bản đồ mới, trong đó 80% diện tích Biển Đông được vẽ là lãnh thổ của Trung Quốc. Các nhà quan sát cho rằng đây là bước đi mới trong kế hoạch thôn tính Biển Đông của nhà cầm quyền ở Bắc Kinh mà họ gọi là “mưu toan chiếm đoạt lãnh thổ lơn nhất kể từ khi thế chiến thứ hai chấm dứt.”
28 Tháng Năm 2013(Xem: 16172)
Ngày hôm qua, 24/08/2011, trước kết thúc chuyến công du Việt Nam, Thượng nghị sĩ Mỹ, ông Jim Webb, thuộc đảng Dân Chủ, chủ tịch Tiểu ban Đông Á -Thái Bình Dương của Thượng viện, nhận định rằng những sự cố liên quan đến tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông sẽ còn tiếp tục xẩy ra, trừ phi tất cả các bên liên quan có thể đàm phán với nhau.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 17078)
Cần phải tổ chức thêm nhiều chuyến thăm Trường Sa, tuyên truyền mạnh mẽ cho người dân biết tình hình ở vùng biển đầu sóng ngọn gió, đang bị sức ép dữ dội từ âm mưu xâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Đó là cảm nhận của, ông Nguyễn Văn Mỹ, chủ tịch Hội đồng quản trị công ty dã ngoại Lửa Việt.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 18820)
Trong hai ngày 27-28/04/2013, Việt Nam đã tổ chức tại tỉnh Quảng Ngãi một cuộc hội thảo về Biển Đông, cụ thể là về vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tham gia cuộc hội thảo này có rất nhiều học giả và nhà nghiên cứu đến từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có giáo sư Ngô Vĩnh Long, thuộc Đại học Maine (Hoa Kỳ).
15 Tháng Năm 2013(Xem: 17471)
Khi muốn xác định những vấn đề được coi là cực kỳ quan trọng, đến mức sẵn sàng tiến hành chiến tranh để giải quyết, Trung Quốc dùng khái niệm « lợi ích cốt lõi ». Trước đây, cụm từ này được áp dụng trong vấn đề Đài Loan mà Bắc Kinh vẫn coi là một tỉnh của Trung Hoa lục địa và đe dọa là khi cần thì sẽ sử dụng vũ lực để đánh chiếm.