Đài NHK Nhật: 4 hải cảnh TQ tiến vào vùng biển gần quần đảo Senkaku

06 Tháng Sáu 201812:04 SA(Xem: 10043)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG/HOA ĐÔNG  - THỨ TƯ 06 JUNE 2018

 

Đài NHK Nhật: 4 hải cảnh TQ tiến vào vùng biển gần quần đảo Senkaku

 

06/06/2018 Thanh Niên Online

 

Phía Nhật đã điều tàu tuần tra cảnh báo, đồng thời gọi điện đến Đại sứ quán Trung Quốc để phản đối.

 

image019

Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp giữa Nhật và Trung Quốc. Reuters

 

Đài NHK dẫn nguồn từ Lực lượng tuần duyên Nhật Bản (JCG) cho biết 4 tàu hải cảnh Trung Quốc đã tiến vào vùng biển gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư vào sáng 5.6.2018.

 

Các tàu này tiếp tục di chuyển trong khu vực khoảng 90 phút. Phía Nhật đã cử tàu tuần tra theo dõi và phát cảnh báo yêu cầu tàu Trung Quốc rời đi.

JCG cho biết đây là lần thứ 11 tàu hải cảnh Trung Quốc tiến gần Senkaku/Điếu Ngư trong năm nay.

 

Cục trưởng Cục châu Á-Thái Bình Dương thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản Kenji Kanasugi đã gọi điện đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo để bày tỏ sự phản đối, cho rằng đây là hành động "xâm phạm chủ quyền Nhật"./

23 Tháng Mười Một 2016(Xem: 11080)
Hải đồ mặt trận quần đảo Trường Sa trước đây. Bắc Kinh nay mở lời kêu gọi Philippines họp song phương gác bỏ dị biệt cùng khai thác. Du lịch có lẽ là hướng khai thác đầu tiên mở ra con đường hòa bình cho biển Đông Nam Á. (VĂN HÓA).
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 11122)
Về Biển Đông, ông Trump đã cáo buộc Trung Quốc xây một pháo đài ở khu vực này. Tháng 3 vừa qua, ông đã tuyên bố rằng : “Họ làm điều đó tùy thích vì họ không tôn trọng tổng thống của chúng ta và họ không tôn trọng đất nước chúng ta.”
13 Tháng Mười Một 2016(Xem: 11308)
Gió đã đổi chiều
02 Tháng Mười Một 2016(Xem: 11593)
Căng thẳng biển Đông sẽ đi đến đâu?
30 Tháng Mười 2016(Xem: 13162)
Căng thẳng biển Đông sẽ đi đến đâu? (Kỳ 1)
25 Tháng Chín 2016(Xem: 10744)
"Dân biểu Forbes đã tỏ ý rất quan ngại trước nguy cơ Trung Quốc lợi dụng thời cơ mấy tháng cuối trong nhiệm kỳ của tổng thống Mỹ Barack Obama để « thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông, mở rộng việc bồi đắp bãi Scarborough, tăng tốc quân sự hóa các đảo nhân tạo (tại Trường Sa)… nhằm thách thức quyết tâm của Hoa Kỳ ».
22 Tháng Chín 2016(Xem: 11988)
Luật pháp quốc tế: UNCLOS 1982 hay Phán quyết PCA?