Tàu ngầm Kilo 636 Nga Sô biệt danh “lỗ đen” đầu tiên bán cho Việt Nam về tới quân cảng Cam Ranh

02 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 15459)

Tàu ngầm Kilo chính thức neo đậu tại cảng Cam Ranh

(Dân trí) - Sau chuyến hành trình dài ngày, khoảng 6 giờ sáng 1/1, tàu vận tải hạng nặng Rolldock của Công ty Rolldock Sea đã đưa tàu ngầm Kilo 636 Hà Nội chính thức vào neo đậu vào cảng Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.

Chạy trước tàu Rolldock là tàu hoa tiêu của cảng Cam Ranh dẫn đường. Trên boong tàu Rolldock, phần cao nhất của tàu ngầm Kilo 636 Hà Nội nhô lên giữa 2 cẩu tự hành.


Tàu Kilo băng qua mũi Hồi, thôn Tàu Bể, xã Cam Lập và thả neo tại vịnh Cam Ranh, TP Cam Ranh (Khánh Hòa)

Đây là tàu ngầm đầu tiên trong tổng số 6 tàu ngầm Kilo 636 được đóng cho Việt Nam tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở thành phố St.Petersburg, Nga.

Dự kiến, Nga sẽ bàn giao xong gói 6 chiếc tàu ngầm vào năm 2016. HQ182 Hà Nội là chiếc đầu tiên Nga giao cho Việt Nam.

Tàu ngầm Kilo 636 mà Nga đóng cho Việt Nam là tàu ngầm thuộc thế hệ thứ 3, có lượng giãn nước 3.100 tấn, tốc độ 20 hải lý/giờ, lặn sâu đến 300m, thủy thủ đoàn gồm 52 người. Tàu ngầm này còn được trang bị sáu ống phóng ngư lôi 533 mm, ngư lôi, thủy lôi và tổ hợp tên lửa đa năng 3M-54 Klub (hay còn gọi là Kalibr 3M54).

Tàu ngầm Kilo thuộc thế hệ thứ 3, với nhiều tính năng đặc biệt (ảnh ANTĐ)

Tính năng đặc biệt của tàu ngầm này là tiếng ồn cực thấp, gây khó khăn tối đa cho các phương tiện theo dõi thủy âm học của đối phương.

Vì vậy, việc sở hữu những tàu ngầm Kilo 636 có nhiều ưu điểm vượt trội sẽ tăng cường sức mạnh đáng kể cho hải quân Việt Nam, góp phần vào việc bảo vệ chủ quyền trên biển.

Một số hình ảnh tàu Kilo chậm chậm tiến vào cảng Cam Ranh, Khánh Hòa sáng nay 1/1:

 

 

Doãn Công

 

Liêu Ninh hoàn tất chạy thử trên Biển Đông

BBC- thứ năm, 2 tháng 1, 2014

 

Liêu Ninh là tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc

Hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc đã ‘hoàn tất thành công chuyến chạy thử’ trên Biển Đông, truyền thông nhà nước của nước này cho biết.

Tàu Liêu Ninh trở lại cảng hôm thứ Tư ngày 1/1 sau chuyến hải trình kéo dài 37 ngày, theo Tân Hoa Xã.

Dẫn nguồn tin hải quân giấu tên, Tân Hoa Xã cho biết tàu Liêu Ninh đã thử nghiệm hệ thống chiến đấu và tập dàn đội hình và đã ‘đạt được những mục tiêu đề ra’.

“Mọi chương trình thử nghiệm và huấn luyện đều diễn ra theo đúng kế hoạch,” bản tin của Tân Hoa Xã viết.

Phi cơ, chiến hạm và tàu ngầm cũng tham gia và các hoạt động diễn tập của tàu Liêu Ninh.

Trong quá trình hoạt động trên Biển Đông, một trong những tàu hộ tống Liêu Ninh đã suýt va chạm với một tàu hải quân của Mỹ. Truyền thông Trung Quốc nói là do tàu Mỹ đã tiến quá gần tàu Liêu Ninh.

Đây là sự cố va chạm trên biển nghiêm trọng nhất giữa hai nước trong nhiều năm.

Về phần mình, Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho biết hải quân của họ đã phải lái tàu sang một bên để tránh đụng tàu Trung Quốc hôm 5/12.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã xác nhận có vụ việc này nhưng không cho biết nhiều về điều gì đã xảy ra. Họ chỉ nói là một chiến hạm Trung Quốc đang tuần tra đã chạm mặt một tàu chiến của Mỹ và họ đã xử lý tình huống theo đúng quy trình.

Tàu sân bay Liêu Ninh được mua từ Ukraine hơn một thập niên trước và đã được tân trang rất nhiều trước khi đi vào hoạt động hồi năm ngoái./

++++++++++++++++

RFI Thứ tư 01 Tháng Giêng 2014

Miến Điện sẽ xử lý hồ sơ Biển Đông ra sao với tư cách chủ tịch ASEAN ?

Tổng thống Miến Điện Thein Sein - chủ tịch luân phiên kỳ tới - phát biểu tại phiên bế mạc Thượng đỉnh Asean lần thứ 23 ở Bandar Seri Begawan (Brunei), 10/10/2013.

REUTERS/Ahim Rani

Trọng Nghĩa

Kể từ ngày 01/01/2014, trên nguyên tắc, nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên khối ASEAN của Miến Điện đã bắt đầu, cho dù các cuộc họp đầu tiên do nước này chủ trì chỉ được dự trù vào ngày 15/01 mà thôi. Câu hỏi mà nhiều nhà quan sát đặt ra là Miến Điện sẽ xử lý hồ sơ Biển Đông như thế nào trong bối cảnh họ không phải là một quốc gia ven Biển Đông không có lợi ích gì ở đó, và trong một thời gian dài trước đây, từng bị cho là nằm trong vùng ảnh hưởng của Trung Quốc ?

Nghi vấn của các quan sát viên cũng là ưu tư của bản thân chính quyền Miến Điện, vốn lần đầu tiên được quyền đảm nhận trọng trách điều hành Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam Á khi được kết nạp vào năm 1997 đến nay.
Trả lời phỏng vấn của báo Miến Điện Myanmar Times ngày 30/12/2013, ông U Aung Htoo, Vụ Phó vụ ASEAN trong Bộ Ngoại giao Miến Điện khẳng định rằng nước ông không được quyền chiều theo bất kỳ áp lực quốc tế nào khi xem xét hồ sơ Biển Đông.

Cách thức mà Miến Điện muốn học tập, theo viên chức này, là kiểu tiếp cận của Brunei, chủ tịch vào năm ngoái. Miến Điện sẽ nỗ lực hướng tới một giải pháp ngoại giao cho cuộc tranh chấp đang diễn ra giữa Trung Quốc và 4 nước Đông Nam Á : Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

Trong quá khứ, Trung Quốc luôn luôn khăng khăng đòi đàm phán tay đôi với từng nước tranh chấp, một cách thức bị cho là để dễ gây áp lực trên đối phương. Các thành viên ASEAN ngược lại đã đề xuất đàm phán tập thể. Mới đây, Trung Quốc đã nhượng bộ đối chút, và đã đồng ý mở những cuộc tham vấn với ASEAN về một bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông. Chính đây là hướng mà Miến Điện muốn đi theo.

Ông U Aung Htoo cho biết là nước ông sẽ nỗ lực để thúc đẩy thêm những cuộc đàm phán đó. Ông giải thích : « Trung Quốc đã đồng ý trên nguyên tắc về một bộ quy tắc ứng xử để giải quyết tranh chấp Biển Đông. Chúng ta không thể chống lại Trung Quốc, và Miến Điện sẽ cố gắng hết sức để xử lý cuộc tranh chấp theo một chiều hướng tốt nhất mà ASEAN có thể đạt được với sự đồng tình của Trung Quốc ».

Đối với ông U Aung Htoo, điều quan trọng là Miến Điện phải chứng tỏ tư thế độc lập trong hồ sơ Biển Đông, chứng tỏ rõ ràng là mình không thiên vị bên nào trong vụ tranh chấp, trái với trường hợp Cam Bốt vào năm 2011, đã lộ rõ thái độ thiên vị Trung Quốc chống lại các đồng minh trong khối ASEAN.

Chính trên khả năng thiên vị Trung Quốc hay không mà vấn đề Miến Điện được đặt ra, vì trong nhiều năm dài, Trung Quốc hầu như là nước lớn duy nhất nâng đỡ tập đoàn quân sự cầm quyền tại Rangoon, và các tướng lãnh Miến Điện có lợi ích thiết thân trong vô số công trình kinh doanh của Trung Quốc tại Miến Điện.

Một số người đã gợi lên khả năng Miến Điện có thể là một Cam Bốt thứ hai, có thể sẵn sàng « hy sinh » hồ sơ Biển Đông cho Trung Quốc vì bản thân không có quyền lợi gì. Tuy nhiên, trên vấn đề này, ông Ko Ko Hlaing, cố vấn chính trị chính của Tổng thống Miến Điện đã tuyên bố trấn an. 

Phát biểu bên lề một hội nghị tại Washington vào đầu tháng 12/2013, ông Ko Ko Hlaing xác định rằng hai trường hợp Cam Bốt và Miến Điện hoàn toàn khác nhau. Miến Điện là một quốc gia lớn hơn Cam Bốt rất nhiều, và ít lệ thuộc Trung Quốc hơn về mặt kinh tế, khác với Cam Bốt. Ngoài ra, Trung Quốc lại có thể được xem là phụ thuộc vào vị trí chiến lược của Miến Điện.

Trả lời báo chí, nhân vật này xác định rằng cho dù quan hệ của Miến Điện với người láng giềng phương Bắc rất chặt chẽ, đó không phải là một quan hệ giữa « chủ và khách ». Ông Ko Ko Hlaing nói tiếp : « Chính phủ Miến Điện sẽ tránh lặp lại những gì đã xảy ra tại Phnom Penh ».

Nhân vật này còn tỏ ý lạc quan : « Chúng tôi có thể tranh thủ vị trí quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc để mang lại lợi ích tốt nhất cho toàn khu vực Đông Nam Á ».

28 Tháng Bảy 2013(Xem: 30500)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, Washington DC - REUTERS /L. Downing
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 16778)
Theo AFP, hôm qua 25/07/2013, trong cuộc nói chuyện tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies – CSIS), có trụ sở tại Washington, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tuyên bố bác bỏ đòi hỏi chủ quyền với yêu sách « đường 9 đoạn » của Trung Quốc trên Biển Đông, còn gọi là « đường lưỡi bò ».
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 16736)
Ông Sang nói Trung Quốc không có nền tảng pháp lý nào cho yêu sách chủ quyền ở Biển Đông
03 Tháng Bảy 2013(Xem: 23483)
Ngày 21/06/2013, Tòa án Quốc tế về Luật Biển – ITCLOS thông báo cho chính quyền Manila biết là đã hoàn tất việc chọn đủ 5 thẩm phán cho tòa án trọng tài, xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Đông, mà Manila gọi là biển Tây Philippines.
03 Tháng Bảy 2013(Xem: 22430)
Phải chăng sự lớn mạnh về kinh tế và quân sự của Trung Quốc đi cùng với thái độ hung hăng, hăm dọa các nước trong các tranh chấp chủ quyền biển đảo đã tạo thuận lợi cho Hoa Kỳ thực hiện chiến lược “xoay trục” sang châu Á, thúc đẩy Nhật Bản và Philippines tăng cường hợp tác với nhau ?
03 Tháng Bảy 2013(Xem: 22681)
Hải quân Philippines và Mỹ vừa bắt đầu cuộc tập trận chung tại Biển Đông trong hôm nay với buổi lễ bắt đầu ở căn cứ hải quân cũ của Mỹ tại Subic.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 16274)
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines ngày 19/6 cho hay Manila đã điều một toán thủy quân lục chiến mới và đồ tiếp liệu tới một bãi cạn trong vùng Biển Đông đang có tranh chấp, nơi một tàu chiến và các tàu hải giám của Trung Quốc xuất hiện hồi tháng trước châm ngòi cho một vụ giằng co mới trong biển mang tính chiến lược này.
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 18149)
Đô Đốc Robert Willard, Tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương Quân đội Hoa Kỳ chống đối việc sử dụng vũ lực trong vụ tranh chấp chủ quyền ở biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông.
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 16440)
Hoa Kỳ hoan nghênh các cuộc thảo luận cấp cao về phòng thủ với Việt nam như là một dấu hiệu của một “quan hệ quốc phòng ngày càng lớn mạnh.”
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 16728)
Máy bay chiến đấu Mỹ chuẩn bị cất cánh từ tàu sân bay USS George Washington, phía sau là tàu khu trục USS John S. McCain trong vùng Biển Đông
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 16184)
Nhiều bạn đọc của Báo Quân đội nhân dân đã viết thư hoặc gọi điện về Tòa soạn bày tỏ sự quan tâm và đề nghị thông tin cụ thể hơn về đoàn liên ngành của Việt Nam thăm tàu sân bay Hoa Kỳ USS George Washington vừa qua, cũng như chuyến thăm của tàu hộ tống USS John S. McCain tới Đà Nẵng sau đó.
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 17764)
Sáng thứ hai, tàu ngầm Giao Long đã thực hiện công tác lặn cho hải trình thực nghiệm ứng dụng đầu tiên trong vùng Biển Đông.
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 19008)
Binh sĩ Thủy quân lục chiến Mỹ và Philippines trong một cuộc tập trận chung ở tỉnh Ternate, 70km về phía tây nam Manila.
23 Tháng Sáu 2013(Xem: 16190)
Philippines vừa điều thêm thủy quân lục chiến và hàng tiếp liệu ra bãi cạn Ayungin (Việt Nam gọi là Bãi Cỏ Mây) ở Trường Sa, nơi tàu chiến và tàu thăm dò của Trung Quốc xuất hiện hồi tháng trước gây căng thẳng giữa đôi bên.
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 16605)
Hội thảo thường niên kéo dài 2 ngày về biển Đông lần thứ 3 với chủ đề “Điều hòa căng thẳng tại biển Đông” vừa được bắt đầu vào ngày 5 tháng 6 tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và chiến lược ở Washington DC.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 15426)
Một nhật báo lớn ở Mỹ mới đây cho biết cơ quan ấn loát bản đồ Trung Quốc đã in một bản đồ mới, trong đó 80% diện tích Biển Đông được vẽ là lãnh thổ của Trung Quốc. Các nhà quan sát cho rằng đây là bước đi mới trong kế hoạch thôn tính Biển Đông của nhà cầm quyền ở Bắc Kinh mà họ gọi là “mưu toan chiếm đoạt lãnh thổ lơn nhất kể từ khi thế chiến thứ hai chấm dứt.”
28 Tháng Năm 2013(Xem: 16174)
Ngày hôm qua, 24/08/2011, trước kết thúc chuyến công du Việt Nam, Thượng nghị sĩ Mỹ, ông Jim Webb, thuộc đảng Dân Chủ, chủ tịch Tiểu ban Đông Á -Thái Bình Dương của Thượng viện, nhận định rằng những sự cố liên quan đến tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông sẽ còn tiếp tục xẩy ra, trừ phi tất cả các bên liên quan có thể đàm phán với nhau.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 17079)
Cần phải tổ chức thêm nhiều chuyến thăm Trường Sa, tuyên truyền mạnh mẽ cho người dân biết tình hình ở vùng biển đầu sóng ngọn gió, đang bị sức ép dữ dội từ âm mưu xâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Đó là cảm nhận của, ông Nguyễn Văn Mỹ, chủ tịch Hội đồng quản trị công ty dã ngoại Lửa Việt.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 18824)
Trong hai ngày 27-28/04/2013, Việt Nam đã tổ chức tại tỉnh Quảng Ngãi một cuộc hội thảo về Biển Đông, cụ thể là về vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tham gia cuộc hội thảo này có rất nhiều học giả và nhà nghiên cứu đến từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có giáo sư Ngô Vĩnh Long, thuộc Đại học Maine (Hoa Kỳ).
15 Tháng Năm 2013(Xem: 17478)
Khi muốn xác định những vấn đề được coi là cực kỳ quan trọng, đến mức sẵn sàng tiến hành chiến tranh để giải quyết, Trung Quốc dùng khái niệm « lợi ích cốt lõi ». Trước đây, cụm từ này được áp dụng trong vấn đề Đài Loan mà Bắc Kinh vẫn coi là một tỉnh của Trung Hoa lục địa và đe dọa là khi cần thì sẽ sử dụng vũ lực để đánh chiếm.