Ông Phúc đi Nhật "nhất trí" Ấn Độ -Thái Bình Dương, đi Indonesia gặp ASEAN

14 Tháng Mười 20187:00 CH(Xem: 9433)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG/HOA ĐÔNG  - THỨ HAI 15 OCT 2018


Ông Phúc đi Nhật "nhất trí" Ấn Độ -Thái Bình Dương, đi Indonesia gặp ASEAN


Nhật  - Việt thỏa thuận hợp tác để bảo đảm hòa bình ở Biển Đông. Việt - Nhật thỏa thuận hợp tác gần 10 tỉ USD.


Ông Phúc đi Indonesia gặp ASEAN.


VĂN HÓA


Tổng hợp


image011

Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe (phải) và Thủ Tướng VN Nguyễn Xuân Phúc bắt tay sau cuộc họp báo chung tại văn phòng Thủ Tướng Abe ở Tokyo hôm 8/10/2018. (AP Photo/Eugene Hoshiko, Pool)


Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hôm 8/10/2018 đồng ý hợp tác để duy trì hòa bình và an ninh ở Biển Đông, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam với Bắc Kinh.


Trong cuộc họp tại Phủ Thủ tướng ở Tokyo, hai nhà lãnh đạo khẳng định sẵn sàng thúc đẩy thương mại tự do và công bằng thông qua các hiệp định thương mại khu vực, kể cả hiệp định TPP-11, quy tụ 11 đối tác tham gia hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, bất chấp xu hướng bảo hộ đang lan rộng.


Thủ Tướng Abe nói trong một cuộc họp báo:


“Cùng chung bước với Thủ tướng Phúc, tôi quyết tâm thực hiện một khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương rộng mở và tự do bao trùm cả Biển Đông”.


Nhật Bản không tranh giành chủ quyền trên Biển Đông nhưng coi tuyến đường biển trong khu vực là tuyến vận chuyển hàng hóa có tầm quan trọng chiến lược.


Ông Phúc không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng trong cuộc họp báo, ông và ông Abe nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo hòa bình, an ninh hàng hải và tự do đi lại trên biển và trên không ở Biển Đông.


Đào tạo nhân lực, và phối hợp để giúp Việt Nam sử dụng vốn ODA của Nhật Bản hữu hiệu hơn./ (theo VOA 09/10/2018)


Việt Nam - Nhật Bản thỏa thuận hợp tác gần 10 tỉ USD


TTXVN


image012

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Chủ tịch Thượng viện Nhật Chuichi Date. Ảnh: TTXVN


Ngày 10.10.2018, TT  Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Chủ tịch Hạ viện Tadamori Oshima và Chủ tịch Thượng viện Chuichi Date.


Tại các cuộc gặp, TT Phúc khẳng định Việt Nam luôn trân trọng và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA của Nhật Bản, đề nghị Quốc hội Nhật Bản xem xét cung cấp ODA với mức ưu đãi phù hợp hơn.


Thủ tướng đã chứng kiến lễ trao 19 văn kiện hợp tác, biên bản thỏa thuận hợp tác với tổng giá trị lên đến gần 10 tỉ USD trong nhiều lĩnh vực. Chiều 10.1018, Thủ tướng Phúc cùng phu nhân và đoàn cấp cao Việt Nam lên đường về nước, kết thúc tham dự Hội nghị Cấp cao hợp tác Mê Kông - Nhật Bản lần thứ 10 và thăm Nhật Bản.


Nhận lời mời của Tổng thống Indonesia Joko Widodo, sáng 11.10.2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự cuộc gặp các nhà lãnh đạo ASEAN nhân dịp Hội nghị thường niên Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) - Ngân hàng Thế giới (WB) tại Bali và thăm, làm việc tại Indonesia từ ngày 11 - 12.10. (theo Thanh Niên 11/10/2018)
05 Tháng Giêng 2016(Xem: 12182)
Trọng Nghĩa Đăng ngày 05-01-2016 Sửa đổi ngày 05-01-2016 18:09
08 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 14511)
- Vàng: Con đường Tơ lụa. Đỏ: Mạng lưới khống chế Hoàng Sa-Trường Sa. Xanh: Mạng lưới bao vây Trung Quốc. Trắng: Tuyến hàng hải quốc tế. Đỏ-Xanh-Trắng: Cam Ranh. Trắng tròn góc phải: Guam. - "Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể sẽ tiếp tục cạnh tranh ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Và vị trí địa chính trị quan trọng của mình trong khu vực cho thấy Việt Nam sẽ vẫn là trọng tâm của các hoạt động tranh giành ảnh hưởng địa chiến lược giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thời gian tới".
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13316)
Thời điểm đi tiếp tế của Hải Đăng-05
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13022)
Hải đồ của Văn Hóa minh họa Biển Đông Liệt quốc tranh hùng.
18 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15774)
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12357)
- Ông Ash Carter, Los Angeles 08/11/15: "Tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế, là con đường mậu dịch toàn cầu trị gía hàng ngàn tỉ đô la". - Ông Tập Cận bình, Singapore 7/11/15: "Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa"...“Quyền tự do hàng hải và bay ngang không là một vấn đề và sẽ không bao giờ là một vấn đề, vì Trung Quốc là nước cần có tự do hàng hải ở Biển Đông nhiều nhất”. - Ông Nguyễn Phú Trọng, Hà Nội 05/11/15: "Duy trì nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, gây căng thẳng tình hình... Đề nghị Trung Quốc cùng Việt Nam đi đầu...". - Ông Trương Tấn Sang, Hà Nội 06/11/15: "Không có hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, không theo đuổi mục tiêu quân sự hóa ở Biển Đông; đảm bảo an toàn hàng hải, hàng không và các hoạt động đánh bắt hải sản bình thường của ngư dân"... - Ông Nguyễn Tấn Dũng, 06/11/15: “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” bằng các hàn