Bộ trưởng Quốc phòng LorenzanaPhilippines: "Cần ngồi với Mỹ xem xét lại Hiệp ước 1951"

05 Tháng Ba 20197:21 CH(Xem: 8796)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG/HOA ĐÔNG  - THỨ TƯ 06 MAR 2019


Bộ trưởng Quốc phòng LorenzanaPhilippines: "Cần ngồi với Mỹ xem xét lại Hiệp ước 1951


VN Express 18/1/2019


Bộ trưởng Quốc phòng Philippines bày tỏ lo ngại về căng thẳng ở Biển Đông, nơi nước này cùng có tranh chấp với Trung Quốc.


image018

Bộ trưởng quốc phòng Philippines Lorenzana. Ảnh: Inquirer.


Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana ngày 17/1 cho rằng Manila nên xem xét lại hiệp ước đồng minh với Washington để làm rõ khi nào Mỹ hỗ trợ nước này trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông là thách thức an ninh "lớn nhất" của Philippines, SCMP đưa tin.


Phát biểu tại hội nghị của Hiệp hội các nhà báo quốc tế ở Manila, Bộ trưởng Lorenzana nhấn mạnh vào vấn đề tranh chấp lãnh thổ và yêu sách trên biển của các bên ở Biển Đông. 


"Chúng tôi tin rằng đến lúc cần ngồi lại với Mỹ và xem xét lại các điều khoản về mối quan hệ đồng minh. Chúng ta là đối tác. Chúng ta có quan hệ lịch sử sâu sắc. Chúng ta cần xác định rõ vai trò và trách nhiệm của mình khi nhu cầu về việc cùng tham chiến xuất hiện", ông Lorenzana nói.


Lorenzana cho biết một trong các vấn đề ông muốn làm rõ là điều kiện nào sẽ kích hoạt phản ứng hỗ trợ lẫn nhau giữa Mỹ và Philippines theo hiệp ước bảo vệ đồng minh. Ông đặt câu hỏi liệu Philippines có phải tham chiến hay không nếu "xảy ra bắn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc đâu đó ở đá Vành Khăn".


image017


Đá Vành Khăn là thực thể ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đá này bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép và cải tạo thành đảo nhân tạo phi pháp, đồng thời xây dựng đường băng và các công trình quân sự ở đây. Philippines cũng có yêu sách chủ quyền đối với thực thể này.


Mỹ và Philippines ký Hiệp ước phòng thủ chung (MDT) từ năm 1951 nhằm bảo vệ lẫn nhau trước các cuộc tấn công của kẻ thù.


Tuy nhiên, Lorenzana chỉ ra rằng theo điều khoản hiện nay của MDT, Mỹ sẽ chỉ hỗ trợ Philippines khi các đô thị của nước này bị tấn công.


image019

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (trái) đón Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo họp chung với TT Trump vừa bế mạc tại Hà Nội bay qua Philippines  tới thăm căn cứ không quân Villamor ở thành phố Pasay hôm 28/2/2019. Ảnh: AFP.


Mối quan hệ đồng minh giữa Manila và Washington gần đây bị suy giảm, khi Tổng thống Philippines Duterte thực thi chính sách nghiêng về phía Trung Quốc và xa rời đồng minh Mỹ. Tuy nhiên, quân đội Philippines vẫn duy trì quan hệ chặt chẽ với quân đội Mỹ, trong khi chính quyền Tổng thống Donald Trump cũng thực thi chính sách cứng rắn hơn với Trung Quốc trên Biển Đông. (Khánh Lynh)


- USS Dewey tiến sâu vào 12 hải lý Vành Khăn mở đợt 2 chiến dịch (FONOP) hay mục đích nào khác?


- Vành đai lửa chữ U: "Mưu soái chủ bể cả phương Nam"

23 Tháng Mười Một 2016(Xem: 11075)
Hải đồ mặt trận quần đảo Trường Sa trước đây. Bắc Kinh nay mở lời kêu gọi Philippines họp song phương gác bỏ dị biệt cùng khai thác. Du lịch có lẽ là hướng khai thác đầu tiên mở ra con đường hòa bình cho biển Đông Nam Á. (VĂN HÓA).
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 11110)
Về Biển Đông, ông Trump đã cáo buộc Trung Quốc xây một pháo đài ở khu vực này. Tháng 3 vừa qua, ông đã tuyên bố rằng : “Họ làm điều đó tùy thích vì họ không tôn trọng tổng thống của chúng ta và họ không tôn trọng đất nước chúng ta.”
13 Tháng Mười Một 2016(Xem: 11303)
Gió đã đổi chiều
02 Tháng Mười Một 2016(Xem: 11581)
Căng thẳng biển Đông sẽ đi đến đâu?
30 Tháng Mười 2016(Xem: 13154)
Căng thẳng biển Đông sẽ đi đến đâu? (Kỳ 1)
25 Tháng Chín 2016(Xem: 10738)
"Dân biểu Forbes đã tỏ ý rất quan ngại trước nguy cơ Trung Quốc lợi dụng thời cơ mấy tháng cuối trong nhiệm kỳ của tổng thống Mỹ Barack Obama để « thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông, mở rộng việc bồi đắp bãi Scarborough, tăng tốc quân sự hóa các đảo nhân tạo (tại Trường Sa)… nhằm thách thức quyết tâm của Hoa Kỳ ».
22 Tháng Chín 2016(Xem: 11977)
Luật pháp quốc tế: UNCLOS 1982 hay Phán quyết PCA?