Cao nguyên, Đà Lạt và làn sóng di dân mới sau 75

28 Tháng Bảy 20237:09 SA(Xem: 405)

VĂN HÓA ONLINE – VAAMA – THỨ SÁU 28 JULY 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Cao nguyên, Đà Lạt và làn sóng di dân mới sau 75


image003Ảnh trên: Thầy giáo Pháp không nói rõ vì sao Đà Lạt thay đổi bản sắc và thay đổi từ lúc nào; ảnh giữa: một người đàn ông không phải là người Thượng đang đốt rừng, khai khẩn đất ở cao nguyên; ảnh dưới: quả đồi lúa rẫy của đồng bào Thượng tới mùa chín; ảnh dưới cùng: giã gạo.


Thầy giáo Pháp ở Việt Nam:


‘Tôi tiếc khi Đà Lạt phát triển nhưng bị thay đổi bản sắc’


BBC 27/7/2023

image005

Nicolas Leymonerie là một người Pháp yêu mến thành phố Đà Lạt vì khí hậu ôn hoà, gần gũi với thiên nhiên và đặc biệt là phong cách kiến trúc cổ của nơi đây.


Ấn tượng với Đà Lạt ngay từ lần đầu đặt chân đến đèo Prenn, anh người vợ Việt Nam đã quyết định ở lại thành phố có nhiều nét tương đồng với quê hương mình ở miền tây nam nước Pháp.


Trong 17 năm ở Việt Nam, anh dạy người Việt tiếng Pháp và sống cuộc sống của người Việt. Do đó, anh cho biết có thể nhìn nhận về Việt Nam từ hai góc độ, một mặt là góc nhìn của công dân Việt, mặt khác là người ngoại quốc sinh sống tại đất nước này.


Trao đổi với BBC, anh nêu lên những trăn trở về việc bộ mặt của Đà Lạt đang bị thay đổi vì áp lực của du lịch, hay hiện tượng ngập lụt hoặc sạt lở diễn ra ngày càng thường xuyên.


Theo Nicolas, để đáp ứng nhu cầu tương lai nhưng vẫn giữ được giá trị lâu đời của Đà Lạt, điều quan trọng là giữ gìn linh hồn của thành phố, duy trì diện mạo tổng thể và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.


++++++++++++++++++++++++++++++++


Cao nguyên Trung phần và làn sóng di dân mới sau 75


Luật sư nói về các vụ tranh chấp đất đai âm ỉ ở Tây Nguyên


image007Nguồn hình ảnh, Getty Images. Trẻ em dân tộc thiểu số Ba Na ở tỉnh Kon Tum lên đường lấy gỗ - (lấy củi?) hình minh họa


BBC 27/7/2023


Vụ nổ súng tại hai đồn công an tại Đắk Lắk vào rạng sáng ngày 11/06 được truyền thông VN cho là "khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân".


Nhưng từ nhiều năm qua, giới quan sát nhận định mâu thuẫn về đất đai đã luôn là 'ngọn lửa' đã âm ỉ ở vùng Tây Nguyên.


Một vụ việc khác, rộ lên lại gần đây là vụ người dân K'Hor ở thôn K’Rèn, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng phản đối dự án hồ thủy lợi Ta Hoét.


Từng tham gia bảo vệ quyền lợi đất đai cho các người dân tại các tỉnh Tây Nguyên trong nhiều năm qua, luật sư Nguyễn Duy Bình, Đoàn Luật sư TP HCM cho biết tại vùng đất các tỉnh Tây Nguyên trong hàng chục năm trở lại đây đã xảy ra hàng ngàn vụ khiếu kiện về đất đai giữa người dân với chính quyền và doanh nghiệp "do mâu thuẫn tranh chấp về đất đai bùng phát dữ dội".


Ông kể lại với BBC News tiếng Việt hôm 26/07/2023 về các vụ việc điển hình, như một vụ ông trợ giúp pháp lý năm 2014 cho gần 200 hộ gồm đồng bào thiểu số và cả người Kinh tại xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.


"Vụ việc tranh chấp xuất phát từ những năm 2008 khi UBND tỉnh Đắk Nông đưa hàng ngàn ha đất trong đó có cả rừng phòng hộ, rừng nghèo, rừng hoang và cả những vùng đất người dân đang canh tác để cho phía các doanh nghiệp tư nhân thuê. Hậu quả là hàng trăm ha đất và cây trồng lâu năm, hàng năm cùng nhà cửa, lán trại của người dân đã bị cưỡng chế trắng. Trong lúc đó, sau khi cho thuê, phần đa các doanh nghiệp để mất rừng hoặc lấy đất bán giấy tay kiếm lời; trong lúc đó, người dân lại mất đất trồng trọt, mất nguồn sống. Hậu quả là mâu thuẫn tranh chấp đất đai giữa người dân và doanh nghiệp đã lên tới đỉnh điểm và nhiều vụ án mạng đã xảy ra tại địa bàn này", Luật sư Nguyễn Duy Bình cho biết.


Một vụ khác là vào năm 2014, mà ông có tham gia bảo vệ quyền lợi.


"Vào năm 2014, nhân viên bảo vệ phía doanh nghiệp tư nhân Phạm Quốc đã dùng súng bắn chết một người dân và năm 2017 công ty Long Sơn đã đụng độ với nhóm các hộ dân trong đó có Đặng Văn Hiến (tử tù đã được ân giảm) dẫn đến làm chết ba người bên phía công ty Long Sơn."


"Thời kỳ đó, người dân tố cáo, khiếu kiện và ngay cả công an tỉnh cũng đã có kết luận việc cưỡng chế 286 ha đất (phần lớn do người dân khai hoang rừng nghèo) có dấu hiệu trái pháp luật. Người dân cho rằng tại sao nhà nước không công nhận quyền sử dụng đất cho người đân đối với những thửa đất do họ khai hoang, sử dụng ổn định, tại sao phía chính quyền không giao khoán cho họ để họ trồng rừng theo chủ trương, chính sách lại cho phía doanh nghiệp tư nhân thuê để kiếm lợi ích riêng. Thế nhưng, trải qua quá trình khiếu kiện hàng chục năm, đến nay vụ việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm", Luật sư Nguyễn Duy Bình cho biết.


image009Nguồn hình ảnh, Getty Images. Người dân tộc Ê Đê (hay người Kinh?) đốt rừng làm rẫy tại tỉnh Đắk Lắk, ảnh vào năm 2013


Tiếp theo, trong vụ mấy chục hộ dân tại xã Ea Kiết, huyện Cư M'Nga, tỉnh Đắk Lắk có tranh chấp hợp đồng giao khoán với phía công ty Buôn Za Vầm (thuộc nhà nước), luật sư Nguyễn Duy Bình cho biết những năm 1980 về trước công ty này được giao quản lý hàng ngàn ha đất rừng các loại, tuy nhiên, do việc quản lý thiếu trách nhiệm nên đã để mất rất nhiều rừng.


"Cũng thời kỳ đó người dân di cư từ Bắc vào đây thấy rừng nghèo, rừng hoang nên đã khai phá trồng trọt. Một thời gian sau phía doanh nghiệp cho rằng đó là đất của họ nên ép người dân ký các hợp đồng liên kết để trồng cà phê và giao nộp sản lượng hàng năm.


Đến những năm 2010 trở đi, đặc biệt là năm 2014 họ thấy Trung ương đảng đã có nghị quyết 30 và Chính phủ có Nghị định 118 chỉ đạo, hướng dẫn những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, giải thể hoặc khoán trắng hoặc không có nhu cầu sử dụng đất thì giao đất về cho địa phương quản lý để địa phương giao lại cho đồng bào thiểu số hoặc công nhân, nông dân thiếu đất trồng trọt nên người dân đã không còn giao nộp sản lượng và gửi đơn khiếu kiện đến các cấp chính quyền yêu cầu giải quyết.


Cũng từ đó, phía doanh nghiệp thất thu nên đã kiện người dân ra toà để chấm dứt hợp đồng và đòi nợ sản lượng và hậu quả là người dân đã thua kiện trong lúc chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước chưa được giải quyết."


Năm 2021, ông cho biết đã cùng các đồng nghiệp tham gia bảo vệ cho hơn 40 hộ dân tại xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Mê Thuột, Đắc Lắk trong vụ UBND thành phố Buôn Mê Thuột thu hồi đất có nguồn gốc từ công ty Thắng Lợi (thuộc doanh nghiệp nhà nước) để thực hiện dự án tái định cư (quy hoạch gồm cả phân lô bán nền).


"Trong vụ khiếu kiện này người dân kể rằng họ là những người từ Bắc vào Nam đa số làm công nhân cho công ty trên và nhận giao khoán, liên kết các vườn cà phê, cuối vụ giao nộp sản lượng. Sau đó, công ty này không còn nhu cầu sử dụng và phía UBND tỉnh đã ra quyết định thu hồi đất nhưng không giao lại cho người dân sử dụng nên họ bị xem là lấn chiếm đất trái phép nên không được bồi thường (chỉ được hỗ trợ một phần).


Tuy nhiên, trên thực tế từ trước tới nay họ vẫn là người sử dụng đất và đa số đã xây dựng nhà cửa, tạo lập vườn tược và cư trú ổn định, đã được cấp sổ hộ khẩu tại nơi có đất."


"Người dân cho rằng cả đời làm thuê cho doanh nghiệp, nay phía chính quyền thu hồi trắng, đập bỏ nhà cửa thì họ biết cư trú ở đâu, lấy gì nuôi sống gia đình và lo cho con cái ăn học vì giờ muốn về quê cũng không có ruộng để làm. Cũng từ đó họ tổ chức khiếu kiện kéo dài. Sau đó, chúng tôi và người dân cũng đã gửi rất nhiều đơn thư khiếu tố, tiếp xúc, đề nghị với các cấp chính quyền nhưng kết quả cũng chỉ được hỗ trợ thêm, còn đất đai, nhà cửa đề đã bị cưỡng chế, đập bỏ", ông nói.


Nguyên nhân là gì?


image011Nguồn hình ảnh, Getty Images


Theo luật sư Nguyễn Duy Bình, khi mô hình kinh tế quốc doanh cũ không còn phù hợp, lạc hậu, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì đất phải giao về cho các tỉnh thành quản lý và địa phương giao lại cho nhân dân theo chủ trương, chính sách đã có sẵn.


Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ đất hoặc sau khi giao lại cho địa phương thì địa phương không giao cho dân sử dụng, theo luật sư Bình.


Ông cũng đề cập vấn đề nhiều doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ nhưng vẫn không thu hồi, dẫn đến nhà nước và nhân dân đều bị thiệt hại, nhiều nơi vẫn áp dụng phương thức sản xuất tá điền "phát canh thu tô".


Đồng thời, cơ chế quản lý đất đai hiện tại khiến doanh nghiệp, nhóm lợi ích dễ hưởng lợi từ những vùng đất có giá trị kinh tế, ông Bình nói.


Chính sách và thực tế


Chính quyền Việt Nam có nghị quyết về chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất… và đang lấy ý kiến Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).


Ngày 13/11/2021 Quốc Hội Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 39/2021/Qp5 có nội dung giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nhất là nhu cầu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số.


Chính phủ Việt Nam năm 2022 có Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 5/9/2022 về Chương trình hành động quy hoạch sử dụng đất quốc gia giai đoạn 2021 – 2030, nêu rõ:


"Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nhất là nhu cầu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, phù hợp với đặc điểm phân bố dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số".


Nhưng về mặt thực tế thì cần có những thay đổi cụ thể như lời luật sư Nguyễn Duy Bình cho biết:


"Lẽ ra, những vùng đất trống, đồi núi trọc và những vùng rừng nghèo người dân đã khai phá, không có khả năng phục hồi rừng thì người dân phải được sử dụng ổn định và công nhận quyền sử dụng đất. Lẽ ra, việc giao đất, giao rừng, giao khoán trồng rừng phải được ưu tiên cho người nông dân để họ có đất để cày, có cơm ăn, áo mặc nhằm ổn định tình hình trật tự tại địa phương."


"Chính quyền thu hồi hết đất thì họ lấy gì để sống, lấy gì để ở. Họ là công dân của đất nước Việt Nam họ phải được đối xử bình đẳng và họ phải có đất để cày theo chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước."


"Nếu nhà nước làm được vậy mới yêu dân, nguy cơ mâu thuẫn bùng phát mới được hạn chế, tình hình trật tự xã hội mới được ổn định và không bị sa vào các cuộc nổi loạn như thời gian qua", ông nhận định.


+++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Đà Lạt 'bất ngờ ngập' vì rác, nhà kính, bê tông


M.VINH


TTO - Trận ngập "chấn động” Đà Lạt chiều 1-9 khiến nhiều chuyên gia quan tâm. Rác, nhà kính và bê tông lấy hết không gian thoát nước, khiến Đà Lạt cứ mưa to là ngập.

image013

Nội ô Đà Lạt có mật độ xây dựng bê tông cực lớn - Ảnh: M.VINH


Trận ngập dù nhỏ và diễn ra trong thời gian rất ngắn ở một số tuyến đường trung tâm nhưng gây "chấn động" với người dân và du khách. Trong trận ngập, người dân phải tìm cách gỡ rác ra khỏi các cống dẫn nước để tự cứu lấy mình.

image015

Người dân dọn rác tràn lên từ suối Cam Ly - Ảnh: ĐỨC THỌ


Sau trận ngập, chúng tôi lần theo suối Cam Ly và ghi nhận người dân vô tư xả rác xuống suối, mặc cho đây là tuyến suối quan trọng dài hơn 70km, chảy xuyên qua Đà Lạt, mang nước vào hệ thống sông Đồng Nai. 


Ông Phan Công Ngôn, nguyên chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Lâm Đồng, là một trong những người đầu tiên lên tiếng về áp lực của rác sinh hoạt, rác nông nghiệp đổ dồn lên hệ thống suối Cam Ly. Lượng rác này làm giảm khả năng thoát nước của hệ thống suối.


Ông Ngôn cho rằng việc nới rộng lòng suối, kiên cố hai bên bờ suối rất quan trọng. Nhưng nếu không giảm được lượng rác xả xuống suối thì những nỗ lực trước đó thành vô nghĩa.

image017

Để tăng tốc độ thoát nước, người dân cố gắng vớt rác bị kẹt ở đoạn cống thoát suối Cam Ly giao giữa đường Phan Đình Phùng - Ảnh: ĐỨC THỌ


UBND TP Đà Lạt cho rằng chỉ ngập cục bộ trong thời gian ngắn. Đoạn cuối đường Phan Đình Phùng giao với suối Cam Ly là điểm ngập mới xuất hiện. Ngập ở Đà Lạt có nhiều nguyên nhân liên quan đến nhiều vấn đề mà thành phố đang xử lý như hệ thống thoát nước, nhà kính.


Nhiều chuyên gia nhìn nhận nhà lưới, nhà kính ở nội ô và ngoại ô phối hợp với việc gia tăng mật độ bê tông ở nội ô làm suy giảm hệ số thấm.

image019

Xe cơ giới vớt rác để thông suối Cam Ly - Ảnh: ĐỨC THỌ


Mưa lớn trong thời gian ngắn cũng là một nguyên nhân gây ra lũ. Tuy nhiên đó không phải là nguyên nhân cốt yếu. Những trận nước dâng cao đột ngột gây lũ diễn ra với tần suất ngày càng dày hơn có nguyên nhân rất lớn từ việc gia tăng ồ ạt diện tích sản xuất nông nghiệp trong nhà kính tại Đà Lạt, nhất là vùng nông nghiệp dọc hai bên suối Cam Ly.


Theo các số liệu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, tổng diện tích sản xuất rau hoa của Đà Lạt khoảng 18.000ha nhưng có khoảng 10.000ha nhà kính. Diện tích nhà lưới nhà kính chủ yếu nằm ở những vùng nông nghiệp lớn dọc suối Cam Ly như Thái Phiên, Chi Lăng, Mê Linh.

image021

Các công trình dang dở dọc suối Cam Ly đã làm hẹp dòng chảy - Ảnh: ĐỨC THỌ


PGS.TS Nguyễn Mộng Sinh, nguyên chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật tỉnh Lâm Đồng, lý giải về những quan sát trong nhiều năm liền của mình: "Về lý thuyết thì những vùng đất có nhà kính có hệ số thấm nước bằng không. Có nghĩa mưa đổ xuống thì rơi trên những tấm ni lông và bằng cách nào đó đổ ào ào ra suối. Nước không thấm vào đất giọt nào hết. Mưa to vậy nhưng bên trong nhà kính đất khô ran, kiểu như mình mặc áo mưa đi dưới trời mưa vậy. 


Lượng nước không thấm được đổ ra suối trong thời gian ngắn khiến nước dâng cao đột ngột tạo lũ với tốc độ chảy mạnh. Đà Lạt đối mặt với việc mưa thì có lũ, nắng thì hạn, kiệt nước. Nước không thấm vào đất khiến suy kiệt nước ngầm ở những vùng đất có nhà kính. Và ở đây chất lượng đất nông nghiệp cũng sẽ suy giảm rất nhanh".

image023

Trong trung tâm TP Đà Lạt, các công trình kiên cố có khối tích lớn vẫn đang tiếp tục được xây dựng - Ảnh: MAI VINH


Tiến sĩ Lâm Ngọc Tuấn, nguyên trưởng khoa môi trường Đại học Đà Lạt, nhìn nhận bê tông hóa tạo nên một áp lực lớn lên hệ thống thoát nước của TP Đà Lạt. Đà Lạt vốn được quy hoạch cho khoảng 20.000 dân. Tuy nhiên, đến nay lượng dân số cơ hữu đã hơn 200.000 người, nếu tính cả du khách và người dân vãng lai là 300.000 người. 


Hệ thống thoát nước của thành phố từng được cải tạo một lần nhưng vẫn không đáp ứng được mức độ bê tông hóa ngày càng nghiêm trọng như hiện nay. Nước tại chỗ đã không thoát kịp, lại thêm nước từ thượng nguồn đổ về ồ ạt (do suy giảm rừng và tác động xấu của nhà kính) khiến vùng nội ô đối mặt với ngập lụt do mưa. Và việc này sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu không giải được bài toán tác động xấu từ bê tông hóa và nhà kính ở nội ô lẫn vùng ngoại ô.

image025

Dọc suối Cam Ly, đoạn chảy qua nội ô, xuất hiện nhiều công trình lấn chiếm hành lang suối - Ảnh: ĐỨC THỌ

image027

Nước rút đi, rác ở lại - Ảnh: ĐỨC THỌ

image029

Một công trình ngang nhiên lấn chiếm lòng suối Cam Ly - Ảnh: ĐỨC THỌ


Thác Cam Ly “kêu cứu” vì ô nhiễm nặng


30-01-2015 - 17:32 | Trong nước


(NLĐO) - Thắng cảnh quốc gia thác Cam Ly - Đà Lạt lại lâm “trọng bệnh” khi dòng nước đổ về đây tiếp tục bị ô nhiễm, bốc mùi hôi nồng nặc


Từ những tháng cuối năm 2014 đến nay, lượng mưa ở Đà Lạt giảm đáng kể, khiến khu vực thác Cam Ly trở nên ô nhiễm nặng. Mùi hôi nặng từ dòng thác bốc lên. Mặt thác trắng xóa vì bọt bẩn tạo thành từng cục lớn, nước đen ngòm.


image031Thác Cam Ly ô nhiễm, nổi bọt tắng xóa


Theo ông Phạm Xuân Sinh - giám đốc khu du lịch thác Cam Ly (thuộc Công ty Dịch vụ du lịch Đà Lạt), toàn bộ nguồn nước đổ về thác đều là nước cống, nước thải đô thị từ khắp TP Đà Lạt. Trong khi đó, hồ Xuân Hương đang tập trung tích nước (suốt năm qua hồ này không có nước vì xây lại cầu Ông Đạo và nạo vét hồ) nên nước suối tự nhiên không thể chảy về thác Cam Ly.


Do thác bị ô nhiễm nên du khách đến đây ngày càng giảm. Ông Sinh cho biết hằng ngày thắng cảnh vẫn mở cửa đón khách và bán vé theo quy định của UBND tỉnh Lâm Đồng (20.000 đồng/vé) nhưng rất ít khách. Công ty phải chịu lỗ để duy trì hoạt động.


Một công nhân làm vệ sinh tại đây cho biết hằng ngày khu du lịch thác Cam Ly chỉ đón được vài chục du khách, có ngày không có khách tới.


image033Chất thải ngập đầy ở chân thác Cam Ly


Trước đó, Chi Cục thủy lợi thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng cho biết rất khó khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở thác Cam Ly. Nguyên nhân là do thượng nguồn dòng thác này chảy qua nhiều khu dân cư gần trung tâm TP Đà Lạt nên một bộ phận không nhỏ cư dân vẫn thản nhiên đẩy chất thải ra suối. “Biện pháp tốt nhất hiện nay là vận động người dân không đưa chất thải ra dòng suối, tiến hành thu gom và xử lý nhằm làm giảm ô nhiễm của nguồn nước” – ông Dương Thành Hưng, phó Chi cục trưởng Cục thủy lợi Lâm Đồng nói.


image035Khu du lịch không một bóng khách


Được biết, vào năm 2011, Công ty CP Dịch vụ Du lịch Đà Lạt đã đầu tư 2 tỉ đồng để xây đập cao su trên thượng nguồn thác Cam Ly. Theo đó, nước đổ về đây sẽ được chặn lại, xử lý bằng hóa chất trước khi cho chảy xuống thác để hạn chế mức độ ô nhiễm.


Tuy nhiên, công trình này đã không phát huy được tác dụng, ngay tại lúc vừa thi công xong. Nguyên nhân là nước đổ về đây ô nhiễm quá nặng, không thể khắc phục, xử lý được.


Thác Cam Ly là một địa điểm nổi tiếng bậc nhất Đà Lạt một thời. Năm 1998, thác này được xếp hạng thắng cảnh quốc gia. Tin-ảnh: Thạch Thảo
13 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 951)
We had the privilege of joining the prestigious 'World Korean Business Convention' last October 11-14, 2023. This international event served as a vital platform for global business collaboration, innovation, and empowerment. We embraced the opportunity to connect with industry leaders, visionaries, artists, and aspiring business leaders.
30 Tháng Mười 2023(Xem: 554)
LITLE SAIGON – Một tin nhắn gởi đến cho chúng tôi vào giấc trưa Thứ Hai 30/10/2023 cho biết Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Marc Knapper đến thăm Thương xá Phước Lộc Thọ tọa lạc số 9200, Đại lộ Bolsa Thành phố Westminster, Quận Cam Nam California vào lúc 2 giờ trưa ngày 30 tháng 10 năm 2023.
26 Tháng Chín 2023(Xem: 369)
08 Tháng Chín 2023(Xem: 403)
23 Tháng Tám 2023(Xem: 1855)
Vanessa Hồng Vân Đặc phái viên Văn Hóa Online 24/8/2023 - Thư Viện & Viện Bảo Tàng Richard Nixon - 18001 Yorba Linda Blvd, Yorba Linda, CA 92886 - Ban giám đốc gặp gỡ báo chí Việt ngữ - Giới thiệu ‘tour’ thăm viếng các di tích lịch sử - 21 tháng 8 năm 2023