Trung Quốc: Thách thức đối ngoại hàng đầu của Joe Biden

12 Tháng Mười Một 20207:22 SA(Xem: 7258)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - THỨ NĂM  12 NOV 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Trung Quốc: Thách thức đối ngoại hàng đầu của Joe Biden


12/11/2020


image001Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại bộ Ngoại Giao Mỹ khi tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Washington ngày 25/09/2015. Bên cạnh là Ngoại trưởng John Kerry. AFP - PAUL J. RICHARDS


image004Ngoại trưởng John F. Kerry đang dạo bước trên bờ hồ Hoàn Kiếm gần đền Ngọc Sơn hôm 23/5/2016,ông đang trả lời phỏng vấn phóng viên đài CBS News, trong lúc Tồng thống Obama lần đầu tiên đến thăm Việt Nam, và ông đang ăn bún chả ở một quán ăn giữa lòng Hà Nội mang theo quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận VN. (Photo: Picasa/David Nakamura).


Minh Anh


Ngày 07/11/2020, Joe Biden, ứng viên đảng Dân chủ, đã về đầu cuộc đua vào Nhà Trắng, trở thành vị tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ. Một khi yên vị tại phòng Bầu Dục, một trong những hồ sơ đối ngoại đầu tiên ông phải để tâm đến chính là Trung Quốc. Theo giới quan sát, căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington ít có cơ may hạ nhiệt.


Nước Mỹ trở lại !


« Nước Mỹ dẫn đường thế giới trở lại ! » tổng thống tân cử Joe Biden đã phát biểu như trên ngay tại quê nhà, Wilmington, bang Delaware, ngay sau khi có thông báo kết quả bầu cử. Tuyên bố này làm dấy lên câu hỏi : Phải chăng nước Mỹ sắp trở lại với những cơ chế đa phương mà Hoa Kỳ thời Donald đã bỏ rơi trong bốn năm qua ? Hay Washington sẽ can dự nhiều hơn trên trường quốc tế ?


Ông Hubert Vedrine, cựu ngoại trưởng Pháp, trên làn sóng RFI cảnh báo : Đó chẳng qua chỉ là những gì châu Âu đang mơ tưởng. Cụm từ « hướng dẫn thế giới » mà ông Biden nói đến chính là « sự trở về với vai trò lãnh đạo hàng đầu của Mỹ ».


Thế nhưng, vị thế này của Mỹ đang bị lung lay, ngày càng bị Trung Quốc cạnh tranh dữ dội. Cuộc chiến thương mại và công nghệ mà tổng thống Trump khởi động nhằm chống lại Trung Quốc trong bốn năm qua là một minh chứng rõ ràng.


Ba mươi năm sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, thế cân bằng trên thế giới và khu vực đã có những thay đổi cơ bản. Hoa Kỳ, tuy vẫn chiếm ưu thế quân sự với phần còn lại của thế giới, nhưng phải đối mặt với một Trung Quốc ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, từ kinh tế, công nghệ cho đến quân sự. Tiến trình này đã được thực hiện một cách có bài bản và nhắm mục tiêu dài hạn.


Publicité


Le Monde Diplomatique (số ra tháng 11/2020) vẽ ra một viễn cảnh mà ở đó thế giới trong tương lai có thể phải đối mặt với một trong hai kịch bản : Hoặc một trật tự cân bằng các khối mới giữa Washington và Bắc Kinh được hình thành, hoặc Trung Quốc soán ngôi Hoa Kỳ lãnh đạo thế giới vào khoảng năm 2050.


Trump : Chính sách châu Á là chống Trung Quốc


Trong cảnh quan này, có lẽ ông Donald Trump là nguyên thủ Mỹ duy nhất công khai vạch rõ và phê phán những chính sách sai lầm của những người tiền nhiệm, cũng như nhiều nước phương Tây khác, đã tạo thuận lợi cho Bắc Kinh vươn lên thành cường quốc. Nguyên thủ Mỹ còn cho rằng, toàn cầu hóa đã gây ra nhiều thiệt hại nặng nề cho tầng lớp trung lưu Mỹ.


Thế nên, trong bốn năm qua cầm quyền, Donald Trump thực hiện một chính sách ngoại giao co cụm, triệt thoái Hoa Kỳ ra khỏi nhiều vùng lợi ích mà Washington đã có được. Đặc biệt là chính sách với châu Á, từng là một ưu tiên hàng đầu dưới tổng thống tiền nhiệm Barack Obama, đã bị ông phá tan ngay khi bước chân vào Nhà Trắng khi cho rút Hoa Kỳ khỏi hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).


Barthélémy Courmont, chuyên gia về Đông Bắc Á, Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược, cho rằng chính sách châu Á của ông Trump chủ yếu được tóm gọn trong hai cách tiếp cận : Khai mở đối thoại với Bắc Triều Tiên, nhưng do thiếu sự chuẩn bị nên đã thất bại, và tiến hành « cuộc chiến thương mại » chống Trung Quốc.


Đà đi lên thành cường quốc của Bắc Kinh, giờ là một nỗi ám ảnh tại Washington, vô hình chung trở thành trọng tâm trong chính sách đối ngoại chung của Mỹ. Và những cuộc chiến thương mại, công nghệ cũng như cuộc đối đầu ngoại giao gần như thường nhật giữa Mỹ và Trung Quốc đã để lại các vết hằn khó phai.


Trump và Biden : Cùng một chiến lược với Trung Quốc


Trong bối cảnh này, liệu việc Joe Biden đắc cử có làm cho mối quan hệ Mỹ và Trung Quốc sẽ được cải thiện hơn hay không ? Đâu là chính sách đối ngoại với Trung Quốc của Joe Biden ? Về điểm này, Bắc Kinh tỏ ra không mấy ảo tưởng khi hiểu được rằng « Trump ra đi, nhưng chủ nghĩa Trump vẫn ở lại. »


Trang mạng bằng tiếng Anh của Hoàn Cầu Thời Báo (Global Times) , cơ quan ngôn luận không chính thức của đảng Cộng sản Trung Quốc, trong bài xã luận còn đi xa hơn khi cảnh báo : « Trung Quốc không nên nuôi dưỡng bất kỳ ảo vọng nào khi cho rằng Biden đắc cử sẽ làm cho quan hệ Mỹ - Trung được hòa dịu hay được cải thiện (…) Đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cũng như sự cảnh giác của Mỹ đối với Trung Quốc sẽ ngày càng gia tăng. »


Nói một cách cụ thể : Trong một chừng mực nào đó, Joe Biden đồng tình với những đánh giá của Trump về Trung Quốc, do vậy ông cũng sẽ áp dụng cùng một kiểu chính sách với Trung Quốc như người tiền nhiệm, nhưng có thể theo một phương cách khác. Nhà phân tích về châu Á, Alice Ekman, Viện Nghiên cứu An ninh của Liên Hiệp Châu Âu (EUISS), trên đài phát thanh France Culture giải thích :


« Ở đây có một sự đồng thuận giữa hai chính đảng Dân Chủ và Cộng Hòa, theo đó Trung Quốc là một mối đe dọa đối với các lợi ích của Mỹ. Do vậy, tôi không nghĩ rằng sẽ có một sự thay đổi đường hướng từ phía chính quyền Biden tương lai đối với Trung Quốc. Có thể chỉ thay đổi về mặt phương pháp, bởi vì trước đó, chẳng có một sự kềm chế nào hết đối với Trung Quốc trong chiều này cũng như chiều ngược lại.


Lời lẽ đưa ra là quá cứng rắn, đó là chưa kể đến những việc đã làm và các quyết định đã đưa ra nữa. Chính quyền Mỹ, bộ Thương Mại đã cho công bố danh sách các thực thể Trung Quốc bị xếp vào diện không thể tin cậy, nhất là đối với các tập đoàn công nghệ. Thế nên, cạnh tranh thương mại và công nghệ, theo tôi, vẫn sẽ tiếp tục trong những năm tới. »


Như vậy, đường lối đối ngoại của Washington đối với Bắc Kinh là bất di bất dịch. Bảo vệ những lợi ích kinh tế và ưu thế quân sự của Mỹ, cũng như việc chặn đà tiến của Trung Quốc phải là những ưu tiên hàng đầu. Do đó, châu Á vẫn sẽ làm đấu trường chính giữa  Mỹ và Trung Quốc.


Joe Biden : Một mặt trận chung đối phó Bắc Kinh ?


Trong cuộc đọ sức này, Joe Biden hy vọng có thể trông cậy vào các đồng minh châu Á và châu Âu từng bị Donald Trump bỏ rơi, nhằm thành lập một mặt trận chung làm đối trọng với Bắc Kinh trong nhiều hồ sơ lớn, chẳng hạn như vấn đề Đài Loan.


Theo quan điểm của ông Jean-François Huchet, giám đốc INALCO Viện Quốc Gia Ngôn Ngữ và Văn Minh Đông Phương, khi trả lời phỏng vấn đài RFI Tiếng Việt, Đài Loan vẫn sẽ là một chiếc gai lớn trong quan hệ Trung – Mỹ.


Jean-François Huchet : « Về phần Đài Loan, người ta nhận thấy có một sự chuyển hướng của Mỹ muốn thắt chặt hơn nữa mối quan hệ với Đài Loan. Trong hồ sơ này, về mặt hình thức, chính quyền tương lai có thể sẽ có ít những hành động khiêu khích hơn những gì tổng thống Trump làm trước đây. Nhưng về mặt cơ bản, người ta dự báo Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp vũ khí cho Đài Loan, và việc này có nguy cơ khiến Bắc Kinh phật lòng.


Một khía cạnh khác trong hồ sơ này, đó là có một khả năng phối hợp với châu Âu. Nghĩa là ông Trump đã gây nhiều xích mích với châu Âu trên bình diện thương mại và công nghệ. Nếu Hoa Kỳ có thể trở lại với một mối quan hệ hòa dịu hơn với châu Âu, thì có nhiều hy vọng Mỹ và châu Âu thành lập một mặt trận chung đối phó với Trung Quốc trong nhiều hồ sơ, từ chiến tranh thương mại cho đến cuộc chiến công nghệ, mà cũng có thể cả những vấn đề liên quan đến sự hiện diện của phương Tây tại châu Á. »


Còn với những nước khác trong khu vực thì sao, nhất là trong vấn đề Biển Đông ? Vẫn theo nhà nghiên cứu tại INALCO, lập trường của Joe Biden trong mối quan hệ giữa Mỹ với các nước Đông Nam Á sẽ không có gì khác biệt so với các chính sách của Donald Trump.


Jean-François Huchet : « Liên quan đến Đông Nam Á, tôi cho rằng Hoa Kỳ sẽ trở về với lập trường từng được đưa ra dưới thời ông Obama. Nghĩa là mối quan hệ với các nước Đông Nam Á có một tầm quan trọng đáng kể, chứ không chỉ riêng gì với Nhật Bản, Hàn Quốc, những quốc gia vành đai đối với vùng ảnh hưởng của Trung Quốc trong lĩnh vực hàng hải. Ở đây, chúng ta cũng đã thấy được một lập trường tương đối rõ ràng từ phía đảng Dân Chủ, một lần nữa về mặt cơ bản, không có nhiều thay đổi đáng kể so với quan điểm cứng rắn của chính quyền Trump ».


Nhân quyền : Lá bài sau cùng ?


Có lẽ điểm khác biệt duy nhất trong chính sách đối ngoại của Joe Biden đối với Bắc Kinh chính là vấn đề nhân quyền. Hồng Kông, người Duy Ngô Nhĩ hay Tây Tạng có thể sẽ được sử dụng như là một công cụ để cản đà tiến thế bá quyền của Trung Quốc tại châu Á và có thể xa hơn nữa.


Tuy nhiên, chuyên gia về Đông Bắc Á, Barthélémy Courmont, trên trang mạng của Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược (IRIS), lưu ý rằng « trong suốt ba thập niên qua, cùng với sự trỗi dậy thành cường quốc, Trung Quốc dường như đã thích nghi được với các chính quyền Cộng Hòa, vốn dĩ chỉ đọ sức với Bắc Kinh về các vấn đề thương mại, nhưng tỏ ra kín tiếng về hồ sơ nhân quyền, mà Bắc Kinh luôn xem đấy như là một hành động can thiệp chuyện nội bộ của Trung Quốc. Nhưng đồng thời các chính quyền Clinton và Obama cho thấy rõ không có khả năng áp đặt Bắc Kinh về các vấn đề chính trị, cũng như tất cả các đời tổng thống Mỹ nhìn chung cũng tỏ ra bất lực trong các vấn đề kinh tế và thương mại. »


Liệu Joe Biden có thể làm tốt hơn những người tiền nhiệm hay không ? Đây chắc chắn sẽ là một phương trình khó giải ! Nhất là các đồng minh của Mỹ từ Á đến Âu cũng hiểu rõ một điều rằng, trong mặt trận chung chống Trung Quốc, giữa Mỹ và họ không có cùng một đích ngắm. Washington đối đầu với Bắc Kinh còn là vì giành thế bá quyền, trong khi các đồng minh Á-Âu đối phó với Trung Quốc là chỉ để bảo vệ các lợi ích cốt lõi ! (RFI)

15 Tháng Năm 2016(Xem: 16594)
Cá chết 4 tỉnh miền Trung
13 Tháng Năm 2016(Xem: 14944)
- "Không một bóng dáng con cá nào, không một bóng dáng con cua nào, không một dấu hiệu đàn cá nào có thế hồi sinh sau thảm họa cá chết vừa rồi ở biển xã Quang Phú, thành phố Đồng Hới". - Tom Malinowski: “Một vài ngày nữa, Tổng thống Obama sẽ đến Việt Nam. Tổng thống luôn muốn được đến thăm nhiều đất nước. Chắc ông ấy sẽ cảm thấy ghen tỵ với chúng tôi vì không thể thực hiện được chuyến thám hiểm Sơn Đoòng lần này".
12 Tháng Năm 2016(Xem: 13083)
VN "thất vọng" hay "vui mừng" đón TT Obama? - “Chúng tôi hoan nghênh việc Mỹ thúc đẩy quá trình dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam. Điều này phù hợp với xu hướng phát triển quan hệ đối tác toàn diện, thể hiện sự tin tưởng giữa hai nước”, Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 12/5 trả lời câu hỏi của Reuters". - (nhatbaovanhoa.com) - Hoa Kỳ trở lại Đông Dương không phải bằng 3,500 Thủy quân Lục chiến đổ bộ lên bờ biển Đà Nẵng vào tháng Ba năm 1965 mà bằng Hải quân. Chiến hạm USS Vandegrift-54 là chiến hạm đầu tiên sau chiến tranh Việt Nam đã cập cảng Sàigon ngày 19/11/2003. Đây là một tàu hộ vệ thuộc lớp Oliver Hazard Perry".
10 Tháng Năm 2016(Xem: 15725)
"Chim sắt khổng lồ" này là máy bay vận tải siêu hạng C-17 Globemaster III, chuyên phục vụ Tổng thống Mỹ. Ngày 22 tháng 5, 2016, Tổng thống Mỹ sẽ có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Chiếc Boeing C-17 xuất hiện ở sân bay Nội Bài có lẽ là "người tiềm trạm" để chuẩn bị cho chuyến thăm".
09 Tháng Năm 2016(Xem: 15924)
"Tại thời điểm chúng tôi có mặt, không còn thấy nước thải nữa, nhưng đâu đó vẫn còn vũng nước trùng với màu nước đang bao phủ sông Bưởi, gây ra cái chết hàng loạt của hàng chục tấn cá trên con sông này".
03 Tháng Năm 2016(Xem: 14900)
"Lãnh đạo xuống tắm biển hay ăn cá, đó không phải là câu trả lời. Câu trả lời phải là bằng chứng khoa học mà nhiều bộ, ban, ngành đã đi tìm suốt cả tháng qua, nay vẫn còn nợ người dân, vẫn còn đó câu hỏi lớn đang chờ lời đáp: Nước biển miền Trung có bị nhiễm độc không? Vì sao cá chết? Hải sản ở các vùng biển miền Trung Bộ có an toàn?"
02 Tháng Năm 2016(Xem: 24755)
- Tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn tìm ra thủ phạm. - Nếu tìm ra nguyên nhân chính vụ cá chết do Formosa có nên "đuổi" khu gang thép 9,9 tỉ đô này không? - Ai ký giấy phép cho Formosa năm 2014 đầu tư thuê đất Vũng Áng 70 năm? - Tin và Video biểu tình ở Hà Nội, Hà Tĩnh, Saigon "Thủ tướng cũng yêu cầu điều tra làm rõ nguyên nhân gây thảm họa này. “Dù bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào vi phạm pháp luật cũng phải làm rõ trên căn cứ khoa học, không ai bao che cả. Cần có kết luận cụ thể vì đây là nguyện vọng của nhân dân nhưng phải chặt chẽ, khoa học” -Thủ tướng chỉ đạo". (Theo Tuổi Trẻ 01/5/2016)
28 Tháng Tư 2016(Xem: 17640)
"Theo các nhà khoa học đi thực tế khảo sát về ảnh hưởng của dòng chảy ven bờ khu vực biển miền Trung, theo đánh giá của Viện Địa chất và Địa vật lý Biển, vào thời gian này dòng chảy ven bờ có đặc trưng của thời kỳ gió mùa Đông Bắc, dòng chảy ven bờ có hướng từ Bắc xuống Nam. Nếu thực sự độc tố phát xuất từ Vũng Áng Hà Tĩnh, theo hải lưu từ Bắc xuống Nam độc tố tràn lan chảy ven theo bờ biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, và có thể tới ... bãi tắm Long Hải Vũng Tàu".
26 Tháng Tư 2016(Xem: 17892)
1. Bài của tác giả Giao Chỉ Vũ Văn Lộc đăng trên báo Văn Hóa ngày 25/4/16. (Từ tác giả và bạn đọc gởi về tòa soạn). 2. Bài của tác giả Tiến sĩ Trần Huy Bích đăng trên báo Văn Hóa ngày 17/4/16. (Từ thân hữu gởi về tòa soạn). 3. Bài của tác giả Nguyễn Văn Lục đăng trên báo Văn Hóa ngày 25/4/16. (Từ bạn đọc gởi về tòa soạn). 4. Bài của tác giả Giáo sư Phạm Cao Dương đăng trên báo Văn Hóa ngày 22/4/2016. (Từ bạn đọc gởi về tòa soạn). 5. Đặc biệt về bài viết của Gs Phạm Cao Dương trên BBC tựa đề: Đính chính sai lầm về 'Nam Hải'.
24 Tháng Tư 2016(Xem: 17416)
"... Kết luận phần biên khảo này, tôi chỉ xin được trích dẫn quan điểm của sử gia Taylor, nó tóm tắt tất cả cái trách nhiệm của một đất nước trước sự xâm lăng của người Pháp là sự bất lực của một triều đình..."
24 Tháng Tư 2016(Xem: 17730)
30 Tháng Tư, 41 Năm Sau, Tưởng Niệm Big Minh: "Tại sao ông lại ra nhận trách nhiệm vào 2 ngày sau cùng. Chuyện gì sẽ xẩy ra nếu tướng Minh cũng theo đoàn tầu hải quân VNCH tách bến Sài Gòn ra đi đêm 29 tháng 4-1975. Nhưng ông quyết định ở lại chỉ để lãnh đòn thù trước mặt và sự sỉ nhục của bạn sau lưng..."
22 Tháng Tư 2016(Xem: 16104)
Ông Nguyễn Điểm (58 tuổi) trú tại Phú Hải, Lộc Vĩnh, Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) cho hay: “Do người dân không còn vớt mang về, cùng với đó số lượng cá chết quá nhiều, sau mấy ngày cá chết đọng lại đã tạo ra một mùi hôi khó chịu. Một số hộ dân xúc cá mang về cho vịt ăn khiến đàn vịt cũng chết theo”.
22 Tháng Tư 2016(Xem: 17747)
Tài liệu cho ngày 30 tháng Tư "...Có điều là cho đến tận bây giờ người Cộng Sản Việt Nam vẫn không chịu nhận ra những sai lầm của họ để sửa đổi, đặc biệt là từ bỏ truyền thống bạo lực để quan tâm tới cuộc sống của người dân. Cuối cùng ta cũng nên để ý tới những nhận định của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình..." - Lê Duẩn: "Bè lũ phản động Bắc Kinh đều muốn xâm lược VN và Đông Nam Á". - BBC phỏng vấn ông Võ Văn Kiệt. - VĂN HÓA phỏng vấn ông Hoàng Minh Chính. - Xem thêm mục XÃ HỘI "Đêm tưởng nhớ Sàigon" do Montreal, Canada tổ chức.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 16453)
12/04/2016: Chiến hạm Nhật "bám" Cam Ranh. 14/04/2016: Hoa Kỳ và Philippines tuần tra chung. 15/04/2016: Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter hành quân trên USS John C. Stennis. 15/04/2016: Trung cộng điều 16 máy bay quân sự ra Phú Lâm-Hoàng Sa. 17/04/2016: Phó chủ tịch quân ủy Trung cộng thị sát đảo nhân tạo ở Trường Sa. 18/04/2016: Chiến đấu cơ Trung cộng hiện diện ở Đá Chữ Thập- Trường Sa. 19/04/2016: Mỹ phản đối Chiến đấu cơ Trung cộng đáp ở Chữ Thập.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 15923)
"Qua e-mail của một niên trưởng, tòa soạn Văn Hóa nhận được hai bài viết của Bác sĩ Nguyễn Lương Tuyền ở Montréal, Québec, Canada. Một bài viết vào tháng 12/2013 và một bài viết ngày 11/4/2016. Để rộng đường dư luận trong bối cảnh tình hình Việt Nam trước và sau 1975, Văn Hóa đăng tải bài viết năm 2013. Kính mời quý bạn đọc xem thêm một tài liệu của cựu TBT Lê Duẩn". Ảnh dưới: Từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình.