Các nước tranh chấp ở biển South China Sea phản đối luật hải cảnh mới của Trung cộng

27 Tháng Giêng 20217:24 SA(Xem: 6836)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - THỨ TƯ 27 JAN 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


image001Ảnh minh họa: Hải cảnh Trung cộng trang bị vũ khí đại bác trên tàu. Nguồn Net.


Các nước tranh chấp ở biển South China Sea phản đối luật hải cảnh mới của Trung cộng


* Việt Nam chưa thấy lên tiếng.


Philippines phản đối luật hải cảnh mới của Trung Quốc


27/01/2021


image002Ảnh tư liệu: Tàu cảnh sát biển Philippines (P) tập luyện cùng tàu tuần duyên Mỹ , hồi tháng 5/2019. AP - Bullit Marquez


Thanh Phương


Theo tin của trang Philstar.com hôm nay, 27/01/2021, Philippines đã ra công hàm ngoại giao phản đối luật mới của Trung Quốc cho phép lực lượng hải cảnh nổ súng vào tàu nước ngoài.


Mặc dù trước đó ông đã tuyên bố việc Trung Quốc thông qua luật hải cảnh mới “không phải là việc của chúng tôi”, ngoại trưởng Teodoro Locsin Jr. vừa thông báo là ông đã ra công hàm ngoại giao phản đối luật này “ sau khi suy nghĩ kỹ “.


Trên mạng Twitter hôm nay, ông Locsin khẳng định luật hải cảnh mới của Trung Quốc là một đe dọa gây chiến với bất cứ quốc gia nào thách thức luật này. "Không thách thức có nghĩa là phục tùng luật này."


Luật vừa được Trung Quốc thông qua cho phép lực lượng hải cảnh của nước này thi hành mọi biện pháp, kể cả sử dụng vũ khí, mỗi khi chủ quyền quốc gia, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên biển bị các cá nhân và tổ chức nước ngoài xâm phạm”. Nói một cách nôm na là luật mới cho phép hải cảnh Trung Quốc bắn vào các tàu nước ngoài.


Theo tin của trang INQUIER.net hôm qua, 26/01/2021, một tổ chức bảo vệ quyền lợi ngư dân Philippines đã yêu cầu chính quyền tổng thống Duterte mạnh mẽ lên án luật hải cảnh mà Trung Quốc vừa thông qua, xem đây gần như là “một lời tuyên chiến với các nước đang tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc.


Trong một tuyên bố, ông Fernando Hicap, chủ tịch hiệp hội Pamalakaya, cho rằng luật hải cảnh mới của Trung Quốc là nhằm tăng cường lực lượng hải quân của Trung Quốc để thâu tóm Biển Tây Philippines ( Biển Đông ). Theo ông Fernando Hicap, luật này là “trái với nguyên tắc tự do hàng hải đã được luật hàng hải quốc tế công nhận”. Chủ tịch hiệp hội Pamalakaya nhấn mạnh: “ Đây là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với các ngư dân Philippines đánh bắt cá trong khu vực lãnh hải của chúng ta”.


Hiệp hội Pamalakaya còn kêu gọi các nước tranh chấp khác ở Biển Đông nên “đồng loạt xác quyết các quyền chủ quyền của họ và thúc đẩy phi quân sự hóa và tự do hàng hải tại các vùng biển tranh chấp”.


Về phần mình, Việt Nam hiện chưa có phản ứng chính thức nào về luật hải cảnh mới của Trung Quốc, mặc trên báo chí nhà nước, nhiều chuyên gia Việt Nam và quốc tế đã cảnh báo là luật này tạo nguy cơ xung đột vũ trang trên các vùng biển tranh chấp. (theo RFI)


+++++++++++++++++++++++++++


Philippines lên án Trung Quốc cho phép hải cảnh nổ súng là 'đe dọa chiến tranh'


Phúc Duy


27/01/2021


Ngoại trưởng Philippines ngày 27.1 tuyên bố đã gửi công hàm ngoại giao phản đối việc Trung Quốc thông qua luật cho phép lực lượng hải cảnh nổ súng nhắm vào các tàu nước ngoài, gọi đó là "mối đe dọa chiến tranh".


image004Tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động trái phép tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hồi tháng 6.2014.Ảnh ĐỘC LẬP


Trung Quốc hôm 22.1 thông qua luật cho phép lực lượng hải cảnh sử dụng "tất cả biện pháp cần thiết" để chống lại tàu nước ngoài. Đáng lo ngại nhất là lực lượng hải cảnh Trung Quốc được trao quyền xua đuổi tàu thuyền các nước khác, thậm chí sử dụng vũ khí nhằm vào tàu các nước khác ở khu vực mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.


"Sau khi đánh giá tình hình, tôi đã gửi công hàm ngoại giao để phản đối", Ngoại trưởng Philippines, ông Teodoro Locsin, thông báo trên Twitter.


Ông Locsin đồng thời cảnh báo việc ban hành luật là quyền của quốc gia, nhưng luật mà Trung Quốc vừa ban hành là “một lời đe dọa chiến tranh” đối với các quốc gia ở Biển Đông.


Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines vẫn chưa có phản ứng gì về thông tin này.


Giới chuyên gia nhận xét luật cho phép lực lượng hải cảnh tiếp cận và kiểm tra tàu thuyền nước ngoài trong vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, có thể giúp Trung Quốc củng cố yêu sách chủ quyền phi pháp “đường lưỡi bò” nuốt trọn gần cả Biển Đông.


Yêu sách chủ quyền “đường lưỡi bò” của Trung Quốc đã bị Tòa án Trọng tài thường trực (PCA) bác bỏ trong phán quyết vào ngày 12.7.2016. Tuy nhiên, Bắc Kinh luôn phớt lờ phán quyết này.


Suốt những năm gần đây, hải cảnh Trung Quốc liên tục có nhiều hoạt động phi pháp ở Biển Đông, thường xuyên hiện diện cách đất liền vài trăm km hoặc trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của các nước láng giềng, đe dọa hoạt động đánh bắt và thăm dò dầu khí.


Bộ Ngoại giao Philippines gửi công hàm phản đối vài ngày sau khi đồng minh Mỹ điều nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đến Biển Đông. Đáp lại, Trung Quốc ngày 26.1 tuyên bố sẽ tổ chức các cuộc tập trận quân sự trong tuần này ở Biển Đông, theo Reuters.


Trước đó, người phát ngôn  của Tổng thống Rodrigo Duterte hôm 25.1 cho biết Philippines hy vọng không nước nào làm gia tăng căng thẳng. (theo TNO)
06 Tháng Chín 2016(Xem: 16080)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20 Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm nay 05/09/2016 gọi nguyên thủ Hoa Kỳ Barack Obama là « đồ chó đẻ », thề rằng sẽ không để cho nhà lãnh đạo Mỹ khiển trách về vấn đề nhân quyền khi gặp gỡ tại Lào.
06 Tháng Chín 2016(Xem: 16309)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20 - Tổng thống Mỹ Barack Obama hủy cuộc hội đàm với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người trước đó đã gọi ông là "con của gái điếm". - Nhưng phát biểu tại Manila hôm 5/9 trước khi đi Lào, ông Duterte tuyên bố điều đó thật "thô lỗ" và chửi rủa Tổng thống Mỹ.
04 Tháng Chín 2016(Xem: 13699)
"Trả thù vặt"
04 Tháng Chín 2016(Xem: 13212)
"Ép tới cùng!" - Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi Trung Quốc tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) trong cuộc nói chuyện với Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 3/9. - Thông cáo của Nhà Trắng nói ông Obama đã nhấn mạnh Trung Quốc, là nước tham gia UNCLOS, cần tuân thủ các ràng buộc theo công ước này.
01 Tháng Chín 2016(Xem: 13016)
"Hậu" phán quyết: Ngày hôm 31/08/2016 tại New Delhi, ngoại trưởng Mỹ John Kerry, kêu gọi Philippines và Trung Quốc "phải thấy rõ phán quyết của Toà Trọng Tài La Haye là cơ hội quyết định để tuân thủ chuẩn mực và luật pháp quốc tế, nguyên tắc ứng xử quốc tế và bảo đảm ổn định và phồn thịnh trong khu vực".
30 Tháng Tám 2016(Xem: 12783)
Diễn biến "Hậu" phán quyết PCA
30 Tháng Tám 2016(Xem: 13616)
Diễn biến "Hậu" phán quyết PCA
28 Tháng Tám 2016(Xem: 13600)
Ngày 24/08/2016, tổng thống Duterte cho biết ông dự trù viếng thăm Trung Quốc để đàm phán song phương với Bắc Kinh về Biển Đông. Ngày 27/08/2016, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố là mọi đàm phán song phương với Trung Quốc về tranh chấp chủ quyền phải dựa trên phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực đưa ra ngày 12/07/2016.
28 Tháng Tám 2016(Xem: 13318)
Một chi tiết rất đáng lưu tâm đó là nhiều thương vụ mua bán vũ khí “khủng” đã được ký kết trong các chuyến công du của Tổng thống Pháp thời gian gần đây ...
25 Tháng Tám 2016(Xem: 12578)
Theo đài truyền hình Mỹ CNN, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm qua, 24/08/2016, cho biết là ông đang dự trù một chuyến “viếng thăm thiện chí” đến Trung Quốc để thúc đẩy đàm phán song phương về tranh chấp chủ quyền Biển Đông.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 13037)
Ngày 24/8 tại Hà Nội, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang nói Pháp và các nước khác cần giúp duy trì hòa bình trên Biển Đông.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 13082)
Nghi binh chuẩn bị cho cuộc tập trận Nga-Hoa? "Lực lượng Hải Cảnh Trung Quốc đã bất ngờ tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật trên Vịnh Bắc Bộ". "Nhật báo Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc hôm 19/8 không cho biết vị trí cụ thể nơi diễn ra cuộc tập trận mà chỉ nói rằng nó diễn ra ở biển Hoa Đông". "Vào tháng 9 tới đây, Trung Quốc còn có kế hoạch tập trận với Nga trên Biển Đông, vùng biển tập trận Nga-Hoa vẫn còn là một ẩn số".
21 Tháng Tám 2016(Xem: 13111)
"Đây là 10 tàu tuần duyên đầu tiên của Philippines được làm tại Nhật Bản với tiền viện trợ của nước này".
21 Tháng Tám 2016(Xem: 17212)
Hải dồ dự phóng phân dịnh ranh giới biển Đông Nam Á Nov/17/2015. VĂN HÓA MAP
18 Tháng Tám 2016(Xem: 13098)
Bộ trưởng Nội Vụ Đài Loan Diệp Tuấn Vinh (Yeh Jiunn Rong) ngày 16/08/2016 đã dẫn đầu một đoàn quan chức và nhà nghiên cứu Đài Loan đến đảo Ba Bình (mà Đài Loan gọi là Thái Bình) để tái khẳng định chủ quyền tại hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa.
16 Tháng Tám 2016(Xem: 12808)
"Một số hãng truyền thông Việt ngữ ở hải ngoại quan tâm và đặt câu hỏi với cá nhân tôi rằng, liệu sự kiện Philippines chủ động tìm cách đàm phán song phương, trực tiếp với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông có tác động, ảnh hưởng gì đến Việt Nam hay không".