Đá Ba Đầu/Cụm Sinh Tồn: Tham vọng lớn của Bắc Kinh

01 Tháng Tư 20218:43 SA(Xem: 7458)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ NĂM 01 APRIL 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


BIENDONG WAR (P.6)


Đá Ba Đầu/Cụm Sinh Tồn: Tham vọng lớn của Bắc Kinh

image003

Lý Kiến Trúc

Văn Hóa Online-California

01/4/2021

(Bài 6)


Có thể ví chăng - vụ đá Ba Đầu thuộc lãnh hải 200 hải lý Philippimes (?) tương tự như vụ Bãi Tư Chính thuộc lãnh hải 200 hải lý Việt Nam xẩy ra từ ngày 18/6/2019.


image005Toàn cảnh vị trí bãi Tư Chính và vị trí cụm Sinh Tồn/đá Ba Đầu ở khu vực biển-đảo Trường Sa. Hải đồ minh họa của Văn Hóa Online-California. (lkt 2021)


Vị trí bãi Tư Chính; Chuyên gia Mỹ phát hiện tàu Hải cảnh Trung cộng xâm phạm


image007Vị trí chiến lược của bãi Tư Chính nằm phía tây-nam quần đảo Trường Sa. Bãi Tư Chính cách Vũng Tàu 160 hải lý, 200 hải lý hay 220 hải lý? Hệ thống hỏa lực 7 đảo nhân tạo/căn cứ quân sự của Bắc Kinh xây dựng từ năm 2013. Trong khu vực bãi Tư Chính hiện có các nhà giàn VN trấn giữ. Việt Nam đang khai thác bãi này. Hải đồ minh họa: VĂN HÓA ONLINE MAP


Bãi Tư Chính là một cụm rạn san hô ở phía nam Biển Đông, đó là một vùng biển cách đất liền Việt Nam 220 hải lý về phía đông nam và cách bãi Phúc Nguyên 30 hải lý về phía nam tây nam. Bãi này nằm gần lộ trình hàng hải quốc tế, cách lộ trình Hồng Kông - Singapore 60 hải lý về hướng đông nam. Bãi dài 63 km, rộng 11 km. Phần mặt bằng rạn quan sát được có diện tích 33,88 km². Nơi nông nhất nằm đầu mút phía bắc, có độ sâu 16m. (theo wikipedia)


Theo thông tin được đăng tải trên Twitter của Ryan Martison (thuộc Đại học Quân sự Hải quân Hoa Kỳ - US Naval War College), South China Morning PostAsia Maritime Transparency Initiative (AMTI), ông Ryan Martinson phát hiện ra từ ngày 18/6/2019 đến nay tàu cảnh sát biển được trang bị vũ khí hạng nặng ký hiệu 35111 của Trung Quốc neo đậu cách Bãi Tư Chính 40 dặm về phía tây (hôm 12/7/2019 tàu này có di chuyển đến Bãi Chữ Thập và đã quay trở lại khu vực Bãi Tư Chính).


Sau phát hiện của ông Ryan Martinson, ngày 19/7/2019, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao VN Lê Thị Thu Hằng họp báo phản đối nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở bãi Tư Chính khu vực phía nam Biển Đông.


Đặc điểm về vụ bãi Tư Chính: Chung quanh bãi Tư Chính là các giàn khoan quốc tế đang khai thác dầu khí và là tuyến đường lưu thông quan trọng từ Malacca qua eo biển Luzon - Cao Hùng.


Diễn biến tại Bãi Tư Chính và lô 06-01 qua góc nhìn Luật quốc tế.


Vị trí đá Ba Đầu; Manila tố cáo 220 tàu cá Bắc Kinh xâm phạm


Đá Ba Đầu có diện tích khoảng 10 km², là một rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa; tiếng Anh: Whitsun Reef (có nơi ghi thành Whitson); tiếng Trung: 牛轭礁; bính âm: Niú è jiāo, Hán-Việt: Ngưu Ách tiêu.


Đá Ba Đầu là điểm mút đông bắc của cụm Sinh Tồn và là rạn san hô lớn nhất trong cụm Sinh Tồn. Đặc điểm: Đá chìm dưới nước trong phần lớn thời gian và chỉ nổi lên khi thủy triều xuống. Tàu thuyền có thể nhận ra khu vực đá này qua các lớp sóng vỡ khi tốc độ gió ở mức vừa phải.


Một số nguồn cho rằng Trung Quốc từng đổ bộ lên đá Ba Đầu vào tháng 7 năm 1992.


Cụm Sinh Tồn là một tập hợp các thực thể địa lý nằm ở phía nam cụm Nam Yết. Khái niệm "cụm Sinh Tồn" hầu như đồng nhất với khái niệm bãi san hô Liên Minh hay cụm rạn Liên Minh (tiếng Anh: Union Bank/Reefs; tiếng Trung: 九章群礁; Hán-Việt: Cửu Chương quần tiêu) theo tài liệu hàng hải quốc tế.


Cụm này chỉ có một đảo san hôđảo Sinh Tồn (Sin Cowe Island), một cồn cátđảo Sinh Tồn Đông (Grierson Reef), còn lại đều là các rạn đá bao gồm có: đá Cô Lin (Collins Reef/Johnson North Reef), đá Gạc Ma (Johnson South Reef), đá Len Đao (Lansdowne Reef), đá Phúc Sỹ (Higgens Reef), đá Văn Nguyên (Jones Reef), đá Ninh Hòa (Tetley Reef), đá Vị Khê (Bamford Reef), đá An Bình (Ross Reef), đá Ba Đầu (Whitsun Reef), đá Đức Hòa (Empire Reef), đá Bãi Khung (Holiday Reef), đá Bình Sơn (Hallet Reef), đá Tư Nghĩa (Hughes Reef), đá Bia, đá Ken Nan (McKennan Reef), đá Bình Khê (Edmund Reef), đá Nhạn Ga, đá Sơn Hà (Gent Reef), đá Nghĩa Hành (Loveless Reef), đá Tam Trung, đá Trà Khúc. Trong số này, đá Ba Đầu là rạn đá lớn nhất. (theo wikipedia)


Toàn cảnh cụm Sinh Tồn là một quần thể đảo, đá, rạn rất quan trọng về mặt chiến thuật và chiến lược. Cụm Sinh Tồn có vị trí và tọa độ rất gần vùng biển Tây Palawan và Philippines. Chiếm được cụm Sinh Tồn là chiếm được vị trí tiền phương mở rộng địa bàn tiến về biển Tây Philippines.


Nhưng muốn làm chủ toàn cảnh cụm Sinh Tồn, phải chiếm giữ đá Ba Đầu trước. Đá Ba Đầu là mũi xung kích của cụm Sinh Tồn. Bộ phận thực hiện chiến dịch mũi xung kích Ba Đầu hiện giờ là hơn 200 tàu cá ngụy trang bám trụ biển dưới sự điều động của Bắc Kinh.


Tuy nhiên, cần lưu ý, trong chuỗi cụm Sinh Tồn có ba vị trí quân sự Việt Nam đang đóng quân chiếm giữ, đó là đảo Sinh Tồn, đảo Sinh Tồn Đông và đá Len Đao.


(Hai trong ba điểm này, tác giả đã có dịp đặt chân tới).


image009Toàn cảnh cụm Sinh Tồn: đầu là đá Ba Đầu, đuôi là đảo nhân tạo/căn cứ Gạc Ma của Trung cộng. Trong chuỗi cụm Sinh Tồn có ba vị trí quân sự Việt Nam đang đóng quân chiếm giữ, đó là đảo Sinh Tồn, đảo SinhTtồn Đông và đá Len Đao.


image011Đá Ba Đầu hướng về đảo nhân tạo/căn cứ Vành Khăn và bờ biển Palawan.


Địa hình đá Ba Đầu và cụm Sinh Tồn


Nhìn trên hải đồ chụp từ trên không, địa hình của đá Ba Đầu thuộc cụm Sinh tồn quả thật rất độc đáo. Hải đồ này có lẽ được chụp vào lúc thủy triều xuống thấp nên các rạn san hô, đá, lộ diện hẳn trên mặt biển. Rạn san hô Ba Đầu là rạn san hô lớn nhất thuộc cụm Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa, nó có hình thề chữ V có ba mũi tam giác nên Việt Nam gọi là Ba Đầu.

image013

1

Đá Gạc Ma

2

Đá Trà Khúc

3

Đá Len Đao

4

Đá Phúc Sĩ

5

Đá Văn Nguyên

6

Đá Ninh Hòa

7

Đá Vị Khê

8

Đảo Sinh Tồn Đông

9

Đá An Bình

10

Đá Ba Đầu

11

Đá Đức Hòa

12

Đá Bãi Khung

13

Đá Bình Sơn

14

Đá Tư Nghĩa

15

Đá Bia

16

Đá Ken Nan

17

Đá Bình Khê

18

Đá Nhạn Gia

19

Đảo Sinh Tồn

20

Đá Sơn Hà

21

Đá Nghĩa Hành

22

Đá Tam Trung

23

Đá Cô Lin

Vị trí các rạn san hô, cồn cát, đảo thuộc cụm Sinh Tồn ở mút đầu là rạn san hô đá Ba Đầu. Nguồn ảnh và chú thích: Wikipedia.


Bảo vệ chủ quyền cụm Sinh Tồn, từ năm 1978, Việt Nam đã đóng quân chiếm giữ, xây dựng căn cứ và cố thủ trên hai đảo Sinh Tồn và Sinh Tồn Đông. Năm 1988, chiếm giữ và đóng quân ở đá Len Đao.


Một ngẫu duyên may mắn, tác giả đã đứng ở đá Len Đao (Lansdowne Reef) và đảo Sinh Tồn (Sin Cowe Island). Từ hai tọa độ này, với chiếc viễn vọng kính tương đối khá, có thể quan sát được hoạt động trên các đảo, đá, rạn ở cụm Sinh Tồn.


image015Tác giả từ Vận tải hạm HQ-571 nhìn về đảo Sinh Tồn. Ảnh LKT 2014.


image017Với một viễn vọng kính tương đối lớn, có thể quan sát các hoạt động trên các đảo, đá gần quanh cụm Sinh tồn. Ảnh: LKT 2014.


image019Một thủy thủ ngày đêm canh gác đá Len Đao là điểm đóng quân quan trọng của Việt Nam ở phía nam cụm Sinh Tồn. Ảnh: LKT 2014


image021Cao xạ Việt Nam bố phòng ờ đá Len Đao. Ảnh: LKT 2014


Diễn biến


Từ ngày 07/3/2021 đến ngày 21/03/2021, Manila phát hiện 220 tàu cá Trung Quốc bám trụ tại vùng biển rạn san hô đá Ba Đầu. Ngày 20/03/2021, Manila tố cáo trước công luận thế giới hơn 200 tàu dân quân biển Trung Quốc đã neo đậu ở một rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn vùng quần đảo Trường Sa, trong một khu vực mà Philippines coi là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình. (RFI 21/3/2021). Bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana đã gửi thông điệp phản đối Trung cộng và yêu cầu Trung cộng rút tàu đi.


Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Manila cho biết Tàu thuyền Trung Quốc đã neo đậu ở khu vực này trong nhiều tháng với số lượng ngày càng tăng, bất kể thời tiết như thế nào”. (VOA 23/3/2021)


Ngày 25/3/2021, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam, phát ngôn nhân Lê Thị Thu Hằng khẳng định hoạt động của các tàu Trung Quốc trong phạm vi lãnh hải của Sinh Tồn Đông, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm quy định của Công ước về hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải quốc gia ven biển.


Điều này cũng đi ngược lại tinh thần và nội dung Tuyên bố về Ứng xử của các nước trên Biển Đông (DOC), làm phức tạp thêm tình hình và gây bất lợi cho quá trình đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc.


Ngày 29/3/2021, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố trên Twitter: "Chúng tôi sẽ luôn sát cánh với các đồng minh của mình và đứng lên bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ" (BBC 29/3/2021).


Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin, một máy bay quân sự của Philippines hôm 30/3/2021 đã tiến hành việc tuần tra ở độ cao thấp trên khu vực Đá Ba Đầu nằm ở phía đông bắc cụm đảo Sinh Tồn. Các tàu phía Trung Quốc liên tục yêu cầu máy bay tuần tra trên cần “tránh xa” và “rời đi ngay lập tức”, nhưng máy bay của Phillipines vẫn phớt lờ các lời cảnh cáo. (Vietnamnet 31/3/2021).


"Chúng tôi đã phát hiện các cấu trúc nhân tạo trên một số thực thể thuộc cụm Pagkakaisa (cách Manila gọi cụm Sinh Tồn của Việt Nam - PV). Những cấu trúc này hoàn toàn phi pháp", tướng Sobejana Tham mưu trưởng quân đội Philippines khẳng định trong tuyên bố ngày 1/4/2021.


"Chúng tôi tin Trung Quốc đã xây chúng", ông Sobejana trả lời Đài GMA khi được liên hệ, nhưng không nói rõ các cấu trúc nhân tạo xuất hiện trên những thực thể nào của cụm Sinh Tồn. Tham mưu trưởng quân đội Philippines cũng không mô tả hình dáng, chức năng của những cấu trúc phi pháp này. (TTO 01/4/2021)


Đặc điểm 200 tàu cá “đặc công biển” bám trụ ở đá Ba Đầu?


Không thể coi thường lực lượng mà phía tây phương và giới truyền thông gọi là “Dân quân biển”. Nếu trong cuộc chiến tranh (Vietnam War) trên chiến trường Nam Việt Nam, phe cộng sảng có binh đoàn tinh nhuệ gọi là “Đặc công”, thì trên mặt trận Biển Đông, Bắc Kinh đã lập ra lực lượng chúng tôi tạm gọi là binh đoàn “Đặc công biển - Navy Commandos Platoon”.


Những “platoon biển” này là những tàu cá, không lớn lắm, được trang bị vũ khí tối tân, di động, nhẹ, với quân số trên dưới mươi người, tiếp liệu ít, tầm hoạt động ngày đêm khá dài trên mặt biển. Đặc điểm của “platoon biển” là nó vượt sóng ra đa, len lỏi, áp sát hoặc bao vây chiến hạm.


image023Ảnh trên: Hơn 200 tàu cá Trung cộng bám trụ ở đá Ba Đầu. Ảnh do Philippines công bố tàu Trung cộng neo tại bãi đá ngầm Ba Đầu từ ngày 7/3/2021; Ảnh dưới: hơn 200 tàu cá bám trụ trong vùng biển đá Ba Đầu. Nguồn: MAXAR.


7 đảo nhân tạo/căn cứ hỏa lực do Trung cộng bồi đắp từ năm 2013 là: (SuBi (Su Bi reef), Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Châu Viên (Cuarteron Reef), Gaven (Ga Ven Reef), Gạc ma (Jhonson South Reef),Nghĩa (Hughes Reef) và Vành Khăn (Mischief Reef). Bảo vệ thường trực cho 7 đảo nhân tạo này chính là binh đoàn “Đặc công biển - Navy Commando Platoon”.

image025

Việt Nam cũng có lực lượng tàu cá, có thể tới ngàn chiếc, nhưng trang bị yếu so với Trung cộng, lại phải bao trùm một diện địa trải rộng từ 100 đến 150.000 km2. So với năm 1990-2015, hải quân Việt Nam nay trang bị hỏa lực phòng thủ khoảng 10 đảo lớn (Song Tử Tây, Trường Sa Đông, Trường Sa Lớn, Thuyền Chài, Phan Vinh, Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông, Tiên Nữ).


image027Vị trí các đảo lớn Việt Nam chiếm giữ bao phủ diện tích cả trăm ngàn km2 ở Trường Sa. Hải đồ minh họa của Văn Hóa Online-California.


image029Thủy lôi và hàng rào chắn bằng cột bê tông phòng thủ bảo vệ đảo Sinh Tồn. Ảnh LKT 2014.


image031Cổng chào bước vào đảo Sinh Tồn. Ngoài khơi bờ biển đảo là tàu Kiểm Ngư và tàu cá Việt Nam. Ảnh LKT 2014.


image033Hải đăng trên đảo Sinh Tồn. Ảnh LKT 2014.


Ta không thể bỏ qua vị trí chiến thuật của đảo Sinh Tồn Đông (Grierson Reef), bảo vệ mạn đông cho đảo Sinh Tồn (Sin Cowe Island). Đảo này hiện Việt Nam đang chiếm giữ từ năm 1978 và cách đảo Sinh Tồn (khoảng 14 hải lý (26km).


Với yếu tố chiến thuật và hỏa lực trên đảo Sinh Tồn (số 19 trên hải đồ) và đảo Sinh Tồn Đông (số 8 trên hải đồ), ta thấy tính chất sinh tử của hai hòn đảo này quyết định hỏa lực đối với đảo nhân tạo Gạc Ma ở cuối và đá Ba Đầu ở đầu cụm Sinh Tồn.


image035Vị trí, căn cứ và điểm đóng quân Việt Nam cố thủ trên đảo Sinh Tồn (trái) và đảo Sinh Tồn Đông thuộc cụm Sinh Tồn. Nguồn wikipedia.


Ở cuối cụm Sinh Tồn, nếu nối liền ba vị trí đá Cô Lin (Collins Reef or Johnson North Reef) với đá Len Đao (Lansdowne Reef) với đá Gạc Ma (Johnson Reef or Johnson South Reef - Trung cộng chiếm năm 1988), nó tạo ra một tiền đồn tam giác liên hợp.


Đá Len Đao (VN đang chiếm giữ) cách đảo Sinh Tồn (VN đang chiếm giữ) 6,5 hải lý, cách đá Cô Lin (Trung cộng chiếm giữ) khoảng 6, 4 hải lý. Đảo Sinh Tồn cách đảo nhân tạo Tư Nghĩa (căn cứ hỏa lực Trung cộng) khoảng 12 hải lý. Tư Nghĩa cách đá Ba Đầu khoảng hơn 10 hải lý. Về vị trí chiến thuật, Tư Nghĩa bị kềm kẹp bởi hỏa lực từ đảo Sinh Tồn và đảo Sinh Tồn Đông, nhưng hỏa lực của Trung cộng mạnh hơn.


Ở đầu cụm Sinh Tồn, thiên nhiên đã tạo tác ra rạn san hô Ba Đầu hùng vĩ đẹp lạ thường, khi thủy triều rút nó có diện tích khoảng 10km2, rạn lộ ra hình dáng chữ V nghiêng có 2 cạnh dài rộng. Hai cạnh này nếu được bồi đắp trở nên nổi trên mặt biển, nó sẽ trở thành các căn cứ quân sự.   


Với địa hình độc đáo của cụm Sinh Tồn, tính từ Gạc Ma đến Ba Đầu và toàn bộ khoảng cách các đảo, đá, rạn trong cụm, đều nằm trọn trong vùng hỏa lực của đại bác hoặc tên lửa tầm ngắn, tầm trung của Trung cộng và Việt Nam.


Tạo hóa sinh ra lắm vẻ dị thường quần đảo Trường Sa. Trong bối cảnh tranh chấp - tranh giành hiện nay, cụm Sinh Tồn trở thành địa bàn thách đố lòng chinh phục, thậm chí nó đang là tham vọng chiếm đoạt của Bắc Kinh. Cái mũi chót đầu của đá Ba Đầu hướng về phía trước, tức là hướng về phía biển Tây Philippines, gần nhất là đảo nhân tạo/căn cứ hỏa lực Vành Khăn, kế đến là hai bãi Cỏ Rong và bãi Cỏ Mây giầu có trữ lượng tài nguyên chưa khai thác thuộc EEZ Philippines.


Nếu vùng EEZ của Palawan-Philippines được UNCLOS 1982 và Luật pháp Quốc tế phê chuẩn, công nhận lãnh hải 200 hải lý (bao gồm khu vực đá Ba Đầu, cụm Sinh Tồn, đá Vành Khăn …) là của Philippines, sự kiện hơn 200 tàu cá ngụy trang đặc công biển của Trung cộng đang bám trụ tại đây có thể dẫn đến sự xung đột giữa Philippines và Trung cộng.


Tương lai, Bắc Kinh có thể sẽ bồi đắp đá Ba Đầu trở thành đảo nhân tạo. Ai cấm?


Và nếu đá Ba đầu được Trung cộng tiến hành bồi đắp, cải tạo trở thành đảo nhân tạo (thứ 8), diện mạo khu vực biển đảo này sẽ thay đổi lớn, hỏa lực, an ninh và các tuyến “hành quân tác chiến” của Trung cộng trực tiếp uy hiếp vùng biển Tây Philippines, Manila và Subic.


Tin mới nhất cho biết:


Giới quân sự Philippines khẳng định sẽ tiếp tục tiến hành tuần tra hàng hải ở Biển Đông, bất chấp những cảnh báo từ Trung Quốc.


Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin, một máy bay quân sự của Philippines hôm 30/3 đã tiến hành việc tuần tra ở độ cao thấp trên khu vực Đá Ba Đầu nằm ở phía đông bắc cụm đảo Sinh Tồn.


Các tàu phía Trung Quốc liên tục yêu cầu máy bay tuần tra trên cần “tránh xa” và “rời đi ngay lập tức”, nhưng máy bay của Phillipines vẫn phớt lờ các lời cảnh cáo.


“Chúng tôi thường xuyên tiến hành các cuộc tuần tra trên không và trên biển, bên cạnh các biện pháp khác để để nắm được tình hình hàng hải”, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines, tướng Edgard Arevalo nói. (VIETNAMNET 31/3/2021)


"Chúng tôi đã phát hiện các cấu trúc nhân tạo trên một số thực thể thuộc cụm Pagkakaisa (cách Manila gọi cụm Sinh Tồn của Việt Nam - PV). Những cấu trúc này hoàn toàn phi pháp", tướng Sobejana Tham mưu trưởng quân đội Philippines khẳng định trong tuyên bố ngày 1/4/2021.


"Chúng tôi tin Trung Quốc đã xây chúng", ông Sobejana trả lời Đài GMA khi được liên hệ, nhưng không nói rõ các cấu trúc nhân tạo xuất hiện trên những thực thể nào của cụm Sinh Tồn. Tham mưu trưởng quân đội Philippines cũng không mô tả hình dáng, chức năng của những cấu trúc phi pháp này. (TTO 01/4/2021)


Liệu Manila có dám chống lại sức mạnh của Bắc Kinh hay không?


Liệu các phi công cảm tử của Philippines có dám liều mạng hy sinh để tạo ra một “scandle” mồi lửa bùng nổ thùng thuốc súng âm ỉ mấy năm nay? Kỹ năng của phi công Philippines chỉ ở mức trung bình, và luôn có nguy cơ máy bay rơi xuống biển khi họ bay ở độ cao cực thấp.


Liệu Washington có thực sự chống lưng bảo vệ an ninh cho Manila đúng theo Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ-Phi 1951?


Hôm Thứ Sáu 01/03/2019, nhân chuyến ghé thăm Philippines, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã khẳng định rằng căn cứ vào bản hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippines ký kết năm 1951, Mỹ sẽ can thiệp giúp Philippines nếu lực lượng, tàu thuyền và phi cơ Philippines bị tấn công võ trang trên Biển Đông. Bộ trưởng Quốc Phòng Philippines cho rằng hai bên “cần phải xem xét lại hiệp ước” để thích ứng với môi trường an ninh “rất khác biệt” hiện nay.


Ta hãy chờ xem.


Nhưng suốt một thời gian dài, các hội nghị quốc tế giải quyết các cuộc tranh chấp ở biển South China Sea đều dậm chân tại chỗ, trong lúc Bắc Kinh vẫn từ từ tiến hành các chiến dịch xám - vai trò của một ông chủ có đầy đủ sức mạnh để làm chủ lãnh thổ lãnh hải (Google gọi là South China Sea, Việt Nam gọi là Biển Đông, Philippines gọi là biển Tây, giữa là biển quốc tế).


Cho đến nay, vẫn chưa có một thỏa thuận cụ thể chung kết nào về việc phân định hải giới, chu vi lãnh hải, chủ quyền lãnh hải cho các nước ven biển, kể cả việc đặt một danh xưng mới cho vùng biển này. (Xin mạn phép nhắc lại, Văn Hóa Online-California nhiều lần gọi danh xưng vùng biển South China Sea là biển Quốc tế Đông Nam Á).


Theo các tài liệu nghiên cứu của Việt Nam xác nhận về vĩ mô hiện tượng chồng lấn chủ quyền ở Biển Đông:


"...Các quốc gia ven biển nằm đối diện hay kế cận nhau, khi xác định phạm vi các vùng biển và thềm lục địa theo quy định của UNCLOS 1982 và tùy theo khoảng cách bờ biển của các nước nằm đối diện hay kế cận nhau đã tạo ra vùng nội thủy chồng lấn, vùng lãnh hải chồng lấn, vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn và vùng thềm lục địa chồng lấn...," một trang của Quốc Hội VN đăng tải hồi tháng 1/2020. (BBC 29/3/2021)


Tình hình tranh chấp nóng hiện nay đang diễn ra ở Biển Đông cho thấy thực tế các nước ven biển và quốc tế có quyền lợi qua lại trong vùng “Biển Quốc Tế Đông Nam Á” có chịu tuân thủ theo quy định của UNCLOS 1982, DOC, COC do Bắc Kinh dẫn dắt hay không?


Thượng tướng Phan Văn Giang Thứ trưởng Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam hôm 28/3/2021 phát biểu: “Diễn biến trên Biển Đông trong tình hình đang có sự tranh chấp giữa các nước có liên quan đến Biển Đông như: vùng tranh chấp, vùng chồng lấn, vùng chưa phân định rõ ràng, vùng nước lịch sử, vùng đánh cá; hoặc mới giải quyết được thềm lục địa, còn trên biển thì chưa giải quyết được”. (VietnamNet 28/3/2021)


Các diễn biến bất thường, vô lường trên Biển Đông, đặc biệt tại đá Ba Đầu và cụm Sinh Tồn, khó ai có thể tiên liệu được diện mạo của nó sẽ ra sao.


Lý Kiến Trúc

California 01/4/2021

(Xem tiếp P.7 số báo tới)
22 Tháng Bảy 2015(Xem: 17078)
Ngày 21/7 phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược quốc tế CSIS, Thượng nghị sĩ John McCain nhận định, Trung Quốc không có một sách lược dài hạn trong vấn đề Biển Đông. Mặc dù trước mắt Hoa Kỳ khó có thể chặn đứng dã tâm bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông, nhưng về lâu dài Mỹ đã có Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 19709)
- "Hãng thông tấn DPA của Đức hôm qua (20/7) nói rằng chính phủ Việt Nam đã bác bỏ tin Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh qua đời ở Paris (Pháp) cuối tuần qua. DPA dẫn lời Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, cho biết sức khỏe của ông Thanh vẫn “ổn định” sau cuộc phẫu thuật tại bệnh viện Georges Pompidou European ở Paris." - Ảnh bên: Tướng Thường Vạn Toàn tặng bình quý cho Tướng Phùng Gia Thanh trong buổi hội đàm biên giới Việt – Trung kéo dài từ ngày 15/5 cho tới ngày 18/5 tại tỉnh Lào Cai của Việt Nam và Vân Nam của Trung Quốc.
19 Tháng Bảy 2015(Xem: 17940)
"Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như". Cách đây 200 năm, thời Lê Mạt, Nguyễn sơ, đại Thi hào Dân tộc Tiên Điền Nguyễn Du khắc họa ra nàng Kiều danh nổi như cồn chốn hồng lâu mộng với hai câu thơ "Vành ngoài bầy chữ, vành trong tám nghề". Tất nhiên hai câu thơ không đủ minh họa ra đời nàng Kiều - sản phẩm của thời ly loạn tranh bá đồ vương, nhưng vào thời đó, sĩ phu Nho giáo vịn vào "đạo lý" rủa nàng kịch liệt; có chỗ cấm đàn ông không được đọc, (chỉ được đọc lén), đàn bà không được học, (chỉ học rỉ tai). Chưa tới ba trăm năm sau, thời nay, Hội đồng Hòa bình Thế giới "khấp" nàng lên tới đỉnh điểm. Lý do: Truyện Kiều - đời Kiều đã lên vào hàng quốc tế, đa phương đối ngoại. (xem tiếp trang trong).
16 Tháng Bảy 2015(Xem: 17086)
Ghi nhận của cử tọa trong buổi Đại sứ Osius tiếp xúc với VACOC tại nhà hàng ZEN-Bolsa - "Nhận lời mời của Phòng Thương Mại Việt Mỹ Quận Cam (VACOC), Đại sứ Ted Osius đã đến thăm và nói chuyện với giới trẻ VACOC tại nhà hàng ZEN-Bolsa hôm thứ Hai 13 July, 2015; tại đây, Đại sứ đề cập đến nhiều sự kiện thời sự quan trọng liên quan đến tình hình Việt Nam về Nhân quyền, Kinh tế Thương mại, Giáo dục, về thời điểm TPP, về đời sống Văn Hóa Việt Nam, về ẩm thực, ... đặc biệt về Biển Đông ông cho biết cho đến ngày hôm nay là ngày thứ ba tôi ở Mỹ, Khu trục hạm Hoa kỳ đang hiện diện suốt ở biển Đông."
14 Tháng Bảy 2015(Xem: 16989)
- "Hôm thứ Hai 13/7, Đại sứ Ted Osius đã dành 2 tiếng buổi sáng đến nói chuyện với giới trẻ Phòng Thương Mại Việt Mỹ - Quận Cam (VACOC), và ăn chay ở nhà hàng ZEN; tại đây, ông đã thông báo nhiều thông tin "nảy lửa" về tình hình Việt Nam, mối bang giao Việt Mỹ, chỉ sau vài ngày (6 - 10/7/2015) TBt đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng qua Mỹ hội kiến với TT Barack Obama ở tòa Bạch Ốc, Phó Tổng thống Joe Biden ở Bộ Ngoại giao, ký kết Bản Thông cáo chung "Tầm Nhìn Việt Mỹ 2015." (lkt) XEM THÊM: "Thông cáo chung Việt - Mỹ"
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 17932)
Westminster (VH) - Bốn văn phòng Dân biểu Liên bang Alan Lowenthal, Dana Rohrabacher, Ed Royce và Loretta Sanchez kết hợp với sự bảo trợ của ban giám đốc Trung tâm Le-Jao Coastline College, đã tổ chức tại hội trường Community Town Hall tọa lạc trong thành phố Westminster, một buổi họp mặt đặc biệt dành cho Đại sứ Ted Osius đến từ Hà Nội-Việt Nam, có dịp trao đổi với tập thể dân chúng trong cộng đồng Việt Mỹ vào lúc 1 giờ 30 trưa Chủ nhật 12/7/2015.
12 Tháng Bảy 2015(Xem: 27276)
Nhận lời mời của Chính quyền của Tổng thống Barack Obama, Ngài Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), đã thực hiện chuyến thăm lịch sử đến Hoa Kỳ, chuyến thăm đầu tiên của một Tổng bí thư ĐCSVN. Nhân dịp này, trong đó có cả cuộc gặp giữa Tổng thống Barack Obama và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Trắng ngày 7/7/2015, Hoa Kỳ và Việt Nam đã ra Tuyên bố Tầm nhìn chung này.
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 16068)
Báo Orange County Register cho biết ông Ted Osius sẽ phát biểu trong một buổi hỏi đáp trực tiếp do những dân biểu quốc hội ở địa phương tổ chức tại thành phố Westminster.
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 18499)
"Trong buổi họp với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Obama cho biết hai bên đã thảo luận thẳng thắn về một số khác biệt quanh vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo và ông cho là những căng thẳng trên có thể được giải quyết song phương và đa phương. Đáp lại, ông Nguyễn Phú Trọng nói đây là một trong những vấn đề “vướng mắc” đã được thảo luận “trên tinh thần thẳng thắn và xây dựng.”
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 16577)
VH - "Theo Reuters, chính quyền Nhật thông báo về khoản hỗ trợ trị giá 750 tỉ yen trong vòng ba năm tới sau cuộc họp giữa Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và lãnh đạo các quốc gia vùng Mekong tại thủ đô Tokyo, trong đó có TT Nguyễn Tấn Dũng." - "Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam, người đang được dư luận đánh giá sẽ là "Thủ lãnh tương lai Asean" sau cuộc hội đàm - ký thỏa ước với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Hội nghị Cấp cao Mekong - Nhật Bản tại Tokyo 4/7/15, đã phát biểu quan điểm của VN - báo cáo tình hình biển Đông trước cử tọa đại cường Nhật Bản; quan điểm này tương tự như cuộc trả lời phỏng vấn bằng văn bản cho AP hôm 3/7 của ông Nguyễn Phú Trọng."
04 Tháng Bảy 2015(Xem: 26319)
Nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao Mekong-Nhật Bản, ngày 4/7, tại Nhà khách Quốc gia ở Tokyo, Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 16749)
Sứ giả của "Hòa giải": Cựu Tổng Thống Bill Clinton là người đã mở ra chương "Hòa giải" giữa hai kỳ phùng địch thủ trên chiến trường Đông Dương hay cuộc chiến tranh Việt Nam, là "con thoi" luôn có mặt vào các thời điểm "nóng sốt" trên mặt trận chính trị Việt - Mỹ. Hôm 1 tháng 7, 2015, một lần nữa (lần thứ 5), ông đã bay qua Hà Nội (theo thông báo của Đại sứ Ted Osius) để gặp những những chóp bu hàng đầu đảng CSVN như Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, (không thấy ảnh và tin Nguyễn Tấn Dũng với Bill), Phạm Bình Minh, ... bên cạnh đó, ông cũng không quên gặp một số nhân vật trong giới vận động Dân chủ-Nhân quyền, Xã hội Dân sự ... Thế nhưng, dư luận bên lề thì lại cho rằng "không có chuyện gì là không thể!" chẳng hạn như, Bill sẽ "tháp tùng, bảo hộ" chuyến đi đến nơi về đến chốn cho Trọng ...
30 Tháng Sáu 2015(Xem: 16307)
Nguồn tin khả tín của thân hữu báo Văn Hóa từ Bộ ngoại giao cho biết (nếu không có gì thay đổi vào giờ chót), lịch trình làm việc của Nguyễn Phú Trọng viếng thăm Hoa Kỳ sẽ từ ngày 05 tháng 7 đến 09/7/2015. (Xem chi tiết trang trong)
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 23347)
Tin nói rằng Đại tướng Phùng Quang Thanh và toán các cận vệ và sĩ quan tùy tùng sau khi đã kết thúc một tuần làm việc với đối tác Bộ Quốc Phòng Pháp nên rủ nhau đi chơi, mua sắm và thăm vài gia đình "Việt kiều yêu nước" là cơ sở nằm vùng tại Paris. Khi vừa ra khỏi một căn nhà trong hẽm phố Paris thì bị hai kẻ lạ mặt không rõ sắc dân hay quốc tịch đã dùng súng tự động hãm thanh bắn nhiều phát và Đại Tướng Phùng Quang Thanh bị trúng 2 viên đạn.
25 Tháng Sáu 2015(Xem: 17771)
Tầu khựa bắn đạn thật chỉ thiên, Phi - Nhật dàn trận thám thính, Ấn lượn chiến hạm loanh quanh - "Ngày 24.6, Bộ Quốc phòng Philippines tuyên bố cuộc diễn tập bắn đạn thật do quân đội Trung Quốc tổ chức gần đây trên Biển Đông là một hành động thể hiện kế hoạch của Bắc Kinh nhằm quân sự hóa những khu vực mà họ chiếm đóng bất hợp pháp." - "Cùng ngày 24.06, Nhật Bản và Philippines đã cho hai máy bay dọ thám xâm nhập vùng đảo Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) tiếp theo một hành động tập trận tương tự ngày hôm trước." - "Các chiến hạm thuộc Hạm đội Viễn Đông Ấn Độ đã chia nhau ghé cảng Sihanoukville của Cam Bốt, Sattahip của Thái Lan, Singapore, Indonesia và Malaysia, cũng như cảng Freemantle tại Úc. Chiến dịch này nằm trong chính sách gọi là « Act East (Hành động hướng Đông) » đang được New Delhi xúc tiến.
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 20839)
- " Hải quân Việt Nam sẽ đổ bộ lên các hòn đảo và rạn san hô hiện do Trung Quốc chiếm đóng. Các tàu đổ bộ sẽ được yểm trợ bởi không quân, tàu phóng ngư lôi và tàu hộ tống." - “Biển Đông là một khu vực lý tưởng để người Trung Quốc có thể che giấu các tàu ngầm”. Khu vực Biển Đông với độ sâu hàng nghìn mét và có những hẻm núi sâu dưới nước là nơi mà các tàu ngầm có thể tránh bị phát hiện." - "Reuters dẫn lời một quan chức quân sự Philippines cho biết, các cuộc tập trận sẽ diễn ra trên đảo Palavan nằm cách quần đảo Trường Sa 160 km với sự tham gia của hai máy bay trinh sát hàng hải P3C-Orion của Mỹ và Nhật Bản."
19 Tháng Sáu 2015(Xem: 16314)
Đại sứ Ted Osius trả lời báo Tuổi Trẻ: "Tôi không phải là người phù hợp để thông báo về thời gian chuyến thăm. Cơ quan chức năng hai nước sẽ công bố ngày giờ chính thức. Tuy nhiên, những gì tôi có thể tiết lộ là Mỹ đang chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong vài tuần tới."