Đánh dấu 100 năm đảng CSTQ: Tập “hùng hổ giải quyết Đài Loan”; Đài Bắc chống tới cùng

02 Tháng Bảy 20218:08 SA(Xem: 6016)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ SÁU 02 JULY 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Đánh dấu 100 năm đảng CSTQ: Tập “hùng hổ giải quyết Đài Loan”; Đài Bắc chống tới cùng


Văn Hóa Online

02/7/2021

(tổng hợp)


image001Ảnh trên: Một trong các kỳ đài đánh dấu 100 năm đảng CS TQ ở quãng trường Thiên An Môn (Bắc Kinh-Trung Quốc) ngày 01/07/2021. AP - Ng Han Guan. Ảnh dưới: Một phần quang cảnh thủ đô Đài Bắc chụp từ trên cao, ngày 19/11/2020. REUTERS - ANN WANG.


Tập Cận Bình: Nhiệm vụ lịch sử là giải quyết vấn đề Đài Loan


01/7/2021


image002Nguồn hình ảnh, Getty Images. Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra trọng thể tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh


Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Tập Cận Bình vừa phát biểu ngày 1/7 tại Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc.


Trong bài dài, ông Tập khẳng định "không có Đảng Cộng sản Trung Quốc thì không có nước Trung Quốc mới, không có sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa".


Ông nói: "Lịch sử và nhân dân đã lựa chọn Đảng Cộng sản Trung Quốc, cần phải kiên trì sự lãnh đạo kiên cường của Đảng Cộng sản Trung Quốc."


image003Nguồn hình ảnh, Getty Images. Hơn 70 nghìn đảng viên, cán bộ và quần chúng tham dự lễ


Giải quyết vấn đề Đài Loan


Trong phát biểu, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh giải quyết vấn đề Đài Loan, thực hiện thống nhất hoàn toàn tổ quốc, là "nhiệm vụ lịch sử không thay đổi của Đảng Cộng sản Trung Quốc".


"Bất cứ ai đều không nên coi nhẹ quyết tâm kiên cường, ý chí kiên định, năng lực lớn mạnh giữ gìn chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Trung Quốc," ông nói.


Ông Tập cũng nói rằng Bắc Kinh sẽ tuân thủ nguyên tắc "một Trung Quốc" và cái gọi là Đồng thuận năm 1992 để đạt được sự thống nhất hòa bình với Đài Loan.


Ông nói thêm, tất cả người Trung Quốc ở cả hai bờ eo biển Đài Loan phải làm việc cùng nhau và xóa bỏ bất kỳ khái niệm nào về nền độc lập của Đài Loan.


Tập Cận Bình phát lời hiệu triệu của Trung ương Đảng với toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc. (theo BBC)


100 năm đảng Cộng Sản Trung Quốc: Đài Loan quyết tự vệ đến cùng


02/07/2021


image004Một phần quang cảnh Đài Bắc, Đài Loan, chụp từ trên cao, ngày 19/11/2020. REUTERS - ANN WANG


Thanh Hà


Trong bài diễn văn hôm 01/07/2021 nhân kỷ niệm 100 năm đảng Cộng Sản Trung Quốc được thành lập, ông Tập Cận Bình hứa hẹn « thống nhất » Đài Loan, « dập tắt » mọi ý đồ ly khai và tuyên bố độc lập của hòn đào với 24 triệu dân này. Lập tức, chính quyền Đài Bắc ngay chiều qua tuyên bố « quyết tâm bảo vệ chủ quyền và dân chủ Đài Loan » đến cùng. Công luận Đài Loan coi như không có sự kiện đảng Cộng Sản Trung Quốc tròn 100 tuổi.


Từ Đài Bắc, thông tín viên Adrien Simorre tường trình:


Không một bài viết nào trên báo chí Đài Loan sáng ngày 01/07/2021. Điều đó chứng tỏ công luận xứ này ít quan tâm đến sự kiện 100 năm ngày thành lập đảng Cộng Sản Trung Quốc. Ngay cả đảng đối lập Đài Loan là Quốc Dân Đảng, vốn có lập trường hòa hoãn với Bắc Kinh cũng không chuyển lời chúc mừng tới Bắc Kinh trong dịp này.


Cần phải nói là quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan đã nguội lạnh đáng kể từ 2016 và với việc đắc cử của một vị tổng thống Đài Loan chủ trương độc lập. Sau việc Bắc Kinh siết gọng kềm với Hồng Kông và trước những cuộc tập trận liên tục của quân đội Trung Quốc, ngày càng có nhiều người Đài Loan bác bỏ mọi dự án sáp nhập với Hoa Lục. Theo thăm dò gần đây nhất có đến 90 % những người được hỏi bác bỏ ý tưởng này.


Đảng Lực lượng Thời đại xuất thân từ phong trào « Hướng Dương » của sinh viên năm 2014 – chủ trương chống lại ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với Đài Loan, cách nay hai ngày thậm chí đã tổ chức một sự kiện trên mạng internet, mang tên « Hổ thẹn thay cho đảng Cộng Sản Trung Quốc ». Biểu tượng thể hiện tình liên đới ngày càng lớn giữa Đài Loan và Hồng Kông, ba nhà đấu tranh dân chủ Hồng Kông được mời tham dự sự kiện nói trên. (theo RFI)


XEM THÊM: Trung Cộng sửa lịch sử


Tập Cận Bình muốn theo chân Mao đi vào lịch sử


02/07/2021


image005Đĩa in hình lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình (T) và Mao Trạch Đông bày bán tại một cửa hàng bán đồ lưu niệm gần quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 01/03/2016. AP - Andy Wong


Minh Anh


Thứ Năm, 01/07/2021, trong lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập đảng Cộng Sản Trung Quốc, Tập Cận Bình nhắc nhiều đến Mao Trạch Đông. Kể từ khi lên cầm quyền, chủ tịch Trung Quốc đi theo di sản của « Người Cầm Lái Vĩ Đại » đến mức đôi khi còn được đặt biệt danh « Người Cầm Lái Vĩ Đại 2.0 ».


Hàng chục nghìn người tụ tập tại quảng trường Thiên An Môn, 100 phát đại bác và một đội tiêm kích trên không, Trung Quốc mừng đảng Cộng Sản 100 tuổi. Điểm nhấn của sự kiện là một tuần lễ hội. Đây cũng là cơ hội để ông Tập Cận Bình khẳng định hơn nữa quyền lực của mình.


Trong suốt hơn một giờ, tổng bí thư đảng Cộng Sản Trung Quốc, kiêm chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân, không ngớt lời ca tụng những tiến bộ đạt được trong những năm qua khi nhấn mạnh rằng hàng trăm triệu người đã thoát cảnh nghèo khổ.


Trong bài phát biểu nhấn mạnh đến chủ nghĩa dân tộc, Tập Cận Bình tuyên bố, sau một thế kỷ kém phát triển và bị xâm lược, « người dân Trung Quốc nay đã vùng lên » và xu hướng « hồi sinh » của đất nước là « không thể đảo ngược được », đồng thời cảnh báo « những tên đế quốc » nào tìm cách đe dọa, trấn áp hay chế ngự sự hồi sinh đó.


Tại buổi lễ hoành tráng này, Tập Cận Bình xuất hiện trên ban công Tử Cấm Thành, và trong trang phục truyền thống mầu xám « kiểu Mao Trạch Đông », ông không ngừng nhắc đến Mao Trạch Đông, người lãnh đạo đất nước từ năm 1949 đến năm 1976.


Publicité


Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình France 24, Mathieu Duchâtel, giám đốc chương trình châu Á, Viện Montaigne, phân tích những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai nhân vật.


***


France 24 : Những điểm nào cho thấy Tập Cận Bình tiếp tục đi con đường Mao Trạch Đông ?


Mathieu Duchâtel : Giống Mao Trạch Đông, Tập Cận Bình cũng muốn để lại dấu ấn trong lịch sử. Lịch sử Cộng hòa Nhân dân ngày nay chính thức được chia thành ba thời kỳ. Giai đoạn thứ nhất là thời kỳ cách mạng với Mao Trạch Đông, một giai đoạn dài 30 năm. Đó là thời kỳ « Trung Quốc nổi dậy » và chấm dứt cuộc nội chiến và thời kỳ bán chủ nghĩa thực dân.


Tiếp đến là thời kỳ tăng trưởng kinh tế và tìm kiếm sự phồn thịnh. Giai đoạn này tương ứng với thời kỳ của các cải cách do Đặng Tiểu Bình khởi xướng. Đặng là nhân vật số một của đảng Cộng Sản Trung Quốc (PCC) giai đoạn 1978 – 1992.


Về phần mình, Tập Cận Bình đặt nhiệm vụ « tìm kiếm sức mạnh » lên hàng đầu trong lịch trình hành động của mình. Sự phân chia thành ba thời kỳ này đặt ông ấy trong thế bộ ba với ba gương mặt tiêu biểu : Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và Tập Cận Bình.


Tư tưởng Mao, được Tập Cận Bình sử dụng như là kim chỉ nam, đặc biệt thấy rõ nhân kỳ Đại hội Đảng lần thứ 19 năm 2017, còn thể hiện rõ hơn là trong bài diễn văn ông phát biểu hôm thứ Năm 01/07. Chính vào thời điểm đó mà tên của ông được đưa vào trong Điều lệ Đảng, một vinh dự chỉ có Mao mới có được lúc sinh thời.


Những yếu tố về sự sùng bái cá nhân mà Tập Cận Bình được hưởng ngày nay cũng sử dụng nhiều biểu tượng hình ảnh như thời Mao. Việc dàn dựng các chương trình lễ kỷ niệm mừng 100 năm là một ví dụ điển hình. Nhưng khác với Mao, Tập Cận Bình không tập hợp quần chúng. Chỉ có một sự vận động nâng cao tư tưởng của Đảng và giáo dục tinh thần yêu nước, chứ không còn những chiến dịch vận động quần chúng theo kiểu thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa.


Đảng Cộng Sản Trung Quốc của Tập Cận Bình có những điểm chung nào với đảng Cộng Sản thời Mao Trạch Đông ?


Sau nhiều nỗ lực cải cách của Đặng Tiểu Bình trong những năm 1980, Tập Cận Bình quay trở về với tư tưởng Lê-nin chính thống, đặt kỷ luật nội bộ lên trên hết, và ông đã tiến hành một quá trình tái tập trung quyền lực mạnh mẽ. Ngày nay, không ai còn nói về dân chủ trong nội bộ Đảng, hay cân bằng giữa các phe phái nữa.


Hơn nữa, Đại Hội Đảng lần thứ 19 là một cột mốc quan trọng. Ông ấy đã cho đưa vào Điều lệ Đảng : « Chính phủ, quân đội, xã hội và trường học, Bắc, Nam, Đông, Tây : Đảng lãnh đạo tất cả ». Một công thức của chính Mao Trạch Đông.


Trong bài phát biểu, Tập Cận Bình không ngừng nhấn mạnh đến « chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa ». Phải chăng đó cũng là mong muốn nối dõi Mao ?


Người ta còn nhớ là Liên Xô từng phê phán Mao Trạch Đông có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa. Tập Cận Bình, ông ấy cũng vậy, chú trọng nhiều vào việc huy động tinh thần yêu nước. Ông ấy dùng điều này để phục vụ cho một dự án nhằm chứng minh sự ưu việt của mô hình xã hội chủ nghĩa theo kiểu Trung Quốc so với các nền dân chủ tự do.


Tập Cận Bình muốn chứng tỏ rằng « chủ nghĩa xã hội Trung Quốc sẽ chiến thắng ». Luận điệu của các quan chức Trung Quốc nhắm vào các đối tác phương Tây liên tục nhấn mạnh sự bất lực của phương Tây trong việc ngăn chặn dòng chảy lớn của lịch sử : đó là « Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc số một thế giới » và phương Tây phải ý thức được những hệ quả - ngụ ý rằng không nên chống đối lại điều đó.


Nhưng cuộc cạnh tranh ý thức hệ được biến thành mốt thời thượng, và ngày nay chỉ tập trung vào tính hiệu quả của các mô hình quản trị nhằm xây dựng sức mạnh kinh tế. Nếu như Mao Trạch Đông trước đây từng xuất khẩu Cách Mạng và tìm cách thống lĩnh phe xã hội chủ nghĩa, thì Tập Cận Bình giờ có một cách tiếp cận toàn diện hơn cho cuộc cạnh tranh. Đó chính là cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng với các nền dân chủ phương Tây – trên thực tế chính là với Hoa Kỳ.


Ngược lại, hai nhân vật này đối lập với nhau ở điểm nào ?


Ngay cả khi các tham chiếu về chủ nghĩa Mác là bất biến, chẳng hạn như trong việc chỉ trích mô hình dân chủ, và cho dù việc điều hành Đảng là theo tư tưởng Lê-nin, Trung Quốc của Tập Cận Bình là một mô hình chủ nghĩa tư bản Nhà nước.


Dự án của Tập Cận Bình dành cho Trung Quốc dựa trên sự tăng trưởng kinh tế và cạnh tranh để trở thành cường quốc canh tân sáng tạo nhất. Do vậy, ông ấy huy động mọi công cụ của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là tài chính, và dựa vào một nền kinh tế toàn cầu hóa mà Mao Trạch Đông đã bác bỏ, chỉ vì vấn đề ý thức hệ. Những dự án lớn hiện nay tại Trung Quốc cũng như tại châu Âu là chuyển đổi xanh và số hóa nền kinh tế, trong một cuộc đua đổi mới để tạo việc làm và tăng trưởng. (theo RFI)

19 Tháng Năm 2016(Xem: 14929)
- Đề nghị lập một phái đoàn điều tra các trại tù giam giữ tù nhân chính trị (giống như thời VNCH đã có một phái đoàn Quốc hội Mỹ đi điều tra trại tù đảo Côn Sơn). - 'Một nước Việt Nam thiếu dân chủ đang chờ Tổng Thống Obama'.
17 Tháng Năm 2016(Xem: 17181)
- Cá biển độc, cá sông-suối độc, thịt heo độc, rau độc... - "Cách mạng cá chết" lan tới kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè Sàigon.
15 Tháng Năm 2016(Xem: 16641)
Cá chết 4 tỉnh miền Trung
13 Tháng Năm 2016(Xem: 14986)
- "Không một bóng dáng con cá nào, không một bóng dáng con cua nào, không một dấu hiệu đàn cá nào có thế hồi sinh sau thảm họa cá chết vừa rồi ở biển xã Quang Phú, thành phố Đồng Hới". - Tom Malinowski: “Một vài ngày nữa, Tổng thống Obama sẽ đến Việt Nam. Tổng thống luôn muốn được đến thăm nhiều đất nước. Chắc ông ấy sẽ cảm thấy ghen tỵ với chúng tôi vì không thể thực hiện được chuyến thám hiểm Sơn Đoòng lần này".
12 Tháng Năm 2016(Xem: 13134)
VN "thất vọng" hay "vui mừng" đón TT Obama? - “Chúng tôi hoan nghênh việc Mỹ thúc đẩy quá trình dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam. Điều này phù hợp với xu hướng phát triển quan hệ đối tác toàn diện, thể hiện sự tin tưởng giữa hai nước”, Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 12/5 trả lời câu hỏi của Reuters". - (nhatbaovanhoa.com) - Hoa Kỳ trở lại Đông Dương không phải bằng 3,500 Thủy quân Lục chiến đổ bộ lên bờ biển Đà Nẵng vào tháng Ba năm 1965 mà bằng Hải quân. Chiến hạm USS Vandegrift-54 là chiến hạm đầu tiên sau chiến tranh Việt Nam đã cập cảng Sàigon ngày 19/11/2003. Đây là một tàu hộ vệ thuộc lớp Oliver Hazard Perry".
10 Tháng Năm 2016(Xem: 15769)
"Chim sắt khổng lồ" này là máy bay vận tải siêu hạng C-17 Globemaster III, chuyên phục vụ Tổng thống Mỹ. Ngày 22 tháng 5, 2016, Tổng thống Mỹ sẽ có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Chiếc Boeing C-17 xuất hiện ở sân bay Nội Bài có lẽ là "người tiềm trạm" để chuẩn bị cho chuyến thăm".
09 Tháng Năm 2016(Xem: 15964)
"Tại thời điểm chúng tôi có mặt, không còn thấy nước thải nữa, nhưng đâu đó vẫn còn vũng nước trùng với màu nước đang bao phủ sông Bưởi, gây ra cái chết hàng loạt của hàng chục tấn cá trên con sông này".
03 Tháng Năm 2016(Xem: 14934)
"Lãnh đạo xuống tắm biển hay ăn cá, đó không phải là câu trả lời. Câu trả lời phải là bằng chứng khoa học mà nhiều bộ, ban, ngành đã đi tìm suốt cả tháng qua, nay vẫn còn nợ người dân, vẫn còn đó câu hỏi lớn đang chờ lời đáp: Nước biển miền Trung có bị nhiễm độc không? Vì sao cá chết? Hải sản ở các vùng biển miền Trung Bộ có an toàn?"
02 Tháng Năm 2016(Xem: 24787)
- Tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn tìm ra thủ phạm. - Nếu tìm ra nguyên nhân chính vụ cá chết do Formosa có nên "đuổi" khu gang thép 9,9 tỉ đô này không? - Ai ký giấy phép cho Formosa năm 2014 đầu tư thuê đất Vũng Áng 70 năm? - Tin và Video biểu tình ở Hà Nội, Hà Tĩnh, Saigon "Thủ tướng cũng yêu cầu điều tra làm rõ nguyên nhân gây thảm họa này. “Dù bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào vi phạm pháp luật cũng phải làm rõ trên căn cứ khoa học, không ai bao che cả. Cần có kết luận cụ thể vì đây là nguyện vọng của nhân dân nhưng phải chặt chẽ, khoa học” -Thủ tướng chỉ đạo". (Theo Tuổi Trẻ 01/5/2016)
28 Tháng Tư 2016(Xem: 17678)
"Theo các nhà khoa học đi thực tế khảo sát về ảnh hưởng của dòng chảy ven bờ khu vực biển miền Trung, theo đánh giá của Viện Địa chất và Địa vật lý Biển, vào thời gian này dòng chảy ven bờ có đặc trưng của thời kỳ gió mùa Đông Bắc, dòng chảy ven bờ có hướng từ Bắc xuống Nam. Nếu thực sự độc tố phát xuất từ Vũng Áng Hà Tĩnh, theo hải lưu từ Bắc xuống Nam độc tố tràn lan chảy ven theo bờ biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, và có thể tới ... bãi tắm Long Hải Vũng Tàu".
26 Tháng Tư 2016(Xem: 17948)
1. Bài của tác giả Giao Chỉ Vũ Văn Lộc đăng trên báo Văn Hóa ngày 25/4/16. (Từ tác giả và bạn đọc gởi về tòa soạn). 2. Bài của tác giả Tiến sĩ Trần Huy Bích đăng trên báo Văn Hóa ngày 17/4/16. (Từ thân hữu gởi về tòa soạn). 3. Bài của tác giả Nguyễn Văn Lục đăng trên báo Văn Hóa ngày 25/4/16. (Từ bạn đọc gởi về tòa soạn). 4. Bài của tác giả Giáo sư Phạm Cao Dương đăng trên báo Văn Hóa ngày 22/4/2016. (Từ bạn đọc gởi về tòa soạn). 5. Đặc biệt về bài viết của Gs Phạm Cao Dương trên BBC tựa đề: Đính chính sai lầm về 'Nam Hải'.