Chuyến bay lịch sử “Air Force 2” của Phó TT Mỹ Kamala Harris từ W.D.C. tới Singapore tới Hà Nội

25 Tháng Tám 20219:55 SA(Xem: 6297)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ TƯ 25 AUGUST 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Chuyến bay lịch sử “Air Force 2” của Phó TT Mỹ Kamala Harris từ W.D.C. tới Singapore tới Hà Nội


Văn Hóa Online

25/8/2021

image001

Diễn tiến:


image004Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris chào Hoa Thịnh Đốn lên đường đến Đông Nam Á ngày 23/8/2021.


image00624/8/2021, U.S. VP Harris trip to Vietnam delayed over 'health incident' in Hanoi   -   Copyright  Thomson Reuters 2021


image008Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris đến sân bay Singapore.


image010Phó Tổng thống Kamala Harris tới Căn cứ Không quân Paya Lebar ở Singapore 22/8/2021.


image012Air Force 2 chở Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đáp xuống sân bay Nội Bài (Hà Nội) vào lúc 21 giờ 40 ngày 24/8/2021 (giờ Hà Nội). Ảnh Đậu Tiến Đạt


image014Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris bước xuống máy bay tại sân bay Nội Bài, Hà Nội, tay phải của bà phải nắm vào thang máy. (giờ Hà Nội). Ảnh Đậu Tiến Đạt


image016Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris bước xuống cầu thang tiếp cận Air Force 2 ở sân bay Nội Bài Hà Nội.


24/8/2021, Air Force 2 chuẩn bị tới Hà nội gặp “sự cố sức khỏe bất thường


Chuyến đi đến Việt Nam của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris đã bị trì hoãn vào thứ Ba sau một sự cố sức khỏe không rõ nguyên nhân tại Hà Nội, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại thủ đô của quốc gia Đông Nam Á cho biết trong một tuyên bố.


Harris, người đang ở Singapore để kết thúc chuyến đi kéo dài ba ngày, dự kiến bay đến Hà Nội vào cuối ngày thứ Ba nhưng bất ngờ bị hoãn ba giờ do “một sự cố sức khỏe bất thường”.


“Sự cố sức khỏe bất thường” là thuật ngữ chính phủ Hoa Kỳ thường sử dụng để mô tả Hội chứng Havana, một tình trạng với các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, đau nửa đầu và suy giảm trí nhớ, được đặt tên như vậy vì nó được báo cáo lần đầu tiên bởi các quan chức Hoa Kỳ có trụ sở tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Cuba. vào năm 2016.


“Văn phòng của Phó Tổng thống đã được biết về một báo cáo về một sự cố sức khỏe bất thường có thể xảy ra gần đây ở Hà Nội, Việt Nam,” thông cáo của Đại sứ quán Hoa Kỳ cho biết. (theo Reuters)


24/8/2021, Thủ tướng Chính gặp Đại sứ Trung cộng “sốt ruột”


image018Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba ở Trụ sở Chính phủ tại Hà Nội hôm 24/8/2021 trước khi bà Harris tới Hà Nội. VGP


Vào chiều tối cùng ngày, trước khi bà Harris tới Hà Nội, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã có cuộc họp với Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, ông Hùng Ba.


Trong cuộc họp, ông Thủ tướng khẳng định rằng "Việt Nam không liên minh liên kết với nước này để chống lại nước khác", truyền thông Việt Nam đưa tin.


Tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông cần được giải quyết phù hợp với luật pháp quốc tế và với "nhận thức chung cấp cao", thông cáo từ phía Việt Nam viết, và cho biết thêm Trung Quốc sẽ hỗ trợ vaccine Covid-19 cho Việt Nam.


Cuộc gặp giữa lãnh đạo Việt Nam với ông đại sứ Trung Quốc diễn ra mà không được thông báo gì từ trước.


Báo Chính phủ trích lời ông Chính nói tại cuộc gặp rằng, “Việt Nam coi trọng quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, coi đây là sự lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam; công cuộc Đổi mới của Việt Nam và sự nghiệp Cải cách mở cửa của Trung Quốc đều đang ở giai đoạn then chốt, việc củng cố và phát triển quan hệ Việt - Trung ổn định, lành mạnh có ý nghĩa quan trọng đối với thành công của mỗi nước và đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.”


Ông Chính cũng khẳng định: “Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, tích cực chủ động hội nhập quốc tế và là thành viên có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế; Việt Nam không liên minh liên kết với nước này để chống lại nước khác.”


25/8/2021,


Mỹ tặng thêm Vaccine phản công Covid-19 đang hoành hành ở VN; Khai trương CDC; thuê đất xây tòa Đại sứ mới


Món quà của Phó TT Kamala Harris: Vaccine Mỹ tặng VN 'sẽ bắt đầu tới trong 24 giờ'


25/8/2021


image020Phó Tổng thống Hoa Kỳ gặp Chủ tịch nước VN Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội ngày 25/8/2021.


image022Phó Tổng thống Hoa Kỳ gặp Thủ tướng VN Phạm Minh Chính tại Hà Nội ngày 25/8/2021. Reuters

Reuters


image024Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính tiếp Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tại Văn phòng Chính phủ VN tại Hà Nội, hôm 25/8/2021


Tại cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính sáng 25/8/2021 tại Hà Nội, Phó Tổng thống Harris đã công bố việc Mỹ tặng Việt Nam thêm 1 triệu liều vaccine Pfizer ngừa Covid-19.


"Trong vài thập niên qua, chúng ta đã có những tiến bộ lớn và giờ đây đang hợp tác trên nhiều lĩnh vực có tác động tới cuộc sống mọi người," bà Harris phát biểu tại cuộc gặp.


"Cho phép tôi được bắt đầu với tuyên bố quan trọng, có thể làm nên sự khác biệt. Tôi vui mừng tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ tặng thêm một triệu liều vaccine Pfizer cho Việt Nam. Lô vaccine này bổ sung cho những lần tặng trước đó. Và những liều vaccine này sẽ bắt đầu đến Việt Nam trong 24 giờ tới." (theo BBC)


Một số báo VN gọi đây là “chuyến thăm đầu tiên của một phó tổng thống Mỹ tới VN”, phía Mỹ không chia sẻ quan điểm đó. Trang VOA News của chính phủ Hoa Kỳ viết bà Kamala Harris là phó TT đầu tiên tới thăm Hà Nội sau 1975.


Còn trang history.state.gov lưu trữ chi tiết các chuyến thăm của lãnh đạo Mỹ tới Đông Nam Á qua nhiều giai đoạn còn ghi rõ Phó TT Richard Nixon đã thăm Sài Gòn, Đà Lạt năm 1953 và hội đàm với Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam (State Chief) Bảo Đại, và Phó TT Lyndon Johnson đã thăm VNCH tháng 5/1963, thời Tổng thống Ngô Đình Diệm.


1.      Bà Kamala Harris tên đầy đủ là Kamala Devi Harris, sinh ngày 20/10/1964 ở Oakland, bang California.
2.      Kamala Harris tốt nghiệp Đại học Howard với bằng cử nhân Khoa học Chính trị và Kinh tế năm 1986, tốt nghiệp trường Luật Hastings College năm 1989.
3.     Chuyến thăm Việt Nam từ 24 – 26/8/2021. (theo BBC)


Phó tổng thống Kamala D. Harris khai trương Văn phòng khu vực Đông Nam Á của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) tại Hà Nội, Việt Nam.


image026Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris phát biểu khi ra mắt Văn phòng khu vực Đông Nam Á của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) tại Hà Nội. Reuters.


Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris phát biểu khi ra mắt Văn phòng khu vực Đông Nam Á của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) tại Hà Nội


image028Từ phải: Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris, Tiến sĩ John MacArthur sẽ giữ cương vị Giám đốc CDC khu vực Đông Nam Á, Thủ tướng VN Phạm Minh Chính.


Văn phòng khu vực mới sẽ tăng cường năng lực của CDC nhằm đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ người dân Mỹ và người dân trong khu vực thông qua việc ứng phó với các mối đe dọa về y tế một cách nhanh chóng hơn, dù các mối đe dọa này xảy ra ở bất cứ nơi nào, đồng thời xây dựng các mối quan hệ chủ chốt nhằm giải quyết những ưu tiên chung về y tế.


Phó tổng thống Harris tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ với hợp tác an ninh y tế khu vực và nhắc lại những lời kêu gọi hành động về công tác chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với đại dịch.


“Thông qua văn phòng này, chúng tôi sẽ làm việc chặt chẽ với các đối tác khu vực nhằm chia sẻ các chiến lược và tăng cường khả năng phòng ngừa, phát hiện và ứng phó với các mối đe dọa bệnh truyền nhiễm hiện nay và trong tương lai. Thành tựu này là kết quả của nhiều năm hợp tác cấp cao giữa các chính phủ của chúng ta. Đây cũng là một cơ hội quan trọng cho các quốc gia chúng ta cùng nhau thảo luận các ưu tiên an ninh y tế chung,” Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ Xavier Becerra phát biểu.


CDC có sự hiện diện lâu dài ở khu vực Đông Nam Á. Quan hệ đối tác lâu dài của chúng tôi với các quốc gia trong khu vực ASEAN đã giúp tăng cường năng lực của các cơ sở xét nghiệm y tế công cộng, các trung tâm ứng phó khẩn cấp, các hệ thống giám sát và tất cả các công cụ này đều đang được phát huy tối đa trong đại dịch hiện nay. Văn phòng khu vực mới sẽ xây dựng dựa trên các quan hệ đối tác hiện có và giúp chúng ta cùng nhau phát triển mạnh mẽ hơn,” Giám đốc CDC, Tiến sĩ Y khoa Rochelle Walensky cho biết.


Tiến sĩ Y khoa John MacArthur sẽ giữ cương vị Giám đốc CDC khu vực Đông Nam Á.


Trước khi được bổ nhiệm vào vị trí này, Tiến sĩ MacArthur là Giám đốc quốc gia CDC Thái Lan trong hơn 6 năm.


Mỹ thuê đất xây Đại sứ quán mới trị giá 1,2 tỷ USD tại Hà Nội


Dân trí

25/8/2021


Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris chiều 25/8/2021 đã chứng kiến lễ ký kết việc thuê đất xây tòa Đại sứ quán mới của Mỹ tại Hà Nội trị giá 1,2 tỷ USD


Theo báo Thế giới & Việt Nam, chiều 25/8/2021, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, Đại biện lâm thời Mỹ Christopher Klein cùng Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã tham dự buổi lễ ký thỏa thuận thuê đất nhằm xây khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội.


Trước sự chứng kiến của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh, Đại biện lâm thời Mỹ Christopher Klein và Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trưởng thành phố Hà Nội Bùi Duy Cường đã tiến hành ký kết thỏa thuận.


Ước tính, quy mô xây dựng trụ sở mới của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam là 39.000 m2 với ngân sách 1,2 tỷ USD.


image030Phác họa khu phức hợp Đại sứ quán mới của Mỹ tại Hà Nội (Ảnh: ĐSQ Mỹ).


Theo thông cáo chiều ngày 25/8/2021 của Đại sứ quán Mỹ, trước đó, Mỹ và Việt Nam đã đạt thỏa thuận về địa điểm hiện tại cho trụ sở mới của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội vào năm 2019. Đầu năm nay, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã chấp thuận cho Mỹ thuê địa điểm và ban hành Quyết định Cho thuê đất.


Đại sứ quán Mỹ mới tại Hà Nội sẽ nằm ở ô đất D30, có diện tích 3,2 ha tại đường Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội, một khu vực thương mại và dân cư đang phát triển. Địa điểm mới này sẽ đưa Đại sứ quán vào một khu vực đang đổi mới và tăng trưởng, gần các trường đại học uy tín như Đại học Quốc gia Hà Nội, và đây sẽ là "mái nhà mới" của khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ.


Thiết kế tòa nhà lấy cảm hứng từ Vịnh Hạ Long nằm ở phía đông bắc Việt Nam và thể hiện cách tiếp cận hướng về tương lai, năng động, thích ứng và minh bạch trong chính sách ngoại giao của Mỹ.


Thiết kế cảnh quan Khu phức hợp Đại sứ quán lấy cảm hứng từ truyền thống nông nghiệp trồng trọt và sản xuất lúa gạo như địa hình đồng bằng sông Mekong và đồng bằng sông Hồng, và có sự kết nối với lịch sử vốn có của khu vực mà Khu phức hợp tọa lạc, nơi vốn là một cánh đồng lúa hồi đầu những năm 2000.


Lễ động thổ sẽ diễn ra vào một thời gian phù hợp trong tương lai.


Mục tiêu quan trọng của đội ngũ thiết kế là kết hợp chặt chẽ các yếu tố thiết kế từ cả Mỹ và Việt Nam, bao gồm các tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ Mỹ, Việt Nam và người Mỹ gốc Việt. Thiết kế của Đại sứ quán sẽ trở thành một biểu tượng vững chắc của mối quan hệ quan trọng giữa Mỹ và Việt Nam.


Đại sứ quán Mỹ cho biết thêm, trụ sở mới của Đại sứ quán Việt Nam tại thủ đô Washington, DC, Mỹ cũng được cho thuê 99 năm và nằm gần khu Ngoại giao đoàn, nơi đặt trụ sở của rất nhiều trong số 175 đại sứ quán và phái đoàn ngoại giao nước ngoài ở Washington. Đức Hoàng
21 Tháng Ba 2016(Xem: 15264)
"Trong bài trả lời phỏng vấn của hãng tin Anh Reuters hôm 17/03, đô đốc John Richardson, tư lệnh Hải Quân Mỹ xác nhận là đang thăm dò cơ hội tăng cường việc sử dụng hải cảng ở các nước như Philippines hay Việt Nam, trong đó có cả căn cứ Hải Quân Mỹ trước đây tại Việt Nam là Cam Ranh".
17 Tháng Ba 2016(Xem: 17033)
"Không khó để nhận ra, cả Trung Quốc và Thái Lan đang biến nguồn nước sông Mê Kông thành thứ vũ khí lợi hại trong chiến tranh kinh tế. Chính vì thế kêu gọi Trung Quốc xả nước có thể là hành động mang tính cảnh báo quốc tế chứ không phải là việc cần làm, càng không nên có bất kỳ ảo tưởng nào vào lòng tốt của chính quyền các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông".
15 Tháng Ba 2016(Xem: 14587)
“Trong tình thế như vậy”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói, “chính phủ Trung Quốc đã quyết định vượt qua khó khăn riêng của mình và sẽ làm hết sức để giúp các nước láng giềng. Trung Quốc đã quyết định mở các cửa xả lũ tại đập thủy điện Cảnh Hồng từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 để đưa nước xuống hạ nguồn với hy vọng giúp giảm bớt nạn hạn hán ở Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam”. - Đập Cảnh Hồng (Jinghong) và đập Tiểu Loan (Xiao Wan)
13 Tháng Ba 2016(Xem: 15480)
- “Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với những thách thức to lớn,” Ngoại trưởng John Kerry nói “Chúng ta phải gìn giữ và bảo vệ hệ sinh thái mong manh ở đây.” - "Tôi vẫn có thể nhắm mắt và hình dung ra hình ảnh đất nước mà tôi đã thấy trong cuộc chiến: hình ảnh những con trâu, những con rạch hẹp đến không ngờ, rừng đước, những người giăng câu trên ghe. Trước đây tôi có nuôi một con chó ..." - "Ông nói và cam kết khoản viện trợ trị giá 17 triệu đô la cho chương trình thích nghi với biến đổi khí hậu".
13 Tháng Ba 2016(Xem: 14433)
“Trùm” tình báo Mỹ James Clapper cho biết, những hải đảo ở Biển Đông bị Trung Quốc tranh đoạt chủ quyền và bồi đắp làm căn cứ quân sự sẽ giúp Bắc Kinh có “năng lực đáng kể để nhanh chóng triển khai sức mạnh tấn công đáng kể trên toàn khu vực”. Khả năng tấn công quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông đã vượt xa những gì mà Bắc Kinh nói là “tiền đồn phòng thủ”.
10 Tháng Ba 2016(Xem: 20528)
"Theo Nikkei Asian Review, Hải quân Mỹ đang có ý định cạnh tranh với Nga trong việc sử dụng vùng vịnh này. Việt Nam có thể thay đổi cán cân sức mạnh trên vùng biển châu Á – Thái Bình Dương chỉ bằng cách cho phép Mỹ hoặc Nga có mặt tại vịnh Cam Ranh". "Ông Hiroyuki Noguchi nhấn mạnh, nếu kết hợp với vịnh Subic của Philippines, Cam Ranh sẽ tạo thành 2 cánh kéo sắc có thể khống chế sự bành trướng của đường lưỡi bò Trung Quốc". "Việt Nam hoàn toàn biết rõ lợi thế quân sự và chiến lược của Cam Ranh và sẽ tiếp tục tăng cường sử dụng tiềm năng quốc phòng của căn cứ quân sự này phục vụ cho lợi ích của đất nước, chứ không bao giờ cho phép nước khác sử dụng Cam Ranh chống lại nước thứ ba".
08 Tháng Ba 2016(Xem: 16727)
"TT Nguyễn Tấn Dũng: “Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc chống hạn, mặn” "Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu cả hệ thống chính trị cấp bách cùng người dân miền Tây ứng phó thiên tai; đề nghị Trung Quốc xả đập trên sông Mekong". "Tại các khu vực sông Vàm Cỏ, sông Tiền, sông Hậu, ven biển Tây, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền 45-93 km; nhiều nơi có độ mặn cao nhất đạt 20,3-31,5g/l". "Hạ nguồn sông Mekong là Đồng bằng sông Cửu Long lãnh đủ! Thủ phạm là ai?"
08 Tháng Ba 2016(Xem: 18683)
"Cảng quốc tế Cam Ranh đủ sức tiếp nhận Hàng không Mẫu hạm 110.000 tấn. Các điểm vàng tròn trên hải đồ Văn Hóa là các hải cảng quốc tế Subic, Cota Kinobalu, Singapore, Klang, đáp ứng đủ tiêu chuẩn về một hải cảng quốc tế, có khả năng tiếp nhận các loại Hàng không Mẫu hạm thường hoặc nguyên tử đến tu bổ hoặc thăm viếng ... Bốn trong 5 hải cảng trên Hải đồ HkMh Mỹ đã ghé đến ngoại trừ Cam Ranh".
06 Tháng Ba 2016(Xem: 16583)
"Và như để tăng thêm phần thách thức, theo hãng Reuters, ông Quang A đang chờ lãnh đạo đảng Nguyễn Phú Trọng có ra tái cử vào Quốc Hội hay không, để ông có thể đối mặt với vị tổng bí thư trong cùng một đơn vị bầu cử". - Luật bầu cử của VN.
03 Tháng Ba 2016(Xem: 16175)
"Báo Văn Hóa-California vô cùng xúc động khi biết tin Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích đột ngột qua đời trên chuyến bay đi thủ đô Manila tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông lần thứ hai. Xin thành kính chia sẻ sự mất mát to lớn đến với Gs Nguyễn Thị Hợi, một phu nhân không lúc nào không sát cánh, yểm trợ con đường sự nghiệp phục vụ xã hội, cộng đồng của Gs Nguyễn Ngọc Bích". "Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích là một cây bút dũng mãnh từ nhiều năm qua đã hỗ trợ cho báo Văn Hóa những tin tức quan trọng trong sinh hoạt cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ.Trong dịp cùng di tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông tại Manila lần thứ nhất, bổn báo Lý Kiến Trúc có dịp gần gũi Gs Bích và phỏng vấn ông trong hội nghị". Xin trân trọng - Lý Kiến Trúc
01 Tháng Ba 2016(Xem: 14800)
- Việt Nam: "Tậu" vũ khí gì để đương đầu với Trung Quốc? - Đô Đốc Harry Harris: "Cần tháo gỡ toàn bộ lệnh cấn vận vũ khí sát thương" - Hoa Kỳ sẽ phải làm gì việc TQ quân sự hóa Biển Đông?
28 Tháng Hai 2016(Xem: 21531)
"Mọi hành động đe dọa “sinh mạng” dòng sông này đều bị cộng đồng quốc tế phản đối. Nó không chỉ liên quan đến 4 nước: Lào, Thái, Campuchia và Việt Nam trong Ủy hội sông Mekong, mà còn liên quan và thể hiện vai trò của cộng đồng ASEAN, các nước lớn và tổ chức quốc tế có uy tín và tầm ảnh hưởng".
28 Tháng Hai 2016(Xem: 17218)
"Tổng công ty dầu khí Trung Quốc (CNOOC) mời gọi các công ty nước ngoài đấu thầu thăm dò, khai thác 18 lô dầu, với diện tích tổng cộng 52.257 km2, phần lớn nằm ở Biển Đông và có một vài lô gần Hoàng Sa".
25 Tháng Hai 2016(Xem: 15609)
"Cuộc tuần hành được tổ chức bởi Hội sinh viên Việt Nam tại Philippines (AVSP) và Tổ chức phong trào liên minh chống Trung Quốc (MARCHA). Cựu dân biểu Roilo Golez của Philippines dẫn đầu cuộc tuần hành. Ngoài sinh viên Việt Nam, đoàn biểu tình còn có sinh viên từ Indonesia, Campuchia, Đông Timor, Myanmar và Hàn Quốc".
21 Tháng Hai 2016(Xem: 15457)
"Theo Thể chế tam quyền phân lập của các nước dân chủ, Quốc trưởng, Tổng thống là nguyên thủ số 1 của quốc gia đồng thời cũng là Tổng tư lệnh quân đội". "Lấy sự việc cụ thể từ tình hình Biển Đông, ông Ksor Phước cho rằng, khi sự việc diễn ra "rầm rầm", Chủ tịch nước có thể đứng ra chủ trì cuộc họp các tướng lĩnh".
21 Tháng Hai 2016(Xem: 14029)
"Khẩu chiến Mỹ-Trung về vụ Bắc Kinh triển khai tên lửa phòng không tại quần đảo Hoàng Sa (Biển Đông) càng lúc càng gay gắt. Bắc Kinh ngày 19/02/2016 đã cho báo chí lên tiếng đe dọa Washington là lực lượng Trung Quốc phòng thủ Hoàng Sa sẵn sàng bắn súng cảnh cáo, thậm chí đâm vào chiến hạm Mỹ nếu dám tiến lại gần Hoàng Sa". Ảnh Google: Nữ Hạm trưởng Amy Graham chỉ huy khu trục hạm USS Curtis Wilbur tiến vào 12 hải lý đảo Tri Tôn-Hoàng Sa
18 Tháng Hai 2016(Xem: 15356)
Một phụ nữ người Mỹ gốc Việt từ Quận Cam đến Sunnylands tham dự cuộc biểu tình với biểu ngữ I Love Vietnam's East Sea tại ngã tư "tọa độ nóng" Bop Hope - Gerald Ford, Palm Springs, nơi dẫn vào Sunnylands Whtie House Western; trong lúc bên trong bà Cao Vũ Mai, Phó TLS San Francisco đón tận cầu thang chuyên cơ B - 787 trao tặng hoa cho ông Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh VH & TTXVN
18 Tháng Hai 2016(Xem: 13759)
VH - "Như báo Văn Hóa đã loan tin, Hội nghị thượng đỉnh Obama+ ASEAN hay US - ASEAN được bố trí theo chương trình nghị sự TT Obama + 11 (kể cả ông Lê Minh Lương, Tổng thư ký ASEAN), sau đó là các cuộc họp riêng giữa TT Obama + 1 (từng nguyên thủ mỗi nước). Trong cuộc họp, TT Dũng chuyển ngay lời mời: "Tôi thay mặt cho các nhà lãnh đạo VN mời Tổng Thống đến thăm VN"; TT Obama liền đáp lại: "Vậy tôi sẽ cho ra thông cáo báo chí ngay lập tức về chuyến thăm của tôi tới VN". TT Dũng đề nghị thêm: "Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường". Ảnh Phóng viên VN ở Sunnylands.