Không gian: Chiến trường mới giữa các cường quốc

18 Tháng Mười Một 20212:10 CH(Xem: 5573)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ NĂM 18 NOV 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Không gian: Chiến trường mới giữa các cường quốc


17/11/2021


image004Ảnh minh họa: Trạm không gian quốc tế ISS ngày 04/10/2018. REUTERS - HANDOUT


Thanh Phương


Hôm thứ Hai, 15/11/2021, Nga đã bắn thử một tên lửa lên không gian để phá hủy một trong những vệ tinh nhân tạo của nước này trên quỹ đạo. Hoa Kỳ đã ngay lập tức lên án Matxcơva về hành động đó, bởi vì theo Washington, vệ tinh bị phá hủy đã biến thành một đám “mây” mảnh vỡ, có thể gây nguy hiểm cho Trạm Không Gian Quốc Tế ISS và cho các vệ tinh khác.


Nước Pháp, qua lời bộ trưởng Quân Lực Florence Parly, cũng đã có lời lên án tương tự, thậm chí gọi thẳng nước Nga là “những kẻ phá hoại không gian”.


Nga bắn tên lửa phá hủy vệ tinh mà không hề báo trước, lo sợ cho tính mạng của họ, 7 phi hành gia ( gồm 4 người Mỹ, 2 người Nga và 1 người Đức ) trên Trạm Không Gian Quốc Tế đã phải “tị nạn” trong các phi thuyền gắn vào trạm này để sẵn sàng được “di tản” về Trái đất nếu cần. 


Sau một ngày im lặng, bộ Quốc Phòng Nga đến hôm qua mới nhìn nhận đã thực hiện “thành công” vụ bắn tên lửa nhắm vào một vệ tinh có từ thời Liên Xô, đó là vệ tinh Tselina-D, được đặt lên quỹ đạo Trái Đất từ năm 1982 và từ lâu không còn hoạt động nữa. Nhưng Matxcơva bác bỏ ngay các cáo buộc “đạo đức giả” của Mỹ về nguy cơ từ các mảnh vỡ của vệ tinh bị phá hủy. Còn bộ Ngoại Giao Nga thì khẳng định vụ bắn thử tên lửa hôm thứ Hai là “hoàn toàn đúng với luật pháp quốc tế và không nhằm chống lại bất cứ ai.”    


Nhưng dù Nga có biện bạch thế nào thì rõ ràng là vụ bắn tên lửa đang gây lo ngại về nguy cơ không gian trở thành một “chiến trường” mới giữa các cường quốc, đang rất muốn dùng vũ trụ làm nơi thử nghiệm các công nghệ quân sự mới.    


Theo lời tổng thư ký khối NATO Jens Stoltenberg, “hành động vô trách nhiệm” của Nga còn cho thấy là Matxcơva đang phát triển những vũ khí có thể phá hủy các hệ thống thông tin và hệ thống định vị toàn cầu, cũng như hệ thống báo động chống tên lửa. 


Cho tới nay, chỉ mới có ba quốc gia đã bắn thử tên lửa để phá vệ tinh: Hoa Kỳ, Trung Quốc và Ấn Độ. Nay trong danh sách này có thêm Nga, cho dù Matxcơva vẫn luôn tuyên bố chống lại mọi “mưu toan quân sự hóa không gian”. Hôm qua, ngoại trưởng Nga Sergueï Lavrov thậm chí còn chỉ trích Hoa Kỳ là vẫn không đáp ứng đề nghị của Nga và Trung Quốc về một hiệp định quốc tế “nhằm ngăn chận cuộc chạy đua vũ trang trong không gian”. Ông còn tố Lầu Năm Góc đang chuẩn bị đặt lên quỹ đạo các hệ thống chống tên lửa.  


Nhưng trả lời hãng tin AFP, chuyên gia quân sự Nga Pavel Felgenhauer, cho biết ngay chính Matxcơva đã không hề che giấu việc họ có những hệ thống vũ khí có thể từ Trái Đất bắn lên không gian, như hệ thống phòng thủ tên lửa S-500 et S-550. 


Theo hãng tin AFP, lĩnh vực không gian dân sự là một trong số hiếm hoi các lĩnh vực mà Nga và Mỹ còn có một sự hợp tác tương đối êm thắm. Nhưng trong những năm gần đây căng thẳng bắt đầu xuất hiện, vì Nga và Trung Quốc đã tuyên bố muốn tăng cường hợp tác song phương về không gian để đối đầu với các cường quốc phương Tây. 


Theo nhận định của ông Xavier Pasco, giám đốc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược FRS của Pháp, được nhật báo La Croix trích dẫn, vụ bắn tên lửa hôm thứ hai là “một hành động nhằm khẳng định vị thế, một tín hiệu chính trị”, chứ Nga đâu cần phải gấp rút phá hủy một vệ tinh không còn hoạt động nữa.    


Thật ra thì hiện nay, như nhà nghiên cứu Éric-André Martin, Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp IFRI, nhấn mạnh trên tờ La Croix, Hoa Kỳ cũng như Pháp, đều đã xem không gian là một lĩnh vực như những lĩnh vực khác và đã lập riêng một bộ tư lệnh cho không gian.


Nhưng các chuyên gia báo động là việc phát triển khả năng phá hủy các vệ tinh hay tiến hành một cuộc tấn công trên không gian có nguy cơ kéo theo một cuộc chạy đua vũ trang với những hậu quả không lường trước được. 


Vụ bắn thử tên lửa mà không báo trước của Nga hôm 15/11 còn cho thấy là giữa các cường quốc vẫn chưa có một cơ chế thông tin liên lạc, về các hoạt động của mỗi nước trên không gian, tương tự như đường giây nóng  “hot line” mà Matxcơva và Washington đã lập ra sau khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962. (RFI)


Nga-Mỹ: Sau chiến tranh lạnh là cuộc chiến tên lửa chống vệ tinh?


17/11/2021


image001(Ảnh minh họa) - Trạm không gian quốc tế ISS. - NASA/AFP/File


Thùy Dương


Chủ đề chính được báo Pháp hôm nay quan tâm là vụ Matxcơva cho phóng thẳng một tên lửa vào một trong những vệ tinh không hoạt động của Nga, làm văng ra quỹ đạo với vận tốc 27.400km/giờ khoảng 1.500 mảnh vỡ có thể xác định được và vài trăm ngàn mảnh vỡ nhỏ hơn. Cả Le Figaro, Libération và La Croix đều dành trang nhất, bài xã luận và hồ sơ chính với nhiều bài phân tích cho đề tài này.


«Cuộc đua đến các vì sao» và «thùng rác không trun »


« Tên lửa Nga tái khởi động cuộc chiến không gian » là tựa trang nhất của Le Figaro. Tờ báo nhận định khi phá hủy vệ tinh bằng cách phóng thẳng tên lửa, cho dù điều này gây nguy hiểm cho các phi hành gia trên Trạm Không Gian Quốc Tế ISS, Matxcơva đã lao vào chạy đua chiến lược với Mỹ.


Trong bài xã luận có tiêu đề « Cuộc đua đến các vì sao », Le Figaro nhận định « Chiến tranh giữa các vì sao » không còn là một giả thuyết khoa học viễn tưởng, không trung đã trở thành một thách thức lớn về chiến lược : vừa là chiến trường vừa là biên giới mới của cuộc viễn chinh kinh tế. Nếu không có 4.000 vệ tinh đang vận hành, mọi hoạt động của con người sẽ « ngay lập tức bị nhấn chìm trong bóng tối », từ thiết bị viễn thông đến thiết bị định vị GPS cho các phương tiện giao thông vận tải, từ dự báo thời tiết đến giám sát quân sự và tình báo. Trong « trò chơi của các cường quốc », trong khi chờ đợi có được vũ khí laser, nước nào cũng muốn cho thấy có khả năng « chọc mù đối thủ bằng tên lửa chống vệ tinh ».


Đối với Le Figaro, Mỹ là đối tượng chịu nhiều nguy cơ, rủi ro nhất, bởi ẩn giấu phía sau du lịch vũ trụ, thì SpaceX, Amazon và nhiều công ty khác đang chuẩn bị phóng hàng chục ngàn vệ tinh thương mại. « Cuộc đua đến các vì sao » có thể gây ra nhiều thương tổn, vì thế mà Lực Lượng Không Gian của Mỹ được thành lập, dù là Lầu Năm Góc còn xa mới có thể trở thành « cảnh sát không trung » thậm chí là còn xa mới dọn sạch được các mảnh vỡ trong không gian.


Không thể cạnh tranh với Mỹ, tổng thống Nga Vladimir Putin một lần nữa cho thấy « năng lực gây hại ». Le Figaro nhấn mạnh là với 30.000 vật thể đang trôi nổi trong không gian, nơi đây đang trở thành một « thùng rác », các nguy cơ va chạm tăng theo cấp số nhân. Nga vừa khiến tất cả mọi người, kể cả chính họ, gặp nguy hiểm.


Sự vô trách nhiệm của một cường quốc về không gian


Trong bài viết ở chuyên mục quốc tế « Tên lửa Nga tái khởi động cuộc chiến không gian », Le Figaro cho biết với vụ thử nghiệm phóng tên lửa phá hủy vệ tinh, Nga - một quốc gia có nhiều năm kinh nghiệm về khám phá vũ trụ - bị cả giới ngoại giao, quân sự và khoa học Mỹ chỉ trích là « vô trách nhiệm », « bất cẩn », « nguy hiểm », « gây bối rối », bởi các mảnh vỡ trôi nổi lâu dài trong không trung do vụ nổ gây ra đe dọa các vệ tinh đang hoạt động cũng như những thiết bị khác trong không gian, vốn dĩ có vai trò sống còn đối với sự an toàn, nền kinh tế và các lợi ích khoa học của mọi quốc gia trong những thập niên tới đây.


Thông điệp chiến lược của Nga?


Một câu hỏi được các chuyên gia về không trung đặt ra: Đâu là ý đồ của Matxcơva, đâu là thông điệp chiến lược mà Nga muốn phát đi ? Cho dù đây không phải lần đầu tiên một cường quốc không gian thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh, nhưng đây là lần đầu tiên vụ thử nghiệm của Nga tạo ra các mảnh vỡ văng tự do và trôi nổi lâu dài trong quỹ đạo, gây nguy hiểm cho các hoạt động của con người, kể cả của Nga và Trung Quốc, trong không trung.


Le Figaro nhắc lại ba cuộc thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh gần đây nhất của Nga đều được tiến hành trước khi Matxcơva thử nghiệm một loại vũ khí khác. Hồi tháng 01/2020, vệ tinh Kosmos-2542 của Nga đã tiến đến gần một vệ tinh giám sát USA-245 của Mỹ, và Nga đã phóng một vệ tinh nhỏ mà theo Hoa Kỳ là có mọi đặc điểm của một loại « vũ khí không gian » tiềm tàng, có thể va vào vệ tinh của Mỹ, điều mà tướng John Raymond, chỉ huy lực lượng không gian Mỹ từng coi là « bất thường và gây lo ngại ». 


Sự chuẩn bị cho các cuộc đối đầu trong không gian


Vẫn trong chuyên mục Quốc tế, trong bài viết « Matxcơva chau chuốt tỉ mỉ các loại vũ khí mới trên chiến trường không trung », Le Figaro nhận định từ lâu nay Nga đã chuẩn bị cho các cuộc đụng độ trong không gian và vụ thử nghiệm mới đây cho thấy Matxcơva đã rất kiên trì nỗ lực. Vụ thử này không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa về quân sự mà còn có ý nghĩa về ngoại giao. Theo nhà phân tích Igor Delanoë, tại Matxcơva, « có thể đó cũng là một yếu tố đàm phán trong khuôn khổ đối thoại chiến lược với Hoa Kỳ vốn đã được khởi động trở lại kể từ hội nghị thượng đỉnh Putin-Biden tại Genève, ngày 16/06, giúp ổn định cuộc đối đầu giữa Matxcơva và Washington ».


Khủng hoảng tên lửa phiên bản thế kỷ 21


Nhìn sang Libération, tờ báo chạy tựa trang nhất « Không gian : Cuộc đua quỹ đạo ». Trong bài viết « Nga cho thấy các hiệu ứng không gian », Libération coi vụ thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh là « sự phô trương sức mạnh của Nga » và trong bối cảnh hiện nay, « cuộc đấu chiến lược » với Mỹ được Nga đặt lên trên sự an toàn của người dân và phi hành gia của chính nước này.


Còn đối với cây bút xã luận Laurent Provost của Libération, cuộc khủng hoảng tên lửa, phiên bản thế kỷ 21, sẽ không diễn ra ở Cuba, mà là trên không gian. Dường như sau chiến tranh lạnh, nay đã đến lúc nổ ra chiến tranh giữa các vì sao.


Điềm báo căng thẳng gia tăng


Trong khi đó, trong bài viết « Liệu có phải không trung trở thành chiến trường mới của các siêu cường về tên lửa chống vệ tinh? », báo Công Giáo La Croix nhấn mạnh sự phô trương lực lượng của Matxcơva không phải là vô cớ trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và Tây phương về xung đột Ukraina gia tăng mạnh.


La Croix dẫn lời ông Xavier Pasco, giám đốc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược Pháp FRS, theo đó việc phá hủy một vệ tinh vốn không hoạt động không phải là điều khẩn cấp, mà đây là « một hành động khẳng định sức mạnh, một tín hiệu chính trị, một điềm báo là các căng thẳng sẽ gia tăng ».

02 Tháng Bảy 2015(Xem: 16807)
Sứ giả của "Hòa giải": Cựu Tổng Thống Bill Clinton là người đã mở ra chương "Hòa giải" giữa hai kỳ phùng địch thủ trên chiến trường Đông Dương hay cuộc chiến tranh Việt Nam, là "con thoi" luôn có mặt vào các thời điểm "nóng sốt" trên mặt trận chính trị Việt - Mỹ. Hôm 1 tháng 7, 2015, một lần nữa (lần thứ 5), ông đã bay qua Hà Nội (theo thông báo của Đại sứ Ted Osius) để gặp những những chóp bu hàng đầu đảng CSVN như Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, (không thấy ảnh và tin Nguyễn Tấn Dũng với Bill), Phạm Bình Minh, ... bên cạnh đó, ông cũng không quên gặp một số nhân vật trong giới vận động Dân chủ-Nhân quyền, Xã hội Dân sự ... Thế nhưng, dư luận bên lề thì lại cho rằng "không có chuyện gì là không thể!" chẳng hạn như, Bill sẽ "tháp tùng, bảo hộ" chuyến đi đến nơi về đến chốn cho Trọng ...
30 Tháng Sáu 2015(Xem: 16372)
Nguồn tin khả tín của thân hữu báo Văn Hóa từ Bộ ngoại giao cho biết (nếu không có gì thay đổi vào giờ chót), lịch trình làm việc của Nguyễn Phú Trọng viếng thăm Hoa Kỳ sẽ từ ngày 05 tháng 7 đến 09/7/2015. (Xem chi tiết trang trong)
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 23429)
Tin nói rằng Đại tướng Phùng Quang Thanh và toán các cận vệ và sĩ quan tùy tùng sau khi đã kết thúc một tuần làm việc với đối tác Bộ Quốc Phòng Pháp nên rủ nhau đi chơi, mua sắm và thăm vài gia đình "Việt kiều yêu nước" là cơ sở nằm vùng tại Paris. Khi vừa ra khỏi một căn nhà trong hẽm phố Paris thì bị hai kẻ lạ mặt không rõ sắc dân hay quốc tịch đã dùng súng tự động hãm thanh bắn nhiều phát và Đại Tướng Phùng Quang Thanh bị trúng 2 viên đạn.
25 Tháng Sáu 2015(Xem: 17834)
Tầu khựa bắn đạn thật chỉ thiên, Phi - Nhật dàn trận thám thính, Ấn lượn chiến hạm loanh quanh - "Ngày 24.6, Bộ Quốc phòng Philippines tuyên bố cuộc diễn tập bắn đạn thật do quân đội Trung Quốc tổ chức gần đây trên Biển Đông là một hành động thể hiện kế hoạch của Bắc Kinh nhằm quân sự hóa những khu vực mà họ chiếm đóng bất hợp pháp." - "Cùng ngày 24.06, Nhật Bản và Philippines đã cho hai máy bay dọ thám xâm nhập vùng đảo Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) tiếp theo một hành động tập trận tương tự ngày hôm trước." - "Các chiến hạm thuộc Hạm đội Viễn Đông Ấn Độ đã chia nhau ghé cảng Sihanoukville của Cam Bốt, Sattahip của Thái Lan, Singapore, Indonesia và Malaysia, cũng như cảng Freemantle tại Úc. Chiến dịch này nằm trong chính sách gọi là « Act East (Hành động hướng Đông) » đang được New Delhi xúc tiến.
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 20936)
- " Hải quân Việt Nam sẽ đổ bộ lên các hòn đảo và rạn san hô hiện do Trung Quốc chiếm đóng. Các tàu đổ bộ sẽ được yểm trợ bởi không quân, tàu phóng ngư lôi và tàu hộ tống." - “Biển Đông là một khu vực lý tưởng để người Trung Quốc có thể che giấu các tàu ngầm”. Khu vực Biển Đông với độ sâu hàng nghìn mét và có những hẻm núi sâu dưới nước là nơi mà các tàu ngầm có thể tránh bị phát hiện." - "Reuters dẫn lời một quan chức quân sự Philippines cho biết, các cuộc tập trận sẽ diễn ra trên đảo Palavan nằm cách quần đảo Trường Sa 160 km với sự tham gia của hai máy bay trinh sát hàng hải P3C-Orion của Mỹ và Nhật Bản."
19 Tháng Sáu 2015(Xem: 16365)
Đại sứ Ted Osius trả lời báo Tuổi Trẻ: "Tôi không phải là người phù hợp để thông báo về thời gian chuyến thăm. Cơ quan chức năng hai nước sẽ công bố ngày giờ chính thức. Tuy nhiên, những gì tôi có thể tiết lộ là Mỹ đang chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong vài tuần tới."
18 Tháng Sáu 2015(Xem: 16657)
" Nhiều khả năng đây là chiến hạm đổ bộ lớp Yuzhao Type 071, có tên Jinggang Shan, là một trong những tàu chiến lớn nhất của Hải quân Trung Quốc. Tàu này có thể chở 500-800 binh sĩ, 15-20 xe đổ bộ và một xe tăng. Tàu này cũng có một bãi đáp trực thăng và dài khoảng 210m, có độ giãn nước 18.500 tấn. Tàu hiện đang neo đậu tại bãi đá Vành Khăn, là một trong 7 căn cứ hỏa lực TQ đã ra sức tân tạo thành đảo nhân tạo trong gần 2 năm qua."
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 15905)
"Trong 30 năm qua, các quan chức Mỹ đã từ chối ngăn chặn tham vọng bành trướng của Trung Quốc, cũng một phần bởi chiến lược “bành trướng cường độ thấp”, hay tằm ăn dâu, gặm nhấm từ từ của Trung Quốc. Chưa phải là quá muộn để Washington trung hòa tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông." Ảnh: Đô đốc James A. Lyons, cựu Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ. Google
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 16290)
- "Ông Carter kêu gọi Trung Quốc và tất cả các bên tranh chấp ngưng hoạt động cải tạo đất và ngưng quân sự hóa tranh chấp lãnh thổ tranh chấp ..." - "Ông Phạm đã nói với ông Carter rằng Trung Quốc có quyền xây dựng trên lãnh thổ của mình và triển khai lực lượng tới đó ..." Ảnh: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long tại Washington - REUTERS /Gary Cameron
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 18055)
- Nhà sử học Carlos Quirino đánh giá: "Bản đồ Murillo Velarde của Philipines là một tài liệu tham khảo quan trọng miêu tả rõ ràng các đảo và là bản đồ mang tính khoa học đầu tiên của Philippines. Bản đồ có 12 hình ở hai bên lề phải và trái, bao gồm 8 hình vẽ người có y phục bản địa, một hình bản đồ Guam và ba bản đồ nhỏ thành phố hoặc cảng trong đó có Manila". - Trên bản đồ cổ, khu vực có bãi đá ngầm Scarborough lúc đó mang tên « Panacot » hoặc nguời Philippines gọi là « Panatag », ở ngoài khơi Luzon.
07 Tháng Sáu 2015(Xem: 18062)
Tướng Vịnh: "Sắp tới đây, giữa hai nước có những cuộc gặp cấp cao hơn và nội dung quan trọng hơn... "chúng ta cũng muốn biết thực chất Mỹ đang muốn gì ở đây.. "sự hiện diện của Mỹ ở biển Đông hay rộng hơn là châu Á - Thái Bình Dương thì nó không phụ thuộc vào ý chí của Việt Nam nữa.. "nếu như tàu bè, máy bay của Mỹ tuân thủ luật pháp quốc tế, không gây phương hại đến hòa bình, ổn định của khu vực, không đe dọa đến an ninh khu vực thì Việt Nam hoàn toàn không có ý kiến gì..."Tôi lo ngại nhất là chúng ta bị dính líu đến các đối đầu giữa các nước lớn và chúng ta cần kiên định không đứng về bên nào..."Trong cuộc gặp ông Tôn Kiến Quốc, tôi xin nói thẳng là các đồng chí sai rồi..." (tựa của VH)
04 Tháng Sáu 2015(Xem: 20052)
Bộ trưởng Quốc phòng Việt-Mỹ Ashton Carter và Phùng Quang Thanh ký kết văn kiện "Tầm nhìn" hôm thứ Hai 01/6/15 tại Hà Nội. (Ảnh AP). Bộ trưởng Ashton Carter chào mừng "Tầm nhìn" bằng món quà viện trợ cho VN 18 triệu đôla để mua sắm tiểu đỉnh cao tốc Shark-28, cung ứng cho Cảnh sát biển VN. Shark-28 có chiều dài 8,7 mét, chiều rộng 2,6 mét trang bị 2 động cơ 225 mã lực, tốc độ 45 hải lý/giờ với 4 thủy thủ.
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 19162)
Hôm 02/06/2015, trong buổi đón tiếp và trao đổi với đại diện giới trẻ hoạt động xã hội của Đông Nam Á tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi chính quyền Trung Quốc hãy tôn trọng luật pháp và « ngưng ngay những hành động thúc cùi chỏ » hiếp đáp láng giềng để bành trướng thế lực tại biển Đông.
31 Tháng Năm 2015(Xem: 17174)
"Tứ giác chéo hỏa lực" số 1 đảo nhân tạo Xu Bi, số 2 Chữ Thập, số 3 Gạc Ma, số 4 Vành Khăn có cự ly cách nhau trên dưới 200km, với tên lửa tầm trung hoạt động hữu hiệu, chính xác, phối hợp với với sân bay chiến đấu cơ, hầu hết các căn cứ hỏa lực của Việt Nam và Philippines nằm trong tầm ngắm của "mạng lưới hỏa lực tứ giác chéo". Căn cứ Xu Bi cách đảo Thị Tứ do Philippines đóng quân có 25km. Vấn đề là mục tiêu chính của mạng lưới hỏa lực tứ giác chéo nhắm vào ai, nhắm vào đâu! Sa bàn của Văn Hóa Map.
28 Tháng Năm 2015(Xem: 17067)
"Về mặt luật pháp quốc tế học giả Jeffrey Bader lưu ý, 7 rặng san hô, bãi đá ngầm mà Trung Quốc (xâm lược, chiếm đóng bất hợp pháp của Việt Nam từ 1988, 1995 đến nay) đang xây dựng bồi lấp không được hưởng bất kỳ quy chế nào về vùng lãnh hải 12 hải lý chứ chưa nói tới vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982..." "Tổng thống thường xuyên đề cập đến đến tầm quan trọng của an ninh trên Biển Đông. Điều này đặc biệt quan trọng đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ"./
26 Tháng Năm 2015(Xem: 19119)
"Một tờ báo của nhà nước Trung Quốc hôm nay nói chiến tranh là "không thể tránh khỏi” giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông ..." The National Interests: "Làm thế nào để khẳng định quyền tự do đi lại trên biển, và quyền sử dụng không phận trên các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, dựa trên Công ước Quốc tế về Luật Biển mà Hoa Kỳ tuân thủ, nhưng không ký kết, trong khi ngược lại, Trung Quốc ký kết nhưng lại không tuân thủ." "Phản ánh những lo ngại sâu sắc của Hà Nội, Việt Nam có thể bị kẹt giữa hai lằn đạn, nếu chiến tranh bùng nổ." "154 phi đạn Tomahawk có khả năng phá hủy "căn cứ không quân" trên đảo Chữ Thập chỉ trong vài phút."
24 Tháng Năm 2015(Xem: 16540)
Hôm qua, 21/05/2015, Hải quân Mỹ đã cho công bố hai cuộn băng video và băng thu âm cuộc khẩu chiến giữa Hải quân Trung Quốc và máy bay tuần tra Mỹ P8-A Poseidon xẩy ra hôm trước, ngày 20/04/2015/, trên không phận các hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông. Hải quân Trung Quốc đã tám lần yêu cầu máy bay Mỹ rời khỏi khu vực. Phi công Mỹ trên máy bay do thám đáp lại đó là không phận quốc tế, nhưng Hải quân Trung Quốc vẫn tiếp tục xua đuổi máy bay Mỹ.
24 Tháng Năm 2015(Xem: 18139)
"Trung tướng David Berger, người chỉ huy TQLC Viễn chinh số 1 tại Camp Pendleton, cho biết hầu hết các quốc gia tham dự cuộc tập trận đổ bộ đang tìm cách tăng tốc độ mua lại kỹ năng đổ bộ. Các quốc gia - hầu hết trong số họ -. Đang ở trong giai đoạn đầu của việc phát triển năng lực, họ không muốn mất 50 năm để phát triển; Vì vậy, cách tốt nhất để làm điều đó là để đi học hỏi từ người khác." HONOLULU MAY 19/15 (AP)