Tân Tổng thống Kazakhstan truất phế “cha già dân tộc” Nazarbaiev vì lòng dân căm phẫn

12 Tháng Giêng 20227:25 SA(Xem: 5200)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ TƯ 12 JAN 2022

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Tân Tổng thống Kazakhstan truất phế “cha già dân tộc” Nazarbaiev vì lòng dân căm phẫn


Văn Hóa Online

12/1/2022

(Tổng hợp)


image002Ảnh trên: Tân Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev tham dự một phiên họp của Quốc Hội qua video-hội nghị, NurSultan, Kazakhstan ngày 11/01/2022; ông Tokayev đã ra lệnh truất phế cựu Tổng thống Nursultan Nazarbaiev cựu Tổng bí thư đảng cộng sản Kazakhstan. via REUTERS - PRESIDENT OF KAZAKHSTAN WEBSITE. Ảnh dưới: cựu Tổng thống 30 năm Nazarbaiev vừa bị truất phế.


Vài nét về Quốc gia Trung Á Kazakhstan


Kazakhstan có diện tích là 2.724.902 km2, rộng lớn hơn cả Tây Âu. Dân số theo thống kê hiện nay của Kazakhstan là 19 triệu người, khoảng 4 triệu dân Nga. Kinh tế Kazakhstan nay đạt 9 nghìn USD/đầu người một năm, cao hơn nhiều so với các láng giềng Trung Á khác. Hồi giáo là tôn giáo chính.


Đại bộ phần địa hình của Kazakhstan là bán hoang mạc. Trong hầu hết lịch sử lãnh thổ của Kazakhstan hiện đại từng là nơi sinh sống của các Bộ tộc Du mục. Đây là nước cộng hoà cuối cùng thuộc Liên bang Xô Viết. Kazakhstan tuyên bố độc lập ngày 16 tháng 12 năm 1991.


Là một trong 5 nước Trung Á thuộc Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), một liên minh quân sự Á-Âu gồm 5 nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và Nga, nhưng giới lãnh đạo Kazakhstan vẫn cố gắng giữ vai trò “trung lập” dưới áp lực của dân chủ phương Tây và độc tài cộng sản.


image005Lãnh thổ và vị trí của nước Cộng hòa Kazakhstan có đường biên giới liên tục với Nga Xô dài gần gần 7000km. Biên giới phía đông Kazakhstan cũng giáp ranh với Trung cộng. Mối quan tâm của Bắc Kinh đối với Kazakhstan là con đường tơ lụa trong dự án Vành đai & Con đường.


image006image008Hàng vạn dân chúng Kazakhstan phẫn nộ xuống đường ở thành phố lớn nhất Almaty vì chế độ tham những, độc tài và gia đình trị của cựu Tổng thống Nursultan Nazarbaiev hôm 04/1/2022, Reuters


Lãnh đạo XHCN và tương lai của Kazakhstan


Năm 1989 ông Nursulatan Nazarbayev lên làm Bí thư thứ nhất Đảng cộng sản Kazakhstan và sau khi Liên Xô sụp đổ, ông làm tổng thống Kazakhstan tới năm 2019.


Ba mươi năm trước, ông Nursulatan Nazarbayev là tổng bí thư cuối cùng của Đảng Cộng sản nước Cộng hòa XHCN Kazakhstan tại Trung Á - cùng với quá trình tan rã của hệ thống XHCN liên bang Xô Viết.


Dưới sự dẫn dắt của Tổng bí thư Nursultan Nazarbayev, Cộng hòa Kazakhstan giành độc lập năm 1991.


Thành tích của ông Nazarbayev trong cuộc ly hôn với Liên Xô diễn ra khá gọn nhẹ, tránh đổ vỡ như ở một số cộng hòa khác, mà còn nhanh chóng tạo vị thế mới cho Kazakhstan.


Ông đồng ý trao trả cho Nga, hậu thân của Liên Xô, toàn bộ các đầu đạn hạt nhân trên lãnh thổ Kazakhstan, nhưng ông vẫn cho người bạn Nga giữ lại căn cứ hàng không vũ trụ Baikonur.


Tổng bí thư Nazarbayev cho Nga thuê Baikonur Cosmodrome tới 2050 và để Roscosmos State Corporation trực tiếp quản lý, Kazakhstan vẫn có quyền thu phí từ các đối tác khác (Mỹ, Anh, EU, công ty tư nhân…) muốn dùng công trình có một không hai trên lục địa Á-Âu này.


Quan hệ của nước Kazakhstan (19 triệu dân), nằm ở vị trí chiến lược, nối Nga với Trung Quốc và Nam Á, không chỉ tốt đẹp với cả hai láng giềng to, mà còn rất ổn với Hoa Kỳ, Anh.


Chiến lược cân bằng (có người nói là đi dây) giữa các phe phái trên thế giới tạo ra ổn định cho Kazakhstan.


Không chỉ có trữ lượng uranium nhiều nhất thế giới, Kazakhstan còn có dầu mỏ, khí đốt được các công ty Nga và Phương Tây: Exxon Mobil, Lukoil, Royal Dutch Shell...đầu tư.


Trung Quốc cũng bỏ vào Kazakhstan ít nhất 10 tỷ USD trong dự án Vành đai & Con đường.


Kinh tế Kazakhstan nay đạt 9 nghìn USD/đầu người một năm, cao hơn nhiều so với các láng giềng Trung Á khác.


Năm 2019, Nursultan Nazarbayev đã tự nguyện rời ghế tổng thống sau gần 30 năm trị vì, tuy nhiên ông vẫn nắm chức Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia tựa như tổng bí thư với quyền lực vô hạn.


Một quyết định quan trọng trong sự nghiệp chính trị của Nazarbayev là “đỡ đầu” cho ông Kassym-Jomart Tokayev, sinh năm 1953 lên làm tổng thống từ tháng 3/2019.


Để "nhớ ơn" người bảo trợ, tân tổng thống Tokayev ngay lập tức cho đổi tên thủ đô Astana thành thành phố mang tên Người cha của dân tộc (Father of the Nation năm 2019.


Sau các cuộc biểu tình bùng nổ đãm máu ở Almaty và một số đô thị tại Kazakhstan tuần qua, tân Tổng thống Kazakhstan Tokayev ngay lập tức tuất phế cựu tổng thống, tổng bí thư Nazarbayev khỏi vị trí Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia.


Tuy nhiên, chưa có tin tức nào liên quan đến sự an toàn và sự tồn tại của đảng cộng sản Kazakhstan.


Theo AFP, hôm 11/01/2022, tân tổng thống Tokaiev cáo buộc người đỡ đầu và tiền nhiệm, là người đã tạo thuận lợi cho sự xuất hiện một "tầng lớp giàu có" và gia đình trị, cũng là người được gọi là "cha già dân tộc" trước khi nổ ra các cuộc biểu tình vẫn được nhiều người rất sùng bái.


Lúc căng thẳng lên đến đỉnh điểm, những người biểu tình đã bày tỏ sự phẫn nộ đối với cựu lãnh đạo 81 tuổi.


Các báo châu Âu nay cho biết các con gái, con rể của ông và những nhóm thân hữu "sở hữu ít nhất 600 triệu bảng Anh" trong bất động sản ở Anh, nhất là London.


600 triệu bảng Anh" trong bất động sản ở Anh, nhất là London.


Hôm 07/01/2022, Reuters phỏng vấn ông Mukhtar Ablyazov, cựu bộ trưởng Kazakhstan hiện tỵ nạn tại Pháp. Ông nói người biểu tình thực sự muốn thay đổi "chế độ tham nhũng".


image009Ông cũng yêu cầu Phương Tây giúp đỡ Kazahstan xây dựng xã hội dân chủ vì nếu để tình hình bất ổn, nước này sẽ "rơi vào quỹ đạo của Putin".


Người dân Kazakhstan “say NO to Putin”.


Viết trên tờ The Sunday Times (09/01/2022), Peter Conradi, người từng phỏng vấn ông Nazarbayev, cho rằng sau nhiều năm nắm quyền, gia tộc của ông tạo ra nền chính trị kiểu "chủ nghĩa ăn trộm" (kleptocracy).


Bài báo viết: "Đa số nguồn lợi từ tài nguyên thiên nhiên của Kazakhstan rơi vào túi các đại gia (oligarch) có quan hệ thân thiết với giới cầm quyền...Một phúc trình của KPMG năm 2019 nói chỉ 162 người Kazakhstan sở hữu hơn một nửa tài sản quốc gia."


Hành động của Tân Tổng thống Tokaiev


Một số nhân vật thân cận của Nazarbayev bị tân Tổng thống Tokaiev bắt và quy tội "phản quốc".


Chừng 8000 người đã bị bắt và hôm 10/01/2022, chính quyền nói "có bàn tay của khủng bố nước ngoài" trong việc gây ra bạo động, nhưng không nêu ra bằng chứng.


Tân Tổng thống Tokaiev cũng đã bổ nhiệm một nội các mới và loan báo quân Nga sẽ từ từ rút quân ra khỏi Kazakhstan.


Hiện chưa rõ là để hài lòng dư luận vốn căm ghét chế độ gia đình trị lâu dài của ông Nursultan Nazarbayev vốn thân cận và núp bóng dưới cờ cộng sản Nga, Tổng thống Tokaiev sẽ cải tổ nội các đi theo hướng nào. Có dấu hiệu Kazakhstan trở lại hiến pháp Kazakhstan năm 1993.


Chưa thể biết việc tân Tổng thống Tokaiev có hủy tên thủ đô bị đổi là Nursulatan Nazarbayev - Người cha của dân tộc (Father of the Nation) để trả lại tên thủ đô cũ là Astana hay không.


(theo BBC và RFI)
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13617)
"Hôm qua, Thượng Nghị Sĩ Bob Menendez (Dân Chủ, NJ) cùng với 18 vị đồng viện thuộc Đảng Dân Chủ cùng lên tiếng kêu gọi Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ, Đại Sứ Micheal Froman, không đưa bản Hiệp Ước Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào Quốc Hội cho đến khi Việt Nam, Malaysia và Brunei đã đáp ứng thoả đáng các cam kết của họ với Hoa Kỳ".
22 Tháng Ba 2016(Xem: 14146)
"Lãnh đạo của 6 nước có liên quan đến sông Mekong sẽ họp thượng đỉnh vào ngày 23/3 tại thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam, Trung Quốc. Các bên tham gia gồm có Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia, 4 thành viên Ủy hội Sông Mekong, cùng với Trung Quốc và Myanmar, đối tác đối thoại của Ủy hội".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 14678)
"Bốn trạm bơm tạm thời đã bắt đầu hút 47 triệu mét khối nước từ sông Mekong bơm vào sông Huai Luang ở tỉnh Nong Khai của Thái Lan".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 15320)
"Trong bài trả lời phỏng vấn của hãng tin Anh Reuters hôm 17/03, đô đốc John Richardson, tư lệnh Hải Quân Mỹ xác nhận là đang thăm dò cơ hội tăng cường việc sử dụng hải cảng ở các nước như Philippines hay Việt Nam, trong đó có cả căn cứ Hải Quân Mỹ trước đây tại Việt Nam là Cam Ranh".
17 Tháng Ba 2016(Xem: 17087)
"Không khó để nhận ra, cả Trung Quốc và Thái Lan đang biến nguồn nước sông Mê Kông thành thứ vũ khí lợi hại trong chiến tranh kinh tế. Chính vì thế kêu gọi Trung Quốc xả nước có thể là hành động mang tính cảnh báo quốc tế chứ không phải là việc cần làm, càng không nên có bất kỳ ảo tưởng nào vào lòng tốt của chính quyền các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông".
15 Tháng Ba 2016(Xem: 14631)
“Trong tình thế như vậy”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói, “chính phủ Trung Quốc đã quyết định vượt qua khó khăn riêng của mình và sẽ làm hết sức để giúp các nước láng giềng. Trung Quốc đã quyết định mở các cửa xả lũ tại đập thủy điện Cảnh Hồng từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 để đưa nước xuống hạ nguồn với hy vọng giúp giảm bớt nạn hạn hán ở Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam”. - Đập Cảnh Hồng (Jinghong) và đập Tiểu Loan (Xiao Wan)
13 Tháng Ba 2016(Xem: 15540)
- “Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với những thách thức to lớn,” Ngoại trưởng John Kerry nói “Chúng ta phải gìn giữ và bảo vệ hệ sinh thái mong manh ở đây.” - "Tôi vẫn có thể nhắm mắt và hình dung ra hình ảnh đất nước mà tôi đã thấy trong cuộc chiến: hình ảnh những con trâu, những con rạch hẹp đến không ngờ, rừng đước, những người giăng câu trên ghe. Trước đây tôi có nuôi một con chó ..." - "Ông nói và cam kết khoản viện trợ trị giá 17 triệu đô la cho chương trình thích nghi với biến đổi khí hậu".
13 Tháng Ba 2016(Xem: 14470)
“Trùm” tình báo Mỹ James Clapper cho biết, những hải đảo ở Biển Đông bị Trung Quốc tranh đoạt chủ quyền và bồi đắp làm căn cứ quân sự sẽ giúp Bắc Kinh có “năng lực đáng kể để nhanh chóng triển khai sức mạnh tấn công đáng kể trên toàn khu vực”. Khả năng tấn công quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông đã vượt xa những gì mà Bắc Kinh nói là “tiền đồn phòng thủ”.
10 Tháng Ba 2016(Xem: 20597)
"Theo Nikkei Asian Review, Hải quân Mỹ đang có ý định cạnh tranh với Nga trong việc sử dụng vùng vịnh này. Việt Nam có thể thay đổi cán cân sức mạnh trên vùng biển châu Á – Thái Bình Dương chỉ bằng cách cho phép Mỹ hoặc Nga có mặt tại vịnh Cam Ranh". "Ông Hiroyuki Noguchi nhấn mạnh, nếu kết hợp với vịnh Subic của Philippines, Cam Ranh sẽ tạo thành 2 cánh kéo sắc có thể khống chế sự bành trướng của đường lưỡi bò Trung Quốc". "Việt Nam hoàn toàn biết rõ lợi thế quân sự và chiến lược của Cam Ranh và sẽ tiếp tục tăng cường sử dụng tiềm năng quốc phòng của căn cứ quân sự này phục vụ cho lợi ích của đất nước, chứ không bao giờ cho phép nước khác sử dụng Cam Ranh chống lại nước thứ ba".
08 Tháng Ba 2016(Xem: 16786)
"TT Nguyễn Tấn Dũng: “Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc chống hạn, mặn” "Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu cả hệ thống chính trị cấp bách cùng người dân miền Tây ứng phó thiên tai; đề nghị Trung Quốc xả đập trên sông Mekong". "Tại các khu vực sông Vàm Cỏ, sông Tiền, sông Hậu, ven biển Tây, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền 45-93 km; nhiều nơi có độ mặn cao nhất đạt 20,3-31,5g/l". "Hạ nguồn sông Mekong là Đồng bằng sông Cửu Long lãnh đủ! Thủ phạm là ai?"
08 Tháng Ba 2016(Xem: 18732)
"Cảng quốc tế Cam Ranh đủ sức tiếp nhận Hàng không Mẫu hạm 110.000 tấn. Các điểm vàng tròn trên hải đồ Văn Hóa là các hải cảng quốc tế Subic, Cota Kinobalu, Singapore, Klang, đáp ứng đủ tiêu chuẩn về một hải cảng quốc tế, có khả năng tiếp nhận các loại Hàng không Mẫu hạm thường hoặc nguyên tử đến tu bổ hoặc thăm viếng ... Bốn trong 5 hải cảng trên Hải đồ HkMh Mỹ đã ghé đến ngoại trừ Cam Ranh".
06 Tháng Ba 2016(Xem: 16641)
"Và như để tăng thêm phần thách thức, theo hãng Reuters, ông Quang A đang chờ lãnh đạo đảng Nguyễn Phú Trọng có ra tái cử vào Quốc Hội hay không, để ông có thể đối mặt với vị tổng bí thư trong cùng một đơn vị bầu cử". - Luật bầu cử của VN.
03 Tháng Ba 2016(Xem: 16226)
"Báo Văn Hóa-California vô cùng xúc động khi biết tin Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích đột ngột qua đời trên chuyến bay đi thủ đô Manila tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông lần thứ hai. Xin thành kính chia sẻ sự mất mát to lớn đến với Gs Nguyễn Thị Hợi, một phu nhân không lúc nào không sát cánh, yểm trợ con đường sự nghiệp phục vụ xã hội, cộng đồng của Gs Nguyễn Ngọc Bích". "Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích là một cây bút dũng mãnh từ nhiều năm qua đã hỗ trợ cho báo Văn Hóa những tin tức quan trọng trong sinh hoạt cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ.Trong dịp cùng di tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông tại Manila lần thứ nhất, bổn báo Lý Kiến Trúc có dịp gần gũi Gs Bích và phỏng vấn ông trong hội nghị". Xin trân trọng - Lý Kiến Trúc
01 Tháng Ba 2016(Xem: 14851)
- Việt Nam: "Tậu" vũ khí gì để đương đầu với Trung Quốc? - Đô Đốc Harry Harris: "Cần tháo gỡ toàn bộ lệnh cấn vận vũ khí sát thương" - Hoa Kỳ sẽ phải làm gì việc TQ quân sự hóa Biển Đông?
28 Tháng Hai 2016(Xem: 21594)
"Mọi hành động đe dọa “sinh mạng” dòng sông này đều bị cộng đồng quốc tế phản đối. Nó không chỉ liên quan đến 4 nước: Lào, Thái, Campuchia và Việt Nam trong Ủy hội sông Mekong, mà còn liên quan và thể hiện vai trò của cộng đồng ASEAN, các nước lớn và tổ chức quốc tế có uy tín và tầm ảnh hưởng".
28 Tháng Hai 2016(Xem: 17258)
"Tổng công ty dầu khí Trung Quốc (CNOOC) mời gọi các công ty nước ngoài đấu thầu thăm dò, khai thác 18 lô dầu, với diện tích tổng cộng 52.257 km2, phần lớn nằm ở Biển Đông và có một vài lô gần Hoàng Sa".
25 Tháng Hai 2016(Xem: 15694)
"Cuộc tuần hành được tổ chức bởi Hội sinh viên Việt Nam tại Philippines (AVSP) và Tổ chức phong trào liên minh chống Trung Quốc (MARCHA). Cựu dân biểu Roilo Golez của Philippines dẫn đầu cuộc tuần hành. Ngoài sinh viên Việt Nam, đoàn biểu tình còn có sinh viên từ Indonesia, Campuchia, Đông Timor, Myanmar và Hàn Quốc".
21 Tháng Hai 2016(Xem: 15559)
"Theo Thể chế tam quyền phân lập của các nước dân chủ, Quốc trưởng, Tổng thống là nguyên thủ số 1 của quốc gia đồng thời cũng là Tổng tư lệnh quân đội". "Lấy sự việc cụ thể từ tình hình Biển Đông, ông Ksor Phước cho rằng, khi sự việc diễn ra "rầm rầm", Chủ tịch nước có thể đứng ra chủ trì cuộc họp các tướng lĩnh".