VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG - CHỦ NHẬT 23 JAN 2022
Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về: lykientrucvh@gmail.com
TỪ TU VIỆN BÁT NHÃ BẢO LỘC ĐẾN CHÙA TỪ HIẾU HUẾ
Thiền sư Nhất Hạnh: 7 điểm đề nghị về chính sách của nhà nước VN đối với Phật giáo
Thiền sư Nhất Hạnh: 7 điểm đề nghị về chính sách của nhà nước VN đối với Phật giáo
Thiền sư Thích Nhất Hạnh (góc phải) và Đức Dalai Lama (góc trái). Ảnh tài liệu 2007.
TÓM TẮT:
Cáo phó: Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch
Tổ Đình Từ Hiếu - Đạo Tràng Mai Thôn (theo Việt Báo 22/1/2022)
. Năm 1942, xuất gia tại Tổ đình Từ Hiếu với Thiền sư Thanh Quý Chân Thật, được ban pháp danh Trừng Quang.
. Năm 1957, thành lập Phương Bối Am, Bảo Lộc.
. Ngày 1.5.1966, được Bổn sư phú pháp truyền đăng tại chùa Từ Hiếu và được kế thừa Trú trì Tổ đình Từ Hiếu sau khi Bổn sư viên tịch.
. Ngày 11.05.1966, rời Việt Nam kêu gọi Hòa bình, bắt đầu 39 năm lưu vong.
. Năm 2005, trở về VN lần thứ nhất. Thành lập Tu viện Bát Nhã, Bảo Lộc.
. 00:00 giờ ngày 22 tháng Giêng năm 2022, an nhiên thị tịch tại Thất Lắng Nghe, Tổ đình Từ Hiếu.
Cổng tam quan chùa Từ Hiếu - Huế. Ảnh Dân Việt.
Nét bút của Thiền sư Nhất hạnh. Ảnh Dân Việt.
Thiền sư Nhất Hạnh dâng hương tại Tổ đường chùa Từ Hiếu - nơi ngài xuất gia tu học từ năm 1942. Ảnh: Báo Giác ngộ.
"Thiền sư Thích Nhất Hạnh chọn Từ Hiếu là nơi tịnh dưỡng lúc cuối đời bởi đây là ngôi chùa mà thuở thiếu thời thiền sư đã xuất gia học đạo", sư thầy Thích Từ Đạo giải thích. Ảnh: Võ Thạnh. Ngày 30/10/18, sư thầy Thích Từ Đạo, Giám tự Tổ đình Từ Hiếu (TP Huế, Thừa Thiên - Huế), cho biết trong lần trở về Việt Nam này, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã xin cư ngụ tại Tổ đình Từ Hiếu để tịnh dưỡng cho đến khi viên tịch.
(theo VOA 22/01/2022) - Sau lễ trà tỳ (tức hỏa thiêu) vào ngày 29/01, Thiền sư sẽ không được an táng trong các bảo tháp như truyền thống mà xá lợi của ông sẽ được chia ra để ở Tổ đình Từ Hiếu và các tự viện của Làng Mai trên khắp thế giới, cũng theo cáo bạch.
Tổ đình Từ Hiếu đang bày trí hôm 22/1 năm 2022 để chuẩn bị cho tang lễ Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Nguồn: Ngọc Lễ/VOA 22/1/2022
Bìa Văn Hóa Magazine số 86 Thảng, 2004 chủ đề: Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Đại tướng Nguyễn Khánh.
Thiền sư Nhất Hạnh với cái nón lá Việt Nam.
Tạp chí Văn Hóa Magazine đến tay Sư Bà Chân Không trên đỉnh tu viện Lôc Uyển Escondido nam California ngày 15 tháng 9, 2002. Ảnh Lý Kiến Trúc.
Tạp chí Văn Hóa Magazine đến tay Thiền Sư Nhất Hạnh trong thiền đường tu viện Lôc Uyển Escondido nam California ngày 15 tháng 9, 2002. Ảnh Lý Kiến Trúc.
2016: GHPGVNTN sẽ là lực lượng "Đối lập Chính trị" ở VN?
Đọc "Thư Khánh Tuế" nhớ thầy Quảng Độ nhớ Thầy Tâm Châu (Sự biến Lương Sơn)
Hòa thượng Hàn lâm Tuệ Sỹ sẽ viết trang sử mới cho Phật Gíao Việt Nam?
Cuộc họp lịch sử bất thành về Phật giáo Việt Nam giữa Ht Huyền Quang GHPGVNTN và Thủ tướng CSVN Phan Văn Khải tại Hà Nội ngày 02/4/2013. Ảnh tài liệu về “Sự biến Lương Sơn”.
+++++++++++++++++++++++++++++++++
Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng kiến nghị để Phật giáo VN ‘tách khỏi Nhà nước’
BBC 23/1/2022
Nguồn hình ảnh, HOANG DINH NAM/AFP via Getty Images. Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong buổi cầu nguyện cho linh hồn các nạn nhân chiến tranh VN được tổ chức ngày 20/4/2007 tại một ngôi chùa ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Tài liệu của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội năm 2005 ghi lại đối thoại của thiền sư Thích Nhất Hạnh và kiến nghị 7 điểm với Chính phủ Việt Nam.
Điện tín từ Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội gửi về Bộ Ngoại giao ngày 31/03/2005 ghi lại các ý chính của cuộc gặp mặt giữa thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926-2022) và Đại sứ Michael Marine diễn ra vài hôm trước đó, theo Hồ sơ Wikileaks (xem link).
Sau hai tháng rưỡi được phép về thăm quê hương 'thành công', thiền sư Thích Nhất Hạnh đã hội kiến Đại sứ Michael Marine (nhiệm kỳ 2004-2007) tại Hà Nội hôm 26/03/2005.
Văn bản tiếng Anh có tựa đề "EXILED BUDDHIST LEADER RETURNS TO VISIT HOMELAND" nói đây là cuộc gặp riêng giữa hai người.
Trong phần tổng quan, phía Hoa Kỳ ghi rằng theo lời thiền sư Thích Nhất Hạnh thì "cộng đồng Phật giáo Việt Nam chia rẽ, suy yếu vì sự can thiệp của chính quyền vào các vấn đề tôn giáo".
Tuy thế, phía Hoa Kỳ nói "ông không phê phán công khai chính phủ Việt Nam trong thời gian thăm quê hương", nhưng đã trao cho Thủ tướng Việt Nam khi đó, Phan Văn Khải một kiến nghị "tách Giáo hội và Chính quyền ra khỏi nhau".
Ông cũng nhấn mạnh rằng: "một Giáo hội có sức sống trở lại (a revitalized Buddhist Church) có thể giúp giải quyết các căn bệnh xã hội, và nạn tham nhũng".
Sứ quán Hoa Kỳ viết rằng "dù Thích Nhất Hạnh ra điều kiện trước chuyến về là phải để ông đi lại tự do và sách của ông từng bị cấm phải được xuất bản [trong nước]"... nhưng chính phủ Việt Nam vẫn lo ngại "ông trở thành nhân vật của công chúng (mass figure)".
Nguồn hình ảnh, Getty Images. Thiền sư Thích Nhất Hạnh viết thư pháp trong chuyến đi thăm Thái Lan hồi tháng 04/2013
Về xã hội và giới trẻ
Theo lời Thích Nhất Hạnh nói với Đại sứ Marine thì "cộng đồng Phật giáo Việt Nam chia rẽ và bị suy yếu".
"Tín đồ đi chùa đều đặn, nhưng tình trạng chung (nguyên văn: sức khoẻ - overall health) của đạo Phật là rất tệ, chủ yếu là vì Chính quyền can thiệp vào Giáo hội.
"Nhiều sư được trao chức vụ lãnh đạo vì lý do chính trị, và đại diện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam được Nhà nước công nhận (Vietnam Buddhist Sangha - VBS) hành xử như nhân viên Nhà nước (act like government employees).
VBS dựa vào Chính phủ Việt Nam để có trợ cấp tài chính và để được phép tổ chức các hoạt động như cho sư ni ra nước ngoài tu tập. Điều này khiến người dân quay lưng lại với đạo Phật."
"Dù có phát triển kinh tế, đất nước vẫn đau khổ vì các vấn đề xã hội sâu nặng (social trauma). Phân chia rất nặng nề xảy ra giữa thế hệ cao niên đang vật lộn với các vấn đề chính trị, và giới trẻ thả mình vào cuộc sống tiêu thụ."
"Đau khổ xuyên thế hệ rất lớn. Thanh thiếu niên không tin vào hạnh phúc gia đình," theo lời thiền sư Nhất Hạnh mà Đại sứ quán Mỹ ghi lại.
Kiến nghị 7 điểm, tách Giáo hội khỏi Chính quyền
Đặc biệt, Thích Nhất Hạnh trao cho Đại sứ Hoa Kỳ kiến nghị chính sách mà ông đã trao cho Thủ tướng Phan Văn Khải một bản trước đó.
Tựa đề tiếng Anh của kiến nghị là "Seven Points Proposed by Monk Thich Nhat Hanh on the Policy of the State of Vietnam Towards Buddhism" - Bảy điểm đề nghị của Sư ông Thích Nhất Hạnh về chính sách cho Nhà nước Việt Nam đối với Phật giáo.
Ý tưởng cơ bản của nó là "Nhà nước xác nhận mong muốn tách quyền lực tôn giáo khỏi quyền lực chính trị" (The State confirms the intention to separate religious power from political power).
Theo đó thì "tăng ni sẽ không giữ chức vụ nhà nước, không nhận chỉ thị từ Chính phủ";
Trong cuộc gặp tuần đó với Thủ tướng Phan Văn Khải, thiền sư Nhất Hạnh nói ông muốn "Giáo hội tách khỏi Nhà nước, sư ni không bị buộc phải vào Quốc hội, Hội đồng Nhân dân", và việc tách khỏi chính trị không có nghĩa là tạo xung đột chính trị.
Ngoài ra, ông cũng nói với thủ tướng Việt Nam khi đó rằng "Những người cộng sản cần trở nên thành con người có chất Việt Nam hơn (Communists should become more Vietnamese) bằng cách chấp nhận tín ngưỡng truyền thống của cha ông họ, chấp nhận văn hóa Phật giáo là nền tảng của xã hội Việt Nam".
"Thất bại trong việc đó sẽ làm chính trị phá sản và khiến Đảng Cộng sản mất sự ủng hộ của nhân dân."
Nguồn hình ảnh, Getty Images. Một nữ tu bỏ phiếu ở Hà Nội vào ngày 23/5/2021, khi Việt Nam tổ chức các cuộc bỏ phiếu để bầu ra Quốc hội mới gồm 500 ghế
Giải pháp cho hai Giáo hội
Vẫn điện tín của Hoa Kỳ mô tả cuộc gặp và lời thầy Nhất Hạnh về các kiến nghị cho Việt Nam nói tiếp về giải pháp cho Phật giáo Việt Nam, vốn vẫn chia rẽ từ sau 1975 kể cả khi quốc gia đã thống nhất:
"Các nhân vật hàng đầu của Phật giáo Việt Nam, gồm cả Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất (UBCV) sẽ gặp mặt để hòa giải trong tinh thần phục hồi tình huynh đệ trong Cộng đồng Phật giáo và thiết lập quan hệ tốt với Nhà nước."
Điều này không cần phải nhằm lập ra một Giáo hội duy nhất, mà các vị lãnh đạo của đạo cần "đưa cộng đồng Phật giáo ra khỏi ảnh hưởng của ảnh hưởng chính trị nội bộ và hải ngoại".
Một điểm nữa trong Kiến nghị là để "các thầy Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ được quyền tự do cư trú, đi lại, thuyết giảng đạo Phật ở bất cứ đâu trong cả nước Việt Nam".
Vẫn theo Kiến nghị này thì "Ban Tôn giáo Chính phủ chỉ nên quan sát và ra những khuyến nghị", còn Phật tử "sẽ có Ủy ban Liên lạc với Chính quyền Thế tục (Committee for Liaison with the Secular Administration) nhằm tư vấn cho Chính phủ về các cách loại trừ lạm quyền, bất công, tham nhũng và những gì sai trái với Nhà nước, dân tộc và đạo Phật"
Cuối cùng, hòa thượng Thích Nhất Hạnh nói với Đại sứ Mỹ rằng ông có thể hình dung mình ở vai trò trở về Việt Nam để làm công việc tạo điều kiện cho Phật giáo nở rộ một lần nữa (to be the catalyst for Buddhism to flourish again in Vietnam).
Điện tín của Sứ quán Mỹ cho hay sư cô Chân Không có mặt cùng thầy Nhất Hạnh tại cuộc gặp ngày 26/03 với Đại sứ Hoa Kỳ.
Văn bản cũng mô tả một số mâu thuẫn giữa các vị lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất với Tăng đoàn Làng Mai về chuyến thăm quê hương của họ.
"Các lãnh đạo Giáo hội Thống nhất bị cấm hoạt động đã cho là chuyến thăm Việt Nam của thầy Nhất Hạnh đã đem lại tính chính danh cho cách nhà nước kiểm soát tôn giáo."
Còn về phía Nhà nước, Sứ quán Hoa Kỳ ghi nhận Bộ Nội vụ (Công an) phản đối chuyến thăm quê hương của thiền sư Nhất Hạnh, còn Bộ Ngoại giao thì ủng hộ.
Năm 2017, chính quyền Việt Nam cho thiền sư Thích Nhất Hạnh về sống ở quê hương nhưng ông đã qua đột quỵ, sức khoẻ yếu, không còn thuyết giảng trước công chúng.
Ông viên tịch vào lúc rạng sáng ngày thứ Bảy ngày 22/01/2022, tại chùa Từ Hiếu, Huế.
+++++++++++++++++++++++++++++++++
Specified Search View Map Make Timegraph View Tags Image Library
EXILED BUDDHIST LEADER RETURNS TO VISIT HOMELAND |
|
Date: 2005 March 31, 10:07 (Thursday) |
Canonical ID: 05HANOI767_a |
Original Classification: UNCLASSIFIED,FOR OFFICIAL USE ONLY |
Current Classification: UNCLASSIFIED,FOR OFFICIAL USE ONLY |
Handling Restrictions -- Not Assigned -- |
Character Count: 10645 |
Executive Order: -- Not Assigned -- |
Locator: TEXT ONLINE |
TAGS: HUMANR - Political Affairs--Human Rights | KIRF - International Religious Freedom | PGOV - Political Affairs--Government; Internal Governmental Affairs | PHUM - Political Affairs--Human Rights | PREL - Political Affairs--External Political Relations | RELFREE - International Religious Freedom | VM - Vietnam |
Concepts: |
Enclosure: -- Not Assigned -- |
Type: TE - Telegram (cable) |
Office Origin: -- N/A or Blank -- Office Action: -- N/A or Blank -- |
Archive Status: -- Not Assigned -- |
From: |
Markings: -- Not Assigned -- |
To: -- N/A or Blank -- |
1. (SBU) Summary: Exiled Buddhist leader Thich Nhat Hanh (TNH) completed a "successful" two-and-a-half-month visit to Vietnam, his first in almost forty years. In a private meeting with the Ambassador March 26, he described the Buddhist community in Vietnam as split and weakened due to Government interference in religious affairs. In public statements during the visit, however, he did not criticize GVN policies on religion. In a meeting with Prime Minister Phan Van Khai, TNH recommended the "separation of Church and State" in Vietnam and emphasized that a revitalized Buddhist Church could help to address social divisions and corruption. TNH made the ability to travel freely in Vietnam and the publishing of his previously-banned books prerequisites to his visit. In addition to his meeting with the PM, during the trip TNH met with large numbers of the faithful as well as with intellectuals. Leaders of the banned Unified Buddhist Church of Vietnam (UBCV) condemned the visit as legitimizing Government control of religion. The UBCV criticisms came after the UBCV and TNH's delegation failed to agree on modalities for their leaders to meet. The UBCV reportedly insisted that TNH agree to meet with the UBCV as an independent Buddhist organization, but TNH countered that he would only meet with UBCV leaders in a private capacity. End Summary.
2. (SBU) During his March 26 meeting with the Ambassador, TNH described the Buddhist community in Vietnam as being "deeply split." Regular believers are free to go to temple, but the overall health of Buddhism is poor, largely as a result of Government interference in the Church. Many monks have been placed in leadership roles for political reasons, and representatives of the officially recognized Vietnam Buddhist Sangha (VBS) "act like government employees." The VBS is tied to the GVN for financial support and for permission to conduct such activities as training monks abroad. This "turns people away" from Buddhism. Despite the benefits of Vietnam's rapid economic development, the country is suffering social trauma. There is a deep divide between the older generation, which struggled with political problems, and the young, who are consumed with commercialism. "The suffering between generations is very large. Youth do not believe in the happiness of family life," TNH averred.
3. (SBU) TNH recounted that he had met with Prime Minister Phan Van Khai for an hour and a half the day before. PM Khai had called upon him to follow the Party's lead in seeking unity within Vietnam. TNH rejected this, replying that, instead of unity, Buddhists should seek "brotherhood" in which they are separate from political groups but do not conflict with them. In addition, he told Khai that "Communists should become more Vietnamese" by accepting traditional ideas of ancestor worship and Buddhist culture that are fundamental to Vietnamese society. Failing to do so will "bankrupt" politics and cause the Party to lose the support of the people. TNH called upon Khai to "separate church and state" in Vietnam. "Monks should not be forced to join the National Assembly and People's Councils," and "the Church should not be forced to become a member of the Fatherland Front."
4. (SBU) On balance, TNH considers his visit to have been a "success." He spoke to large numbers of believers and estimated that 10,000 people came to listen to him at a teaching in Hue despite efforts by officials to dissuade them. He remarked particularly on his opportunities to speak with Vietnamese "intellectuals," saying he had addressed a gathering in HCMC, as well as 300-500 people at the Ho Chi Minh Political Academy in Hanoi. In Hue, TNH recalled that he brought together the unreconciled factions of the Buddhist community there, allowing them to repeat the Buddhist precepts together for the first time in 13 years. TNH claimed that the initial printings of 10,000 copies of all twelve of his previously banned books had sold out, and that the effect of these books has been "like a hurricane sweeping through the country." Still, he expressed frustrations at efforts by "conservatives" to interfere with his visit and limit his contact with believers. This group is "very strong" and is permeated by a legacy of suspicion and authoritarianism resulting from the war and difficulty of unification.
5. (SBU) TNH's attempts to meet with leaders of the Unified Buddhist Church of Vietnam (UBCV) were unsuccessful. He had sought to meet UBCV Secretary General Thich Quang Do in HCMC in January and traveled to Binh Dinh Province on March 30 in a failed effort to meet Patriarch Thich Huyen Quang. Although the GVN "didn't want to allow this," it did not prevent TNH from seeking the meetings. Both UBCV leaders refused to receive him, however, and the UBCV's Paris-based "Information Bureau" released statements criticizing TNH's visit to Vietnam as propaganda that served to legitimize the VBS. UBCV contacts in HCMC reported that the UBCV and TNH's delegation had negotiated over the modalities of meetings. Thich Quang Do insisted that TNH acknowledge such meetings as "official" and wanted them included in TNH's public schedule. According to the UBCV, TNH reportedly would only meet with the UBCV if his visits were labeled private and unofficial. Thich Huyen Quang was reportedly less insistent on this point than Thich Quang Do, but decided to reject the meeting with TNH to maintain UBCV "solidarity." (Note: Prior to leaving France for Vietnam, TNH's principal aide, Sister Chan Khong, was quoted in press reports as saying "The flags of the old regime are hidden behind some of these banned churches." Chan Khong, also present at the meeting with the Ambassador, claimed that she had been misquoted. Her message was that when the old flag of the South Vietnamese Government is flown at pro-UBCV rallies abroad, the GVN sees it as a political, not religious, movement. End note.)
6. (SBU) The Ambassador noted that TNH's planned visit in 1999 had been cancelled and asked what had changed to allow the trip in 2005. TNH explained that the GVN had previously only been willing to allow him to conduct a tightly controlled visit as a "guest" of the VBS, which he refused to accept. "This time we were able to dictate our terms," which included traveling with an entourage of 100 monks and nuns, meeting with GVN officials while here, the publication of TNH's books in Vietnam and the ability to hold retreats for believers. "The Ministry of Public Security was reluctant to allow this, but the Foreign Ministry supported the visit." (Note: In his public appearances throughout Vietnam, TNH did not publicly criticize the GVN's policies on religion. End Note.)
7. (SBU) At the end of their discussion, TNH presented the Ambassador with copies of a document he had given to PM Khai entitled "Seven Points Proposed by Monk Thich Nhat Hanh on the Policy of the State of Vietnam Towards Buddhism." The document, written both in the form of a set of policy statements that the GVN could issue and as questions directed to the State, consisted of the following basic ideas:
- "The State confirms the intention to separate religious power from political power." As part of this, monks will not hold public office or receive commendations from the Government.
- Leading Buddhist figures in Vietnam, including from the UBCV, will meet to reconcile their differences and "restore brotherhood in the Buddhist community and establish good communication with the State." This does not require the creation of a single Buddhist Church, but the leaders are asked to advise on how to "put this community out of the influence of domestic and overseas political powers."
- Buddhist pagodas will be able to conduct ethics-based programs to prevent social problems and restore harmony.
- "What specific measures" can Buddhists take "to help put an end to the corrupt situation of seminarians, monks and nuns who are only interested in securing their fame and power?" - "The State shall order its agencies to support monks and nuns by issuing permanent resident registration certificates to any monk or nun who wants to join a pagoda...."
- Thich Huyen Quang and Thich Quang Do shall "have the right to move freely, provide teachings and practice religion everywhere in the country."
- The Government Committee for Religious Affairs shall "only observe and make recommendations" to Buddhist leaders. In return, Buddhists will have their own "Committee for Liaison with the Secular Administration" which will advise the GVN "on measures to eliminate abuses, injustice, corruption, and what is detrimental to the State, the nation and Buddhism."
8. (SBU) Comment: The GVN allowed TNH some degree of latitude in his activities, but it is clear that they were concerned about the possibility of his becoming a mass figure. It strikes us that TNH is looking for the opportunity to be the catalyst for Buddhism to flourish again in Vietnam, and he acknowledged to the Ambassador that he can envisage returning to Vietnam to play that role. End Comment.
9. (SBU) Bio Note: Thich Nhat Hanh, born in 1926, is a France-based monk sometimes described as the world's second most followed Buddhist leader (after the Dalai Lama). After studying at Princeton and lecturing briefly at Columbia University in the early 1960's, TNH returned to South Vietnam and helped found a university and Buddhist social services group. He preached a doctrine of reconciliation between North and South Vietnam. While traveling in the United States in 1966, he was warned not to return to Vietnam. In his subsequent four decades in exile, TNH has become a prolific writer and popular spiritual leader. He espouses a personal philosophy of "mindfulness" and has spiritual centers in France (Plum Village, where he lives) and in the United States (California and Vermont). During his time in exile, TNH avoided direct criticism of the GVN or mention of issues of human rights or religious freedom. Nonetheless, his books were banned in Vietnam. In 1999, he made an attempt to return to Vietnam that drew some support from Congress and the Department.
MARINE
+++++++++++++++++++++++++++++++
29 Tháng Tám 2017 7:40 CH (Xem: 5993)
VĂN HÓA ONLINE - CỘNG ĐỒNG - THỨ TƯ 30 AUGUST 2017
Thiền sư Nhất Hạnh: 7 điểm đề nghị về chính sách của nhà nước VN đối với Phật giáo
(Bảy điểm này đã được Thiền sư Nhất Hạnh trực tiếp trao cho Thủ tướng Phan Văn Khải ngày 25.03.2005 tại Hà Nội)
VĂN HÓA
16/07/2010
Nhà báo Lý Kiến Trúc diện kiến và trao tặng số báo đặc biệt Văn Hóa Magazine cho Thiền sư Nhất Hạnh ngày 15/9/2002 tại Tu viện Lộc Uyển Escondido, nam California. Ảnh VH
1. Nhà nước xác nhận ý muốn thực hiện sự tách rời giáo quyền ra khỏi chính quyền. Giáo quyền và chính quyền là hai lãnh vực riêng biệt không có quyền can thiệp vào nhau. Nhưng cả giáo quyền và chính quyền đều phải có đạo đức, nếu cả hai đều không muốn phá sản. Vì vậy tôn giáo có thể giúp cho chính trị và chính trị có thể giúp cho tôn giáo, nhưng cả hai bên đều phải theo luật pháp quốc gia. Bên tôn giáo có thể đóng góp tuệ giác và nhắc chừng về chiều hướng tâm linh đạo đức trong cả hai ngành lập pháp và hành pháp, bên chính trị có thể đóng góp ý kiến về sự suy thoái đạo đức trong tôn giáo và sự lạm dụng giáo quyền trong việc tìm cầu danh lợi và quyền bính, và yểm trợ cho tôn giáo trong những công tác giáo dục đạo đức và thực tập đưa tới lành mạnh hóa xã hội.Ngày xưa vua Lý Thái Tổ đã yểm trợ đạo Phật xây dựng cơ sở giáo hội, và thiền sư Vạn Hạnh đã chỉ bày thêm cho vua về các đường lối kinh tế, văn hóa, đạo đức và chính trị. Nhưng vua không chen vào để kiểm soát Phật giáo và thiền sư cũng không nhận trách vụ gì trong guồng máy chính trị.Nhà nước bảo đảm là từ nay các vị xuất gia sẽ không bị mời làm dân biểu quốc hội, trở nên thành viên hội đồng nhân dân các cấp và của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam hoặc trở nên đảng viên của bất cứ một đảng phái chính trị nào. Xen vào lãnh vực chính trị như thế các vị xuất gia sẽ phạm giới, làm mất uy tín của giáo đoàn Phật giáo và cũng làm cho chính quyền mang tiếng là sử dụng những vị ấy để kiểm soát tôn giáo. Từ nay các vị xuất gia sẽ không còn nhận huân chương của chính quyền. Vị cao tăng nào làm cố vấn giỏi, đề nghị được những biện pháp cụ thể lợi nước lợi dân thì chỉ có quyền nhận một chiếc y màu tím như các vị cao tăng quốc sư đời trước.
2. Trong những năm qua đã có xảy ra nhiều điều đáng tiếc trong Phật giáo do những hiểu lầm, e sợ, nghi kỵ và vụng về gây ra . Những điều này đã gây khó khăn không ít cho nhà nước và cho cộng đồng Phật giáo. Nhà nước xin trân trọng chính thức kính mời tất cả các vị tôn túc trưởng lão trong cộng đồng Phật giáo làm cố vấn cho cả hai cơ quan lập pháp và hành pháp của nhà nước để giúp tháo gỡ những khó khăn đang có, hàn gắn những đổ nát, xây dựng lại tình huynh đệ trong cộng đồng Phật giáo và thiết lập truyền thông tốt với phía nhà nước. Danh sách các vị được mời: Hòa thượng Trí Quang, Trí Tịnh, Nhật Liên, Huyền Quang, Quảng Độ, Phổ Tuệ v.v... (xin thêm cho đủ ba miền). Nhà nước muốn lắng nghe liệt vị tôn túc trưởng lão về những vấn đề lớn có liên hệ tới cộng đồng Phật giáo. Các vị tôn túc có thể gặp gỡ nhiều tuần hoặc nhiều tháng bất cứ tại một địa điểm nào trong nước, có thời gian và không gian thoải mái để nghiên cứu và đưa ra những đề nghị và những giải pháp cụ thể. Nhà nước cam kết là không tìm cách gián tiếp hay trực tiếp ảnh hưởng tới tư duy và quyết định của chư vị tôn túc. Nhà nước mong liệt vị sẽ soi sáng cho nhà nước về những điểm sau đây:
Pháp Lệnh về tôn giáo có những điểm nào tích cực cần phát triển và những điểm nào không phù hợp với tinh thần Phật giáo cần phải chỉnh lý? Xin cho các cơ quan lập pháp và hành pháp biết để tu bổ, hoàn thiện và nếu cần, các cơ quan lập pháp và hành pháp sẽ tham vấn lại với liệt vị trước khi tu bổ và hoàn thiện.
Làm thế nào để hợp nhất hai giáo hội Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Việt Nam Thống Nhất trong tình huynh đệ và đặt cộng đồng này ra ngoài ảnh hưởng của các vùng quyền lực chính trị trong nước và ngoài nước? Xin cho nhà nước biết, nhà nước có thể làm gì (và không nên làm gì) để yểm trợ cho sự phối hợp ấy. Sự có mặt của hai giáo hội sinh hoạt trong khuôn khổ luật pháp quốc gia không bị chi phối bởi chính trị là một sự kiện có thể chấp nhận và thực hiện được, nếu hai bên có điều kiện để ngồi xuống và nói hết cho nhau nghe về những khó khăn và những ước vọng của nhau. Nhà nước cần lắng nghe những khó khăn bên phía Phật giáo và bên phía Phật giáo cũng cần lắng nghe về những khó khăn mà nhà nước đang gặp phải. Không có gì mà ta không thể thực hiện được, nếu ta chịu ngồi xuống nói chuyện thành thật và thẳng thắn với nhau.
3. Chính sách của nhà nước hiện thời để đối phó với các tệ nạn xã hội như tội phạm, mãi dâm, ma túy, trác táng và tham nhũng là xây dựng những tổ văn hóa, những thôn văn hóa, những khu phố văn hóa, v.v... Cố nhiên nhà nước đang kêu gọi mọi nỗ lực của nhân dân và tăng cường sự kiểm tra và trừng phạt, nhưng những phương tiện pháp trị ấy không đủ để đối trị được tận gốc những tệ nạn kia. Các giáo hội có chương trình đức trị gì cụ thể để giúp cha mẹ truyền thông được với con cái, vợ chồng truyền thông được với nhau, tái lập lại được hạnh phúc trong gia đình để tuổi trẻ khỏi phải đi tìm cầu quên lãng trong ma túy, rượu trà, trác táng, băng đảng, tội phạm? Ngôi chùa trong thôn xóm sẽ làm được gì để đóng góp và phục hồi nền tảng đạo đức và niềm tin xóm làng?
4. Các giáo hội có thể làm được gì để giúp chấm dứt tình trạng lợi dụng trong nội bộ Phật giáo và nội bộ chính quyền ngoài sự kêu gọi hay phản đối? Nạn tham nhũng và tranh giành không phải chỉ có mặt trong đảng và trong chính trị mà cũng đang có mặt trong tôn giáo. Liệt vị tôn túc có những biện pháp cụ thể nào để giúp chấm dứt tình trạng hư hỏng của tăng ni sinh, của những vị xuất gia chỉ biết củng cố danh vọng và quyền hành, của những thành phần trong guồng máy hành chính các cấp? Chúng tôi cần tuệ giác của liệt vị, cũng như liệt vị có thể cần tới chúng tôi trong việc bảo hộ Phật pháp, ngăn chặn những thành phần thối nát không hành trì giới luật đang thao túng trong lãnh vực tôn giáo.
5. Nhà nước sẽ ra lệnh cho các ban ngành yểm trợ giới xuất gia bằng cách cấp phát hộ khẩu cho bất cứ vị xuất gia nào muốn gia nhập vào một tổ đình hay một tu học viện để tu học, không cần phải đi qua quá trình xin giấy tạm trú ba tháng, quá trình này trong quá khứ đã gây nên nạn tham nhũng trong cả hai giới giáo quyền và chính quyền. Nhà nước cam kết từ nay trở đi, thời hạn cấp phát hộ chiếu cho người xuất gia cũng là tối đa 21 ngày như những công dân Việt Nam khác, chứ không phải từ sáu tháng đến hai năm như trước.
6. Chuyến về thăm và hành đạo của Thiền sư Nhất Hạnh và Phái đoàn Quốc tế Làng Mai tuy chưa chấm dứt nhưng đã đem lại rất nhiều hàn gắn, trị liệu, nuôi dưỡng và hạnh phúc cho Phật tử từ Nam, Trung, Bắc, hàn gắn được nhiều đổ vỡ, dựng lại được nhiều đổ nát và xây đắp được tình huynh đệ. Việc chư tăng Thừa Thiên đã đến tụng giới chung với nhau lần đầu ngày 22 tháng 2 năm 2005, sau hơn 10 năm trời tụng giới riêng đã đem lại hạnh phúc lớn lao cho cả các giới xuất gia và tại gia tại Thừa Thiên, cả trong nước và ngoài nước. Các buổi giảng diễn của Thiền sư, trong đó có buổi giảng tại Học Viện Hành Chính Quốc Gia, TP HCM, các buổi giảng do Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, Ủy Ban về Người Việt Nam ở Nước Ngoài tổ chức và các khóa tu trong đó có khóa tu cho 1.200 người xuất gia tại chùa Hoằng Pháp, quận Hóc Môn, TP HCM và khóa tu cho 900 người xuất gia tại chùa Từ Hiếu, Huế đã giúp tháo gỡ rất nhiều tri giác sai lầm, nghi ngờ và sợ hãi. Nhà nước muốn được thấy các vị Hòa thượng Huyền Quang và Quảng Độ cũng được thoải mái làm các việc như thế, và bảo đảm quý vị có quyền di chuyển tự do, thuyết pháp và hành đạo trên mọi miền đất nước và sẽ tìm cách yểm trợ các vị. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là một thực tại. Nếu quý hòa thượng muốn giáo hội này phục hoạt lại, điều này không phải là một việc khó. Việc khó là chúng ta phải ngồi lại với nhau để nói chuyện, để thiết lập lại truyền thông với nhau, để lắng nghe nhau, để thấy được những khó khăn của nhau và để cùng đi đến những quyết định chung có thể làm đẹp lòng cho cả hai phía.
7. Bên phía nhà nước có Ban Tôn giáo của Chính phủ để yểm trợ cho tôn giáo, bên phía Phật giáo thì có Ban Tôn giáo liên hệ với thế quyền để yểm trợ cho bên nhà nước. Ban Tôn giáo của Chính phủ không có mục đích kiểm soát và điều khiển các tôn giáo mà chỉ để quán sát và đề nghị với các hàng giáo phẩm về những lạm dụng có thể xảy ra trong địa hạt tôn giáo và để biết được những gì nhà nước có thể làm để bảo vệ an toàn cho các cơ sở tôn giáo và yểm trợ cho giáo hội trong công tác xây dựng xã hội, lành mạnh hóa xã hội. Ban Tôn giáo liên hệ với thế quyền không có mục đích tham dự, cầu cạnh hoặc thao túng chính quyền mà chỉ để quán sát và cố vấn cho chính quyền về những phương pháp bài trừ lạm dụng, bất công, tham nhũng, có hại cho nhà nước, cho quốc gia và cho Phật giáo./
(Bảy điểm này đã được thiền sư Nhất Hạnh trực tiếp trao cho Thủ tướng Phan Văn Khải ngày 25.03.2005 tại Hà Nội)
Từ Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, nhìn lại Hòa thượng Quảng Độ và Thiền sư Nhất Hạnh
+++++++++++++++++++++++++++++++++
Cáo phó: Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch
VIỆT BÁO 21/01/2022
Cáo phó: Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch
Tổ Đình Từ Hiếu
Đạo Tràng Mai Thôn
Nam Mô Đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni
.
Kính khải bạch chư tôn Trưởng lão Hòa thượng, chư Thượng tọa Đại đức Tăng Ni,
Kính thưa quý vị Thân hữu, Thiền sinh và Phật tử cư sĩ các giới khắp nơi trên thế giới,
.
Sau những năm tháng an dưỡng tại Tổ đình Từ Hiếu, vào lúc 00:00 ngày 22 tháng 01 năm 2022 (nhằm ngày 20 tháng Chạp năm Tân Sửu), Thiền sư pháp hiệu trước Nhất sau Hạnh, Niên Trưởng Trú trì Tổ đình Từ Hiếu đã thâu thần thị tịch tại Tổ đình, nơi Người đã xuất gia cách đây tám mươi năm.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh – Sư Ông Làng Mai là bậc thầy hướng dẫn tâm linh có công hạnh hoằng hóa rộng rãi và ảnh hưởng sâu dày trên khắp thế giới. Thiền sư đồng thời là một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ, một học giả, một sử gia và một nhà hoạt động hòa bình. Thiền Sư được biết đến qua những buổi thuyết giảng công cộng cho cả hàng chục ngàn người và hơn 120 tác phẩm xuất bản giá trị. Thiền sư đã mở ra hướng đi và phát triển những pháp môn thực tập với nhiều khoá tu dành cho các nhà giáo dục, thanh thiếu niên, nghệ sĩ, doanh nhân, các nhà lãnh đạo, y bác sĩ… Bên cạnh sự nghiệp hoằng pháp Thiền sư cũng đã tổ chức nhiều Đại Giới Đàn và lễ Truyền Đăng, Việt hoá Nghi lễ và tân tu Giới bản để tiếp dẫn hậu lai.
.
Mục sư Martin Luther King vinh danh Thiền sư như là “một Thánh tông đồ của hòa bình và bất bạo động” khi đề cử Người cho giải Nobel Hòa bình vào năm 1967. Trong gần 40 năm sống xa quê hương, Thiền sư là một trong những người tiên phong mang đạo Bụt, đặc biệt là pháp môn chánh niệm đến xã hội phương Tây và góp phần xây dựng một cộng đồng Phật giáo Dấn thân cho thế kỷ XXI với gần 1250 đệ tử xuất gia, hàng triệu đệ tử tại gia và hàng trăm triệu độc giả trên khắp năm châu. Rất nhiều học trò của Thiền sư đã gặt hái được nhiều hoa trái trong sự thực tập và tiếp nối được sự nghiệp hoằng hoá mà Thiền sư trao truyền suốt những thập kỷ qua.
.
Sơ lược Tiểu sử
.
. Thiền sư Thích Nhất Hạnh, thế danh Nguyễn Xuân Bảo, sinh năm Bính Dần (1926) tại làng Thành Trung, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Là con kế út trong gia đình có sáu anh chị em, cha là cụ ông Nguyễn Đình Phúc, mẹ là cụ bà Trần Thị Dĩ.
. Năm 1942, xuất gia tại Tổ đình Từ Hiếu với Thiền sư Thanh Quý Chân Thật, được ban pháp danh Trừng Quang.
. Tháng 9 năm 1945, thọ giới Sa di với Bổn sư, được ban pháp tự Phùng Xuân.
. Năm 1947, theo học Phật học đường Báo Quốc, Huế.
. Năm 1949, rời Huế vào Sài Gòn tiếp tục tu học. Bắt đầu sự nghiệp sáng tác với pháp hiệu Thích . Nhất Hạnh, một trong nhiều bút hiệu của Thiền sư. Đồng sáng lập chùa Ấn Quang, làm giáo thọ Phật học đường Nam Việt.
. Tháng 10 năm 1951, thọ Giới Lớn tại chùa Ấn Quang, Sài Gòn với Hòa thượng Đường đầu Thích Đôn Hậu.
. Năm 1954: Tổng Hội Phật Giáo giao trách nhiệm cải cách giáo dục, làm Giám học Phật Học Đường Nam Việt.
. Năm 1955, làm chủ bút Nguyệt san Phật giáo Việt Nam, cơ quan ngôn luận của Tổng hội Phật Giáo Việt Nam.
. Năm 1957, thành lập Phương Bối Am, Bảo Lộc.
. Năm 1961 – 1963, tham học, nghiên cứu và giảng dạy tại đại học Princeton và Columbia, Hoa Kỳ. Sáng tác đoản văn “Bông Hồng Cài Áo”.
. Năm 1964, được mời trở về Việt Nam tham gia lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), thành lập Viện Cao đẳng Phật học Sài Gòn tại chùa Pháp Hội (tiền thân của Viện đại học Vạn Hạnh) và nhà xuất bản Lá Bối. Làm chủ bút tuần san Hải Triều Âm, cơ quan ngôn luận của Viện Hóa Đạo.
. Năm 1965, thành lập trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội. Năm 1966, thành lập Dòng tu Tiếp Hiện.
. Ngày 1.5.1966, được Bổn sư phú pháp truyền đăng tại chùa Từ Hiếu và được kế thừa Trú trì Tổ đình Từ Hiếu sau khi Bổn sư viên tịch.
. Ngày 11.05.1966, rời Việt Nam kêu gọi Hòa bình, bắt đầu 39 năm lưu vong.
. Năm 1967, được mục sư Martin Luther King Jr. đề cử giải Nobel Hòa bình.
. Năm 1968 – 1973, vận động hòa bình cho Hội nghị Hòa bình Paris (1968-1973). Trong thời gian này, được mời dạy môn “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” tại trường đại học Sorbonne, Pháp Quốc và soạn Việt Nam Phật giáo Sử luận 3 tập với bút hiệu Nguyễn Lang.
. Tháng 9 năm 1970, được GHPGVNTN chính thức đề cử làm lãnh đạo Phái đoàn Phật giáo Hòa bình tại Hội nghị Paris.
Tháng 5 năm 1970, tham gia soạn thảo Tuyên ngôn Menton về vấn đề tàn hại sinh môi, ô nhiễm môi trường và sự gia tăng dân số. Cùng các cộng sự gặp ông U Thant, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và được ông cam kết yểm trợ.
. Năm 1972, chủ trì Hội nghị Môi trường có tên Đại Đồng với nội dung: sinh thái học bề sâu, tính tương tức và tầm quan trọng của việc bảo hộ trái đất.
. Năm 1971, thành lập Phương Vân Am, Paris.
. Năm 1976, cứu giúp thuyền nhân và thực hiện chương trình “Máu chảy ruột mềm”.
. Năm 1982, thành lập Đạo tràng Mai Thôn tại Pháp.
. Năm 1998, thành lập Tu viện Thanh Sơn, Hoa Kỳ; năm 2000, thành lập Tu viện Lộc Uyển, Hoa Kỳ.
. Năm 1999, cùng với các chủ nhân giải Nobel Hòa bình soạn thảo Tuyên ngôn 2000 về một nền hòa bình và bất bạo động cho thiên niên kỷ mới.
.
. Năm 2005, trở về Việt Nam lần thứ nhất. Thành lập tu viện Bát Nhã, Bảo Lộc.
. Năm 2007, trở về Việt Nam lần thứ hai, tổ chức ba Đại Trai Đàn Bình Đẳng Chẩn Tế tại ba miền.
. Năm 2008, trở về Việt Nam lần thứ ba, thuyết giảng tại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc.
. Từ năm 2008, thành lập Viện Phật học Ứng dụng Châu Âu, Đức; Tu viện Bích Nham, Tu viện Mộc Lan, Hoa Kỳ; Thiền đường Hơi Thở Nhẹ, Paris; Làng Mai Thái Lan; Viện Phật học Ứng dụng Châu Á, Hong Kong; Tu viện Nhập Lưu, Úc; Ni xá Diệu Trạm, Ni xá Trạm Tịch, Việt Nam, tiếp tục mở rộng công trình hoằng pháp và xây dựng Tăng thân trên khắp thế giới.
. Tháng 10 năm 2018, trở về an dưỡng tại Tổ đình Từ Hiếu, Việt Nam.
. 00:00 giờ ngày 22 tháng Giêng năm 2022, an nhiên thị tịch tại Thất Lắng Nghe, Tổ đình Từ Hiếu.
Nhất tâm đảnh lễ Tân Viên Tịch, Tự Lâm Tế Tông Tứ Thập Nhị Thế, Liễu Quán Pháp Phái Đệ Bát Thế, Từ Hiếu Tổ Đình Niên Trưởng Trú Trì, Mai Thôn Đạo Tràng Quốc Tế Khai Sơn, Huý Thượng Trừng Hạ Quang, Tự Phùng Xuân, Hiệu Nhất Hạnh Thiền Sư, Nguyễn Công Hoà Thượng Giác Linh.
.
Chúng con sẽ cập nhật thông tin về chương trình Tang lễ trên Trang nhà Làng Mai
.
Nguồn: Làng Mai
https://langmai.org/cong-tam-quan/thong-bach/cao-pho-thien-su-thich-nhat-hanh-vien-tich/
++++++++++++++++++++++++++++++++++
Thế giới nói gì về sự ra đi của Thiền sư Nhất Hạnh?
VOA 23/01/2022
Thiền sư Thích Nhất Hạnh đến tham dự một thời kinh tại chùa Vĩnh Nghiêm, thành phố Hồ Chí Minh, trong lần về Việt Nam hồi năm 2007
Các hãng thông tấn của Mỹ, Anh, Pháp cho đến các tờ báo lớn trên thế giới đều đưa tin về sự ra đi của Thiền sư Thích Nhất Hạnh và nhấn mạnh đến vai trò của ông trong việc truyền bá chánh niệm đến phương Tây cũng như vai trò phản chiến của ông trong cuộc chiến Việt Nam – điều khiến ông phải trả giá là bị cả hai chính quyền của Việt Nam Cộng hòa và Cộng sản cấm cửa.
Trong thông điệp chia buồn, Đức Đạt Lai Lạt Ma viết: “Tôi đau buồn biết tin người bạn và là người huynh đệ trong Chánh pháp của tôi – Hòa thượng Thích Nhất Hạnh đã viên tịch. Tôi gửi lời chia buồn đến các môn đệ của Ngài ở Việt Nam và trên toàn thế giới.
Bằng thái độ phản đối ôn hòa đối với cuộc chiến Việt Nam, sự ủng hộ đối với Martin Luther King và trên hết là tâm huyết của Ngài khi truyền đạt đến mọi người không chỉ làm sao mà chánh niệm và từ bi giúp đem đến an lạc mà còn làm sao mà mỗi cá nhân nuôi dưỡng sự an lạc thân tâm có thể đóng góp cho nền hòa bình thật sự trên thế giới, Hòa thượng đã sống một cuộc đời thật sự có ý nghĩa.”
Trang web của Đại sứ Quán Mỹ tại Hà Nội đăng thông cáo của bà Marie Damour, Đại biện lâm thời, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, về sự ra đi của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Thông cáo viết: “Trong hơn 60 năm qua, Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người thầy, nhà lãnh đạo tinh thần được yêu mến và là người tranh đấu không mệt mỏi cho hòa bình của đất nước ông và khắp thế giới. Những bài giảng của ông, nhất là đưa chánh niệm vào cuộc sống thường nhật, đã làm giàu thêm cuộc sống của vô số người dân Mỹ.
Nhiều quan chức Mỹ, trong đó có Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink, đã vinh dự được gặp Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Lòng từ bi và tâm huyết của ông về đa nguyên tôn giáo đã để lại ấn tượng sâu sắc cho những người từng gặp ông. Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ được nhớ đến như là một trong những nhà lãnh đạo tôn giáo nổi bật và có sức ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới. Bằng những lời dạy và các tác phẩm thơ văn, di sản của ông sẽ sống mãi đến các thế hệ mai sau.”
Thượng nghị sỹ Mỹ Mazie Hirono, đại diện bang Hawaii, viết trên Twitter: Tôi có vinh dự được gặp Thiền sư Thích Nhất Hạnh ở Việt Nam hồi năm 2019. Những lời giảng của Ngài về Từ bi và Chánh niệm sẽ tiếp tục soi sáng thế giới. Mong Ngài yên nghỉ.
Tài khoản Twitter của Trung tâm Martin Luther King Junior đăng tấm ảnh chụp nhà hoạt động dân quyền nổi tiếng của Mỹ ngồi cạnh Thiền sư Thích Nhất Hạnh với dòng chữ: “Chúng tôi tôn vinh cuộc đời và ảnh hưởng nhân bản, toàn cầu của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, một đồng minh của Mục sư King, người qua đời hôm thứ Bảy. Đây là tấm ảnh chụp hai người tại một cuộc họp báo ở Chicago vào năm 1966. Martin Luther King đã đề cử Thiền sư cho giải Nobel Hòa bình năm sau đó.”
Con gái Martin Luther King, bà Bernice King cũng đăng trên Twitter tấm ảnh cha bà chụp chung với Thiền sư Thích Nhất Hạnh và viết: “Cha tôi cùng với người bạn và đồng minh của ông ấy, Thích Nhất Hạnh, người qua đời trong tuần này. Tôi tôn vinh và vinh danh cuộc đời và ảnh hưởng toàn cầu vì hòa bình của ông.”
Hãng tin Mỹ AP có một bản tin dài điểm lại thân thế và sự nghiệp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, gọi ông là ‘thiền sư được tôn kính vốn đã giúp khai phá khái niệm Chánh niệm ở phương Tây và Phật giáo dấn thân ở phương Đông’.
AP dẫn lại lời trần tình của Thiền sư Thích Nhất Hạnh cho Mục sư Martin Luther King về các vụ tự thiêu của tăng ni Phật tử miền Nam chống chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm: “Tôi đã nói rằng đó không phải là tự sát, bởi vì trong hoàn cảnh khó khăn như ở Việt Nam, rất khó để cất lên tiếng nói. Do đó, đôi khi chúng tôi phải tự thiêu để người ta lắng nghe tiếng nói của mình cho nên làm như vậy là hành động bi mẫn, hành động yêu thương chứ không phải hành động tuyệt vọng.”
Hãng tin này dẫn lời một học giả Thái Lan có tên là Sulak Sivaraksa nhận xét rằng ở xã hội Việt Nam trong những năm 1950 và 1960 ‘hỗn loạn và khủng hoảng’ cho nên ‘Thiền sư ở trong hoàn cảnh khó khăn – ma chướng một bên và biển sâu thăm thẳm một bên – Cộng sản một bên, CIA một bên. Trong hoàn cảnh đó, Ngài đã rất chân thật với tư cách một nhà hoạt động, một hòa thượng tham thiền, một nhà thơ, và một ngòi bút sáng rõ’.
“Theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Phật giáo có nghĩa là tỉnh thức – ý thức được những gì xảy ra trong thân, tâm và thế giới xung quanh. Nếu anh tỉnh thức, anh không thể làm gì khác hơn là hành động một cách đầy tình thương để giúp xoa dịu nỗi đau mà anh nhìn thấy xung quanh,” Sulak Sivaraksa nói thêm.
Hãng tin này lưu ý rằng cả chính quyền Bắc Việt, từ sau 1975, và Việt Nam Cộng hòa, vào năm 1966, đều cấm Thiền sư về nước, khiến ông trở thành ‘chim mất tổ’.
Nhắc lại hoạt động phản chiến của Thiền sư, hãng tin Anh Reuters dẫn lại những gì ông viết vào năm 1975: “Tôi đã nhìn thấy quân cộng sản và quân chống cộng bắn giết, tàn hại lẫn nhau chỉ vì bên nào cũng tin rằng mình nắm chân lý.”
“Tiếng nói của tôi đã bị chìm trong tiếng bom đạn, súng cối và tiếng la hét.”
Reuters dẫn lời hòa thượng người Hàn Quốc Haenim Sunim, người từng làm phiên dịch cho Thiền sư khi ông đến thăm Hàn Quốc, mô tả Thiền sư là người ‘trầm tĩnh, tập trung và bác ái’.
“Ngài giống như một cây thông lớn để che chở cho nhiều người dưới những tán cây với những bài giảng vi diệu của Ngài về Chánh niệm và Từ bi. Ngài là một trong những người đáng kinh ngạc nhất mà tôi đã từng gặp.”
Theo Reuters thì trong bối cảnh thế giới đang chao đảo vì đại dịch COVID-19, quan niệm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh về Tỉnh thức và Thiền định có thêm sức hút mới. Hãng tin này dẫn lại câu nói của Thiền sư: “Nếu chúng ta tin rằng ngày mai sẽ tốt đẹp hơn, chúng ta mới có thể chịu được những thống khổ ngày nay.”
Hãng tin Pháp AFP nhắc lại rằng chính vì phản chiến mà Thiền sư Thích Nhất Hạnh phải sống lưu vong ở Pháp gần 40 năm. Đến khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975, ông đã giúp đỡ những đồng bào ông vượt biển tìm đường tị nạn. “Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã cứu được trên 800 thuyền nhân sau khi ông thuê hai con tàu lớn,” AFP viết.
Hành động đó nằm trong khái niệm ‘Phật giáo dấn thân’ mà ông sáng tạo ra, bởi vì ông tin rằng ‘ngồi trên bồ đoàn để thiền định không là không đủ’, và khái niệm này ‘đã trở thành hòn đá tảng của nhiều trường phái Phật giáo hiện đại’.
Hãng tin này dẫn lời Giáo sư Anjali Vats giảng dạy tại Khoa Luật, Đại học Pittsburgh, Hoa Kỳ, rằng Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời bà và giúp bà ‘trở thành được như ngày nay’.
Trong bản tin về sự viên tịch của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, New York Times đã mô tả ông là ‘một trong những thiền sư có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới, truyền bá thông điệp về chánh niệm, từ bi và bất bạo động’; ‘cây bút, nhà thơ sung sức, nhà giáo và nhà hoạt động hòa bình’.
Tờ báo này dẫn lại những gì ông từng viết: “Sinh và diệt chỉ là những khái niệm. Chúng không thực sự tồn tại. Đức Phật đã dạy rằng không có sinh, không có diệt, không có đến, không có đi… không có bản ngã thường trụ - đó là do chúng ta nghĩ như vậy mà thôi. Nếu hiểu như vậy thì chúng ta không còn bị sợ hãi nữa và có thể tận hưởng cuộc sống.”
Theo New York Times, sau năm 1975, ông vẫn tiếp tục thái độ phản chiến. Trong một bài giảng ở Hà Nội hồi năm 2008, ông nói về cuộc chiến Iraq như sau: “Chúng ta biết rằng máy bay, súng đạn không thể loại bỏ được những suy nghĩ sai lầm. Chỉ có ái ngữ và lắng nghe thấu cảm mới có thể giúp con người sửa chữa sai lầm. Nhưng các nhà lãnh đạo không được học như vậy, họ chỉ dựa vào duy nhất sức mạnh quân sự để diệt trừ khủng bố.”
Tờ báo này nhắc lại hồi năm 2013 ông được hãng khổng lồ công nghệ Google mời đến trụ sở của họ ở Thung lũng Silicon để thuyết giảng. Khi đó, ông đã đem thông điệp về suy ngẫm tĩnh lặng ra nơi tuyến đầu của kỷ nguyên công nghệ.
“Chúng ta có cảm giác rằng chúng ta bị ngộp với thông tin,” ông nói với các nhân viên Google. “Chúng ta không cần nhiều thông tin như vậy.”
Và ông nói: “Đừng có tìm kiếm giải pháp bằng cái đầu đang suy nghĩ. Không suy nghĩ mới chính là chìa khóa thành công. Đó là lý do tại sao những lúc mà chúng ta không làm việc lại là lúc làm việc rất hiệu quả nếu chúng ta biết cách sống trong từng khoảnh khắc.”
Hãng truyền thông Anh BBC nói rằng Thiền sư Thích Nhất Hạnh thường được gọi là ‘người cha của phép chánh niệm’.
BBC lưu ý ông đã viết trên 100 cuốn sách được dịch ra hơn 40 thứ tiếng và cuốn sách mới nhất của ông được xuất bản hồi tháng 10 năm 2021.
Một trong những tờ nhật báo hàng đầu của Pháp là Le Figaro gọi Thiền sư Thích Nhất Hạnh là ‘một trong những nhà sư có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới’. Tờ báo này cho rằng chính nhờ có 40 năm phải sống lưu vong mà ông đã có thể phổ biến khái niệm ‘Chánh niệm’ đến với thế giới phương Tây và nó đã có sức hút đối với những ngôi sao như Oprah Winfrey hay Gwyneth Paltrow và có sức ảnh hưởng đối với nhiều ông chủ các hãng công nghệ ở Silicon Valley.
Đài Phát thanh Quốc tế Pháp RFI có bài tường thuật của thông tín viên Frédéric Noir từ thành phố Hồ Chí Minh với tựa đề ‘Việt Nam khóc thương sự ra đi của Hòa thượng có tầm ảnh hưởng Thích Nhất Hạnh’.
Đài này đã phỏng vấn một người dân ở thành phố Hồ Chí Minh và một người dân ở Hà Nội. Hai người này đều bày tỏ sự đau buồn trước sự ra đi của Thiền sư, cho rằng ông đại diện cho những giá trị phổ quá như sự khiêm nhường, sự rộng lượng và lòng thấu cảm và rằng nhờ học theo ông mà họ có được cuộc sống an lạc, hạnh phúc.
++++++++++++++++++++++++++++++++
Việt Nam: Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch ở tuổi 95
22/01/2022
Thiền sư Thích Nhất Hạnh và các gia đình phật tử trong một ngày lễ hội của Phật Giáp ở thiền viện Làng Mai, Thènac, Dordogne, Pháp, ngày 06/08/2004 AFP - DERRICK CEYRAC
Anh Vũ
Thiền sư Thích Nhất Hạnh, tu sĩ Phật giáo có ảnh hưởng lớn ở Việt Nam và thế giới đã viên tịch lúc 00 giờ ngày 22/01/2022 tại chùa Từ Hiếu, thành phố Huế, ở tuổi 95, theo thông báo của Tăng đoàn Làng Mai tại Pháp.
Chùa Từ Hiếu là nơi thiền sư Thích Nhất Hạnh bắt đầu nghiệp tu hành cách đây 80 năm. Ông sinh năm 1926 tại làng Thành Trung, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, trong một gia đình có 6 anh chị em. Tên khai sinh là Nguyễn Xuân Bảo, 16 tuổi xuất gia đi tu đến năm 25 tuổi trở thành nhà sư Nhất Hạnh.
Từ năm 1960, sư ông đã theo học tại đại học Princeton, Hoa Kỳ và giảng dạy thần học nhiều năm ở đại học Cornell Columbia. Năm 1966 nhà sư lập ra dòng tu Tiếp Hiện đồng thời thành lập nhiều thiền viện ở nhiều nước để truyền bá triết lý đạo Phật. Đây là quãng thời gian mà phương Tây biết đến vị tu sĩ Phật giáo này như một nhân vật tích cực hoạt động phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam.
Sau Hiệp định Paris được ký kết 1973, ông ở lại Pháp và lập ra Tu viện Làng Mai ở vùng Dordogne, tây nam nước Pháp, tiếp tục hành đạo, tu thiền, thuyết giảng đạo Phật và đã thu hút được đông đảo những thành phần tôn giáo, chính trị khác nhau ở Pháp cũng như nhiều nước khác.
Quan hệ của Thiền sư với chính quyền Việt Nam cũng trải qua nhiều thăng trầm, bị nhiều nghi kỵ, thậm chí nhà sư có lúc còn bị những cáo buộc vu khống về chính trị. Sau bốn chục năm hoạt động Phật giáo ở nước ngoài, năm 2005, thiền sư được chính quyền Việt Nam cho phép về thăm quê hương.
Sau đó, nhà sư tiếp tục các hoạt động tu tập và phổ biến đạo Phật, chủ yếu ở ngoại quốc. Năm 2014, thiền sư Thích Nhất Hạnh bị tai biến mạch máu não. Sau khi được điều trị sức khỏe tương đối ổn định tại Pháp, năm 2018, thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về chùa Từ Hiếu, Huế, tịnh dưỡng cho đến ngày cuối cùng cuộc đời trần thế.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh không chỉ nổi tiếng là một triết gia Phật Giáo có kiến thức uyên thâm ghi dấu ấn với khái niệm « Phật giáo dấn thân », theo đó đưa giáo lý Phật giáo vào đời sống xã hội, bao gồm cả chính trị, mà còn được biết đến như một nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu. Trong cả cuộc đời tu hành của mình, thiền sư đã để lại hơn 100 đầu sách về đạo và đời, bao gồm các lĩnh vực từ tôn giáo, tu tập, thiền, nghệ thuật sống, quan hệ xã hội… trong đó có hàng chục tác phẩm đã được dịch sang nhiều thứ tiếng và được độc giả quốc tế đón nhận.
Ở phương Tây, Thích Nhất Hạnh được đánh giá là một trong những thiền sư có ảnh hưởng nhất thế giới, một nhà triết học, thần học truyền bá những thông điệp từ bi, nhân bản để xóa bỏ hận thù, đã được nhiều cộng đồng lắng nghe.
Rất đông các hãng truyền thông quốc tế ngày hôm nay 22/01, đưa tin về sự ra đi của thiền sư Thích Nhất Hạnh với sự ngưỡng mộ một con người đã có nhiều đóng góp cho Phật giáo và hòa bình thế giới.
++++++++++++++++++++++++++++++++
Thư của Giáo sư Nguyễn Lang gửi Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết
Cổng vào Tu Viện Bát Nhã ở Bảo lộc Lâm Đồng.
CongVaoThienVien
CongVaoThienVien
Phương Bối
Trang nhà các tăng thân tu học theo pháp môn Làng Mai tại Việt Nam
Sau chuyến về thăm quê hương và hoằng pháp tại Việt Nam lần thứ nhất của Thiền sư Nhất Hạnh (Sư ông Làng Mai) và Tăng thân Phật giáo Quốc tế Làng Mai Pháp - từ ngày 11.01.2005 cho đến ngày 11.04.2005, khoảng 400 người trẻ đã xuất gia và tu tập theo pháp môn Làng Mai tại Tu viện Bát Nhã (Bảo Lộc, Lâm Đồng) và Tu viện Từ Hiếu (Huế), hình thành nên tăng thân xuất sĩ tu học theo Pháp môn Làng Mai tại Việt Nam.
Thư của Giáo sư Nguyễn Lang gửi Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết
New York ngày 30 tháng 9, 2009
Kính thưa Chủ Tịch,
Tôi không biết hiện giờ Chủ Tịch đang ở đâu, nên nhờ mạng Phù Sa gửi một bản thư này đến Chủ Tịch.
Đây là một tiếng chuông chánh niệm. Cửa Phật là cửa rộng, những lúc hiểm nguy ai cũng có quyền tới nương nhờ.
Ngày xưa trong Cách Mạng chống Pháp, hàng ngàn chiến sĩ cách mạng đã từng tới ẫn náu tại chùa và các thầy các sư cô luôn luôn tìm mọi cách để đùm bọc và che chở. Bây giờ đây cảnh sát và công an của Chủ Tịch đã đánh bật 400 thầy và sư cô ra khỏi chùa (Tu Viện Bát Nhã ở Bảo Lộc) và các vị ấy đã tìm tới tỵ nạn nơi một chùa khác (chùa Phước Huệ ở Bảo Lộc).
Hiện thời cảnh sát và công an của Chủ Tịch lại đang vây quanh chùa Phước Huệ buộc các vị xuất gia ấy phải ra khỏi chùa trong đêm nay.
Các vị cảnh sát và công an này chắc hẳn không phải là con cháu của Cách Mạng. Tôi xin Chủ Tịch kịp thời ngăn chận hành động trái chống luân thường đạo lý này.
Trân trọng cảm ơn Chủ Tịch.
Nguyễn Lang
Tác giả Việt Nam Phật Giáo Sử Luận
Tin mới nhất:
Trưa ngày 27/9/2009 một nhóm người bạo động trong đó có công an đã đập phá kiếng,
gỡ cửa các cư xá và cưỡng bức gần 400 tu sinh tại tu viện Bát Nhã rời khỏi tu viện.
Xin xem thêm chi tiết ở www.helpbatnha.org (tiếng Anh) hoặc www.phapnanbatnha.net (tiếng Việt)
Cổng vào Tu Viện Bát Nhã ở Bảo Lộc Lâm Đồng. Tu Viện Bát Nhã toạ lạc gần thác Đambri, là một ngôi chùa lớn nằm hẳn bên một ngọn đồi, bên kia là một đồi trà, bên dưới có 3 thác nước và suối thật đẹp và yên tĩnh. Bát Nhã là tên phiên âm từ chữ Prajnâ trong tiếng Sanskrit (Ấn Độ cổ) có nghĩa là trí tuệ.
Tăng thân Làng Mai Bảo Lộc Lâm Đồng. Ảnh tài liệu.
Các tu sinh Tu Viện Bát Nhã bị công an cưỡng bức rời khỏi tu viện. Ảnh tài liệu.
Thượng tọa Thích Đức Nghi viện chủ Tu viện Bát Nhã Lâm Đồng, đã có lần bay qua Làng Mai ở Pháp xin làm đệ tử Thiền sư Nhất Hạnh một thời gian dài. Ảnh tư liệu. Tạp chí Văn Hóa Magazine xuất bản tại California có một bài viết khá dài về Công án Bát Nhã Lâm Đồng năm 2008-2009; Văn Hóa Magazine cho rằng Công án Bát Nhã Lâm Đồng không chỉ thuần túy là "sự mâu thuẫn", mà là nỗi buồn, nỗi thất vọng lớn nhất mà tăng thân Làng Mai "Tiếp Hiện" với hiện tình Phật giáo Việt Nam nói chung và Giáo hội Phật giáo quốc doanh trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Cs VN.
Thiền sư Nhất Hạnh lần đầu tiên lên tiếng về vụ Bát Nhã
Friday, October 02, 2009
Thiện Giao/Người Việt
Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong chuyến trở về Việt Nam vào năm 2007. (Hình: STR/AFP/Getty Images)
VIỆT NAM - Bức thư của Nguyễn Lang, tác giả “Việt Nam Phật Giáo Sử Luận,” gởi cho Chủ Tịch Nhà Nước VN Nguyễn Minh Triết, và sau đó thêm một bức gởi cho nhân sĩ, trí thức trong và ngoài nước, được dư luận cho là lần đầu tiên Thiền Sư Nhất Hạnh lên tiếng về vụ Bát Nhã, Lâm Đồng, Việt Nam.
Nguyễn Lang là bút hiệu của Thiền Sư Nhất Hạnh, được giới trí thức, Phật tử trong nước biết đến từ lâu qua tác phẩm đồ sộ “Việt Nam Phật Giáo Sử Luận,” xuất bản trong nước hồi đầu thập niên 1960s, trước khi ông ra đi, sống lưu vong tại nước ngoài.
Hai bức thư của Thiền Sư Nhất Hạnh được cho là “có nhiều thông điệp” gởi chính quyền và giới trí thức trong nước.
Trong bức thư từ New York đề ngày 30 Tháng Chín, gởi ông Nguyễn Minh Triết, tác giả Nguyễn Lang, tức Thiền Sư Nhất Hạnh, viết rằng:
“...Cửa Phật là cửa rộng, những lúc hiểm nguy ai cũng có quyền tới nương nhờ. Ngày xưa trong cách mạng chống Pháp, hàng ngàn chiến sĩ cách mạng đã từng tới ẩn náu tại chùa và các thầy các sư cô luôn luôn tìm mọi cách để đùm bọc và che chở. Bây giờ đây cảnh sát và công an của chủ tịch đã đánh bật 400 thầy và sư cô ra khỏi chùa (tu viện Bát Nhã ở Bảo Lộc) và các vị ấy đã tìm tới tỵ nạn nơi một chùa khác (chùa Phước Huệ ở Bảo Lộc). Hiện thời cảnh sát và công an của chủ tịch lại đang vây quanh chùa Phước Huệ buộc các vị xuất gia ấy phải ra khỏi chùa trong đêm nay. Các vị cảnh sát và công an này chắc hẳn không phải là con cháu của cách mạng. Tôi xin chủ tịch kịp thời ngăn chận hành động trái luân thường đạo lý này.”
Hai ngày sau đó, tác giả Nguyễn Lang lại viết thêm bức thư thứ nhì, gởi “nhân sĩ và trí thức trong và ngoài nước,” kêu gọi “liệt vị kịp thời lên tiếng để che chở cho 400 người trẻ đang bị bao vây và đàn áp tại chùa Phước Huệ ở Bảo Lộc.”
Bức thư có đoạn, “Qua 14 tháng thử thách trước bạo động và đe dọa, họ đã can trường đứng vững, không nản chí, không sợ hãi, không oán thù, không bạo động, và vẫn giữ được niềm tin nơi con đường họ đi và vào những giá trị tinh thần của đất nước. Nhìn vào những người như họ, chúng ta thấy vững lên niềm tin của chúng ta nơi các thế hệ tương lai của đất nước.”
Và, vì những lẽ ấy, “Lên tiếng bảo vệ cho họ không phải là quý liệt vị yểm trợ cho một tôn giáo là Phật Giáo mà quý vị che chở cho những mầm non xanh tốt của tương lai không để bị giẫm nát bởi bạo hành.”
Đây là lần đầu tiên Thiền Sư Nhất Hạnh, tức nhà viết sử Nguyễn Lang, chính thức lên tiếng về vụ tăng ni bị đàn áp và đánh đuổi ra khỏi tu viện Bát Nhã.
Một số người nhận định, hình thức thư ngỏ, gởi qua trang mạng phusa.info, và ký tên Nguyễn Lang là cách thức “ẩn chứa nhiều thông điệp.”
Một đệ tử của Thiền Sư Nhất Hạnh, yêu cầu không nêu tên, nhận định rằng bút hiệu Nguyễn Lang rất nổi tiếng đối với người Việt Nam, đặc biệt giới trí thức và Phật tử. Và hành động dùng bút hiệu này thay vì danh xưng “Thiền Sư Nhất Hạnh” nổi tiếng quốc tế là cách mà vị thiền sư hơn 80 tuổi “muốn giới hạn hoàn cảnh giải quyết vấn đề Bát Nhã.”
“Thiền Sư Nhất Hạnh muốn nói với chính quyền Việt Nam, là hãy giải quyết vụ Bát Nhã giữa những người Việt Nam với nhau.”
Khi Thiền Sư Nhất Hạnh lên tiếng chính thức bằng danh xưng Nhất Hạnh, “vấn đề sẽ trở thành quốc tế, không thể che giấu.”
Trong khi đó, một số Phật tử khác thì cho rằng, khi dùng bút hiệu Nguyễn Lang, tác giả bộ sử Phật Giáo Việt Nam, Thiền Sư Nhất Hạnh muốn nhắn gởi đến cá nhân ông Nguyễn Minh Triết và giới trí thức, rằng đây là lúc họ sẽ quyết định mai sau lịch sử ghi lại những gì về sự kiện này.
“Chắc chắn, ông Triết không muốn lịch sử ghi nhận như một lãnh tụ độc tài, biến Bát Nhã thành một pháp nạn của thế kỷ 21.”
“Và giới trí thức cần là cột trụ vững chắc của xã hội, luôn lên tiếng kịp thời trước những vấn nạn lớn của xã hội.”