Putin đang rơi vào bẫy Zelensky?

14 Tháng Ba 20228:05 SA(Xem: 5479)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ HAI 14 MAR 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


NGA ĐÁNH UKRAINE HAY ĐÁNH MỸ-NATO (Kỳ 3)


Putin đang rơi vào bẫy Zelensky?


image001Vó ngựa kiêu bạc của “Đại đế” Putin chùn chân trước vành móng ngựa chữ U - Diễn đàn Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ ngày 10/3/2022. Ảnh minh họa.

image004

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

14/3/2022


Số báo trước, trong chủ đề Nga đánh Ukraine hay đánh Mỹ và NATO, chúng tôi gởi đến quí bạn đọc bài: “Zelensky đang rơi vào bẫy Putin”; kỳ này, chúng tôi xin gởi bài viết mới: “Putin đang rơi vào bẫy Zelensky”.


image006Nga có diện tích đất khoảng 16.299.981 km2, tổng dân số 145, 8 triệu (năm 2021), so với diện tích Hoa Kỳ khoảng 9.155.898 km2, tổng dân số 331,2 triệu, so với Ukraine có diện tích khoảng 603.700 km2, dân số 44,9 triệu.


Tình báo


Bất cứ cuộc chiến tranh nào - toàn diện hay cục bộ, yếu tố tình báo gồm tình báo chiến lược, tình báo chiến thuật đa dạng, thường mang tính quyết định cho sự thành - bại. Dựa vào nguồn tin tình báo, các vị tư lệnh chiến trường có thể thay đổi toàn bộ cuộc hành quân hay từng chiến dịch, ngay lúc chiến sự đang diễn ra.


Bộ phận tình báo, nguồn tin tình báo là cánh tay phải, là bộ óc phân tích, tổng hợp, đem đến quyết định cuối cùng của tư lệnh chiến trường.


(chú thích thêm: Tác giả xin trích một câu chuyện dưới đây về tình báo trong thời chiến tranh Việt Nam qua bài viết của Đại tá Trịnh Tiếu, trưởng phòng nhì tức phòng tình báo của Bộ Tư lệnh Quân đoàn II dưới thời Trung tướng Tư lệnh Ngô Du. (Cùng thời đểm, tác giả đang đóng quân ở mặt trận Quảng Đức; trận Buprang thất thủ bi thảm do thiếu nguồn tin tình báo). (1)


“Tháng 12/1971, tôi (Trịnh Tiếu) đang làm việc tại văn phòng, Đại tá Cahn, cố vấn tình báo của tôi, đến mời tôi qua văn phòng cố vấn Paul Vann (cũng ở tại Bộ tư lịnh Quân đoàn, gần văn phòng Tướng Ngô Du) để thảo luận tình hình.


Mở đầu, ông Vann hỏi tôi:


Đại tá có biết Sư đoàn 320 của CS Bắc Việt hay không?


Tôi trả lời:


– Sư đoàn 320 là sư đoàn nổi tiếng tại Điện Biên Phủ trong thời gian chiến tranh với Pháp vào năm 1954.


Đại tá có biết sư đoàn này đang ở đâu không?


– Vị trí đóng quân của các sư đoàn CS miền Bắc, Phòng Nhì của Bộ Tổng tham mưu nắm rất vững, tôi sẽ hỏi và tin cho ông biết sau.


Paul Vann nói tiếp:


– Tôi có nguồn tin chính xác, sư đoàn này đang dưỡng quân tại Thanh Hóa, trong tháng 2/1972 này sẽ di chuyển vào vùng Tam Biên Việt – Miên – Lào, và sẽ tham chiến với ta vào tháng 2/1972.


Ông nói thêm:


“Kỳ này tôi nghỉ phép Giáng sinh 15 ngày tại Hoa Kỳ. Vậy Đại tá cố gắng dùng các phương tiện về tình báo của Đại tá để xác nhận chính xác vị trí của Sư đoàn 320, sư đoàn này chuyển vào vùng Tam Biên. Tướng Ngô Du và tôi sẽ có kế hoạch tiêu diệt sư đoàn này”.


Quả nhiên, đến cuối tháng 1/1972, các toán thám báo đã bắt được một cán binh CS nhỏ tuổi (khoảng 17 tuổi). Người này khai thuộc Sư đoàn 320 vừa mới hành quân đến vùng ba biên giới. Tù binh khai Sư đoàn 320 di chuyển ngày đêm, đúng một tháng từ Thanh Hóa đến vùng đương sự vừa bị bắt. Tôi liền trình lên Tướng Ngô Du và cố vấn Paul Vann các tin tức mà tù binh này đã cung cấp. (2)


*


Ngày 12/3/2022, một thông tin về lĩnh vực tình báo vừa xuất hiện, chưa được Nga xác nhận chính thức, rằng Tổng thống Vladimir Putin đã lệnh quản thúc người đứng đầu cục đối ngoại của Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) và cấp phó của ông ta sau khi đổ lỗi cho họ về những thất bại trong hoạt động tình báo trước khi xâm lược Ukraine.


Báo Anh Independent ngày 12/3 tường thuật: "Theo một chuyên gia hàng đầu về ngành an ninh Nga, thì Sergey Beseda, người đứng đầu cục tình báo nước ngoài của FSB, đã bị bắt cùng với cấp phó của ông ta, Anatoly Bolyukh.


Báo Anh Daily Mail viết: "Putin được cho là đổ lỗi cho cơ quan tình báo đã đảm bảo với ông trước cuộc xâm lược rằng các lực lượng Nga sẽ chỉ đối mặt với sự kháng cự nhỏ nhoi từ quân đội Ukraine và chính người Ukraine cũng mong muốn loại bỏ các nhà lãnh đạo của họ." (3)


Rạng sáng 11/3/2022 (giờ Ukraine), một loạt thành phố lớn tại Ukraine từ Lviv, Lutsk, Ivano-Frankivsk ở miền tây cho đến Dnipro ở miền trung được cho là đã bị tấn công dữ dội. Chính quyền Kharkiv thông báo bị oanh tạc không ngừng nghỉ, theo Reuters.


Mặt khác, quân đội Ukraine cảnh báo Nga đang tìm cách phong tỏa thủ đô Kyiv và đang bao vây ít nhất 4 thành phố lớn.


Ảnh vệ tinh mới nhất của Hãng Maxar (Mỹ) cho thấy đoàn xe quân sự dài và xe tăng của Nga ở tây bắc Kyiv đã phân tán và được bố trí lại vào rừng hoặc che dấu dưới các hàng cây; nếu vậy, đây là sự thay đổi quan trọng về chiến thuật dàn binh, có thể, đoàn quân xa và xe tăng dài ngoằng của Nga đánh hơi thấy sự nguy hiểm.


Phát ngôn viên quân đội Pháp Pascal Ianni nói Nga đang gặp khó khăn hậu cần và tình báo do thiếu chuẩn bị. Ông nhận định chiến dịch nhắm vào Kyiv có thể xảy ra trong vài ngày nữa nhưng để kiểm soát thực sự là một vấn đề khác và tốn thời gian. Ngoài ra, ông Ianni nói mùa xuân đến sớm khiến băng tan trên mặt đất làm phương tiện Nga khó di chuyển, theo Đài France2. (4)


Diễn tiến quân sự


image008Tổng thống Volodymyr Zelensky, trả lời báo chí hôm 12/03/2022. AFP - HANDOUT và Tổng thống Nga Putin 11/3/2022 tại Điện Cẩm Linh.AFP


Diễn tiến của mặt trận Ukraine xoay như chong chóng hàng giờ, hàng ngày. Trận liệt Ukraine đã hướng về hướng Tây. Hướng Tây là hướng về Châu Âu. Mục tiêu là các căn cứ quân sự nằm cách thành phố Lviv khoảng 30-40km, cách biên giới Ba Lan khao3ng 25km.


Ukraine cho biết Nga đã bắn hơn 30 tên lửa hành trình vào một trung tâm huấn luyện quân sự của Ukraine nằm sát biên giới Ba Lan - một quốc gia thành viên NATO. (AP 13/3/2022)


Châu Âu rúng động vì tiếng nổ và lửa của hỏa tiễn Nga sát sườn. Gần nhất là Ba Lan, Moldova, Phần Lan, Thụy Điển và các nước vùng Baltic.


Không chỉ áp lực về quân sự, những động thái chính trị kèm theo những lời răn đe của các bên nổ ra liên tục trên các hệ thống truyền thông đại chúng và cá nhân.


Trước khi Moscow mở cuộc tổng tấn công vào Ukraine, hôm 25/2/2022, Moscow đã cảnh báo các nước cận Nga. Trong một cuộc họp báo, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đưa ra bình luận “Phần Lan và Thụy Điển không dựa vào an ninh nước mình để làm tổn hại đến an ninh của các quốc gia khác và việc họ gia nhập NATO có thể gây ra những hậu quả bất lợi và đối mặt với một số hậu quả quân sự và chính trị”, bà nói trong một video clip.


Bộ Ngoại giao Nga sau đó cũng đăng thông tin tương tự trên Twitter: “Chúng tôi coi cam kết của chính phủ Phần Lan đối với chính sách không liên kết quân sự là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo an ninh và ổn định ở Bắc Âu”, dòng tweet viết. (Đất Việt)


image010Từ Điện Cẩm Linh, Putin nhìn về Châu Âu. Bản đồ minh họa.


Trong những lần phát biểu, Tổng thống Nga-Putin luôn nhắc lại yếu tố phi quân sự hóa và bảo đảm trạng thái trung lập của Ukraine.


Putin lo lắng an ninh của Russia trước các vị trí đặt tên lửa đang được thiết lập ở Romania và Ba Lan - rồi đây sẽ đặt ở biên giới Ukraine-Nga. Các dàn tên lửa này được thiết kế hệ thống phòng thủ hay tấn công, nó lệ thuộc vào tư duy chiến tranh của các nhà lãnh đạo quân sự. Hình ảnh cho thấy có nhiều sân bay của Ukraine nằm sát biên giới Nga.


“White House đã công khai phát triển một loạt vũ khí tấn công mặt đất, bao gồm tên lửa đạn đạo có khả năng tiếp cận mục tiêu cách xa 5.500 km, tên lửa hành trình Tomahawk chưa mất đến 35 phút để tới Moscow, 7 đến 8 phút đối với tên lửa đạn đạo từ khu vực Kharkov và 4 đến 5 phút đối với tên lửa siêu thanh”. (5)


Thế nhưng, xuất kỳ bất ý, cuộc hành quân của gần 20 sư đoàn Nga xâm lược trắng trợn vào Ukraine đã làm xói mòn vị thế độc lập của Kyiv. Thời gian qua, chưa ai có thể kết luận Zelensky là con bài của phương Tây sau khi có cuộc bầu cử “truất phế” cựu tổng thống Petro Poroshenko, 56 tuổi.


Vì lợi ích an ninh Nga, Moscow đã dồn Kyiv vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Zelensky đã ký đơn xin làm thành viên Liên minh Châu Âu (EU-European Union), và cũng vì lợi ích an ninh trực tiếp của EU, 27 quốc gia, trong đó Mỹ, nước đứng đầu khối NATO, Anh, Đức đã viện trợ hàng tấn vũ khí tối tân cho Kyiv chống lại binh đoàn chủ lực của Nga là xe tăng và không quân.


EU chưa thể chấp nhận Ukraine trở thành thành viên ngay lập tức. Điều đó sẽ không xảy ra và ngay cả Hiến chương NATO cũng chưa thể lưu tâm tới việc nếu Zelensky làm đơn xin gia nhập.


Một câu hỏi được đặt ra, nếu quân Nga tràn ngập thủ đô Kyiv buộc Zelensky tuyên bố đầu hàng thì liệu NATO có mang quân đến giải cứu Ukraine?


Người dân Ukraine chứng tỏ sự quyết tâm chiến đấu để bảo vệ nền độc lập của họ. Anh - Mỹ đã khuyến khích sự phản kháng, viện trợ vũ khí sát thương và hàng tỷ đô la. Boris Johnson và Joe Biden miêu tả cuộc chiến như một cuộc đấu tranh xác định giữa tự do và chuyên chế, dân chủ và chủ nghĩa độc tài.


“Đây không phải là loại chiến tranh mà Kyiv có thể thua dễ dàng”. (theo ông Wesley Clark, cựu Tư Lệnh NATO). (6)


Đàm phán: thời gian “vàng” và cái bẫy


Thời gian ban đầu đã ủng hộ Putin. Chiến thuật tốc chiến tốc thắng của quân Nga là thế giới bàng hoàng. Một kiểu Blitzkrieg (chiến tranh chớp nhoáng) kiểu Đức Quốc xã của Nga,


Nhưng thời gian cũng không tiếp tục ủng hộ Moscow. Thế giới lên án, Đại hội đồng Liên hiệp Quốc lên án. Châu Âu tuy run sợ trước cuộc xâm lược Ukraine của “Đại đế” Putin nhưng không có nghĩa là cứ để mặc cho “Đại đế” làm mưa làm gió.


Zelensky với cánh áo thun sơ sài màu ô liu thường xuyên xuất hiện trước TV, lại còn mở rộng cửa căn hầm bộ tổng chỉ huy của ông ta mời các phóng viên quốc tế vào họp báo.


ZElensky bám trụ trong căn hầm ở thủ đô Kyiv, ông ta dường như không biết sợ đầu đạn của tên lửa hành trình chui sâu xuống đất rồi mới phát nổ. “ZE” nắm chắc vận mệnh của ông ta trong tay, Putin sẽ không bao giờ “giết” người anh em. “ZE” là quân bài lớn với vùng đất mênh mông màu mỡ Ukraine vừa của NATO vừa của Nga.


image012“ZE” họp báo với các phóng viên quốc tế dưới căn hầm ở thủ đô Kyiv. AP


Những cuộc đàm phán mở ra màng nhện thu hút các con mồi. Trong ngắn hạn, bất kỳ hòa giải ngừng bắn nào cũng là yếu tố then chốt để chấm dứt đổ máu, (vanden Heuvel), nhưng với dài hạn, Urkaine vẫn sẵn sàng đổ máu để chiến đấu cho nền độc lập của họ dù quân Nga “vĩnh viễn” đóng quân ở Ukraine.


Đàm phán là thời gian “vàng” cho Zelensky củng cố hàng rào phòng thủ và ngược lại, cho Putin tái phối trí lực lượng, gia tăng sức tiến công và đối phó lại âm mưu của Zelensky và NATO.


Thế nhưng, đàm phán cũng là cái bẫy chung cho cả Putin lẫn Zelensky. 


Đại hội đồng liên hiệp Quốc với 141 phiếu trên 193 thành viên lên án Moscow là cánh cửa thênh thang cho Zelensky đồng hành với tư thế mạnh.


Thời cơ bức tranh chính trị thế giới, diễn viên hài TV 44 tuổi gốc Do Thái hợp đồng tác chiến với EU và NATO từ từ vẽ ra cái bẫy tranh tối tranh sáng.


Zelensky nhắc đi nhắc lại lời kêu gọi hòa bình và đàm phán, kêu gọi EU và NATO tiếp sức đôla và vũ khí cấp thời tối đa. (Ai biết về vũ khí bí mật trong lô hàng vũ khí). Trước sau Zenlensky đều đòi đối thoại song phương với Putin. Rõ ràng, cuộc đàm phán thứ tư cấp ngoại trưởng ở vùng biên giới Belarus-Ba Lan chẳng đi tới đâu.   


Từ những ngày đầu nổ ra cuộc chiến, Putin, 70 tuổi đã tả xung hữu đột xa luân chiến với thủ tướng Đức, Tổng thống Pháp, thủ tướng Anh, sự trừng phạt của Mỹ.


Triệu chứng mệt mỏi và khủng hoảng trong nghệ thuật cầm quân của Putin đã cho quân lính nã đạn vào bệnh viện Nhi đồng và Sản phụ. Thế giới đau đớn. Đó là sự tàn bạo chẳng khác gì cái bàn hội nghị ở Điện Cẩm Linh dài thòng bày biện sự kiêu hãnh-khinh bạc lẫn bối rối của “Đại đế” Putin.  


Putin đã “chui” vào đàm phán trong lúc binh đoàn trường chinh của ông ta đang vây hãm cửa ngõ thủ đô Kyiv.


Tại sao đoàn quân lại ngập ngừng? Vì nguồn tin tình báo đánh giá sai sức phản kháng của Ukraine, hay vì sự lượng giá của Moscow về tiền và vũ khí NATO đổ vào Ukraine vô hạn. Tiền, vũ khí và nhân lực Ukraine sẽ phá hủy kế hoặch bành trướng đất đai và chủ nghĩa dân tộc của Moscow. Putin quên rằng “ngân sách quân sự của Mỹ và NATO gấp 12 lần ngân sách của Nga” (theo vanden Heuvel) sẵn sàng theo đuổi chiến tranh.


Năm 2014, cuốn sách 'Sứ mệnh của chủ nghĩa Âu -Á mới' (Eurasian Mission: An Introduction to Neo-Eurasianism) của Alexander Dugin được xuất bản. Ông Dugin, nhà triết học từ Đại học Moscow, 'người thầy tư tưởng của Putin' coi chính trị châu Âu và quốc tế là cuộc đối đầu 'truyền kiếp' của hai phái, Á-Âu (Eurasianists) và Đại Tây Dương (Atlanticists).


"Về cơ bản, triết học của Dugin, có tên là 'chủ nghĩa Á-Âu', cho rằng nước Nga Chính Thống giáo không phải Phương Đông, cũng không phải Phương Tây mà là một nền văn minh riêng, độc đáo. Đây là một không gian riêng, một vị trí riêng giữa các cường quốc tên toàn thế giới. Tư tưởng của Dugin đã và đang tác động mạnh đến giới ưu tú Nga, cả chính trị và quân sự."


Trước mắt, Alexander Dugin khẳng định nước Nga đã có vị thế của mình ở khu vực Á-Âu và sẵn sàng thách thức trật tự Âu-Mỹ hiện thời.


Ông nói với phóng viên BBC rằng "hãy cứ để chiến tranh xảy ra đi" ở Syria, Ukraine rồi kết quả của nó sẽ quyết định "ai lãnh đạo thế giới".


Ai sẽ là ông chủ có thể "hoàn toàn thống trị" khu vực Á-Âu như Dugin đã nói. (6)


Hào quang của Hồng quân với Stalingrad và mùa đông Matskva đã nhạt nhòa với thời gian.


Đã đến lúc, vó ngựa kiêu bạc của Putin chùn chân trước cái bàn hình móng ngựa-chữ U - rơi vào cái bẫy chính trị và quân sự của Zelensky và NATO.


Ai biết rằng cuộc chiến Ukraine sẽ đi tới đâu?


image014Vó ngựa kiêu bạc của “Đại đế” Putin chùn chân trước vành móng ngựa chữ U - Diễn đàn Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ ngày 10/3/2022. Ảnh minh họa.


Lý Kiến Trúc

California

14/3/2022

(xem tiếp kỳ 4)


Tham khảo:

(1)   https://vietluan.com.au/57478/co-dai-ta-vo-kham-nguoi-o-lai-bu-prang/

https://www.hinhanhlichsu.org/2019/10/trai-luc-luong-dac-biet-bu-prang-quang-duc.html

(2)   Mặt trận Tân Cảnh- Kontum

(3)   BBC 12/3/2022

(4)   TNO 12/3/2022

(5)    https://prospect.org/world/worse-than-a-crime-its-a-blunder-russia-ukraine-lieven-interview/

(6)   OpinionUkraine / Simon Tisdall

(7)   BBC


XEM THÊM: Kiev đã cố gắng sử dụng đối thoại với Nga như một con bài mặc cả trong quan hệ với phương Tây  - "với sự hỗ trợ của quân đội nước ngoài trong cuộc đối đầu địa chính trị với Liên bang Nga."


Điều 17 của Hiến pháp Ukraine không cho phép thiết lập các căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ Ukraine. Tuy nhiên, hóa ra đây chỉ là một quy ước có thể dễ dàng bị phá vỡ.


Các nước NATO đã cử các phái đoàn huấn luyện tới Ukraine. Nói cách khác, lựa chọn an ninh không nên là mối đe dọa đối với các quốc gia khác và việc Ukraine gia nhập NATO là mối đe dọa trực tiếp đối với an ninh của Nga.


Xung đột Nga và Ukraine một cuộc xung đột được đánh dấu bằng đường biên giới trên bộ và được định hình bởi ảnh hưởng chiến lược. 


Nga coi Ukraine là một vùng đệm quan trọng với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). 


Các vị trí đặt tên lửa phòng thủ đang được thiết lập ở Romania và Ba Lan – rồi đây sẽ đặt ở biên giới Ukraine-Nga. Nhiều sân bay của Ukraine nằm sát biên giới Nga.


White House đã công khai phát triển một loạt vũ khí tấn công mặt đất, bao gồm tên lửa đạn đạo có khả năng tiếp cận mục tiêu cách xa 5.500 km. ên lửa hành trình Tomahawk sẽ mất chưa đến 35 phút để tới Moscow, 7 đến 8 phút đối với tên lửa đạn đạo từ khu vực Kharkov và 4 đến 5 phút đối với tên lửa siêu thanh.


Tôi xin nhắc lại rằng vào tháng 4 năm 2008, tại Hội nghị thượng đỉnh Bucharest của Liên minh Bắc Đại Tây Dương, Hoa Kỳ đã đưa ra quyết định rằng Ukraine và Gruzia sẽ trở thành thành viên của NATO. Nhiều đồng minh châu Âu của Hoa Kỳ đã nhận thức được tất cả các rủi ro của viễn cảnh như vậy, nhưng đã phải cúi đầu trước ý chí của đối tác cấp cao của họ. Người Mỹ chỉ đơn giản sử dụng nó để theo đuổi một chính sách rõ ràng chống Nga.


Khi điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Putin đã tái khẳng định Nga sẽ hoàn thành mục tiêu "phi quân sự hóa và bảo đảm trạng thái trung lập của Ukraine".


Nhưng cũng có những bài học cho phương Tây? Tại sao Nato trở thành kẻ thù của Nga? (American Prospect 25 Feb 2022)
28 Tháng Bảy 2015(Xem: 17988)
- Đại sứ Osius: “Mỹ không can thiệp vào thể chế chính trị Việt Nam”. - Đô đốc Paul Zukunft Tư lệnh duyên hải Mỹ sẽ đến thăm VN. - Làm việc chung với tướng Nguyễn Chí Vịnh về việc Việt Nam cử quân y và công binh gìn giữ hòa bình. Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh đã tiếp tôi trong một cuộc gặp trước phiên khai mạc Hội thảo LHQ về Triển khai Lực lượng Tham gia Gìn giữ Hoà bình diễn ra trong tuần này. (Xem tiếp. Dự kiến các hoạt động nêu trên sẽ lần lượt được triển khai trong năm 2016, chậm nhất cuối năm 2016 đơn vị công binh Việt Nam sẽ lên đường." (Ảnh trích từ facebook Đại sứ).
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 16040)
Khai mạc vũ đài biển Đông - "Phát biểu nhân Diễn đàn An ninh Aspen, tổ chức ở tiểu bang Colorado (Hoa Kỳ) hôm 24/07/2015, Đô đốc Harry B. Harris Jr., Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đã xác định rằng Trung Quốc « chủ yếu đang làm ra chủ quyền giả tạo » tại vùng Biển Đông, bằng cách bồi đắp đảo nhân tạo trên những rạn san hô, và bãi cạn." - Trong khi đó cánh chuyên gia quân sự và hàng hải Trung Quốc nói với tờ South China Morning Post ngày 15/5 rằng, kể cả Mỹ điều máy bay và tàu chiến tiến vào 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Bắc Kinh đang xây dựng (bất hợp pháp), Trung Quốc sẽ vẫn không dừng tay."
23 Tháng Bảy 2015(Xem: 17870)
"Hai Thủ tướng Việt - Thái cùng chứng kiến Lễ ký kết các thỏa thuận hợp tác, gồm: Tuyên bố chung về cuộc họp Nội các chung Việt Nam-Thái Lan lần thứ 3; Bản Ghi nhớ về hợp tác lao động; Thỏa thuận về tuyển dụng lao động; Bản Ghi nhớ về hợp tác giữa tỉnh Long An (Việt Nam) và tỉnh Trat (Thái Lan); Bản Ghi nhớ về hợp tác giữa tỉnh Kon Tum (Việt Nam) và tỉnh Ubon Ratchathani (Thái Lan). Hai bên khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc cam kết không cho phép bất cứ cá nhân, tổ chức nào sử dụng lãnh thổ nước này thực hiện các hoạt động chống phá nước kia." (Xem bản đồ Việt - Thái trang trong).
22 Tháng Bảy 2015(Xem: 17096)
Ngày 21/7 phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược quốc tế CSIS, Thượng nghị sĩ John McCain nhận định, Trung Quốc không có một sách lược dài hạn trong vấn đề Biển Đông. Mặc dù trước mắt Hoa Kỳ khó có thể chặn đứng dã tâm bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông, nhưng về lâu dài Mỹ đã có Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 19726)
- "Hãng thông tấn DPA của Đức hôm qua (20/7) nói rằng chính phủ Việt Nam đã bác bỏ tin Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh qua đời ở Paris (Pháp) cuối tuần qua. DPA dẫn lời Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, cho biết sức khỏe của ông Thanh vẫn “ổn định” sau cuộc phẫu thuật tại bệnh viện Georges Pompidou European ở Paris." - Ảnh bên: Tướng Thường Vạn Toàn tặng bình quý cho Tướng Phùng Gia Thanh trong buổi hội đàm biên giới Việt – Trung kéo dài từ ngày 15/5 cho tới ngày 18/5 tại tỉnh Lào Cai của Việt Nam và Vân Nam của Trung Quốc.
19 Tháng Bảy 2015(Xem: 17961)
"Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như". Cách đây 200 năm, thời Lê Mạt, Nguyễn sơ, đại Thi hào Dân tộc Tiên Điền Nguyễn Du khắc họa ra nàng Kiều danh nổi như cồn chốn hồng lâu mộng với hai câu thơ "Vành ngoài bầy chữ, vành trong tám nghề". Tất nhiên hai câu thơ không đủ minh họa ra đời nàng Kiều - sản phẩm của thời ly loạn tranh bá đồ vương, nhưng vào thời đó, sĩ phu Nho giáo vịn vào "đạo lý" rủa nàng kịch liệt; có chỗ cấm đàn ông không được đọc, (chỉ được đọc lén), đàn bà không được học, (chỉ học rỉ tai). Chưa tới ba trăm năm sau, thời nay, Hội đồng Hòa bình Thế giới "khấp" nàng lên tới đỉnh điểm. Lý do: Truyện Kiều - đời Kiều đã lên vào hàng quốc tế, đa phương đối ngoại. (xem tiếp trang trong).
16 Tháng Bảy 2015(Xem: 17108)
Ghi nhận của cử tọa trong buổi Đại sứ Osius tiếp xúc với VACOC tại nhà hàng ZEN-Bolsa - "Nhận lời mời của Phòng Thương Mại Việt Mỹ Quận Cam (VACOC), Đại sứ Ted Osius đã đến thăm và nói chuyện với giới trẻ VACOC tại nhà hàng ZEN-Bolsa hôm thứ Hai 13 July, 2015; tại đây, Đại sứ đề cập đến nhiều sự kiện thời sự quan trọng liên quan đến tình hình Việt Nam về Nhân quyền, Kinh tế Thương mại, Giáo dục, về thời điểm TPP, về đời sống Văn Hóa Việt Nam, về ẩm thực, ... đặc biệt về Biển Đông ông cho biết cho đến ngày hôm nay là ngày thứ ba tôi ở Mỹ, Khu trục hạm Hoa kỳ đang hiện diện suốt ở biển Đông."
14 Tháng Bảy 2015(Xem: 17005)
- "Hôm thứ Hai 13/7, Đại sứ Ted Osius đã dành 2 tiếng buổi sáng đến nói chuyện với giới trẻ Phòng Thương Mại Việt Mỹ - Quận Cam (VACOC), và ăn chay ở nhà hàng ZEN; tại đây, ông đã thông báo nhiều thông tin "nảy lửa" về tình hình Việt Nam, mối bang giao Việt Mỹ, chỉ sau vài ngày (6 - 10/7/2015) TBt đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng qua Mỹ hội kiến với TT Barack Obama ở tòa Bạch Ốc, Phó Tổng thống Joe Biden ở Bộ Ngoại giao, ký kết Bản Thông cáo chung "Tầm Nhìn Việt Mỹ 2015." (lkt) XEM THÊM: "Thông cáo chung Việt - Mỹ"
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 17960)
Westminster (VH) - Bốn văn phòng Dân biểu Liên bang Alan Lowenthal, Dana Rohrabacher, Ed Royce và Loretta Sanchez kết hợp với sự bảo trợ của ban giám đốc Trung tâm Le-Jao Coastline College, đã tổ chức tại hội trường Community Town Hall tọa lạc trong thành phố Westminster, một buổi họp mặt đặc biệt dành cho Đại sứ Ted Osius đến từ Hà Nội-Việt Nam, có dịp trao đổi với tập thể dân chúng trong cộng đồng Việt Mỹ vào lúc 1 giờ 30 trưa Chủ nhật 12/7/2015.
12 Tháng Bảy 2015(Xem: 27320)
Nhận lời mời của Chính quyền của Tổng thống Barack Obama, Ngài Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), đã thực hiện chuyến thăm lịch sử đến Hoa Kỳ, chuyến thăm đầu tiên của một Tổng bí thư ĐCSVN. Nhân dịp này, trong đó có cả cuộc gặp giữa Tổng thống Barack Obama và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Trắng ngày 7/7/2015, Hoa Kỳ và Việt Nam đã ra Tuyên bố Tầm nhìn chung này.
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 16090)
Báo Orange County Register cho biết ông Ted Osius sẽ phát biểu trong một buổi hỏi đáp trực tiếp do những dân biểu quốc hội ở địa phương tổ chức tại thành phố Westminster.
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 18523)
"Trong buổi họp với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Obama cho biết hai bên đã thảo luận thẳng thắn về một số khác biệt quanh vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo và ông cho là những căng thẳng trên có thể được giải quyết song phương và đa phương. Đáp lại, ông Nguyễn Phú Trọng nói đây là một trong những vấn đề “vướng mắc” đã được thảo luận “trên tinh thần thẳng thắn và xây dựng.”
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 16597)
VH - "Theo Reuters, chính quyền Nhật thông báo về khoản hỗ trợ trị giá 750 tỉ yen trong vòng ba năm tới sau cuộc họp giữa Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và lãnh đạo các quốc gia vùng Mekong tại thủ đô Tokyo, trong đó có TT Nguyễn Tấn Dũng." - "Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam, người đang được dư luận đánh giá sẽ là "Thủ lãnh tương lai Asean" sau cuộc hội đàm - ký thỏa ước với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Hội nghị Cấp cao Mekong - Nhật Bản tại Tokyo 4/7/15, đã phát biểu quan điểm của VN - báo cáo tình hình biển Đông trước cử tọa đại cường Nhật Bản; quan điểm này tương tự như cuộc trả lời phỏng vấn bằng văn bản cho AP hôm 3/7 của ông Nguyễn Phú Trọng."
04 Tháng Bảy 2015(Xem: 26362)
Nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao Mekong-Nhật Bản, ngày 4/7, tại Nhà khách Quốc gia ở Tokyo, Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 16769)
Sứ giả của "Hòa giải": Cựu Tổng Thống Bill Clinton là người đã mở ra chương "Hòa giải" giữa hai kỳ phùng địch thủ trên chiến trường Đông Dương hay cuộc chiến tranh Việt Nam, là "con thoi" luôn có mặt vào các thời điểm "nóng sốt" trên mặt trận chính trị Việt - Mỹ. Hôm 1 tháng 7, 2015, một lần nữa (lần thứ 5), ông đã bay qua Hà Nội (theo thông báo của Đại sứ Ted Osius) để gặp những những chóp bu hàng đầu đảng CSVN như Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, (không thấy ảnh và tin Nguyễn Tấn Dũng với Bill), Phạm Bình Minh, ... bên cạnh đó, ông cũng không quên gặp một số nhân vật trong giới vận động Dân chủ-Nhân quyền, Xã hội Dân sự ... Thế nhưng, dư luận bên lề thì lại cho rằng "không có chuyện gì là không thể!" chẳng hạn như, Bill sẽ "tháp tùng, bảo hộ" chuyến đi đến nơi về đến chốn cho Trọng ...
30 Tháng Sáu 2015(Xem: 16328)
Nguồn tin khả tín của thân hữu báo Văn Hóa từ Bộ ngoại giao cho biết (nếu không có gì thay đổi vào giờ chót), lịch trình làm việc của Nguyễn Phú Trọng viếng thăm Hoa Kỳ sẽ từ ngày 05 tháng 7 đến 09/7/2015. (Xem chi tiết trang trong)
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 23376)
Tin nói rằng Đại tướng Phùng Quang Thanh và toán các cận vệ và sĩ quan tùy tùng sau khi đã kết thúc một tuần làm việc với đối tác Bộ Quốc Phòng Pháp nên rủ nhau đi chơi, mua sắm và thăm vài gia đình "Việt kiều yêu nước" là cơ sở nằm vùng tại Paris. Khi vừa ra khỏi một căn nhà trong hẽm phố Paris thì bị hai kẻ lạ mặt không rõ sắc dân hay quốc tịch đã dùng súng tự động hãm thanh bắn nhiều phát và Đại Tướng Phùng Quang Thanh bị trúng 2 viên đạn.