Bà Harris đến Phi lập tiền đồn trên đất liền; còn tiền đồn trên biển thì sao?

21 Tháng Mười Một 20228:46 SA(Xem: 3372)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A – THỨ HAI 21 NOV 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Bà Harris đến Phi lập tiền đồn trên đất liền; còn tiền đồn trên biển thì sao?


Harris đến thăm Bộ tư lệnh miền Tây ở Palawan để thiết lập căn cứ hỗn hợp Mỹ-Phi.

Palawan không phải là tiền đồn, cũng không phải là nơi tranh chấp; Pag-asa, Song Tử Đông mới là tiền đồn biển Tây Philippines.

Bắc Kinh đã lập tiền đồn Su Bi khổng lồ ở vùng biển giáp biển tây Philippines từ năm 2014.


image003Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris đến Manila vào tối Chủ Nhật từ Bangkok, Thái Lan. PHOTO BY J. GERARD SEGUIA


image005Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris và chồng Doug Emhoff đến Sân bay Quốc tế Ninoy Aquino, ở Metro Manila, Philippines, ngày 20/11/2022. REUTERS/Eloisa Lopez

image007

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

21/11/2022


Tôi xin trích một câu chuyện về trại thuyền nhân tỵ nạn trên đảo Palawan:


Trại tỵ nạn Palawan (tên chính thức là PFAC, Philippines First Asylum Center) dành cho người Việt nằm cạnh ngay bãi biển, kề bên bộ tư lệnh hải quân miền Tây, Philippines. Trại rộng 13 mẫu Tây thuộc quyền sở hữu của giáo hội công giáo Phi. Người điều hành, coi sóc là một nữ tu người Phi, gốc Việt tên Pascale Lê Thị Tríu thuộc dòng Daughters of Charity of St. Vincent De Paul. Sơ Tríu được nhiều thiện nguyện viên gồm cả quân đội Phi giúp sức lo lắng cho người tỵ nạn. Sơ là một phụ nữ nhỏ nhắn, xông xáo, nhanh nhẹn, sức làm việc bằng mấy người cộng lại. Không có Sơ, chắc người tỵ nạn cũng khổ sở lắm.

Quân đội Phi nói riêng, và người Phi nói chung, rất hiền lành và dễ thương. Họ cho phép chúng tôi ra phố chơi, sáng đi chiều về. Khi muốn đi đâu vài ngày thì báo cho họ biết để tiện bề kiểm soát số người ra vô. Chúng tôi có thể tắm biển bất cứ lúc nào vì biển cách khu nhà ở vài chục mét cho đến vài trăm mét. Cuộc sống ở trại thật thanh bình và sung sướng. Chúng tôi được học thêm các sinh ngữ và được cung cấp nhà ở, thực phẩm đủ sống trong khi chờ đợi cứu xét và làm thủ tục định cư. Đêm nằm nghe tiếng sóng rì rào êm ái ru vào giấc ngủ dễ dàng, không còn những cơn ác mộng giữa đêm, ngồi bật dậy không biết lúc nào mình sẽ bị bắt.


Chính phủ Philippines đã chính thức đóng cửa trại tỵ nạn năm 1996 sau khi những người Việt Nam cuối cùng, người đi định cư, kẻ bị cưỡng ép trở về đất nước nơi họ đã phải trốn chạy, ra đi. Nhiều người cắt mạch máu, nhất quyết thà chết không về lại Việt Nam, và những người bám trụ bằng mọi giá qua tuyệt thực phản đối cưỡng bức hồi hương. Nhờ quyết tâm đó, cộng thêm sự vận động của Sơ Pascale Lê Thị Tríu với giáo hội công giáo và chính phủ Phi, đưa đến việc họ cho phép thành lập một làng Việt Nam ở Palawan mang tên Viet Ville vào năm 1997. Dù đối diện một tương lai bấp bênh, họ cũng chấp nhận ở lại vì hai chữ Tự Do. Người Việt tỵ nạn càng phải biết tri ân chính phủ Philippines về nghĩa cử cao đẹp này.


(Viết từ Philippines, tháng 6/2019. https://vvnm.vietbao.com/a247208/philippinnes-ngay-tro-lai)


Nổi tiếng với câu nói: “Tôi sẽ trở lại”, Thống tướng Douglas MacArthur, Tư lệnh Đồng minh tại Philippines đã chiến thắng quân phát xít Nhật chiếm đóng quốc đảo này vào năm 1944-1945. Philippines trở thành một thuộc địa của Mỹ, thế nhưng đó là một quốc gia nghèo nàn kinh tế và một lực lượng quân sự không lấy gì mạnh mẽ.


Năm 2015, tôi đã đến Manila tham dự ba ngày Hội thảo Quốc tế về Biển Đông theo lời mời của một ban tổ chức kết hợp với trường đại học Manila; từ phi trường quốc tế về thủ đô Manila, suốt con đường là những mái nhà phố xá nhỏ nghèo nàn, rác rưởi, nội vi thành phố nếu có sự so sánh, thậm chí kém xa Sài Gòn trước năm 1975.


Điều đó nói lên không có những khoản đầu tư kinh tế lớn dài hạn của Mỹ vào Philippines. Đối với các nhà quan sát quân sự, Philippines chỉ là một căn cứ quân sự khổng lồ ở rìa biển Tây Thái Bình Dương và cái vũng Biển Đông.


image009Đại Tướng Douglas MacArthur (đứng giữa). Ảnh: Wikipedia


Chiều tối Chủ Nhật 20/11/2022, Phó Tổng Mỹ Kamala Harris đặt chân xuống phi trường quốc tế Manila. Chuyến bay phát xuất từ Bangkok.


image011Thứ Hai 21/11/2022, Phó Tổng thống Kamala Harris, trái, duyệt đội quân danh dự tại dinh tổng thống Malacanang-Manila, Philippines. Ảnh AP / Aaron Favila,Pool)Aaron Favila/AP


Sáng thứ Hai 21/11/2022, Điện Malacanang-Manila trải thảm đỏ đón Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris. Tại Dinh tổng thống, bà Kamala Harris đã thảo luận với Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. nhằm củng cố và gia tăng liên minh hiệp ước lâu đời nhất của Washington-Manila ở châu Á.


Các viên chức Hoa Kỳ và Philippines cho biết, Hoa Kỳ đang tìm cách mở rộng sự hiện diện quân sự tại Philippines theo hiệp ước quốc phòng năm 2014, một trong những sáng kiến ​​sẽ được thảo luận trong chuyến thăm của Phó Tổng thống Kamala Harris, tập trung vào bảo vệ đồng minh hiệp ước của mình trước các yêu sách lãnh thổ sâu rộng của Trung Quốc.


Bà Harris được kỳ vọng sẽ tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ bảo vệ Philippines theo Hiệp ước phòng thủ chung năm 1951 trong trường hợp các lực lượng, tàu và máy bay của Philippines bị tấn công trong vùng biển tranh chấp. “Mỹ và Philippines sát cánh với nhau như những người bạn, đối tác và đồng minh”, một tuyên bố do các phụ tá của bà Harris đưa ra cho biết. “Bây giờ và luôn luôn, cam kết của Hoa Kỳ đối với việc bảo vệ Philippines là rất chắc chắn.”


Căn cứ hải quân Subic Philippines, từng là nơi đặt một trong những căn cứ Hải quân và Không quân lớn nhất của Mỹ bên ngoài nước Mỹ. Các căn cứ đã bị đóng cửa vào đầu những năm 1990, sau khi Thượng viện Philippines từ chối gia hạn, nhưng các lực lượng Mỹ đã quay trở lại để tập trận quy mô lớn với quân đội Philippines theo Thỏa thuận Lực lượng Thăm viếng năm 1999.


“Vào năm 2014, các đồng minh lâu năm đã ký Thỏa thuận Tăng cường Hợp tác Quốc phòng, cho phép số lượng lớn hơn các lực lượng Mỹ ở lại thành các đợt luân phiên trong doanh trại quân đội Philippines, nơi họ có thể xây dựng nhà kho, khu sinh hoạt, cơ sở huấn luyện chung và cất giữ thiết bị chiến đấu, ngoại trừ vũ khí hạt nhân.


“Tham mưu trưởng quân đội Philippines, Lt. Gen. Bartolome Bacarro nói với các phóng viên vào tuần trước rằng Hoa Kỳ muốn xây dựng các cơ sở quân sự tại 5 khu vực nữa ở miền bắc Philippines. Bacarro cho biết hai trong số các khu vực mới do người Mỹ đề xuất là ở phía bắc tỉnh Cagayan. Cagayan nằm đối diện với Đài Loan và có thể đóng vai trò là tiền đồn quan trọng trong trường hợp căng thẳng giữa Trung Quốc và hòn đảo tự trị mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trở nên tồi tệ hơn.


“Các địa điểm được đề xuất khác bao gồm các tỉnh Palawan và Zambales, ông nói. Cả hai đều hướng ra Biển Đông và sẽ cho phép sự hiện diện quân sự của Mỹ gần vùng biển tranh chấp để hỗ trợ lực lượng Philippines.


“Hiến pháp Philippines cấm các căn cứ quân sự nước ngoài nhưng ít nhất hai hiệp ước quốc phòng cho phép các lực lượng Mỹ cùng với máy bay và tàu Hải quân của họ ghé thăm tạm thời để diễn tập quân sự chung, huấn luyện chiến đấu và ứng phó với thiên tai.


“Miền bắc Philippines có vị trí chiến lược đối diện eo biển với Đài Loan và có thể đóng vai trò là tiền đồn quan trọng trong trường hợp căng thẳng giữa Trung Quốc và hòn đảo tự trị trở nên tồi tệ hơn. (theoAP 20/11/2022)


Đảo lớn Luzon-Philippines chỉ cách Đài Loan vỏn vẹn 120 dặm (193 km), tiếp giáp với vùng biển phía Nam Cao Hùng-Đài Loan qua cửa bể Ba Sĩ.


Chuyến thăm của Harris phần lớn được coi là nỗ lực của Washington nhằm khôi phục quan hệ với Manila, một đồng minh châu Á trung tâm trong các nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm chống lại các chính sách ngày càng quyết đoán của Trung Quốc đối với Đài Loan.


“Chúng tôi sát cánh cùng các bạn để bảo vệ các quy tắc và chuẩn mực quốc tế liên quan đến Biển Đông,” Harris nói với Marcos.


"Một cuộc tấn công vũ trang vào các lực lượng vũ trang, tàu hoặc máy bay của Philippines ở Biển Đông sẽ kích hoạt các cam kết phòng thủ chung của Hoa Kỳ."


“Chuyến đi ba ngày của bà bao gồm một điểm dừng ở Palawan, một hòn đảo ở rìa Biển Đông, để gặp các quan chức của lực lượng bảo vệ bờ biển, tham quan một trong các tàu của lực lượng này và phát biểu về "các nguyên tắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và tự do hàng hải. “một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết. (theoReuters 20/11/2022)


Có khả năng bà Harris đến thăm Bộ tư lệnh miền Tây ở Palawan để thiết lập một căn cứ quân sự mới hỗn hợp Mỹ-Phi. Trước năm 1975, bờ biển phía Tây Palawan đã có một trại lính do Thủy quân Lục chiến Mỹ trấn giữ nhưng sau đó rút đi, trại biến thành trại tiếp nhận thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam.


Năm 1996, tôi đã đến thăm trại này gần một tháng.


Theo nhận định của VHO, Palawan không phải là tiền đồn hay ranh giới biển South China Sea như các phóng viên quốc tế nhận định, nó cũng không phải là nơi đang tranh chấp, vị trí của nó là ở rìa vùng biển South China Sea; Palawan hoàn toàn thuộc chủ quyền lâu đời của Philippines,; Pag-asa (đảo Thị Tứ) Song Tử Đông mới là tiền đồn ở trung tâm quần đảo Trường Sa, nơi đang diễn ra các tranh chấp giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Đài Loan và Malaysia.


image013Cửa bể Ba Sĩ Luzon-Cao Hùng chỉ cách nhau có 200km.


Miền bắc Philippines có vị trí chiến lược đối diện eo biển với Đài Loan và có thể đóng vai trò là tiền đồn quan trọng trong trường hợp căng thẳng giữa Trung Quốc và hòn đảo tự trị. (theo AP 20/11/2022)


Palawan, một hòn đảo đẹp như tranh vẽ được biết đến như là biên giới Tây-Nam của Philippines, sẽ đón tiếp bà Harris Hoa Kỳ vào thứ Ba, 22/11/2022.


Bộ tư lệnh miền Tây Philippines đóng tại thủ phủ Puerto Prncesa-Palawan dự kiến ​​sẽ đón bà Harris trên một trong những tàu tuần tra lớn nhất của họ, BRP Teresa Magbanua. Trên con tàu này, bà Harris dự kiến ​​có bài phát biểu quan trọng, theo phát ngôn viên của lực lượng bảo vệ bờ biển, Commodore Armand Balilo.


Washington và Bắc Kinh từ lâu đã va chạm trong vùng biển tranh chấp. Mặc dù Hoa Kỳ không đưa ra yêu sách nào đối với tuyến đường thủy chiến lược, nơi ước tính có khoảng 5 nghìn tỷ đô la thương mại toàn cầu được vận chuyển mỗi năm, nhưng Hoa Kỳ đã nói rằng tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông là lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ.


Trung Quốc phản đối các cuộc tuần tra của Hải quân và Không quân Hoa Kỳ (FONOPs) trong tuyến đường thủy đông đúc mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ.


Bắc Kinh đã lập tiền đồn Su Bi khổng lồ ở vùng biển ngay giữa mạn Bắc trung tâm quần đảo Trường Sa từ năm 2014, vùng hỏa lực của Su Bi có khả năng khống chế biển tây Philippines.


Quốc tế và Hoa Kỳ chỉ phản kháng tiêu cực hành động bá quyền của Trung Quốc qua việc Bắc Kinh đã cho bồi đắp xây dựng 7 đảo nhân tạo ở trung tâm quần đảo Trường Sa, và hiện vẫn chưa có hành động quốc tế nào quyết định đến chủ quyền, quyền chủ quyền những thực thể địa lý của các bên đang yêu sách ở trung tâm quần đảo Trường Sa.


Ngoại trừ Phán quyết PCA 2016 của tòa La Hay-Hòa Lan kết luận tất cả các thực thể ở biển South China Sea chỉ là đá không phải là đảo, nhưng dù chỉ là đá, ai cấm các bên tranh chấp xây dựng sân bay, hải cảng và lập các cứ điểm quân sự trên đó để bảo vệ chủ quyền?


Lý Kiến Trúc

21/11/2022
13 Tháng Ba 2016(Xem: 15449)
- “Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với những thách thức to lớn,” Ngoại trưởng John Kerry nói “Chúng ta phải gìn giữ và bảo vệ hệ sinh thái mong manh ở đây.” - "Tôi vẫn có thể nhắm mắt và hình dung ra hình ảnh đất nước mà tôi đã thấy trong cuộc chiến: hình ảnh những con trâu, những con rạch hẹp đến không ngờ, rừng đước, những người giăng câu trên ghe. Trước đây tôi có nuôi một con chó ..." - "Ông nói và cam kết khoản viện trợ trị giá 17 triệu đô la cho chương trình thích nghi với biến đổi khí hậu".
13 Tháng Ba 2016(Xem: 14424)
“Trùm” tình báo Mỹ James Clapper cho biết, những hải đảo ở Biển Đông bị Trung Quốc tranh đoạt chủ quyền và bồi đắp làm căn cứ quân sự sẽ giúp Bắc Kinh có “năng lực đáng kể để nhanh chóng triển khai sức mạnh tấn công đáng kể trên toàn khu vực”. Khả năng tấn công quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông đã vượt xa những gì mà Bắc Kinh nói là “tiền đồn phòng thủ”.
10 Tháng Ba 2016(Xem: 20515)
"Theo Nikkei Asian Review, Hải quân Mỹ đang có ý định cạnh tranh với Nga trong việc sử dụng vùng vịnh này. Việt Nam có thể thay đổi cán cân sức mạnh trên vùng biển châu Á – Thái Bình Dương chỉ bằng cách cho phép Mỹ hoặc Nga có mặt tại vịnh Cam Ranh". "Ông Hiroyuki Noguchi nhấn mạnh, nếu kết hợp với vịnh Subic của Philippines, Cam Ranh sẽ tạo thành 2 cánh kéo sắc có thể khống chế sự bành trướng của đường lưỡi bò Trung Quốc". "Việt Nam hoàn toàn biết rõ lợi thế quân sự và chiến lược của Cam Ranh và sẽ tiếp tục tăng cường sử dụng tiềm năng quốc phòng của căn cứ quân sự này phục vụ cho lợi ích của đất nước, chứ không bao giờ cho phép nước khác sử dụng Cam Ranh chống lại nước thứ ba".
08 Tháng Ba 2016(Xem: 16696)
"TT Nguyễn Tấn Dũng: “Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc chống hạn, mặn” "Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu cả hệ thống chính trị cấp bách cùng người dân miền Tây ứng phó thiên tai; đề nghị Trung Quốc xả đập trên sông Mekong". "Tại các khu vực sông Vàm Cỏ, sông Tiền, sông Hậu, ven biển Tây, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền 45-93 km; nhiều nơi có độ mặn cao nhất đạt 20,3-31,5g/l". "Hạ nguồn sông Mekong là Đồng bằng sông Cửu Long lãnh đủ! Thủ phạm là ai?"
08 Tháng Ba 2016(Xem: 18658)
"Cảng quốc tế Cam Ranh đủ sức tiếp nhận Hàng không Mẫu hạm 110.000 tấn. Các điểm vàng tròn trên hải đồ Văn Hóa là các hải cảng quốc tế Subic, Cota Kinobalu, Singapore, Klang, đáp ứng đủ tiêu chuẩn về một hải cảng quốc tế, có khả năng tiếp nhận các loại Hàng không Mẫu hạm thường hoặc nguyên tử đến tu bổ hoặc thăm viếng ... Bốn trong 5 hải cảng trên Hải đồ HkMh Mỹ đã ghé đến ngoại trừ Cam Ranh".
06 Tháng Ba 2016(Xem: 16571)
"Và như để tăng thêm phần thách thức, theo hãng Reuters, ông Quang A đang chờ lãnh đạo đảng Nguyễn Phú Trọng có ra tái cử vào Quốc Hội hay không, để ông có thể đối mặt với vị tổng bí thư trong cùng một đơn vị bầu cử". - Luật bầu cử của VN.
03 Tháng Ba 2016(Xem: 16157)
"Báo Văn Hóa-California vô cùng xúc động khi biết tin Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích đột ngột qua đời trên chuyến bay đi thủ đô Manila tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông lần thứ hai. Xin thành kính chia sẻ sự mất mát to lớn đến với Gs Nguyễn Thị Hợi, một phu nhân không lúc nào không sát cánh, yểm trợ con đường sự nghiệp phục vụ xã hội, cộng đồng của Gs Nguyễn Ngọc Bích". "Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích là một cây bút dũng mãnh từ nhiều năm qua đã hỗ trợ cho báo Văn Hóa những tin tức quan trọng trong sinh hoạt cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ.Trong dịp cùng di tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông tại Manila lần thứ nhất, bổn báo Lý Kiến Trúc có dịp gần gũi Gs Bích và phỏng vấn ông trong hội nghị". Xin trân trọng - Lý Kiến Trúc
01 Tháng Ba 2016(Xem: 14788)
- Việt Nam: "Tậu" vũ khí gì để đương đầu với Trung Quốc? - Đô Đốc Harry Harris: "Cần tháo gỡ toàn bộ lệnh cấn vận vũ khí sát thương" - Hoa Kỳ sẽ phải làm gì việc TQ quân sự hóa Biển Đông?
28 Tháng Hai 2016(Xem: 21524)
"Mọi hành động đe dọa “sinh mạng” dòng sông này đều bị cộng đồng quốc tế phản đối. Nó không chỉ liên quan đến 4 nước: Lào, Thái, Campuchia và Việt Nam trong Ủy hội sông Mekong, mà còn liên quan và thể hiện vai trò của cộng đồng ASEAN, các nước lớn và tổ chức quốc tế có uy tín và tầm ảnh hưởng".
28 Tháng Hai 2016(Xem: 17209)
"Tổng công ty dầu khí Trung Quốc (CNOOC) mời gọi các công ty nước ngoài đấu thầu thăm dò, khai thác 18 lô dầu, với diện tích tổng cộng 52.257 km2, phần lớn nằm ở Biển Đông và có một vài lô gần Hoàng Sa".
25 Tháng Hai 2016(Xem: 15599)
"Cuộc tuần hành được tổ chức bởi Hội sinh viên Việt Nam tại Philippines (AVSP) và Tổ chức phong trào liên minh chống Trung Quốc (MARCHA). Cựu dân biểu Roilo Golez của Philippines dẫn đầu cuộc tuần hành. Ngoài sinh viên Việt Nam, đoàn biểu tình còn có sinh viên từ Indonesia, Campuchia, Đông Timor, Myanmar và Hàn Quốc".
21 Tháng Hai 2016(Xem: 15450)
"Theo Thể chế tam quyền phân lập của các nước dân chủ, Quốc trưởng, Tổng thống là nguyên thủ số 1 của quốc gia đồng thời cũng là Tổng tư lệnh quân đội". "Lấy sự việc cụ thể từ tình hình Biển Đông, ông Ksor Phước cho rằng, khi sự việc diễn ra "rầm rầm", Chủ tịch nước có thể đứng ra chủ trì cuộc họp các tướng lĩnh".
21 Tháng Hai 2016(Xem: 14010)
"Khẩu chiến Mỹ-Trung về vụ Bắc Kinh triển khai tên lửa phòng không tại quần đảo Hoàng Sa (Biển Đông) càng lúc càng gay gắt. Bắc Kinh ngày 19/02/2016 đã cho báo chí lên tiếng đe dọa Washington là lực lượng Trung Quốc phòng thủ Hoàng Sa sẵn sàng bắn súng cảnh cáo, thậm chí đâm vào chiến hạm Mỹ nếu dám tiến lại gần Hoàng Sa". Ảnh Google: Nữ Hạm trưởng Amy Graham chỉ huy khu trục hạm USS Curtis Wilbur tiến vào 12 hải lý đảo Tri Tôn-Hoàng Sa
18 Tháng Hai 2016(Xem: 15331)
Một phụ nữ người Mỹ gốc Việt từ Quận Cam đến Sunnylands tham dự cuộc biểu tình với biểu ngữ I Love Vietnam's East Sea tại ngã tư "tọa độ nóng" Bop Hope - Gerald Ford, Palm Springs, nơi dẫn vào Sunnylands Whtie House Western; trong lúc bên trong bà Cao Vũ Mai, Phó TLS San Francisco đón tận cầu thang chuyên cơ B - 787 trao tặng hoa cho ông Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh VH & TTXVN
18 Tháng Hai 2016(Xem: 13745)
VH - "Như báo Văn Hóa đã loan tin, Hội nghị thượng đỉnh Obama+ ASEAN hay US - ASEAN được bố trí theo chương trình nghị sự TT Obama + 11 (kể cả ông Lê Minh Lương, Tổng thư ký ASEAN), sau đó là các cuộc họp riêng giữa TT Obama + 1 (từng nguyên thủ mỗi nước). Trong cuộc họp, TT Dũng chuyển ngay lời mời: "Tôi thay mặt cho các nhà lãnh đạo VN mời Tổng Thống đến thăm VN"; TT Obama liền đáp lại: "Vậy tôi sẽ cho ra thông cáo báo chí ngay lập tức về chuyến thăm của tôi tới VN". TT Dũng đề nghị thêm: "Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường". Ảnh Phóng viên VN ở Sunnylands.
16 Tháng Hai 2016(Xem: 14137)
"Đông đảo các cộng đồng sắc dân Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, người Mỹ bản xứ đã tập trung ở khu vực ngã tư "tọa độ nóng" Bob Hop - Gerald Ford, con đường chính dẫn vào cổng trang trại "Tòa Bạch Ốc Viễn Tây" Sunnylands, Palm Springs trước khi hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN diễn ra vào sáng Thứ Hai 15/02/16".
16 Tháng Hai 2016(Xem: 15304)
"Như báo Văn Hóa đã loan tin, Hội nghị thượng đỉnh Obama+ ASEAN hay US - ASEAN được bố trí theo chương trình nghị sự TT Obama + ASEAN, sau đó là các cuộc họp riêng giữa TT Obama + 1 (từng nguyên thủ mỗi nước). Ảnh bên cho thấy TT Obama đang lắng nghe lời đề nghị của TT Dũng trong phiên họp kéo dài 40 phút tại Tòa Bạch Ốc Viễn Tây Sunnylands, Palm Springs California vào chiều thứ Hai 15/6/2016 - giờ địa phương. Ngồi bên phải TT Obama là Ngoại trưởng John Kerry và bà Cố vấn An ninh quốc gia Hoa Kỳ Susan Rice. Ngồi bên trái TT Dũng là hai tân Ủy viên Bộ chính trị: Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đang cầm bút ghi chép và Thượng tướng Tô Lâm". Ảnh TTXVN
16 Tháng Hai 2016(Xem: 16168)
VH - Chuyên cơ B-787 hiện đại nhất của Việt Nam đã hạ cánh vào lúc 4giờ chiều hôm Chủ Nhật 14/2/2016 tại phi trường Quốc tế Sunnylands thành phố Palm Springs. Bà Vụ phó vụ lễ tân Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã ra tận cầu thang trải thảm đỏ đón TT Nguyễn Tấn Dũng và phái đoàn.
12 Tháng Hai 2016(Xem: 17902)
- "Tin nội bộ khả tín từ một chuyên gia bộ ngoại giao cao cấp cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ qua California hội kiến với Tổng thống Obama tại điền trang Sunnylands vào ngày 15-16/2/2016. Đảng đã giao nhiệm vụ tối quan trọng về chính sách quốc gia 5 năm tới vào tay ông Thủ tướng Dũng?" - "Bàn cờ thế trên bộ ở Đông Dương đã chấm dứt nhường chỗ cho bàn cờ thế ở Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu hồ sơ Biển Đông được đặt trên bàn nghị sự trước mặt Tổng thống Obama ở Sunnylands, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ nói gì về "thế trận" ở Biển Đông?" (lkt-VH)