CPJ nói '21 nhà báo đang bị bỏ tù' tại Việt Nam

14 Tháng Mười Hai 20226:26 SA(Xem: 3432)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A – THỨ TƯ DEC 14, 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


image003Ảnh minh họa: Người biểu tình cầm tấm biển có dòng chữ "báo chí không phải là tội ác" trong một cuộc biểu tình ủng hộ tự do báo chí ở Berlin, Đức. © BRITTA PEDERSEN/DPA/AFP via Getty Images


CPJ nói '21 nhà báo đang bị bỏ tù' tại Việt Nam


image006Nguồn hình ảnh, PHAM DOAN TRANG. Nhà báo, nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, người đang chịu mức án tù chín năm tù giam với tội danh "tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" cùng các nhà báo khác và blogger đã được đề cập trong báo cáo của CPJ.


BBC 14/12/2022


Số lượng nhà báo bị bỏ tù trên toàn cầu lập 'mức kỷ lục' mới, theo báo cáo thường niên do Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) công bố vào hôm nay 14/12.


Báo cáo về số nhà báo bị tù giam năm 2022 của CPJ, một tổ chức độc lập và phi lợi nhuận đóng tại Hoa Kỳ cho thấy:


"Năm 2022, cũng đánh dấu với sự xung đột và đàn áp, các lãnh đạo ở những thể chế chuyên chế thì tăng cường hình sự hóa việc đưa tin độc lập."


'Kỷ lục mới'


Theo báo cáo, tính đến ngày 01/12, đã có 363 nhà báo bị bắt giữ trên toàn cầu, con số cao nhất trong lịch sử 30 năm thực hiện báo cáo của CPJ.


Trước đó, báo cáo năm 2021 của CPJ cho thấy số nhà báo, phóng viên trên toàn cầu bị bỏ tù tăng cao, với tổng số 293 người bị giam giữ.


Số lượng nhà báo bị bắt giam tăng hơn 20% so với năm 2021.


Iran là quốc gia có số nhà báo bị giam giữ đông nhất với 62 người, xếp hạng tiếp theo là Trung Quốc (43 người), Myanmar (42 người) và Thổ Nhĩ Kỳ (40 người), Belarus (26 người), Ai Cập (21 người), Việt Nam (21 người).


Tại châu Á, số lượng nhà báo bị kết tội 'chống nhà nước' chiếm tỷ lệ cao nhất. Số liệu tại Trung Quốc được cho có thể không đầy đủ vì sự kiểm duyệt chặt chẽ của quốc gia này.


Theo CPJ, điều này cho thấy một cột mốc tăm tối khác trong bức tranh truyền thông toàn cầu "đang đi xuống".


'21 nhà báo bị bỏ tù'


image008Nguồn hình ảnh, Getty Images. Theo CPJ, tính đến ngày 01/12, VN đang giam giữ 21 nhà báo.


Năm nay, Việt Nam xếp vị thứ sáu trong số các nước có số lượng nhà báo bị bỏ tù nhiều nhất.


"Sự áp bức truyền thông tại Trung Quốc, Myanmar và Việt Nam đã khiến châu Á trở thành nơi có số lượng nhà báo bị bỏ tù cao nhất, với tổng cộng 119 người", CPJ đề cập.


Tính đến ngày 01/12/2022, Việt Nam đang giam giữ 21 nhà báo, theo CPJ.


"Với 21 nhà báo bị tù giam, Việt Nam cho thấy rất ít sự chấp nhận đối với nền báo chí độc lập, đưa ra những bản án nặng nề cho những người bị kết tội chống phá nước", báo cáo nêu rõ.


Nhà báo Phạm Đoan Trang, người đang chịu mức án tù chín năm tù giam với tội danh "tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" cùng các nhà báo khác và blogger đã được đề cập trong báo cáo của CPJ.


Nhà báo Phạm Đoan Trang đã bị chuyển từ Hà Nội sang một trại giam ở An Phước, Bình Dương.


"Đây là một chiến thuật phổ biến để ngăn chặn việc thăm tù thường xuyên", CPJ nhận định.


Hồi tháng 7, nhà báo, nhà hoạt động Phạm Đoan Trang được CPJ công bố trao tặng Giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế năm 2022, cùng với ba nhà báo khác từ Cuba, Iraq, và Ukaine. Lễ trao giải đã diễn ra vào ngày 14/11 vừa qua tại New York.


Trong thông cáo về giải thưởng, Chủ tịch của CPJ Jodie Ginsberg nói, "Những người được trao giải của chúng tôi đại diện cho phần tốt nhất của báo chí: một công việc vạch rõ những tác động từ chiến tranh, tham nhũng, lạm dụng quyền lực trong mọi mặt đời sống thường ngày."


CPJ đồng thời nhắc lại hồi tháng Mười, Việt Nam đã kết án 8 năm tù giam và 5 năm quản chế đối với nhà báo Lê Mạnh Hà, còn tháng 8, Việt Nam cũng bỏ tù blogger Lê Anh Hùng 5 năm tù vì "Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân".


'Vẫn ảm đạm'


image009Nguồn hình ảnh, Getty Images. Báo cáo CPJ nêu "Năm 2022, cũng đánh dấu với sự xung đột và đàn áp, các lãnh đạo ở những thể chế chuyên chế thì tăng cường hình sự hóa việc đưa tin độc lập."


Vào tháng 11, nhận định về viễn cảnh báo chí sắp tới ở Việt Nam, Kian Vesteinsson, nhà nghiên cứu cấp cao từ tổ chức Freedom House nói với BBC:


"Bức tranh về tự do biểu đạt và tự do báo chí tại Việt Nam là ảm đạm.


"Trong năm qua, chính phủ Việt Nam đã xóa thông tin trên mạng với tốc độ đáng báo động, bỏ tù nhà báo và blogger trong thời gian lâu. Vấn đề kiểm duyệt chỉ có thể tồi tệ hơn mà thôi."


Để có nền dân chủ tại Việt Nam, nhà nghiên cứu Kian Vesteinsson từ tổ chức Freedom House đề cập đến hai yếu tố là truyền thông độc lập và xã hội dân sự.


"Một điều quan trọng là các chính phủ dân chủ trên thế giới phải tăng cường cuộc chiến cho quyền tự do biểu đạt ở Việt Nam."


"Một lộ trình chính là hỗ trợ nền truyền thông độc lập tại Việt Nam và xã hội dân sự thông qua tài trợ và hỗ trợ kỹ thuật. Ví dụ, các chính phủ có thể cung cấp công nghệ giúp người dân Việt Nam thoát khỏi việc kiểm duyệt và giúp họ an toàn không bị theo dõi."


"Các nhà làm luật nên cần ủng hộ việc thả tự do vô điều kiện nhiều người đã bị tù giam không công bằng vì biểu đạt trên mạng tại Việt Nam, như Nguyễn Văn Hóa và Phạm Đoan Trang."


Ngày 11/10, Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc với 145 phiếu ủng hộ. Nói với BBC hồi tháng 11, Beh Lih Yi, Điều phối viên Chương trình châu Á từ Committee to Protect Journalists (CPJ) cho rằng hồ sơ nhân quyền của Việt Nam sẽ bị giám sát chặt chẽ.


"Việt Nam chắc chắn có thể cải thiện hồ sơ tự do báo chí trong ngắn hạn nếu có ý chí làm điều này. Việt Nam đang là một nền kinh tế trỗi dậy tại châu Á và hiện là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, điều này có nghĩa hồ sơ về nhân quyền, bao gồm việc đối xử với các nhà báo sẽ bị giám sát chặt chẽ hơn."


image010Nguồn hình ảnh, Getty Images. Để có nền dân chủ tại Việt Nam, nhà nghiên cứu Kian Vesteinsson từ tổ chức Freedom House đề cập đến hai yếu tố là truyền thông độc lập và xã hội dân sự.


Báo cáo 'Tình trạng Dân chủ Toàn cầu năm 2022' được Viện International Institute for Democracy and Electoral Assistance (International IDEA) công bố cuối tháng 11 cho thâay1 trong khu vực Đông Nam Á, thì Campuchia, Lào và Việt Nam "vẫn gắn chặt với chủ nghĩa chuyên chế mà không thấy dấu hiệu thay đổi nào".


Trong các nhóm nước, thì IDEA xếp Việt Nam nằm ở nhóm nước theo chế độ chuyên chế (authoritarian regime), theo báo cáo:


"Việt Nam, giống Trung Quốc và Singapore đã thành công trong việc mang lại sự thịnh vượng kinh tế mà không trao quyền dân chủ, mang lại cho thể chế cộng sản một vỏ ngoài về tính chính danh trước quần chúng."


"Ở Trung Quốc và Việt Nam, người dân có thể cảm thấy tiến trình dân chủ hiện là không khả thi hoặc quá nhiều rủi ro."
18 Tháng Hai 2016(Xem: 13784)
VH - "Như báo Văn Hóa đã loan tin, Hội nghị thượng đỉnh Obama+ ASEAN hay US - ASEAN được bố trí theo chương trình nghị sự TT Obama + 11 (kể cả ông Lê Minh Lương, Tổng thư ký ASEAN), sau đó là các cuộc họp riêng giữa TT Obama + 1 (từng nguyên thủ mỗi nước). Trong cuộc họp, TT Dũng chuyển ngay lời mời: "Tôi thay mặt cho các nhà lãnh đạo VN mời Tổng Thống đến thăm VN"; TT Obama liền đáp lại: "Vậy tôi sẽ cho ra thông cáo báo chí ngay lập tức về chuyến thăm của tôi tới VN". TT Dũng đề nghị thêm: "Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường". Ảnh Phóng viên VN ở Sunnylands.
16 Tháng Hai 2016(Xem: 14156)
"Đông đảo các cộng đồng sắc dân Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, người Mỹ bản xứ đã tập trung ở khu vực ngã tư "tọa độ nóng" Bob Hop - Gerald Ford, con đường chính dẫn vào cổng trang trại "Tòa Bạch Ốc Viễn Tây" Sunnylands, Palm Springs trước khi hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN diễn ra vào sáng Thứ Hai 15/02/16".
16 Tháng Hai 2016(Xem: 15348)
"Như báo Văn Hóa đã loan tin, Hội nghị thượng đỉnh Obama+ ASEAN hay US - ASEAN được bố trí theo chương trình nghị sự TT Obama + ASEAN, sau đó là các cuộc họp riêng giữa TT Obama + 1 (từng nguyên thủ mỗi nước). Ảnh bên cho thấy TT Obama đang lắng nghe lời đề nghị của TT Dũng trong phiên họp kéo dài 40 phút tại Tòa Bạch Ốc Viễn Tây Sunnylands, Palm Springs California vào chiều thứ Hai 15/6/2016 - giờ địa phương. Ngồi bên phải TT Obama là Ngoại trưởng John Kerry và bà Cố vấn An ninh quốc gia Hoa Kỳ Susan Rice. Ngồi bên trái TT Dũng là hai tân Ủy viên Bộ chính trị: Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đang cầm bút ghi chép và Thượng tướng Tô Lâm". Ảnh TTXVN
16 Tháng Hai 2016(Xem: 16205)
VH - Chuyên cơ B-787 hiện đại nhất của Việt Nam đã hạ cánh vào lúc 4giờ chiều hôm Chủ Nhật 14/2/2016 tại phi trường Quốc tế Sunnylands thành phố Palm Springs. Bà Vụ phó vụ lễ tân Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã ra tận cầu thang trải thảm đỏ đón TT Nguyễn Tấn Dũng và phái đoàn.
12 Tháng Hai 2016(Xem: 17970)
- "Tin nội bộ khả tín từ một chuyên gia bộ ngoại giao cao cấp cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ qua California hội kiến với Tổng thống Obama tại điền trang Sunnylands vào ngày 15-16/2/2016. Đảng đã giao nhiệm vụ tối quan trọng về chính sách quốc gia 5 năm tới vào tay ông Thủ tướng Dũng?" - "Bàn cờ thế trên bộ ở Đông Dương đã chấm dứt nhường chỗ cho bàn cờ thế ở Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu hồ sơ Biển Đông được đặt trên bàn nghị sự trước mặt Tổng thống Obama ở Sunnylands, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ nói gì về "thế trận" ở Biển Đông?" (lkt-VH)
11 Tháng Hai 2016(Xem: 17726)
"Cá nhân người viết cho rằng, với những gì Trung Quốc đã làm bất hợp pháp ở Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đặc biệt là bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông trong 2014, 2015 thì 2016 Biển Đông sẽ căng thẳng hơn là điều đương nhiên và khó tránh". "Mặt khác, không thể đổ tại Âm Dương, Ngũ Hành, mà đó là một kế hoạch dài hơi của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông thành ao nhà đã manh nha từ năm 1947, Trung Quốc đẩy mạnh việc quân sự hóa Biển Đông thì nguy cơ xung đột đối đầu tăng cao là chuyện tất yếu". (HT)
11 Tháng Hai 2016(Xem: 18269)
Tục ngữ Việt có câu: "Cái cầy đặt trước con trâu; Đầu năm đi buôn có bạn, bán chỉ một mình; Không khéo thì mất cả vốn lẫn lãi; Mà nếu chẳng đặng đừng thì "Chẳng được ăn cũng lăn lấy vốn". Trong cuộc tranh chấp biển đảo ở Biển Đông, báo Văn Hóa từng đưa ra chủ đề: "Mạnh ai nấy chiếm - Hồn ai nấy giữ". Đầu năm con khỉ, cả nước trông vào "tài đi dây qua vực" của nhà ngoại giao Phạm Bình Minh. (lkt-VH)
31 Tháng Giêng 2016(Xem: 17261)
- "Tin nội bộ khả tín từ một chuyên gia bộ ngoại giao cao cấp cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ qua California hội kiến với Tổng thống Obama tại điền trang Sunnylands vào ngày 15-16/2/2016. Đảng đã giao nhiệm vụ tối quan trọng về chính sách quốc gia 5 năm tới vào tay ông Thủ tướng Dũng?" - "Bàn cờ thế trên bộ ở Đông Dương đã chấm dứt nhường chỗ cho bàn cờ thế ở Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu hồ sơ Biển Đông được đặt trên bàn nghị sự trước mặt Tổng thống Obama ở Sunnylands, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ nói gì về "thế trận" ở Biển Đông?" (lkt-VH)
28 Tháng Giêng 2016(Xem: 23156)
-" Đối với Việt Nam, hồ sơ Biển Đông cố gắng được đẩy lên là một trong các nghị sự chính; tuy nhiên, biển Đông có tác động vào TT Obama như thế nào sẽ là chuyện mà các nhà lãnh đạo Việt Nam cần biết - hiểu rõ hơn hết, để hoặch định phản ứng đối với sự bành trướng hung hãn của Trung Quốc hiện nay". - "Trong tứ trụ mới hiện nay, ai sẽ là người dẫn đầu đảng CSVN đi California dự phó hội Obama: ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Xuân Phúc hay vẫn là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng?" (lkt-VH)
26 Tháng Giêng 2016(Xem: 15533)
XEM LẠI: 17 Tháng Giêng 2016 8:12 CH - "Chuyến đi Hoa Thịnh Đốn hôm 7/7/15, ông Tổng Trọng lại cũng được đón bằng nghi thức cao nhất, chưa từng có đối với Mỹ'. - "Đương kim Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam đầu tiên trên thế giới bước vào Phòng bầu dục tòa Bạch Ốc đàm đạo với TT Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ; nâng ly "lẩy Kiều" với Phó Tổng Thống Joe Biden; hội đàm với các nhân vật lưỡng đảng Cộng Hòa, Dân Chủ'.
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 17277)
- " Ba khuôn mặt dự đoán sẽ được Hội đồng 1510 Đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm vào chức vụ tổng bí thư là ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng.Thật ra. việc đề cử một trong "Tứ trụ triều đình" gọi là để thể hiện sự "đổi mới" không quan trọng bằng sự "thay đổi" một Cơ chế lãnh đạo trẻ trung mà người dân có quyền hy vọng rằng đó là những bộ óc có tinh thần dân chủ cấp tiến".
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 15959)
" Giáo sư Carlyle Thayer Tôi không nghĩ là Việt Nam sẽ từ bỏ chính sách « đa dạng hóa và đa phương hóa » trong quan hệ đối ngoại và trở thành một đối tác đáng tin tưởng đối với tất cả các nước". Ảnh Giáo sư Carlyle Thayer tại Hội nghị về biển Đông tại Manila March 2015. Photo LKT.
21 Tháng Giêng 2016(Xem: 17907)
http://danquyenvn.blogspot.co.uk/2016/01/o-viet-nam-hoat-ong-vi-loi-ich-xa-hoi.html https://www.youtube.com/watch?v=4olUcDH1CsU&feature=youtu.be
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 20078)
"Trả lời Zing.vn, Phó văn phòng Trung ương Đảng Lê Quang Vĩnh cho biết, Tổng bí thư phải là người tiêu biểu nhất cho toàn Đảng, Tổng bí thư phải là nhà lãnh đạo xứng tầm, không có giới hạn tuổi với chức danh này".
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 20379)
- Hà Sĩ Phu: "Muốn thoát Tàu cần phải thoát Cộng, nhưng quyền lực và quyền lợi đã giữ chặt những người cầm quyền trong vòng kim cô cộng sản. dù họ chẳng tin gì vào chủ nghĩa này..." - Nguyễn Thanh Giang: "Nếu phải xét trường hợp “đặc biệt” thì nên lưu giữ Nguyễn Tấn Dũng hoặc Trương Tấn Sang. Tốt hơn, nên trẻ hóa “tứ trụ”. Các nhân vật sau đây chắc chắn tạo được “triều đình” mới khả úy hơn “triều đình Nguyễn Phú Trọng”: Nguyễn Thiện Nhân, Trần Đại Quang, Vũ Đức Đam/Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn thị Kim Ngân".
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 71170)
- 46 lần bay Tàu khựa ra vào Chữ Thập đúng vào dịp Đại hội XII. - Nguyễn Phú Trọng sẽ ở lại thêm 2 năm để dàn xếp? - Dũng sẽ lật thế cờ lên ngôi Tổng vào giờ thứ 25?
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 23273)
- Bùi Tín: "Đây thực chất là một kiểu đảo chính tiền Đại hội, không nổ súng, chưa từng có trong 11 đại hội trước đây, vi phạm trắng trợn Điều lệ của đảng CSVN, vi phạm chế độ dân chủ tập trung, là một cuộc tiếm quyền của BCHTƯ Khóa XI đối với quyền hạn của Đại hội XII chưa nhóm họp, nhằm áp đặt «tứ trụ» do Khóa XI bầu bán xong xuôi cho Đại Hội XII từ khi nó chưa họp". - Cù Huy Hà Vũ: "Người viết bài này xin trả lời ngay rằng do có bài bản, tức không phải là hành vi của một kẻ tham tàn tự phát, nên hành vi bán nước của Nguyễn Tấn Dũng chỉ có thể là sản phẩm của một “điệp viên chiến lược” của Trung Quốc". Ảnh bên: ô.Nguyễn Phú Trọng, ô. Nguyễn Tấn Dũng: "Kẻ tám lạng, người nửa cân".
14 Tháng Giêng 2016(Xem: 17567)
"Ông Dũng đi nước cờ cao. Một mặt ông không xin tái cử, một mặt, đại quân xe-pháo-mã của ông sang sông áp sát xe-pháo-mã ông Trọng. Tẩy Sì trong canh bạc ông Dũng nắm chắc trong tay. Như vậy, có khả năng ra đến Đại Hội (19/1/2016), giờ thứ 25, đại đa số phiếu của 1500 đại biểu sẽ đồng thanh "thỉnh cử" ông Nguyễn Tấn Dũng vào danh sách ứng viên chức Tổng bí thư".