CPJ nói '21 nhà báo đang bị bỏ tù' tại Việt Nam

14 Tháng Mười Hai 20226:26 SA(Xem: 3362)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A – THỨ TƯ DEC 14, 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


image003Ảnh minh họa: Người biểu tình cầm tấm biển có dòng chữ "báo chí không phải là tội ác" trong một cuộc biểu tình ủng hộ tự do báo chí ở Berlin, Đức. © BRITTA PEDERSEN/DPA/AFP via Getty Images


CPJ nói '21 nhà báo đang bị bỏ tù' tại Việt Nam


image006Nguồn hình ảnh, PHAM DOAN TRANG. Nhà báo, nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, người đang chịu mức án tù chín năm tù giam với tội danh "tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" cùng các nhà báo khác và blogger đã được đề cập trong báo cáo của CPJ.


BBC 14/12/2022


Số lượng nhà báo bị bỏ tù trên toàn cầu lập 'mức kỷ lục' mới, theo báo cáo thường niên do Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) công bố vào hôm nay 14/12.


Báo cáo về số nhà báo bị tù giam năm 2022 của CPJ, một tổ chức độc lập và phi lợi nhuận đóng tại Hoa Kỳ cho thấy:


"Năm 2022, cũng đánh dấu với sự xung đột và đàn áp, các lãnh đạo ở những thể chế chuyên chế thì tăng cường hình sự hóa việc đưa tin độc lập."


'Kỷ lục mới'


Theo báo cáo, tính đến ngày 01/12, đã có 363 nhà báo bị bắt giữ trên toàn cầu, con số cao nhất trong lịch sử 30 năm thực hiện báo cáo của CPJ.


Trước đó, báo cáo năm 2021 của CPJ cho thấy số nhà báo, phóng viên trên toàn cầu bị bỏ tù tăng cao, với tổng số 293 người bị giam giữ.


Số lượng nhà báo bị bắt giam tăng hơn 20% so với năm 2021.


Iran là quốc gia có số nhà báo bị giam giữ đông nhất với 62 người, xếp hạng tiếp theo là Trung Quốc (43 người), Myanmar (42 người) và Thổ Nhĩ Kỳ (40 người), Belarus (26 người), Ai Cập (21 người), Việt Nam (21 người).


Tại châu Á, số lượng nhà báo bị kết tội 'chống nhà nước' chiếm tỷ lệ cao nhất. Số liệu tại Trung Quốc được cho có thể không đầy đủ vì sự kiểm duyệt chặt chẽ của quốc gia này.


Theo CPJ, điều này cho thấy một cột mốc tăm tối khác trong bức tranh truyền thông toàn cầu "đang đi xuống".


'21 nhà báo bị bỏ tù'


image008Nguồn hình ảnh, Getty Images. Theo CPJ, tính đến ngày 01/12, VN đang giam giữ 21 nhà báo.


Năm nay, Việt Nam xếp vị thứ sáu trong số các nước có số lượng nhà báo bị bỏ tù nhiều nhất.


"Sự áp bức truyền thông tại Trung Quốc, Myanmar và Việt Nam đã khiến châu Á trở thành nơi có số lượng nhà báo bị bỏ tù cao nhất, với tổng cộng 119 người", CPJ đề cập.


Tính đến ngày 01/12/2022, Việt Nam đang giam giữ 21 nhà báo, theo CPJ.


"Với 21 nhà báo bị tù giam, Việt Nam cho thấy rất ít sự chấp nhận đối với nền báo chí độc lập, đưa ra những bản án nặng nề cho những người bị kết tội chống phá nước", báo cáo nêu rõ.


Nhà báo Phạm Đoan Trang, người đang chịu mức án tù chín năm tù giam với tội danh "tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" cùng các nhà báo khác và blogger đã được đề cập trong báo cáo của CPJ.


Nhà báo Phạm Đoan Trang đã bị chuyển từ Hà Nội sang một trại giam ở An Phước, Bình Dương.


"Đây là một chiến thuật phổ biến để ngăn chặn việc thăm tù thường xuyên", CPJ nhận định.


Hồi tháng 7, nhà báo, nhà hoạt động Phạm Đoan Trang được CPJ công bố trao tặng Giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế năm 2022, cùng với ba nhà báo khác từ Cuba, Iraq, và Ukaine. Lễ trao giải đã diễn ra vào ngày 14/11 vừa qua tại New York.


Trong thông cáo về giải thưởng, Chủ tịch của CPJ Jodie Ginsberg nói, "Những người được trao giải của chúng tôi đại diện cho phần tốt nhất của báo chí: một công việc vạch rõ những tác động từ chiến tranh, tham nhũng, lạm dụng quyền lực trong mọi mặt đời sống thường ngày."


CPJ đồng thời nhắc lại hồi tháng Mười, Việt Nam đã kết án 8 năm tù giam và 5 năm quản chế đối với nhà báo Lê Mạnh Hà, còn tháng 8, Việt Nam cũng bỏ tù blogger Lê Anh Hùng 5 năm tù vì "Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân".


'Vẫn ảm đạm'


image009Nguồn hình ảnh, Getty Images. Báo cáo CPJ nêu "Năm 2022, cũng đánh dấu với sự xung đột và đàn áp, các lãnh đạo ở những thể chế chuyên chế thì tăng cường hình sự hóa việc đưa tin độc lập."


Vào tháng 11, nhận định về viễn cảnh báo chí sắp tới ở Việt Nam, Kian Vesteinsson, nhà nghiên cứu cấp cao từ tổ chức Freedom House nói với BBC:


"Bức tranh về tự do biểu đạt và tự do báo chí tại Việt Nam là ảm đạm.


"Trong năm qua, chính phủ Việt Nam đã xóa thông tin trên mạng với tốc độ đáng báo động, bỏ tù nhà báo và blogger trong thời gian lâu. Vấn đề kiểm duyệt chỉ có thể tồi tệ hơn mà thôi."


Để có nền dân chủ tại Việt Nam, nhà nghiên cứu Kian Vesteinsson từ tổ chức Freedom House đề cập đến hai yếu tố là truyền thông độc lập và xã hội dân sự.


"Một điều quan trọng là các chính phủ dân chủ trên thế giới phải tăng cường cuộc chiến cho quyền tự do biểu đạt ở Việt Nam."


"Một lộ trình chính là hỗ trợ nền truyền thông độc lập tại Việt Nam và xã hội dân sự thông qua tài trợ và hỗ trợ kỹ thuật. Ví dụ, các chính phủ có thể cung cấp công nghệ giúp người dân Việt Nam thoát khỏi việc kiểm duyệt và giúp họ an toàn không bị theo dõi."


"Các nhà làm luật nên cần ủng hộ việc thả tự do vô điều kiện nhiều người đã bị tù giam không công bằng vì biểu đạt trên mạng tại Việt Nam, như Nguyễn Văn Hóa và Phạm Đoan Trang."


Ngày 11/10, Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc với 145 phiếu ủng hộ. Nói với BBC hồi tháng 11, Beh Lih Yi, Điều phối viên Chương trình châu Á từ Committee to Protect Journalists (CPJ) cho rằng hồ sơ nhân quyền của Việt Nam sẽ bị giám sát chặt chẽ.


"Việt Nam chắc chắn có thể cải thiện hồ sơ tự do báo chí trong ngắn hạn nếu có ý chí làm điều này. Việt Nam đang là một nền kinh tế trỗi dậy tại châu Á và hiện là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, điều này có nghĩa hồ sơ về nhân quyền, bao gồm việc đối xử với các nhà báo sẽ bị giám sát chặt chẽ hơn."


image010Nguồn hình ảnh, Getty Images. Để có nền dân chủ tại Việt Nam, nhà nghiên cứu Kian Vesteinsson từ tổ chức Freedom House đề cập đến hai yếu tố là truyền thông độc lập và xã hội dân sự.


Báo cáo 'Tình trạng Dân chủ Toàn cầu năm 2022' được Viện International Institute for Democracy and Electoral Assistance (International IDEA) công bố cuối tháng 11 cho thâay1 trong khu vực Đông Nam Á, thì Campuchia, Lào và Việt Nam "vẫn gắn chặt với chủ nghĩa chuyên chế mà không thấy dấu hiệu thay đổi nào".


Trong các nhóm nước, thì IDEA xếp Việt Nam nằm ở nhóm nước theo chế độ chuyên chế (authoritarian regime), theo báo cáo:


"Việt Nam, giống Trung Quốc và Singapore đã thành công trong việc mang lại sự thịnh vượng kinh tế mà không trao quyền dân chủ, mang lại cho thể chế cộng sản một vỏ ngoài về tính chính danh trước quần chúng."


"Ở Trung Quốc và Việt Nam, người dân có thể cảm thấy tiến trình dân chủ hiện là không khả thi hoặc quá nhiều rủi ro."
13 Tháng Mười Một 2014(Xem: 43159)
Ngày 13/11, theo thông tin mới nhất từ mục Xã hội (NTD.ORG) cho biết, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh vừa viên tịch vào sáng ngày 13/11/2014, khi ông vừa bước sang tuổi 88. Tuy nhiên, cho đến hôm nay, thứ Sáu 14/11/14, khi Văn Hóa lên bản tin về Thiền sư Nhất Hạnh vốn gây xúc động cho giới Phật tử cả tuần nay; Làng Mai, "tổng hành doanh" của dòng tu "Tiếp Hiện" ở Pháp, vẫn chưa có thông tin nào xác tín về nhân thân vị Thiền sư nổi tiếng trên thế giới từ Đông sang Tây.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19641)
Điếu Cày: "tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ chọn ra cái biểu tượng tốt nhất cho mình, và nếu nó là ý nguyện của 90 triệu người dân thì đó là thể hiện ý nguyện của người dân, và chúng ta không tranh cãi về cái việc lá cờ đó nữa".
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20497)
Trước tiên, chúng ta phải thấy rằng lá cờ đó là một biểu tượng, nó chỉ là một biểu tượng, và chúng ta đấu tranh là vì mục tiêu tự do, dân chủ, không phải vì biểu tượng một lá cờ, bởi vì biểu tượng thì có thể thay đổi, nhưng mục tiêu đấu tranh thì không bao giờ thay đổi …, và nếu có một lá cờ nào …, nó là ý nguyện của 90 triệu người dân thì đó là thể hiện ý nguyện của người dân, chúng ta không tranh cãi về cái việc lá cờ đó nữa.
01 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20835)
“Trước tiên chúng ta phải thấy rằng lá cờ đó là một biểu tượng, nó chỉ là một biểu tượng, và chúng ta đấu tranh là vì mục tiêu tự do, dân chủ, không phải vì biểu tượng một lá cờ, bởi vì biểu tượng thì có thể thay đổi, nhưng mục tiêu đấu tranh thì không bao giờ thay đổi…”
30 Tháng Mười 2014(Xem: 18588)
Một phi thuyền thương mại không người lái chở hàng tiếp liệu lên Trạm Không gian Quốc tế đã phát nổ ngay sau khi rời mặt đất hôm thứ Ba. Thảm họa xảy ra lúc chiều tà tại cơ sở phóng phi thuyền của Cơ quan Không gian Vũ trụ Quốc gia (NASA) ở đảo Wallops thuộc bang Virginia, ngoài khơi Đại Tây Dương.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 19546)
Trong video clip chúc mừng Điếu Cày đến Mỹ – Người Việt TV, ở phút 1:22 có một thanh niên cố chen đến gần Điếu Cày, trao ngọn Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa cho Điếu Cày. Điếu Cày không nhận và nói cám ơn!
26 Tháng Mười 2014(Xem: 26172)
Một thân nhân của Điếu Cày là cô Joyce Hạnh Đỗ ở Boston đã tìm cách liên lạc với bạn là cô Gia Lý, Phòng Thương Mại Việt Mỹ ở Quận Cam nhờ Gia Lý tìm cách liên lạc với ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải hiện đang ở đâu?
23 Tháng Mười 2014(Xem: 19477)
Văn Hóa tổng hợp: “Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ ba nói rằng ông Hải chọn sang Mỹ. Con trai Điếu Cày là kỹ sư Nguyễn Trí Dũng nói rằng không phải như vậy. Phát biểu tại phi trường Los Angeles hôm 21/10, Blogger Điếu Cày nói: “Tôi thấy chính phủ Hoa Kỳ thì mong muốn tôi trở thành một công dân của Hoa Kỳ nhưng tôi không hiểu tại sao chính phủ Việt Nam lại muốn trục xuất tôi. Những việc tôi làm chỉ mang lại lợi ích cho dân tộc Việt Nam, cho tổ quốc Việt Nam. Điều đó đáng để chính phủ Việt Nam phải suy nghĩ.”
21 Tháng Mười 2014(Xem: 18168)
Trao đổi với BBC hôm 19/10/2014, nhân việc tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh vừa diễn ra một vụ 'quan tài diễu phố' của dân khiếu nại về việc một nghi can bị cơ quan công an giam giữ đã tử vong với lý do 'thắt cổ tự tử' bất bình thường, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng nói:
19 Tháng Mười 2014(Xem: 19067)
Khoảng 400-500 cảnh sát được triển khai ở Mong Kok để buộc đám đông phải lùi xa khoảng 20m khỏi một ngã tư trọng điểm. Các cuộc đụng độ vào sáng sớm 19/10 giữa người biểu tình và lực lượng cảnh sát ở Hong Kong vẫn đang tiếp tục mặc dù Chính quyền Hong Kong và nhà lãnh đạo biểu tình đã xác nhận sẽ tiến hành đàm phán.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 18600)
Ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố rằng việc Manila đưa Bắc Kinh ra tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc là ‘quyền của Philippines’, và vấn đề tranh chấp lãnh thổ cần phải được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình. Bình luận của người đứng đầu chính phủ Việt Nam được đưa ra hôm 15/10 tại Viện Koerber, nghiên cứu về phát triển xã hội, ở Berlin sau cuộc họp với Thủ tướng Đức Angela Merkel.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 19631)
Cô Nina Phạm, y tá Mỹ gốc Việt, 26 tuổi, người Mỹ đầu tiên bị lây nhiễm virus Ebola trên đất Mỹ, do là đã có tiếp xúc với bệnh nhân Thomas Eric Duncan. Thomas mắc bệnh từ Liberia, đến Mỹ, vào bệnh viện nhưng đã chết vì bệnh viện Cơ đốc Dallas không cứu chữa được ca bệnh này.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 20045)
Hôm 10/10/2014. tại trụ sở Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 46 Tràng Thi, Hà Nội hàng trăm bà con dân oan Văn Giang (Hưng Yên), Hải Phòng, Tây Ninh treo dọc biểu ngữ phủ kín bờ tường trụ sở, cờ đỏ sao vàng chào mừng ngày "giải phóng" thủ đô 10.10 năm nay.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 18845)
“Cướp biển Indo trèo lên tàu và tấn công tàu. Nó lên nó bịt mặt hết. Nó có dao và súng. Nó dí dao và súng vào người rồi đó đánh trực ban ở trên buồng lái xong nó xuống buồng thuyền trưởng, nó dí súng vào đầu thuyền trưởng và dần dần nó khống chế tất cả các thuyền viên trên tàu và nó giam giữ tại một phòng”.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 18936)
Cuộc gặp liên ngoại trưởng Phạm Bình Minh - John Kerry ở Washington vào đầu tháng 10/2014 đã an bài. Kết quả không đến nỗi tệ: sau nhiều năm bị cấm vận, Việt Nam được Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần cơ chế mua vũ khí sát thương.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 17220)
Ông Kerry nói Mỹ điều chỉnh chính sách trong tình hình mới Việt Nam đã hoan nghênh quyết định của Chính phủ Mỹ nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho họ và nói rằng điều này sẽ có lợi cho cả hai nước.
04 Tháng Mười 2014(Xem: 18417)
Hãng tin Reuters (Anh) cho biết, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain nói: “Việc nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN vì mục đích an ninh hàng hải sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng theo hướng có lợi cho cả hai nước”. AP nhấn mạnh, quan hệ Mỹ-VN đã bình thường hóa vào năm 1995 - 20 năm sau chiến tranh. Washington đã phê chuẩn việc bán một số vũ khí không sát thương cho VN vào năm 2007 và quan hệ song phương đã được củng cố sâu sắc hơn, nhất là khi chính quyền Obama nỗ lực mở rộng sự hiện diện của Mỹ tại châu Á.