“Xôi đậu Da beo” ở Trường Sa

05 Tháng Giêng 20238:18 SA(Xem: 3319)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG – THỨ NĂM JAN 05, 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


“Xôi đậu Da beo” ở Trường Sa


Kỳ 1 và Kỳ 2


image003Bản đồ minh họa vùng “Xôi đậu Da beo” khổng lồ ở khu vực biển Trường Sa, nhiều nhất là các tiền đồn của VN và TQ; các đường ranh giới EEZ Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia. Chấm đỏ bản đồ dưới là đảo nhân tạo Chữ Thập.

image005

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

05/1/2023

Kỳ1 và Kỳ 2


“Xôi đậu” là từ ngữ miêu tả về những vùng lãnh thổ đất đai do các đơn vị quân đội khác nhau chiếm đóng, tuy không xác định được thời gian ra đời, hay vị trí địa lý chính xác trên bản đồ, tính chất lãnh thổ chiếm giữ, nhưng có thể tạm xem nó xuất phát từ thời nội chiến Đông Dương I. Kéo đến những năm 1954-1960 ở miền Nam Việt Nam thì từ ngữ vùng “xôi đậu” lộ ra khá rõ.


Các cơ quan tuyên truyền của Hà Nội cho rằng từ năm 1954, Việt Cộng đã “làm chủ” được 60% lãnh thổ miền Nam VN.


Một số báo chí Sài Gòn gọi tính chất lãnh thổ này là cuộc chiến “lấy nông thôn bao vây thành thị.”


Chiến cuộc ngày càng trở nên khốc liệt mở rộng khắp nơi; từ những năm 1960, 1965 trở về sau, khi binh lính Mỹ và các quốc gia đồng minh trợ chiến trực tiếp tham chiến ở miền Nam VN, phương Tây gọi là Vietnam War thì từ ngữ “Da beo” nổi bật lên do tính chất khoanh vùng lãnh thổ và địa bàn hoạt động hiện rõ trên bản đồ tác chiến. “Da beo” hình ảnh da con beo gấm lốm đốm trên da thịt miền Nam Việt Nam.


Có thể tạm phân ra các vùng lãnh thổ đất đai hay địa bàn hoạt động do các đơn vị quân đội VNCH chiếm giữ trú phòng hầu hết ở thành phố, tỉnh lỵ, thị xã miền Nam VN đều có các cơ quan hành chính cắm cờ Vàng quản lý; và phe Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam (gọi tắt là Mặt trận) dưới sự chống lưng người và vũ khí của Hà Nội lập ra các vùng an toàn khu (mật khu) phần lớn rải rác ở thôn quê ngoại vi thành phố.


Cũng cần nói rõ thêm, các mật khu, các vùng thôn quê chịu dưới tầm kiểm soát của Mặt trận đều không có một địa bàn chính danh nào cắm cờ Mặt trận (xanh đỏ ngôi sao vàng) trên bản đồ hành chánh, nhưng trên thực tế, đó là những vùng “Da beo”.


Các cơ quan tuyên truyền của Hà Nội cho rằng từ năm 1965, Việt Cộng đã “làm chủ” được 80% lãnh thổ (thôn quê) miền Nam VN mặc dù Mặt trận cố đánh chiếm lấy một vài tỉnh, thành phố lớn làm thủ đô cắm cờ nhưng không đạt được. (Ví dụ như trận Huế 1968, trận An Lộc Bình Long 1972, trận Quảng Trị 1972; cho đến tháng 12, 1974 trận Phước Long VNCH thất thủ, tháng 3, 1975 trận Ban mê Thuột VNCH thất thủ, Mặt trận mới chính thức cắm cờ.)


Trong bài viết này, vì sao chúng tôi vác cái vùng “Xôi đậu Da beo” ở đất liền ra Biển Trường Sa?


Các sự kiện liên quan đến Biển năm 2022:


Ngày 28/1/ 2022, Tân tổng thống Philippines Marcos Jnr “xoay trục” sang Trung Quốc, ông tuyên bố gạt bỏ Phán quyết La Haye. Marcos theo bước chân của cựu Tt Duterte theo đuổi thỏa thuận song phương với Bắc Kinh về Biển South China Sea.


“Bongbong” Marcos, ứng cử viên tổng thống của Philippines, cho biết nếu đắc cử, ông sẽ gạt phán quyết trọng tài lịch sử năm 2016 về Biển South China Sea sang một bên và đàm phán trực tiếp với Bắc Kinh về các tranh chấp lãnh hải và lãnh thổ vốn kéo dài từ hàng thập niên qua.


Trong một loạt cuộc phỏng vấn trên các phương tiện truyền thông trong tuần này, trong đó ông Marcos nói rằng không thể theo đuổi vụ kiện mà Philippines đưa ra chống lại Trung Quốc vào năm 2013 vì Bắc Kinh đã bác bỏ nó. “Trọng tài đó không còn là trọng tài nếu chỉ có một bên, vì vậy, nó không còn có sẵn cho chúng tôi nữa” Marcos nói trong một cuộc phỏng vấn với người dẫn chương trình giải trí nổi tiếng Boy Abunda vào thứ Ba. (theoRappler)


Trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh DZRH, Marcos, con trai của cố độc tài Ferdinand E. Marcos, đã lặp lại tuyên bố của mình rằng vụ kiện mà Philippines thắng Trung Quốc là “không hiệu quả” và cho rằng một thỏa thuận song phương với Bắc Kinh đó là “sự lựa chọn thiết thực duy nhất”.


Ngay từ tháng vận động chức vụ tổng thống Philippines thẳng thắn đưa ra mối quan hệ với Bắc Kinh, người dân Philippines đã dồn phiếu cho ông thắng cử.


Mối liên hệ an ninh quốc phòng Philippines với Hoa Kỳ tiếp tục duy trì, những văn cứ quân sự của Mỹ tiếp tục tồn tại và gia tăng thêm trên lãnh thổ quốc đảo Philippines. Nó cho thấy chính sách của Manila vừa chơi kinh tế với Bắc Kinh vừa chơi an ninh quốc phòng với Hoa Thịnh Đốn.


Hiệp ước an ninh phòng thủ Mỹ-Phi năm 1951 ràng buộc chặt chẽ quốc đảo này ở Đông Nam Châu Á với Mỹ, đặc biệt ở vùng biển South China Sea thường xuyên có những tranh chấp biển đảo.   


Tuy nhiên, trong một thông báo, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana giải thích: “Tôi lo lắng không phải là vì thiếu sự trấn an, mà là vì khả năng bị lôi cuốn vào một cuộc chiến mà Philippines không gây ra và không mong muốn”.


Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippines có từ năm 1951 cần phải được sửa đổi, nếu không thì Manila có nguy cơ bị kéo vào một cuộc chiến với Trung Quốc. Đây là nội dung tuyên bố vào hôm nay, 05/03/2019 của bộ trưởng Quốc Phòng Philippines, 4 ngày sau khi ngoại trưởng Mỹ khẳng định rằng Washington sẽ giúp Manila trong trường hợp bị tấn công trên Biển Đông.


https://thediplomat.com/2022/01/philippines-marcos-to-pursue-bilateral-deal-with-beijing-over-south-china-sea/


Ngày 20/2/2022, Báo cáo “Ranh giới Biển” của Bộ Ngoại giao Mỹ “nhằm xem xét các yêu sách/ lãnh hải của các quốc gia ven bờ và đánh giá sự phù hợp với luật pháp quốc tế”. (1)


Ngày 13/5/2022, Tuyên bố Tầm nhìn chung và phát biểu của TT Joe Biden trong Hội nghị ASEAN+Hoa Kỳ.


Hội nghị ASEAN-Hoa Kỳ 2022; Tuyên bố Tầm nhìn chung và phát biểu của TT Joe Biden


Ngày 3/8/2022, Ngoại trưởng các nước ASEAN họp tại Phnom Pênh cảnh báo, căng thẳng ở Đài Loan có thể dẫn đến những tính toán sai lầm, đối đầu nghiêm trọng, xung đột công khai và hậu quả khôn lường giữa các cường quốc. Tuyên bố cũng kêu gọi các bên hãy giữ kiềm chế tối đa.  


Tờ Global Times, (Hoàn cầu Thời báo) một cơ quan ngôn luận của đảng Cs Trung Quốc viết: “từ việc chính quyền Obama “xoay trục” sang châu Á, cho đến “Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” (FOIP) của chính quyền Biden, rõ ràng là Mỹ vận động hành lang xung quanh ASEAN và cố gắng đưa khối này vào liên minh chống Trung Quốc của họ.


Ngày 11/08/2022, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao VN Lê Thị Thu Hằng nói tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao Việt Nam chiều 11/8/2022, trả lời câu hỏi của Tân Hoa Xã về quan điểm của Việt Nam liên quan tới nguyên tắc "Một Trung Quốc" và vấn đề Đài Loan, bà Hằng nói : “Lập trường của Việt Nam về vấn đề Đài Loan là nhất quán, được thể hiện trong các văn kiện chung nhân các chuyến thăm cấp cao giữa Việt Nam và Trung Quốc trên cơ sở kiên trì nguyên tắc Một Trung Quốc, Mỹ và Trung Quốc đều là các cường quốc và đối tác quan trọng hàng đầu của VN.  cầu.”


Ngày 31/10/2022, Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc. Tại Bắc Kinh, Tbt Nguyễn Phúc Trọng ký hiệp ước với Tbt Tập Cận Bình về một bản văn gọi là Tuyên bố chung, nhấn mạnh Điểm số 9.


Bắc Kinh 31/10/2022 - Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc


Ngày 20/11/2022, Chiều tối Chủ nhật 20/11/2022 (giờ Đông Nam Á) từ Bangkok, Thái Lan, Phó Tổng thống Kamala Harris đến Sân bay Quốc tế Ninoy Aquino, ở Metro Manila, Philippines và qua đêm tại đây;


Sáng Thứ Hai 21/11/2022 (giờ ĐNÁ), Phó Tổng thống Kamala Harris duyệt hàng quân danh dự tại dinh tổng thống Malacanang-Manila. Điện Malacanang trải thảm đỏ, đích thân Tổng thống Marcos Jnr ra tận cửa đón bà Harris. Hai bên hội đàm, Philippines minh định tính chính danh trên vùng biển tiếp cận bờ biển phía Tây của họ là Biển Tây Philippines.


Ý định của Philippines muốn xác định “Ranh giới” vùng biển Tây Philippines là một phần trong toàn bộ biển South China Sea rộng 3,5 triệu km2. Tuy nhiên, chu vi và diện tích biển Tây Philippines chưa có một thông tin nào hay bản đồ nào xác định cụ thể.


Chủ quyền lãnh thổ Biển Tây Philippines có thể trở nên một tiền đề mở ra chu vi và diện tích các vùng lãnh thổ biển cho các quốc gia ven biển.


Chẳng hạn, Việt Nam có chủ quyền Biển Đông VN, Malaysia có chủ quyền Biển Malaysia, Trung Quốc có chủ quyền Biển Trung Quốc, Brunei có chủ quyền Biển Brunei, Đài Loan có chủ quyền vùng Biển Taiping Island, Indonesia có chủ quyền Biển Indonesia.


Giới quan sát hy vọng South China Sea sẽ phải được đưa lên bàn hội nghị quốc tế để phân định rạch ròi ranh giới các vùng biển của các quốc gia ven biển và quốc gia hải đảo.


Thế nhưng, Trung Quốc có chịu ngồi xuống để đàm phán phân chia “Ranh giới Biển” hay không là một vấn đề khác. Cho đến nay, Bắc Kinh vẫn khăng khăng coi đường 9 đoạn lưỡi bò chiếm 85% diện tích là vùng biển lịch sử của họ, mặc dù yêu sách của Trung Quốc đã bị Tòa thường trực La Haye bác bỏ bởi vụ kiện của Philippines. Ngày 12/7/2016, tòa La Haye đã phán lệnh chung cuộc Philippines thắng vụ kiện.


Sáng Thứ Ba 22/11/2022 (giờ ĐNÁ), trên con tàu hải cảnh lớn nhất của Philippines BRP Teresa Magbanua neo tại bến cảng Puerto Princesa, Palawan, nơi đặt Bộ tư lệnh miền Tây của Manila, nơi mà trước đây, cựu Tổng thống Duterte tuyên bố Philippines cắm cờ chủ quyền trên 9 hòn đảo ở Trường Sa. Bà Harris tuyên bố cấp 7,5 triệu đô cho Manila. Con số 7,5 triệu đô thực ra quá nhỏ so với “Chiến dịch Philipines Nov 2022”, nhưng là mồi “thổi bùng ngọn lửa chống Bắc Kinh” rất ngoạn mục của Mỹ.


Theo hiệp ước hợp tác quốc phòng năm 2014, Tham mưu trưởng quân đội Philippines, Lt. Gen. Bartolome Bacarro nói với các phóng viên vào tuần trước rằng Hoa Kỳ muốn xây dựng các cơ sở quân sự tại 5 khu vực nữa ở miền bắc Philippines.


Ý nghĩa chuyến đi thăm đảo Palawan của Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris nói lên phần nào Hoa Kỳ công nhận tính chính danh của Biển Tây Philippines9 hòn đảo ở Trường Sa mà Philippines đang có quân đội cắm cờ trấn giữ.


Manila năm 2020 đã chi 1,3 tỷ peso (26 triệu USD) để xây dựng và cải tạo các công trình trên đảo, trong đó có dự án "bê tông hóa sân bay".


Giới quan sát cho rằng, vùng lãnh thổ “Xôi đậu Da beo” của Philippines ở Trường Sa sẽ có khả năng trở thành cuộc tranh chấp giữa Philippines và Việt Nam, tiềm năng xung đột khó tránh khỏi do yêu sách chủ quyền lịch sử của hai bên.


Trước năm 1975, đảo Thị Tứ thuộc quyền quản lý của chính phủ Sài Gòn-VNCH.


Hiện nay, Philippines đang chiếm giữ 9 đảo đứng hàng thứ hai sau Việt Nam chiếm giữ 48 đảo lớn nhỏ và thực thể tiền đồn ở vùng biển Trường Sa.


Trong quá khứ, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao VN Phạm Bình Minh đã có cuộc thảo luận với Manila về đảo Thị Tứ (Thitu Islands).


Palawan: Harris cấp 7,5 triệu đô cho Manila “thổi bùng ngọn lửa chống Bắc Kinh”


image007Sân bay trên đảo Thị Tứ. Ngồn ảnh: Google Earth


image009Vị trí chiến lược và khoảng cách của đảo Thị Tứ ở vùng biển Trường Sa. Nguồn: Lizard Publishing/ Pinterest.


Ngày 29/11/2022, Tuần dương hạm USS Chancellorsville (CG-62) thực hiện quyền tự do hàng hải (FONOP) trên một “lối đi vô hại” thách thức các hạn chế đối với việc đi lại vô hại do Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan áp đặt.


Ngày 14/12/2022, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS (The Center for Strategic and International Studies) được xem như cơ quan cố vấn an ninh quốc gia hàng đầu trên thế giới trụ sở ở Washington và Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á AMTI (Asia Maritime Transparency Initiative) công bố Việt Nam đã tăng tốc việc mở rộng công việc nạo vét và gia công thêm đất tại một số tiền đồn của VN ở Quần đảo Trường Sa vào nửa cuối năm 2022, tạo ra khoảng 420 mẫu đất mới và nâng tổng diện tích trong mười năm qua lên 540 mẫu Anh. (1)


Ngày 19/12/2022, Mẫu hạm đầu tiên Trung Quốc, Liêu Ninh, đang dẫn đầu nhóm tấn công mạnh nhất của hải quân Trung Quốc di chuyển tới tây Thái Bình Dương để tham gia một cuộc “hành quân tập trận” hải quân lớn vào cuối năm 2022.


Ngày 21/12/2022, Phi công chiến cơ J-11 của Hải quân Trung Quốc đã “cố tình khiếu khích” cách cánh Trinh sát cơ RC-135 Rivet Joint của Mỹ khoảng 3mét, buộc máy bay Mỹ phải thực hiện "các thao tác lảng tránh" để tránh va chạm.


Ngày 31/12/2022, Trung Quốc tuyên bố từ chối công nhận chủ quyền của năm nước ven biển đối với một phần hoặc vùng biển China Sea và bác bỏ phán quyết chung cuộc của Tòa án trọng tài La Haye.


Phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Trung Quốc thông báo Bắc Kinh mời Tổng thống Philippines Marcos Jnr đến thăm Trung Quốc ba ngày.


Các sự kiện “nóng” đầu năm 2023


Ngày 3/1/2023, Tờ The Diplomate loan tin “Đảng Cộng Sản Việt Nam Loại Bỏ Nguyên Phó Thủ Tướng ra khỏi Bộ Chính Trị”. Tin này làm chấn động giới cán bộ trong chính quyền và dư luận ở Việt Nam.


Dư luận cho là “không đúng” không nói lên được sự thật bên trong cuộc “thanh trừng” của đảng CsVN đối với hàng ngũ các đảng viên cấp tiến có học có trình độ trong đảng mà mất chức;


Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng CS VN dựa vào vụ tham nhũng liên quan đến việc thu phí, tống tiền, (ước tính hơn 200 triệu đôla), xuất phát từ việc những công dân Việt Nam muốn tránh nạn Covid-19 muốn có chỗ ngồi trên khoảng 400 chuyến bay hồi hương.


Dư luận cũng cho là “không đủ” khi nói lên bản chất tâm thức chính trị của giới lãnh đạo Bộ Ngoại giao VN hiện nay như Phó Tt Phạm Bình Minh, Phó Tt Vũ Đức Đan, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, cựu Đại sứ tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam, kể cả đội ngũ ngoại giao VN từng sinh sống làm việc hàng chục năm ở phương Tây, đã tận mắt chứng kiến nền dân chủ-đa nguyên phương Tây và có nhiều biểu hiện tinh thần thiện cảm với xã hội Pháp trị an lành ở phương Tây. Điều đó khác hẳn với một xã hội độc tài đảng trị dưới sự cai trị toàn năng của công an.


Điểm kế tiếp là những cán bộ xuất thân từ lò các đại học phương Tây là nguyên nhân bị sa thải ra khỏi guồng máy ngoại giao của chính phủ; thủ tướng chính phủ hiện nay là ông Phạm Minh Chính vốn xuất thân từ Tổng cục tình báo Bộ công an, tốt nghiệp trường đảng cao cấp trong nước, chưa bao giờ tốt nghiệp ở đại học phương Tây;


Dư luận lan truyền rộng rãi trong giới cán bộ và quần chúng đi đến kết luận, nhóm bảo thủ thân Tầu trong Bộ chính trị đã nắm trọn các vai trò quan trọng trong chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng (bao gồm an ninh Biển Đông) thỏa hiệp và đồng tình với chính sách của Bắc Kinh và Nga Xô; đồng thời, gần như cưỡng đặt, Bắc Kinh muốn loại bỏ những khuôn mặt phương Tây trong Bộ chính trị đảng CsVN (có thể còn lại trong đại hội đảng giữa kỳ sắp tới) nhằm ngăn cản mộng bá chủ 80% vùng biển South China Sea, chừa lại 20% EEZ cho các nước ven biển. (2)


Ngày 4/1/2023, Việt Nam lên giây cót tinh thần “kháng chiến chống Mỹ cứu nước” nhá nhem ở Sài Gòn. Tp Hồ Chí Minh vừa tổ chức khai mạc cuộc triển lãm “55 năm Lịch sử khắc ghi Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968”.


Phát biểu khai mạc triển lãm, ông Trần Thế Thuận, Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao TP.HCM ôn lại cách đây 55 năm, vào đêm 30, rạng sáng ngày 31 tháng 1 năm 1968, quân và dân ta đồng loạt nổ súng trên toàn miền Nam, mở màn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.


“Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là một sự kiện lịch sử có tầm vóc lớn lao, đánh dấu bước ngoặt có ý nghĩa chiến lược quyết định trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta”- Ông Thuận phát biểu.


image011Các giới chức Tp Hồ Chí Minh cắt băng khai mạc cuộc triển lãm. Nguồn: PLO


Ngày 4/1/2023, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mời Tổng thống Marcos Jnr đến thăm Bắc Kinh ba ngày.


Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh tranh chấp các đảo ở vùng biển Đông Nam Á chiến lược và hai nước nối lại các cuộc đàm phán thăm dò dầu khí.


Gần như các tin tức về biển Tây Philippines và biển – đảo ở vùng biển Trường Sa kín bưng.


Tân Hoa Xã cho biết TQ và Philippines dự kiến ký một thỏa thuận thiết lập đường dây liên lạc trực tiếp giữa Bộ Ngoại giao hai nước ở các cấp khác nhau về các vấn đề trên Biển Đông.


image013Trong bức ảnh do Tân Hoa Xã công bố, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. đang thăm viếng Bắc Kinh (trái), và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lắng nghe quốc ca của các quốc gia trên sân khấu trong buổi lễ chào mừng tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Thứ Tư, Ngày 4 tháng 1 năm 2023. Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. đang thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn trong chuyến thăm Trung Quốc nhằm tìm cách tránh các tranh chấp lãnh thổ ở South China Sea. (Yue Yuewei/Tân Hoa xã qua AP)


image015Bản đồ minh họa 80% vùng biển South China Sea còn lại 20% vùng biển EEZ của các nước ven biển. Hầu hết các mỏ khai thác dầu khí quốc tế liên doanh với Việt Nam đều nằm ở thềm lục địa trong diện tích 20% Biển Đông VN theo cách ăn hiếp nói lấy được của Trung Quốc.


Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và Phó Tổng thống Kamala Harris đã đến thăm Philippines vào năm ngoái và đảm bảo với Manila rằng Washington sẽ bảo vệ Philippines nếu nước này bị tấn công ở Biển Đông.


Nhưng Trung Quốc không tấn công mà từ năm 2014 đến nay, Bắc Kinh chỉ huy động đoàn công binh khổng lồ gia công nạo vét, bồi đắp xây dựng 7 đảo nhân tạo ở trung tâm biển Trường Sa.


Đảo nhân tạo/căn cứ quân sự SuBi cách đảo Thị Tứ chỉ có 25 dặm.


“Bongbong” Marcos đến Bắc Kinh ký kết các hiệp ước làm ăn với Trung Quốc có dẫn đến những hiểu lầm ở Washington ?, nơi các nhà hoạch định chính sách đã trắng tay trước cảnh đồng minh lâu năm của họ đang lao vào vòng tay của Bắc Kinh.


image017Đảo nhân tạo SuBi cách đảo Thị Tứ 25 dặm. Hải đồ của VHO


Lý Kiến Trúc

California 05/1/2023

(xem tiếp Kỳ 3 số báo tới)


THAM KHẢO:


Chủ đề đặc biệt: Trận Gạc Ma 1988


Từ Ngoại giao chiến hạm đến cuộc Hành quân sau cùng của chiến dịch FONOF


Nhà báo Lý Kiến Trúc tường trình từ Manila: Hội nghị Quốc tế về Biển Đông.


Phỏng vấn Thượng nghị sĩ Roilo Golez, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines


Liệu Obama có "toàn thắng" ở biển Đông Nam Á sau phán quyết PCA?


(1) CSIS: VN bồi đắp đảo; Báo cáo 150 Ranh giới Biển; FONOP Nov 29 2022


CSIS: VN tiếp tục bồi đắp, nâng cấp thêm các đảo Phan Vĩnh, Nam Yết, Sơn Ca April 14 2022


(2)  THE DIPLOMATE - Vietnamese Communist Party Removes Former FM From Politburo


Pham Binh Minh’s removal came amid a crackdown on a wide-ranging corruption scandal involving COVID-19 repatriation flights.


https://thediplomat.com/2023/01/vietnamese-communist-party-removes-former-fm-from-politburo/

image019

By: Sebastian Strangio

January 03, 2023


image020Then Vietnamese Foreign Minister Pham Binh Minh speaks at a World Economic Forum panel discussion in Davos, Switzerland, January 23, 2015. Tháng Giêng 03, 2023, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh phát biểu tại một phiên thảo luận của Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, ngày 23 tháng 1 năm 2015. Credit: DIỄN ĐÀN KINH TẾ THẾ GIỚI/swiss-image.ch/Photo Valeriano DiDomenico

image001Đảo nhân tạo SuBi cách đảo Thị Tứ 25 dặm. Hải đồ của VHO


Ngày 5/1/2023, Khu trục hạm tên lửa dẫn đường Chung-Hoon lớp BURKE Flight IIa (8373 tấn) băng ngang eo biển Đài Loan tiến lên hướng Bắc khiến Bắc Kinh tức tối.


Hải vụ đầu tiên của Chung-Hoon mở màn chiến dịch FONOPs đầu năm 2023, thực hiện quyền tự do hàng hải được xem như cú trả đũa vụ Phi công chiến cơ J-11 của Hải quân Trung Quốc đã “cố tình khiếu khích”, áp sát cánh Trinh sát cơ RC-135 Rivet Joint của Mỹ khoảng 3mét ở vùng biển Tây Philippines ngày 21/12/2022.


image003Khu trục hạm Chung-Hoon. Ảnh hải quân Hoa Kỳ.


Lý Kiến Trúc

13 Tháng Mười Một 2014(Xem: 43161)
Ngày 13/11, theo thông tin mới nhất từ mục Xã hội (NTD.ORG) cho biết, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh vừa viên tịch vào sáng ngày 13/11/2014, khi ông vừa bước sang tuổi 88. Tuy nhiên, cho đến hôm nay, thứ Sáu 14/11/14, khi Văn Hóa lên bản tin về Thiền sư Nhất Hạnh vốn gây xúc động cho giới Phật tử cả tuần nay; Làng Mai, "tổng hành doanh" của dòng tu "Tiếp Hiện" ở Pháp, vẫn chưa có thông tin nào xác tín về nhân thân vị Thiền sư nổi tiếng trên thế giới từ Đông sang Tây.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19643)
Điếu Cày: "tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ chọn ra cái biểu tượng tốt nhất cho mình, và nếu nó là ý nguyện của 90 triệu người dân thì đó là thể hiện ý nguyện của người dân, và chúng ta không tranh cãi về cái việc lá cờ đó nữa".
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20502)
Trước tiên, chúng ta phải thấy rằng lá cờ đó là một biểu tượng, nó chỉ là một biểu tượng, và chúng ta đấu tranh là vì mục tiêu tự do, dân chủ, không phải vì biểu tượng một lá cờ, bởi vì biểu tượng thì có thể thay đổi, nhưng mục tiêu đấu tranh thì không bao giờ thay đổi …, và nếu có một lá cờ nào …, nó là ý nguyện của 90 triệu người dân thì đó là thể hiện ý nguyện của người dân, chúng ta không tranh cãi về cái việc lá cờ đó nữa.
01 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20837)
“Trước tiên chúng ta phải thấy rằng lá cờ đó là một biểu tượng, nó chỉ là một biểu tượng, và chúng ta đấu tranh là vì mục tiêu tự do, dân chủ, không phải vì biểu tượng một lá cờ, bởi vì biểu tượng thì có thể thay đổi, nhưng mục tiêu đấu tranh thì không bao giờ thay đổi…”
30 Tháng Mười 2014(Xem: 18591)
Một phi thuyền thương mại không người lái chở hàng tiếp liệu lên Trạm Không gian Quốc tế đã phát nổ ngay sau khi rời mặt đất hôm thứ Ba. Thảm họa xảy ra lúc chiều tà tại cơ sở phóng phi thuyền của Cơ quan Không gian Vũ trụ Quốc gia (NASA) ở đảo Wallops thuộc bang Virginia, ngoài khơi Đại Tây Dương.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 19550)
Trong video clip chúc mừng Điếu Cày đến Mỹ – Người Việt TV, ở phút 1:22 có một thanh niên cố chen đến gần Điếu Cày, trao ngọn Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa cho Điếu Cày. Điếu Cày không nhận và nói cám ơn!
26 Tháng Mười 2014(Xem: 26173)
Một thân nhân của Điếu Cày là cô Joyce Hạnh Đỗ ở Boston đã tìm cách liên lạc với bạn là cô Gia Lý, Phòng Thương Mại Việt Mỹ ở Quận Cam nhờ Gia Lý tìm cách liên lạc với ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải hiện đang ở đâu?
23 Tháng Mười 2014(Xem: 19485)
Văn Hóa tổng hợp: “Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ ba nói rằng ông Hải chọn sang Mỹ. Con trai Điếu Cày là kỹ sư Nguyễn Trí Dũng nói rằng không phải như vậy. Phát biểu tại phi trường Los Angeles hôm 21/10, Blogger Điếu Cày nói: “Tôi thấy chính phủ Hoa Kỳ thì mong muốn tôi trở thành một công dân của Hoa Kỳ nhưng tôi không hiểu tại sao chính phủ Việt Nam lại muốn trục xuất tôi. Những việc tôi làm chỉ mang lại lợi ích cho dân tộc Việt Nam, cho tổ quốc Việt Nam. Điều đó đáng để chính phủ Việt Nam phải suy nghĩ.”
21 Tháng Mười 2014(Xem: 18169)
Trao đổi với BBC hôm 19/10/2014, nhân việc tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh vừa diễn ra một vụ 'quan tài diễu phố' của dân khiếu nại về việc một nghi can bị cơ quan công an giam giữ đã tử vong với lý do 'thắt cổ tự tử' bất bình thường, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng nói:
19 Tháng Mười 2014(Xem: 19072)
Khoảng 400-500 cảnh sát được triển khai ở Mong Kok để buộc đám đông phải lùi xa khoảng 20m khỏi một ngã tư trọng điểm. Các cuộc đụng độ vào sáng sớm 19/10 giữa người biểu tình và lực lượng cảnh sát ở Hong Kong vẫn đang tiếp tục mặc dù Chính quyền Hong Kong và nhà lãnh đạo biểu tình đã xác nhận sẽ tiến hành đàm phán.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 18601)
Ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố rằng việc Manila đưa Bắc Kinh ra tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc là ‘quyền của Philippines’, và vấn đề tranh chấp lãnh thổ cần phải được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình. Bình luận của người đứng đầu chính phủ Việt Nam được đưa ra hôm 15/10 tại Viện Koerber, nghiên cứu về phát triển xã hội, ở Berlin sau cuộc họp với Thủ tướng Đức Angela Merkel.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 19631)
Cô Nina Phạm, y tá Mỹ gốc Việt, 26 tuổi, người Mỹ đầu tiên bị lây nhiễm virus Ebola trên đất Mỹ, do là đã có tiếp xúc với bệnh nhân Thomas Eric Duncan. Thomas mắc bệnh từ Liberia, đến Mỹ, vào bệnh viện nhưng đã chết vì bệnh viện Cơ đốc Dallas không cứu chữa được ca bệnh này.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 20051)
Hôm 10/10/2014. tại trụ sở Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 46 Tràng Thi, Hà Nội hàng trăm bà con dân oan Văn Giang (Hưng Yên), Hải Phòng, Tây Ninh treo dọc biểu ngữ phủ kín bờ tường trụ sở, cờ đỏ sao vàng chào mừng ngày "giải phóng" thủ đô 10.10 năm nay.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 18849)
“Cướp biển Indo trèo lên tàu và tấn công tàu. Nó lên nó bịt mặt hết. Nó có dao và súng. Nó dí dao và súng vào người rồi đó đánh trực ban ở trên buồng lái xong nó xuống buồng thuyền trưởng, nó dí súng vào đầu thuyền trưởng và dần dần nó khống chế tất cả các thuyền viên trên tàu và nó giam giữ tại một phòng”.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 18939)
Cuộc gặp liên ngoại trưởng Phạm Bình Minh - John Kerry ở Washington vào đầu tháng 10/2014 đã an bài. Kết quả không đến nỗi tệ: sau nhiều năm bị cấm vận, Việt Nam được Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần cơ chế mua vũ khí sát thương.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 17223)
Ông Kerry nói Mỹ điều chỉnh chính sách trong tình hình mới Việt Nam đã hoan nghênh quyết định của Chính phủ Mỹ nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho họ và nói rằng điều này sẽ có lợi cho cả hai nước.
04 Tháng Mười 2014(Xem: 18422)
Hãng tin Reuters (Anh) cho biết, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain nói: “Việc nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN vì mục đích an ninh hàng hải sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng theo hướng có lợi cho cả hai nước”. AP nhấn mạnh, quan hệ Mỹ-VN đã bình thường hóa vào năm 1995 - 20 năm sau chiến tranh. Washington đã phê chuẩn việc bán một số vũ khí không sát thương cho VN vào năm 2007 và quan hệ song phương đã được củng cố sâu sắc hơn, nhất là khi chính quyền Obama nỗ lực mở rộng sự hiện diện của Mỹ tại châu Á.