Đằng trước cuộc điện đàm: Blinken và niềm tin về một Hà Nội mới

15 Tháng Tư 20238:07 CH(Xem: 8807)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG – THỨ BẨY APRIL 15, 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Đằng trước cuộc điện đàm: Blinken và niềm tin về một Hà Nội mới


image003Ảnh trên: Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken gặp Tbt đảng CsVN Nguyễn Phú Trọng tại trụ sở Trung ương đảng trên đường Nguyễn Cảnh Chân, quận Ba Đình, Hà Nội chiều 15/4/2023. Ảnh dưới: Lễ khởi công tòa đại sứ mới của Hoa Kỳ diễn ra vào trưa ngày 15/4, trên lô đất D30 tại đường Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy. Tòa Đại sứ quán Mỹ có diện tích 39.000 m2, tổng ngân sách dự án là 1,2 tỷ USD. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken, Ông Daniel J. Kritenbrink, Phụ tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ về Đông Á và Thái Bình Dương, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper, Bộ trưởng Ngoại giao VN Bùi Thanh Sơn và các viên chức VN đang cử hành nghi thức sới đất lễ động thổ. Ngoại trưởng Blinken nói trong lời mở đầu trong lễ khai mạc bằng việc nhớ lại: “Tôi biết về dự án này trong lần đầu tiên tôi tới đây, khi còn là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, đó là thời Đại sứ Ted Osius, sau đó là Đại sứ Daniel Kritenbrink, và bây giờ là Đại sứ Marc Knapper, xin chúc mừng tất cả”.

image005

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

15/4/2023

Kỳ 3
Kỳ 2: Đằng trước cuộc điện đàm: David HurleyBalikatan.
Kỳ 1: Đằng sau cuộc điện đàm giữa Tt Biden và Tbt Trọng.


Sau cuộc điện đàm lịch sử giữa Tổng thống Joe Biden và Tổng bí thư đảng CsVN Nguyễn Phú Trọng chiều 29/3/2023;


Tối 14/4/2024, chuyên cơ chở Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã hạ cánh xuống phi trường Nội Bài, đánh dấu chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông trên cương vị ngoại trưởng trong chính phủ Tổng thống Joe Biden.


Sáng ngày 15/4/2023, Ngoại trưởng Blinken gặp Bộ trưởng Ngoại giao CsVN Bùi Thanh Sơn, Thủ tướng CsVN Phạm Minh Chính, đến chiều ông được Tbt đảng CsVN Nguyễn Phú Trọng đón tiếp tại trụ sở Trung ương đảng ở Hà Nội.


Báo Văn Hóa Online-California ghi nhận trong thời gian làm việc dày đặc của Ngoại trưởng Antony Blinken ở Hà Nội, ngoài việc gặp gỡ các nhân vật trong chính phủ Việt Nam, sáng 15/4/2023, Ngoại trưởng Blinken đã đến dự – Lễ khai mạc và Lễ động thổ khởi công xây cất tòa Đại sứ Hoa Kỳ mới trên đường Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, trung tâm Hà Nội và – đến thăm tu viện của Dòng Thánh Phaolô thành Chartres, tiếp xúc với Sơ bề trên Giám Tỉnh Tỉnh Dòng Hà Nội, nữ tu Saint-Jean de Marie Trần Thị Anh và –  hội đàm với Tbt Nguyễn Phú Trọng chiều cùng ngày.


image007Từ trái: Bộ trưởng Ngoại giao VN Bùi Thanh Sơn, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper cầm xẻng sới đất trong nghi lễ động thổ xây cất tòa đại sứ Hoa Kỳ mới ở Hà Nội. Ảnh ZingVN.


image009Mô hình tòa đại sứ mới Hoa Kỳ ở lô đất D30 trên đường Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, trung tâm Hà Nội, diện tích 39.000 m2, chi phí khoảng 1,2 tỷ USD. Ảnh: US Embassy/Hanoi.


image011Ngoại trưởng Blinken giơ hai tay bày tỏ trước tượng Đức Mẹ Maria trong khuôn viên tu viện Dòng Thánh Phaolô thành Chartres tại Hà Nội vào sáng 15/4/2023. Ảnh Reuters. Tu viện St. Paul de Chartres Sisters dành cho các n tu được xây t thi Pháp thuc Hà Ni t năm 1883.


image013Ngoại trưởng Blinken gặp sơ Bề trên Giám Tỉnh Dòng Thánh Phaolô thành Chartres Tỉnh Dòng Hà Nội – Nữ tu Saint-Jean de Marie Trần Thị Anh. Ảnh: Reuters


image015Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đón tiếp Ngoại trưởng Antony Blinken ở Trụ sở Trung ương đảng CsVN chiều 15/4/2023. Ảnh VOV.


Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đặt chân đến Hà Nội không phải đây là lần đầu tiên. Ông đã đến miền đất ngàn năm văn vật này khi làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao thời đại sứ Ted Osius, và đại sứ Daniel Kritenbrink; ông có dịp và tiếp xúc với các nhân vật trong chính phủ VN. Qua tài năng của các vị đại sứ, ông trở nên gần gũi với đất nước Việt và người dân Hà Nội. Hình như ông chưa thăm dân chúng Sài Gòn. Ông cũng đã từng tiếp xúc với cựu thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sau này là chủ tịch nước tại Nữu Ước vào ngày 23/9/2021.


Nhưng lần này, ông Blinken đã gặp các nhân vật mới trong bộ chính trị, và đích thân ông làm lễ động thổ khởi công xây dựng Tòa Đại sứ Hoa Kỳ mới ở Hà Nội nhìn ra Biển Đông – xem ra ‘hoành tráng’ gấp bội Viện Hoa Kỳ (tương đương tòa đại sứ) ở Đài Bắc nhìn ra biển Hoa Đông.


Thông thường, Tòa đại sứ Hoa Kỳ được xem là nơi đặt ‘bộ tư lệnh của bộ ngoại giao và ngũ giác đài’ ở nước ngoài.


image017Viện Hoa Kỳ (tương đương như tòa đại sứ) ở số 100 đường Jinhu, quận Neihu thủ đô Đài Bắc 114017, Đài Loan nhìn ra biển Hoa Đông. AIT Trụ sở Washington, tọa lạc tại Arlington, Virginia, có văn phòng chính ở Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan. Nó phục vụ như một địa điểm liên lạc. Văn phòng Đại diện Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc (TECRO với các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ. Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan là bà Laura Rosenberger, Giám đốc điều hành Văn phòng Washington của Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan.


Tuy nhiên, hành trang của Ngoại trưởng Blinken – như dự đoán của nhiều giới quan sát, ông đến Hà Nội là để tìm cách nâng cấp quan hệ hai bên, ‘thậm chí, tuy chưa rõ ràng là mối quan hệ sẽ được nâng cao lên tới tầm mức nào, sẽ đòi hỏi những điều gì và Việt Nam có là đối tác tin cậy của Mỹ hay không?’ trong lúc – Hà Nội đang bước vào con đường hẹp – nói rõ hơn – đang lưỡng lự trước ngã ba Mỹ-Trung-Nga và phân vân trước Indo-Pacific.


Xin nhắc lại:


Chiều 26/6/2020, sau khi kết thúc Hội nghị ASEAN 36 ở Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì họp báo quốc tế, cung cấp thông tin về kết quả Hội nghị và trả lời các câu hỏi của báo chí;  


Trả lời câu hỏi của phóng viên kênh CNA (Singapore), ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ chính trị đảng CsVN tuyên bố: “ASEAN luôn mong muốn một khu vực châu Á-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, thịnh vượng, hợp tác cùng phát triển và chắc chắn không muốn phải chọn bên nào”; “Chúng tôi hợp tác phát triển cùng có lợi vì hòa bình ở khu vực và sự phát triển tương lai của các đối tác, trong đó có Trung Quốc, Hoa Kỳ, là những đối tác của chúng tôi rất quan tâm”. (Bản tin Đức Tuân/Cổng thông tin chính phủ). (1)


Câu hỏi được đặt ra vào thời điểm này – liệu chính sách ‘chắc chắn không muốn phải chọn bên nào’ có theo chân ông Phúc phá sản hay không?


Các nhà báo Humeyra Pamuk, Francesco Guarascio và David Brunnstrom viết trên Reuters: “Đối với Hà Nội, đó sẽ là một phép thử tế nhị: làm thế nào để thể hiện sự cởi mở với Hoa Kỳ mà không chọc giận Trung Quốc, một nước láng giềng khổng lồ cung cấp các nguyên liệu đầu vào quan trọng cho thương mại xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, hoặc Nga, một đối tác truyền thống;


“Đó là một hành động cân bằng mà Việt Nam đã thực hiện xuất sắc nhưng là một hành động đang trở nên phức tạp hơn trong một thế giới dường như bị chia rẽ thành các khối đối nghịch nhau, với một bên là Hoa Kỳ và các đồng minh của họ, còn bên kia là Trung Quốc và Nga.” (2)


Ông Blinken đến Việt Nam không chỉ đối mặt với những thách thức ở Đông Nam Á trong việc xây dựng một liên minh để chống lại Trung Quốc và ngăn chặn bất kỳ hành động nào của Bắc Kinh nhằm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông mà thực tế đã thay đổi nhiều rồi, hoặc tạo thêm nhiều dự án đầu tư tại Việt Nam cũng như tại Hoa Kỳ.


Về tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nhà phân tích chính trị Derek Grossman của Rand Corporation nhận định:


1/ “Có một điều, theo quan điểm của Việt Nam, không cần thiết phải đối đầu với Trung Quốc một cách không cần thiết…


2/ Một điều nữa là Hà Nội muốn tránh xuất hiện một cách công khai trong Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ được thiết kế để chống lại Trung Quốc. (3)


Theo nhà báo Humeyra Pamuk viết từ Hà Nội (văn phòng Reuters), trong cuộc gặp gỡ nhân vật đầu tiên ở Hà Nội, thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính, Ngoại trưởng Blinken và ông Chính bày tỏ quan hệ hai nước Việt-Mỹ thắt chặt hơn nữa, nhưng lý tưởng nhất là trong những tháng tới, khi Washington tìm cách củng cố các liên minh để chống lại một Trung Quốc ngày càng hung hăng.”


Yếu tố thời gian cần và đủ cho Việt Nam và Hoa Kỳ chuẩn bị một cuộc gặp gỡ ở cấp cao nhất. Giới quan sát hy vọng ông tổng bí thư đảng CsVN Nguyễn Phú Trọng một lần nữa sẽ ngồi vào chiếc ghế ở Phòng Bầu Dục.


Ông Blinken bày tỏ hy vọng điều đó có thể xảy ra "trong những tuần và tháng tới".


Theo chúng tôi, thời gian (50 năm ký hiệp định Paris 1973) đã đủ chín muồi để Việt Nam và Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ lên hàng toàn diện và chiến lược.


Ngoại giao, chính trị, kinh tế hai chiều Việt-Mỹ và Nhân quyền chưa ắt có và đủ. Quốc phòng trở nên một yêu cầu bức thiết. Tiềm lực quốc gia cung ứng cho khả năng kháng cự giấc mộng ‘đại hán’ của Bắc Kinh đang hoành hành ở Đài Loan, Biển Đông và chính sách hội nhập vào Ấn Độ-Thái Bình Dương rộng mở là một tất yếu.


Dưới thời Tổng thống Barrack Obama, lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam đã được bãi bỏ, Tổng thống Donald Trump cũng đã ngỏ lời mời Việt Nam mua vũ khí Mỹ ở Hội nghị quốc tế APEC-Đà Nẵng năm 2017.


“Washington và các công ty quốc phòng của Mỹ đã công khai nói rằng họ muốn tăng cường cung cấp quân sự cho Việt Nam - cho đến nay phần lớn chỉ giới hạn ở các tàu cảnh sát biển (CSB) và máy bay huấn luyện - khi nước này (Việt Nam) tìm cách đa dạng hóa nguồn cung ứng quốc phòng từ Nga, hiện là nhà cung cấp chính cho Việt Nam.” (4)


Tại sao Việt Nam không thể đa dạng hóa việc mua sắp vũ khí và các khí tài quân sự quốc phòng từ Mỹ? Lý do giá cả quá đắt không đứng vững khi nhu cầu hiện đại hóa các lực lượng vũ trang trên đất liền và hải đảo đang đối diện với một chiến trường mới toanh cực kỳ phức tạp.


Các sĩ quan hải quân Việt Nam đã chứng nghiệm khả năng tàu cảnh sát biển tuần tra duyên hải và xa bờ do Mỹ cung cấp, cũng như hoài nghi về khả năng tác chiến của thế hệ khu trục hạm Gepard thế hệ 3.9 mua của Nga không đủ tương thích với mặt trận Biển Đông hiện nay.


Tuy nhiên, vẫn có những lý lẽ về vấn đề mua vũ khí của Mỹ, chẳng hạn như:


1/ Giá tiền vũ khí Mỹ quá đắt;


2/ Quan đội Việt Nam phải trải qua một thời gian huấn luyện, quen thuộc và sử dụng vũ khí mới cho thành thạo;


3/ Không thể một sớm một chiều phế bỏ chất - lượng kho vũ khí khổng lồ của Nga, mà phải tìm cách phối hợp hai chủng loại vũ khí Mỹ-Nga cung ứng cho các lực lượng hiện dịch và trừ bị đông hàng triệu người.


4/ Mua các loại vũ khí trên mặt biển, lòng biển và hải đảo đi đôi với với việc đào tạo một quân chủng đặc biệt do Mỹ huấn luyện;


5/ Việc bổ sung và bảo trì vũ khí hư hao theo thời gian, nguồn cung cấp lệ thuộc vào cơ quan chủ quản cung cấp;


6/ Có những chủng loại vũ khí muốn mua nhưng chưa chắc Quốc hội Mỹ phê chuẩn hoặc các nhà vũ khí học không bán vì những lý do khác nhau;


v, v…


Đối với đất nước Việt Nam, mặt trận hiện nay gồm: một – trên đất liền biên giới, hai – không gian rộng và dài theo địa lý nước ta, ba – biển cả mênh mông đông tây nam bắc khác biệt, hải quân là lực lượng ưu tư hàng đầu.


(thêm: bộ quốc phòng và hàng ngũ sĩ quan hải quân Việt Nam chắc không quên ngày 13/4/2022, Tổng thống Ukraine, Zelensky tuyên bố soái hạm Moskva của Nga đã bị một quả tên lửa Neptune bắn trúng ở Biển Đen.)


Chỉ một bệ phóng nhỏ gọn cài đặt tên lửa hành trình, cách vài mươi dặm trên đất liền đổi lấy một chiến hạm trị giá hàng trăm triệu đôla không đủ vòm chắn. Quá rẻ.


image019Tàu tuần tra duyên hải và xa bờ cảnh sát biển (CSB/VN) số hiệu thân tàu 8004 do Mỹ viện trợ và huấn luyện sĩ quan thủy thủ đoàn Việt Nam sử dụng thành thạo.


image021Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho biết trong một bài đăng trên Facebook hôm 2 tháng 6/2021: "Các thủy thủ đoàn thuộc lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam sẽ đưa con tàu từng phục vụ ở lực lượng Phòng vệ bờ biển Mỹ về tới cảng mới của họ tại Vùng 3 Cảnh sát Biển trong mùa hè này. Ảnh trên: Con tàu mang số hiệu thân tàu Viet Nam Coast Guard 8021 hiện đang trên đường từ hải cảng Seattle tiểu bang Washington đang được kéo ra cửa biển ra khơi về bến Việt Nam.


image023Khu trục hạm Gepard do Nga sản xuất bán cho Việt Nam mang tên hiệu 016 Quang Trung - tàu hộ vệ tên lửa uy lực nhất của Việt Nam. Gepard 016 mang tên Quang Trung dài 102m, rộng 13m, được trang bị hệ thống vũ khí chống hạm, chống ngầm và phòng không. Gepard 016 Quang Trung thuộc loại tàu hộ vệ tên lửa thế hệ Gepard 3.9 do nhà máy đóng tàu Zelenodolsk ca Nga chế to theo đơn đặt hàng ca Hi quân nhân dân Vit Nam. Theo Naval Technology, Vit Nam đã ký hp đồng mua 4 tàu Gepard 3.9, chia thành 2 đợt, mỗi đợt 2 tàu. nh: MDC.


image025Nguyên Thủ tướng CsVN Nguyễn Tấn Dũng đi thăm tầu ngầm Kilo 636 tên hiệu Hà Nội. Việt nam đã mua 6 chiếc của Nga trị giá hơn 2 tỷ đôla.


Lý Kiến Trúc

California 15/4/2023


THAM KHẢO:

(1) Ông Phúc họp báo: "ASEAN chắc chắn không muốn phải chọn bên nào"

(2) https://www.investing.com/news/world-news/blinken-seeking-to-upgrade-vietnam-ties-as-hanoi-treads-narrow-path-3055058

(3) https://kfgo.com/2023/04/14/blinken-starts-vietnam-visit-amid-hopes-of-deeper-ties-to-counter-china/

(4) https://news.yahoo.com/blinken-starts-vietnam-visit-amid-011127660.html?fr=yhssrp_catchall
06 Tháng Ba 2016(Xem: 22681)
"Và như để tăng thêm phần thách thức, theo hãng Reuters, ông Quang A đang chờ lãnh đạo đảng Nguyễn Phú Trọng có ra tái cử vào Quốc Hội hay không, để ông có thể đối mặt với vị tổng bí thư trong cùng một đơn vị bầu cử". - Luật bầu cử của VN.
03 Tháng Ba 2016(Xem: 22218)
"Báo Văn Hóa-California vô cùng xúc động khi biết tin Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích đột ngột qua đời trên chuyến bay đi thủ đô Manila tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông lần thứ hai. Xin thành kính chia sẻ sự mất mát to lớn đến với Gs Nguyễn Thị Hợi, một phu nhân không lúc nào không sát cánh, yểm trợ con đường sự nghiệp phục vụ xã hội, cộng đồng của Gs Nguyễn Ngọc Bích". "Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích là một cây bút dũng mãnh từ nhiều năm qua đã hỗ trợ cho báo Văn Hóa những tin tức quan trọng trong sinh hoạt cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ.Trong dịp cùng di tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông tại Manila lần thứ nhất, bổn báo Lý Kiến Trúc có dịp gần gũi Gs Bích và phỏng vấn ông trong hội nghị". Xin trân trọng - Lý Kiến Trúc
01 Tháng Ba 2016(Xem: 20656)
- Việt Nam: "Tậu" vũ khí gì để đương đầu với Trung Quốc? - Đô Đốc Harry Harris: "Cần tháo gỡ toàn bộ lệnh cấn vận vũ khí sát thương" - Hoa Kỳ sẽ phải làm gì việc TQ quân sự hóa Biển Đông?
28 Tháng Hai 2016(Xem: 27729)
"Mọi hành động đe dọa “sinh mạng” dòng sông này đều bị cộng đồng quốc tế phản đối. Nó không chỉ liên quan đến 4 nước: Lào, Thái, Campuchia và Việt Nam trong Ủy hội sông Mekong, mà còn liên quan và thể hiện vai trò của cộng đồng ASEAN, các nước lớn và tổ chức quốc tế có uy tín và tầm ảnh hưởng".
28 Tháng Hai 2016(Xem: 22979)
"Tổng công ty dầu khí Trung Quốc (CNOOC) mời gọi các công ty nước ngoài đấu thầu thăm dò, khai thác 18 lô dầu, với diện tích tổng cộng 52.257 km2, phần lớn nằm ở Biển Đông và có một vài lô gần Hoàng Sa".
25 Tháng Hai 2016(Xem: 21162)
"Cuộc tuần hành được tổ chức bởi Hội sinh viên Việt Nam tại Philippines (AVSP) và Tổ chức phong trào liên minh chống Trung Quốc (MARCHA). Cựu dân biểu Roilo Golez của Philippines dẫn đầu cuộc tuần hành. Ngoài sinh viên Việt Nam, đoàn biểu tình còn có sinh viên từ Indonesia, Campuchia, Đông Timor, Myanmar và Hàn Quốc".
21 Tháng Hai 2016(Xem: 21219)
"Theo Thể chế tam quyền phân lập của các nước dân chủ, Quốc trưởng, Tổng thống là nguyên thủ số 1 của quốc gia đồng thời cũng là Tổng tư lệnh quân đội". "Lấy sự việc cụ thể từ tình hình Biển Đông, ông Ksor Phước cho rằng, khi sự việc diễn ra "rầm rầm", Chủ tịch nước có thể đứng ra chủ trì cuộc họp các tướng lĩnh".
21 Tháng Hai 2016(Xem: 19529)
"Khẩu chiến Mỹ-Trung về vụ Bắc Kinh triển khai tên lửa phòng không tại quần đảo Hoàng Sa (Biển Đông) càng lúc càng gay gắt. Bắc Kinh ngày 19/02/2016 đã cho báo chí lên tiếng đe dọa Washington là lực lượng Trung Quốc phòng thủ Hoàng Sa sẵn sàng bắn súng cảnh cáo, thậm chí đâm vào chiến hạm Mỹ nếu dám tiến lại gần Hoàng Sa". Ảnh Google: Nữ Hạm trưởng Amy Graham chỉ huy khu trục hạm USS Curtis Wilbur tiến vào 12 hải lý đảo Tri Tôn-Hoàng Sa
18 Tháng Hai 2016(Xem: 20871)
Một phụ nữ người Mỹ gốc Việt từ Quận Cam đến Sunnylands tham dự cuộc biểu tình với biểu ngữ I Love Vietnam's East Sea tại ngã tư "tọa độ nóng" Bop Hope - Gerald Ford, Palm Springs, nơi dẫn vào Sunnylands Whtie House Western; trong lúc bên trong bà Cao Vũ Mai, Phó TLS San Francisco đón tận cầu thang chuyên cơ B - 787 trao tặng hoa cho ông Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh VH & TTXVN
18 Tháng Hai 2016(Xem: 19595)
VH - "Như báo Văn Hóa đã loan tin, Hội nghị thượng đỉnh Obama+ ASEAN hay US - ASEAN được bố trí theo chương trình nghị sự TT Obama + 11 (kể cả ông Lê Minh Lương, Tổng thư ký ASEAN), sau đó là các cuộc họp riêng giữa TT Obama + 1 (từng nguyên thủ mỗi nước). Trong cuộc họp, TT Dũng chuyển ngay lời mời: "Tôi thay mặt cho các nhà lãnh đạo VN mời Tổng Thống đến thăm VN"; TT Obama liền đáp lại: "Vậy tôi sẽ cho ra thông cáo báo chí ngay lập tức về chuyến thăm của tôi tới VN". TT Dũng đề nghị thêm: "Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường". Ảnh Phóng viên VN ở Sunnylands.
16 Tháng Hai 2016(Xem: 20610)
"Đông đảo các cộng đồng sắc dân Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, người Mỹ bản xứ đã tập trung ở khu vực ngã tư "tọa độ nóng" Bob Hop - Gerald Ford, con đường chính dẫn vào cổng trang trại "Tòa Bạch Ốc Viễn Tây" Sunnylands, Palm Springs trước khi hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN diễn ra vào sáng Thứ Hai 15/02/16".
16 Tháng Hai 2016(Xem: 21825)
"Như báo Văn Hóa đã loan tin, Hội nghị thượng đỉnh Obama+ ASEAN hay US - ASEAN được bố trí theo chương trình nghị sự TT Obama + ASEAN, sau đó là các cuộc họp riêng giữa TT Obama + 1 (từng nguyên thủ mỗi nước). Ảnh bên cho thấy TT Obama đang lắng nghe lời đề nghị của TT Dũng trong phiên họp kéo dài 40 phút tại Tòa Bạch Ốc Viễn Tây Sunnylands, Palm Springs California vào chiều thứ Hai 15/6/2016 - giờ địa phương. Ngồi bên phải TT Obama là Ngoại trưởng John Kerry và bà Cố vấn An ninh quốc gia Hoa Kỳ Susan Rice. Ngồi bên trái TT Dũng là hai tân Ủy viên Bộ chính trị: Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đang cầm bút ghi chép và Thượng tướng Tô Lâm". Ảnh TTXVN
16 Tháng Hai 2016(Xem: 21766)
VH - Chuyên cơ B-787 hiện đại nhất của Việt Nam đã hạ cánh vào lúc 4giờ chiều hôm Chủ Nhật 14/2/2016 tại phi trường Quốc tế Sunnylands thành phố Palm Springs. Bà Vụ phó vụ lễ tân Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã ra tận cầu thang trải thảm đỏ đón TT Nguyễn Tấn Dũng và phái đoàn.
12 Tháng Hai 2016(Xem: 23101)
- "Tin nội bộ khả tín từ một chuyên gia bộ ngoại giao cao cấp cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ qua California hội kiến với Tổng thống Obama tại điền trang Sunnylands vào ngày 15-16/2/2016. Đảng đã giao nhiệm vụ tối quan trọng về chính sách quốc gia 5 năm tới vào tay ông Thủ tướng Dũng?" - "Bàn cờ thế trên bộ ở Đông Dương đã chấm dứt nhường chỗ cho bàn cờ thế ở Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu hồ sơ Biển Đông được đặt trên bàn nghị sự trước mặt Tổng thống Obama ở Sunnylands, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ nói gì về "thế trận" ở Biển Đông?" (lkt-VH)
11 Tháng Hai 2016(Xem: 24619)
"Cá nhân người viết cho rằng, với những gì Trung Quốc đã làm bất hợp pháp ở Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đặc biệt là bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông trong 2014, 2015 thì 2016 Biển Đông sẽ căng thẳng hơn là điều đương nhiên và khó tránh". "Mặt khác, không thể đổ tại Âm Dương, Ngũ Hành, mà đó là một kế hoạch dài hơi của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông thành ao nhà đã manh nha từ năm 1947, Trung Quốc đẩy mạnh việc quân sự hóa Biển Đông thì nguy cơ xung đột đối đầu tăng cao là chuyện tất yếu". (HT)
11 Tháng Hai 2016(Xem: 24219)
Tục ngữ Việt có câu: "Cái cầy đặt trước con trâu; Đầu năm đi buôn có bạn, bán chỉ một mình; Không khéo thì mất cả vốn lẫn lãi; Mà nếu chẳng đặng đừng thì "Chẳng được ăn cũng lăn lấy vốn". Trong cuộc tranh chấp biển đảo ở Biển Đông, báo Văn Hóa từng đưa ra chủ đề: "Mạnh ai nấy chiếm - Hồn ai nấy giữ". Đầu năm con khỉ, cả nước trông vào "tài đi dây qua vực" của nhà ngoại giao Phạm Bình Minh. (lkt-VH)
31 Tháng Giêng 2016(Xem: 22470)
- "Tin nội bộ khả tín từ một chuyên gia bộ ngoại giao cao cấp cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ qua California hội kiến với Tổng thống Obama tại điền trang Sunnylands vào ngày 15-16/2/2016. Đảng đã giao nhiệm vụ tối quan trọng về chính sách quốc gia 5 năm tới vào tay ông Thủ tướng Dũng?" - "Bàn cờ thế trên bộ ở Đông Dương đã chấm dứt nhường chỗ cho bàn cờ thế ở Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu hồ sơ Biển Đông được đặt trên bàn nghị sự trước mặt Tổng thống Obama ở Sunnylands, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ nói gì về "thế trận" ở Biển Đông?" (lkt-VH)