VĂN HÓA ONLINE – BIỂN ĐÔNG-BIỂN TÂY- HOA ĐÔNG – THỨ HAI 03 JULY 2023
Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com
Sự kiện Vịnh Bắc Việt
Vịnh Bắc Việt: Căn cứ bất khả xâm phạm? Vết hằn còn đó
(xem phần dưới)
Ảnh trên: Vịnh Bắc Việt; ảnh dưới: Bản đồ minh họa 5 vùng Biển Chiến thuật của VHO.
Quảng Châu: Thực chất Việt- Trung đàm phán vòng XVI ngoài cửa Vịnh Bắc Việt; vòng XIII bàn chuyện hợp tác biển trên cơ sở UNCLOS?
PLO/VIẾT THỊNH
07/07/2023
https://plo.vn/viet-trung-mo-vong-dam-phan-tiep-theo-ve-van-de-tren-bien-post741280.html
Bộ Ngoại giao ngày 07/7/2023 cho hay, ngày 04/7/2023, tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, Việt Nam và Trung Quốc đã tổ chức đàm phán vòng XVI Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và vòng XIII Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển.
Hai đoàn đại biểu Việt-Trung tham gia đàm phán vòng XVI và vòng XIII tại Tp Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông ngày 04/7/2023. Ảnh: TG&VN
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam Trịnh Đức Hải và Phó Vụ trưởng Vụ các vấn đề biên giới và biển, Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dương Nhân Hỏa đồng chủ trì đàm phán, với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành liên quan hai nước. Đây là vòng đàm phán trực tiếp đầu tiên của hai Nhóm công tác từ khi dịch COVID-19 bùng phát.
Tại cuộc đàm phán, hai bên tái khẳng định lập trường nguyên tắc của mỗi Bên về vấn đề phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển; đi sâu trao đổi ý kiến về hai vấn đề này trên cơ sở phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Hai bên nhất trí tôn trọng mối quan tâm hợp pháp, chính đáng của nhau, thực hiện nghiêm túc nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo hai Đảng, hai nước và Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, thúc đẩy đồng bộ bàn bạc về phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển, cố gắng sớm đạt được tiến triển thực chất theo tinh thần tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau.
Hai bên nhất trí nỗ lực thúc đẩy hợp tác trên biển, trong đó có việc sớm đàm phán ký kết Hiệp định mới về hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ, góp phần duy trì hoà bình, ổn định ở Biển Đông và khu vực, đóng góp tích cực cho sự phát triển của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc. (theo VIẾT THỊNH)
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Vịnh Bắc Việt: Căn cứ bất khả xâm phạm? Vết hằn còn đó
26 Tháng Tư 20237:26 SA (Xem: 616)
VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG – THỨ SÁU 28 APRIL 2023
Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com
Bản đồ trên: Vạch đỏ nhỏ là cửa chính phân định ranh giới Vịnh Bắc Việt từ đảo Cồn Cỏ tới mũi Oanh Ca đảo Hải Nam.Vạch đỏ lớn là khu vực dự trù cửa biển bên ngoài; nó có thể bắt đầu từ mỏm nhô ra biển xa nhất gần bán đảo Sơn Trà kéo ngang qua tới eo biển Quỳnh Châu. Bản Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc bộ VN - TQ cũ ăm 2000 hết hiệu lực vào ngày 30/6/2020, Việt Nam có cơ hội đàm phán lại những gì cần đàm phán kể cả bản Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ ký ngày 25 tháng 12 năm 2000.” Bản đồ dưới: phóng đồ 5 vùng Biển Chiến thuật của VHO.
Lý Kiến Trúc
VĂN HÓA ONLINE
Chỉnh sửa và bổ túc 28/4/2023
Ngày 14 đến ngày 16/4/2023, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken kết thúc chuyến đi làm việc tại Việt Nam. Giới quan sát đưa ra nhiều dự đoán cho rằng ông Blinken lót đường cho ông Nguyễn Phú Trọng đi Hoa Thịnh Đốn gặp Tổng thống Joe Biden ở Phòng Bầu Dục – để hai vị bàn chuyện đối tác toàn diện tiến lên đối tác chiến lược!!!!
Câu chuyện trên thượng tầng khí quyển chẳng còn bao xa. Được như vậy thì “thế cờ ở Biển Đông may ra lật ngược.”
Dù ông Trọng có đi thăm Mỹ hay không, từ đối tác này sang đối tác nọ, an ninh quốc phòng Mỹ-Việt vẫn không thể tách rời khỏi câu chuyện hạ giới Biển Đông, cửa ngõ sinh tử – an ninh – lợi nhuận – vốn đã kéo dài hơn hai thập niên, mang dấu ấn từ năm bà Hillary Clinton đến dự các hội nghị ASEAN, APEC ở Hà Nội trên các cương vị khác nhau vào những năm 2000, 2010, 2012, 2015.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony J. Blinken phát biểu và họp báo tại tòa Đại sứ Mỹ ở Hà Nội ngày 15 tháng 4 năm 2023 (giờ Hà Nội, Việt Nam.)
Trong cuộc họp báo tại tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội ngày 15/4/2023; Ngoại trưởng Antony Blinken đẽ để 2 cập tới nhiều vấn đề liên hệ với Việt Nam, ông Blinken nhắc lại cuộc điện đàm giữa Tổng thống Biden và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng trước, ông nhấn mạnh về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: “Tự do và rộng mở” có hàm ý rằng các quốc gia được tự do lựa chọn con đường và đối tác của riêng mình… và rằng các vấn đề sẽ được giải quyết một cách cởi mở, các quy tắc sẽ đạt được một cách minh bạch và áp dụng một cách công bằng, và hàng hóa, ý tưởng và con người sẽ tự do lưu thông trên đất liền, trên biển, trên trời và không gian mạng;
“Trong các cuộc gặp với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung, tôi đã thảo luận về nỗ lực của chúng ta nhằm thúc đẩy sự thịnh vượng trên diện rộng ở Việt Nam và trên toàn khu vực …”
Ngoại trưởng Antony Blinken gặp Tbt Nguyễn Phú Trọng tại trụ sở Trung ương đảng CsVN ở Hà Nội chiều 15/4/2023. Reuters
Diện rộng ở Việt Nam và trên toàn khu vực
Cách đây hơn hai mươi năm, ngày 16 tháng 11 năm 2000, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton cùng Đệ nhất phu nhân Hillary và cô con gái Chelsea lần đầu tiên hân hoan đặt chân tới Hà Nội và Sài Gòn – khai thông lộ trình bình thường hóa bang giao Việt-Mỹ sau 25 năm chấm dứt chiến tranh Mỹ-Việt, Việt-Việt;
Hơn một tháng sau:
Ngày 25 tháng 12 năm 2000, Hà Nội và Bắc Kinh đã ký với nhau bản Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc bộ Việt Nam – Trung Quốc và Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ ở Tử Cấm Thành – khép lại diện mạo Vịnh Bắc Việt. (*)
Không chỉ ở Việt Nam, Ngoại trưởng Antony Blinken là tiếng nói thế giới chú ý ở hội nghị G7 – vì muối mặn ở Biển Đông còn phảng phất sau chuyến đi của ông ở Việt Nam.
Ngoại trưởng các nước G7 và đại diện ngoại giao Liên Âu, Karuizawa, Nhật Bản, ngày 18/04/2023. © AP - Yuichi Yamazaki
Ngày 18/4/2023, Ngoại trưởng Antony Blinken tham dự hội nghị G7 tại Karuizawa, Nhật Bản. Tại Nhật, G7 đã đồng thanh lên tiếng lên án các “hoạt động quân sự hóa” trên Biển của Trung Quốc.
Liên quan đến Trung Quốc (mục thứ 3), nhóm G7 bày tỏ quan ngại về tình hình Biển Đông và biển Hoa Đông, phản đối mạnh mẽ mọi nỗ lực đơn phương thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực hay cưỡng ép. Thông cáo ghi: “Trung Quốc không có một cơ sở pháp lý nào cho các yêu sách lãnh hải rộng lớn tại Biển Đông (South China Sea), và chúng tôi phản đối mọi hoạt động quân sự hóa tại khu vực.” (1).
Một trong các vùng Biển đặc thù ở Biển Đông (South China Sea) là Vịnh Bắc Việt (trong nước gọi là Vịnh Bắc Bộ) có những ‘hoạt động quân sự hóa’ trên diện rộng hay không?
Dấu ấn Blinken
G7 nói chung chung về hai vùng biển rộng lớn ở Đông nam Á và châu Á, nhưng Ngoại trưởng Blinken trước khi đến Việt Nam, từ khung kính cửa phi cơ trên cao, bản đồ chữ S trước mặt, ông đã nhìn thấy một vùng biển bao quanh lãnh thổ Bắc Việt – khi trả lời câu hỏi trong cuộc phỏng vấn riêng với VietNamNet chiều 15/4/2023 ở Hà Nội, ông nói về các vùng biển – ám chỉ chính xác về khu vực địa lý.
Hỏi: Trong bối cảnh địa chính trị liên tục thay đổi, chính sách của Mỹ ở Biển Đông thế nào, thưa ông?
Blinken: “Việt Nam và Mỹ có cùng một cách tiếp cận, giống như nhiều quốc gia khác trong khu vực. Điều rất quan trọng là chúng ta đang bảo vệ quyền tự do của các vùng biển, tự do hàng hải, tự do thương mại…” (2)
Đối với ông Blinken, tự do của các vùng biển là điều rất quan trọng. Nó không còn là khái niệm, Nó hiện hữu nhưng không thuộc về ai.
Câu hỏi được đặt ra, Vịnh Bắc Việt là một trong các vùng biển có được tự do hay không? Nó có quyền tự do hàng hải, tự do thương mại, hay – từ lâu – đã được Việt Nam và Trung Quốc thống thuộc liên hợp ‘quân sự hóa’?
Trong bài viết này, chúng tôi xin trở lại câu chuyện ở Vịnh Bắc Việt;
Vịnh Bắc Việt
Không phải từ bây giờ, cũng “Không có gì là không thể” nếu Việt Nam ta xuất hiện vị anh hùng cái thế như Quang Trung Hoàng Đế đòi lại hai vùng đất Quảng; từ năm 1075, Thủy sư Nguyên Soái Lý Thường Kiệt đã thống lĩnh hàng vạn thủy quân, chiến thuyền Đại Việt, ‘tượng binh đại pháo’ từ Vịnh Bắc Việt đổ bộ vào đất liền mạn ngược – đánh một trận tơi bời ngoạn mục làm cho ba châu Khâm, Ung, Liêm nước Tống quy hàng.
Tiếc thay, Nguyên soái Lý Thường Kiệt không vẽ bản đồ ba châu chung vào địa lý nước Đại Việt, nhưng Vịnh Bắc Việt và trận đánh năm 1075 đã đi vào lịch sử dân tộc trong sự nghiệp hùng tráng tổ tiên ta chống giặc, đánh giặc.
Vịnh Bắc Việt trong quá khứ gần cũng lắm chuyện đa đoan.
(Thời chiến tranh Việt Nam, trước năm 1975 – Vịnh Bắc Việt là nơi diễn ra nhiều sự kiện quân sự: Các toán biệt kích, biệt hải miền Nam đổ bộ lên bờ biển miền Bắc thực hiện các đặc vụ tình báo; Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ tư lệnh Không quân Việt Nam Cộng Hòa từng lái máy bay vận tải AC47 (AC47 là loại phi cơ khi đổ đầy săng có thể bay hoạt động liên tục suốt 12 tiếng), từ phi trường Tân Sơn Nhất Sài Gòn, bay dọc theo bờ biển duyên hải vượt vĩ tuyến 17 tới Vịnh Bắc Việt rồi đâm ngang sâu vào rừng núi Thanh Hóa Nghệ An hay Việt Bắc thả dù các toán biệt kích; rồi bay qua biên giới Lào-Cam Bốt-Việt đâm ngang bay dọc theo đường mòn Hồ chí Minh đáp xuống Đà Nẵng hoặc Tân Sơn Nhất.
Ngược lại, từ năm 1961, Hà Nội mở thêm con đường mòn Hồ chí Minh trên biển, từ Vịnh Bắc Việt vượt vĩ tuyến 17 chở vũ khí vào Nam, điển hình là con tàu chở hàng tấn vũ khí đến Vũng Rô bờ biển Phú Yên bị bắt tại trận; thứ đến là chiến đấu cơ từ Đệ Thất Hạm Đội ngoài khơi bay vào thả bom các hải cảng, các căn cứ quân sự trong lục địa, v,v…, nhưng sự kiện quan trọng nhất diễn ra vào ngày 2 tháng Tám năm 1964, khu trục hạm Hoa Kỳ USS Maddox đang ‘hành quân tuần tra’ trong Vịnh Bắc Việt bị hải quân Bắc Việt tấn công. Lập tức, cuộc chiến Việt Nam chuyển lên giai đoạn mới. Ngày 08 tháng 3 năm 1965, Thủy quân Lục chiến Mỹ đổ bộ vào bãi biển Sơn Trà Đà Nẵng, trực tiếp tham chiến với bộ đội cộng sản với sự trợ lực của các đồng minh; miền Bắc đưa hàng chục sư đoàn chính quy xâm nhập vào Nam đánh nhau ác liệt với Mỹ-Nam Việt với sự trợ lực vũ khí, quân lương vô hạn của Nga-Tầu.)
Năm 2008, trong một cuộc phỏng vấn ngắn giữa nhà báo Lý Kiến Trúc và Đại sứ Michael Michalak tại Quận Cam, ông Michalak gọi vùng biển Vịnh Bắc Việt là vùng biển cạn và hung dữ, rất hung dữ. Thời chiến tranh VN, các phi công Mỹ xuất phát từ Hạm đội 7 thả bom ở Hà Nội và các tỉnh phụ cận có chiếc bị rơi ở trong Vịnh.
Ngày 23 tháng 9 năm 2008, trong phần trả lời cuộc phỏng vấn của nhà báo Lý Kiến Trúc về Vịnh Bắc Việt và Biển Đông, Đại sứ CsVN tại Hoa Thịnh Đốn, ông Lê Công Phụng nói: “đất nước mình bên cạnh Trung Quốc, ông cha đặt mình ở đấy mình phải ở đấy, sống bên cạnh nước lớn, mình phải biết cách sống …” (xem nguyên văn cuộc phỏng vấn ở phần Phụ lục.)
Nguyên trạng và ranh giới Vịnh Bắc Việt đã chứng minh ‘mình phải biết cách sống’ với Trung Quốc bằng cách phải thỏa hiệp để giữ Biển được chừng nào hay chừng nấy. Quan trọng nhất – không để cho Vịnh Bắc Việt ‘quốc tế hóa.’
Trước đó khá lâu, năm 1982, Báo cáo số 150 về các Ranh giới biển của Mỹ đưa ra do Bộ ngoại giao Mỹ phát hành, bác bỏ yêu sách tràn lan của Trung Quốc ở Biển Đông.
Báo cáo về các Ranh giới Biển của Bộ Ngoại giao Mỹ “nhằm xem xét các yêu sách/ lãnh hải của các quốc gia ven bờ và đánh giá sự phù hợp với luật pháp quốc tế và Luật Biển UNLOS 1982.”
Báo cáo này thể hiện quan điểm chính thức của Mỹ trước thực tiễn áp dụng luật quốc tế và yêu sách biển của các nước.
Báo cáo số 150 về các ranh giới biển bắt đầu từ năm 1970 và duy trì hơn 50 năm qua. Dù báo cáo được thực hiện dưới nhãn quan của Mỹ, nó được đánh giá khá khách quan, bao gồm cả ý kiến của nhiều quốc gia đồng minh hoặc không liên minh với Mỹ. (3)
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng Báo cáo số 150 về các Ranh giới biển của Mỹ đã dẫn Hà Nội và Bắc Kinh nẩy ra bản hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ.
Thật ra, Hà Nội và Bắc Kinh mặc dù đã có những lần đụng độ nẩy lửa trong quá khứ, nhưng vẫn hợp tác khai sinh ra bản hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ, đó là logic về tầm nhìn xa của những cái đầu nuôi tham vọng bá quyền. Tham vọng hay hoài bão về một quá khứ xa xôi? Vịnh Bắc Việt là mục tiêu hàng đầu, nó không lớn, không nhỏ, dễ dàng và đáp ứng được mọi yếu tố thuận lợi.
Một sự kiện không kém phần quan trọng nếu bỏ qua ‘trận’ Gạc Ma 1988 – chúng tôi gọi là “Kịch bản máu Gạc Ma”, ít ra nó cũng góp phần dẫn tới bản hiệp định, ít ra nó đã hé lộ chủ nghĩa ‘đại cục’ – Biển Việt Nam-Biển Trung Quốc.
Tác nhân sâu xa
Ngày 14/3/1988, sự kiện Gạc Ma gây chấn động ‘nhị quốc” Việt – Trung và thế giới sau biển máu Hoàng Sa năm 1974.
“Kịch bản máu Gạc Ma” tranh nhau cắm cờ, ‘giật cờ’ chủ quyền hòn đá nửa chìm nửa nổi. Lính Trung cộng xả súng bắn vô tội vạ vào lính công binh và tàu vận tải không vũ trang của Việt Nam, 64 thủy thủ và sĩ quan Cs Việt Nam ‘hy sinh thê thảm vì tổ quốc’, nhưng đổi lại – Gạc Ma đánh dấu bước ngoặt mở đường cho chiến lược Biển, trong đó – một vùng biển không lớn không nhỏ gọi là Vịnh Bắc Việt, địa lý của nó dính tới câu chuyện ‘núi liền núi, sông liền sông, biển liền biển’.
Mười hai năm sau trận Gạc Ma, ngày 25/12/2000, tại Bắc Kinh, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cs Việt Nam Nguyễn Dy Niên và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cs Trung Quốc Đường Gia Triền đại diện hai nước ký kết Thỏa ước Phân định Vịnh Bắc Việt và Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt Nam – Trung Quốc.
Trong mối quan hệ với các nước ven biển Đông Nam Á, Vịnh Bắc Việt là vùng biển duy nhất mà Trung Quốc ký một thỏa thuận Phân định ranh giới biển (Delimitation of Maritime Boundary Agreement) – đâu vào đó với Việt Nam; trong lúc ở ‘mặt trận’ rộng lớn Biển Đông, các cuộc tranh chấp được dựng lên ngày càng gay cấn. Trung Quốc nhẩy vào với đường lưỡi bò 9 đoạn yêu sách hung hăng – Mỹ và đổng minh nhẩy vào với quyền tự do hàng không hàng hải, bảo vệ con đường thủy huyết mạch ở vùng biển ‘quốc tế hóa’, phán quyết của tòa thường trực La Haye ra đời năm 2016 phủ nhận lưỡi bò.
Việt Nam cho rằng Thỏa ước Phân định Vịnh Bắc Việt là kết quả sau nhiều đợt đàm phán kể từ năm 1973 và cho rằng nó thay thế Công ước Pháp-Thanh 1887.
Trên nguyên tắc, về chính trị, bản hiệp định Vịnh Bắc Việt của nước CHXHCNVN xóa sổ Công ước Pháp-Thanh 1887. Một số lập luận cho rằng diện mạo địa lý và bản chất lịch sử của Vịnh Bắc Việt khác với Biển Đông (South China Sea). Trước hết, nó không xẩy ra chuyện tranh chấp.
Bản đồ khoanh vùng Vịnh Bắc Việt do hai nước Việt-Trung vẽ mới đây là bản đồ rất quan trọng về diện tích lãnh thổ, chiến thuật và ý nghĩa chiến lược quân sự. Ngoài việc hai nước cùng khai thác nguồn cá và mỏ dầu khí, rõ ràng, nó mang ý nghĩa chủ quyền – xác định vùng biển này thuộc về hai nước Việt-Trung. Nó không còn tự do. Một thắng lợi to lớn của Việt-Trung?
Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Việt được ký tại Bắc Kinh có 11 Điều, trong đó Điều II xác định 21 điểm nối tuần tự từ cửa sông Bắc Luân ra đến cửa Vịnh (một đường thẳng ngang từ đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam đến mũi Oanh Ca, đảo Hải Nam Trung cộng.)
Đã có nhiều giới nghiên cứu về Biển ở trong nước, hải ngoại và quốc tế “phân tích” sự khác biệt về bản Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ 2000 và Công ước Pháp Thanh 1887. Đa số chú ý tới số diện tích biển ‘mất, được hay ngang nhau’ nhưng – ít chú ý tới nội hàm chiến lược Biển của hai nước Việt-Trung. Nội hàm chiến lược Biển đã ‘phá hủy’ Báo cáo số 150 về các Ranh giới biển.
Một bất ngờ đến với nội hàm chiến lược Biển; Ngày 20/10/2004, một buổi họp báo thông tin về mỏ dầu mới phát hiện ở Vịnh Bắc Việt, – vị trí hai Lô 102, 106 có tổng diện tích khoảng 14.000 km2, dự tính ban đầu của các nhà địa chất cho thấy trữ lượng của toàn bộ lô có thể lên tới 700-800 triệu thùng dầu và 40 tỷ m3 khí.
Ngày 20-10-2004 tại buổi họp báo thông tin về mỏ dầu mới phát hiện, Vị trí mỏ dầu mới phát hiện ở Vịnh Bắc Bộ với tổng diện tích khoảng 14.000 km2: Lô 102, 106 – mỏ dầu khí ở Vịnh Bắc Việt. Dự tính ban đầu của các nhà địa chất cho thấy trữ lượng của toàn bộ lô có thể lên tới 700-800 triệu thùng dầu và 40 tỷ m3 khí.
Nguồn: https://tuoitre.vn/mo-dau-moi-phat-hien-o-vinh-bac-bo-co-tiem-nang-rat-lon-52377.htm
Trong ý nghĩa về chủ quyền lãnh thổ bao gồm diện tích và xác định ranh giới biển. Với cách đo đạc năm 2000, hai bên tính chiều dài Vịnh Bắc Việt từ biên giới Móng Cái-Quảng Đông tới đảo Cồn Cỏ, bên kia là chiều dài từ bờ biển Quảng Đông tới mốc Oanh Ca, bề ngang chỗ rộng nhất từ bờ nước Việt sang bờ Hải Nam là 320km, cửa chính của Vịnh chỗ hẹp nhất hiện nay từ Cồn Cỏ tới Oanh Ca là 200km.
Hà Nội và Bắc Kinh đã khoanh vùng và cố ý tách rời Vịnh Bắc Việt ra khỏi Biển Đông (South China Sea) bằng một vạch ngang từ Cồn Cỏ tới Oanh Ca – tựa như vùng phi quân sự – xác lập ranh giới vùng biển ‘bất khả xâm phạm.’
Việt-Trung đã phủ một lớp son lên toàn bộ Vịnh Bắc Việt – một trong các vùng biển là tài sản riêng của ‘nhị quốc’ chứ không phải là tài sản biển chung của quốc tế.
Theo Việt Nam, Vịnh Bắc Việt diện tích mặt nước khoảng 126.250 km2 với 2 cửa biển:
- Cửa chính của Vịnh Bắc Việt xác định từ đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị, Việt Nam đến mũi Oanh Ca đảo Hải Nam với chiều rộng khoảng 200 km.
- Cửa thứ hai là eo biển Quỳnh Châu rộng khoảng 32,5 km nằm giữa bán đảo Lôi Châu đảo Hải Nam.
Nội dung bản Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ không những xác định biên giới lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế, nó còn cho thấy việc hai nước đã tạo ra các cuộc ‘hành quân’ liên hợp giữa lực lượng Cảnh sát biển tuần tra (CSB) Việt Nam và Cảnh sát biển hải cảnh Trung Quốc.
Riêng về hải quân, Bộ tư lệnh Vùng 1 hải quân Việt Nam và hải quân chiến khu Hải Nam Trung Quốc đã có những cuộc tập trận bắn đạn thật. Trung Quốc thường loan tin các cuộc tập trận bắn đạn thật ở bán đảo Lôi Châu, Việt Nam cũng có các cuộc tập trận bắn đạn thật nhưng thường nép mình dấu kín địa điểm.
Lại thêm một bất ngờ khác; lực lượng Cảnh sát biển (CSB) Việt Nam và Trung Quốc đã có những cuộc đàm phán bàn bạc – “Hợp tác cùng phát triển trên Biển bên ngoài cửa Vịnh.” tức là phát triển các cuộc ‘hành quân’ về phía nam bên ngoài cửa chính.
Bên ngoài cửa chính có các căn cứ hải quân xung yếu là quân cảng Du Long-vịnh Hải Nam căn cứ tàu ngầm nguyên tử của Trung Quốc và cảng Tiên Sa-vịnh Đà Nẵng chạy thẳng ra quần đảo Hoàng Sa.
Tham vọng “Hợp tác cùng phát triển trên Biển bên ngoài cửa Vịnh” – có khả năng trong tương lai đường vạch đỏ ranh giới cũ của Vịnh sẽ di dời thêm xuống phía nam – có thể từ bán đảo Sơn Trà, hoặc điểm chọn lý tưởng nào đó vạch ngang tới căn cứ Du Long. Ai cấm? Nhưng vấn đề là quyền và lợi phải đặt ra rõ ràng, minh bạch, sòng phẳng, nhất là đối với Việt Nam.
Khi các Phi hành gia Mỹ đặt chân lên tới Mặt Trăng nhìn về thế giới loài người chỉ thấy trái đất như hòn bi lóng lánh chật hẹp; khi mặt trận biên giới Việt Bắc nổ ra những người lính giành từng tấc đất bằng máu với quân xâm lược; khi mặt trận Biển Tây bên kia nước Phi nổi sóng cựu tổng thống Duterte thề không để mất từng tấc biển, khi Phần Lan gia nhập NATO, việc đầu tiên là xây dựng ngay hàng rào xác lập lằn ranh ‘quốc cộng’ Phần Lan – Nga Sô.
Năm 2015, khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến gặp Chủ tịch Tập Cận Bình ở Bắc Kinh, ông Tập nói “Thái Bình Dương khá rộng đủ cho Trung Quốc và Hoa Kỳ”. (RFI 17/5/2015)
Tháng 8 năm 2020, Bộ ngoại giao Việt Nam (thời Bộ trưởng Phạm Bình Minh) ra thông cáo như sau:
“Sau 01 năm duy trì các hoạt động nghề cá của ngư dân hai nước theo thỏa thuận của hai chính phủ theo Hiệp định, đến ngày 30/6/2020 Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt Nam – Trung Quốc đã hoàn toàn kết thúc hiệu lực.
Điều này đồng nghĩa với việc Vùng đánh cá chung và Vùng đệm cho tàu cá nhỏ mà tàu cá, ngư dân mỗi bên vẫn ra vào hoạt động khi được cấp giấy phép đánh bắt trong 16 năm qua đã không còn tồn tại.
Theo đó, sau thời gian 30/6/2020, tàu cá, ngư dân Việt Nam sẽ không được phép tiến hành hoạt động đánh bắt sang phía Đông của đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Vịnh Bắc Bộ (đi qua 21 điểm, xuất phát từ cửa sông Bắc Luân đến đường đóng cửa Vịnh Bắc Bộ- tức Đường nối mũi Oanh Ca và đảo Cồn Cỏ).
Ngược lại, tàu cá, ngư dân Trung Quốc cũng không được phép thực hiện hoạt động đánh bắt sang phía Tây của đường này cho đến khi hai nước đạt được thỏa thuận về cơ chế và mô hình hợp tác mới trong lĩnh vực nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ.
Một cách rõ ràng, cho đến khi nào khu vực đánh cá mới giữa hai nước Việt-Trung được vẽ lại, xác lập lại, chính xác lằn ranh phân định của bản Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ thì sẽ có bản Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt Nam-Trung Quốc mới.
Với nền công nghệ định vị tọa độ tiên tiến hiện nay, cuộc tranh chấp quyền và lợi giữa hai nước Việt – Trung ở Vịnh Bắc Việt không thể không tránh khỏi gay cấn trên mặt biển và lòng biển.
Từ bản Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc bộ Việt Nam-Trung Quốc cũ chấm dứt, Việt Nam có cơ hội đàm phán lại những gì cần đàm phán qua sự thiếu sót của bản Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ cũ.
Sơ đồ phạm vi khai thác hải sản trong Vịnh Bắc bộ sau ngày 30/6/2020. (Ảnh: phunuonline.com.vn)
Trang Cảnh Sát Biển VN ngày 14/4/2023 cho biết, sau khi Hiệp định hợp tác nghề cá trong vùng biển vịnh Bắc bộ giữa 2 nước Việt Nam và Trung Quốc hết hiệu lực ngày 30/6/2020, nhằm bảo đảm hoạt động khai thác hải sản của ngư dân diễn ra bình thường, lực lượng Cảnh sát biển 2 nước Việt Nam – Trung Quốc duy trì thường xuyên, đều đặn 2 chuyến tuần tra liên hợp/năm.
Thiếu tướng Lê Quang Đạo, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam nói: "Chúng ta tiếp tục khẳng định Việt Nam là một nước láng giềng có vùng biển liền kề với Trung Quốc và quyết tâm cùng với Cảnh sát biển Trung Quốc xây dựng vùng biển bảo đảm an ninh, an toàn, hòa bình, hợp tác và hữu nghị. Chúng ta cùng với Cảnh sát biển Trung Quốc duy trì, bảo đảm thực thi pháp luật trên biển, giữa hai nước có vùng biển liền kề."
Việt-Trung gia tăng thêm vùng tuần tra?
Vạch đỏ nhỏ phân định ranh giới Vịnh Bắc Việt từ đảo Cồn Cỏ tới mũi Oanh Ca là cửa chính. Vạch đỏ lớn (phỏng định) là cửa dự phóng (của VHO) bên ngoài tính từ mũi nhô ra xa nhất gần bán đảo Sơn Trà kéo ngang qua tới eo biển Quỳnh Châu.
Phóng đồ dựa trên bản đồ đường phân định ranh giới biển năm 2000 giữa VN-TQ tại Vịnh Bắc Bộ. Có thể thấy Trung Quốc không hề mất mát gì so với Thỏa Ước 1887. Ảnh: Lưu từ nghiên cứu của Ramses Amer tại The Sino-Vietnamese Approach to Managing Boundary Disputes.
https://luatkhoa.org/2019/07/nhin-lai-vinh-bac-bo-di-san-cua-nguoi-phap-den-tuong-lai-bien-dong/
Ngày 8 tháng 3-2009, 9 năm sau ngày ký hiệp định Phân định Vịnh Bắc Việt, thám thính hạm USNS Impeccable của Mỹ đang di chuyển lên mạn ngược, cách đảo Hải Nam về phía nam khoảng 140km (75 miles) thì bị các tàu dân quân cảm tử Trung Quốc hung hãn áp sát ở cự ly rất nguy hiểm (dưới 10 m), buộc thuỷ thủ thám thính hạm phải phun vòi rồng để xua đuổi. Các tàu dân quân Trung Quốc dùng cả bo bo lăn xả vào mũi tàu USNS Impeccable như muốn tự sát, buộc tàu này phải dừng và sau cùng quay lui chuyển hướng. (4)
Đây là bài học quý giá về chủ quyền lãnh thổ và ranh giới lãnh thổ Biển không những cho Mỹ mà còn cho Việt, Trung.
Cuộc tranh chấp hiện nay ở Biển Đông cho thấy có những kẽ hở trong Công ước Liên hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS) các nước đã ký vào năm 1982.
Bao giờ thì UNCLOS 1982 hết hiệu lực và sẽ được điều chỉnh lại cho phù hợp với tình hình thế giới Biển hiện nay, đặc biệt ở Biển Đông và Hoa Đông.
Trung Quốc đã tạo ra các hội nghị đàm phán về DOC và COC, nhưng vẫn ngoan cố không cho Mỹ tham dự và khăng khăng chỉ làm việc với các nước trong khối ASEAN mà thôi.
Lập luận xảo trá của Bắc Kinh vừa coi Biển Đông là của chung ASEAN vừa vẽ đường lưỡi bò 9 đoạn làm của riêng.
Cho nên không lấy làm lạ khi tổng thống Biden nói ASEAN là trung tâm của châu Á và Việt Nam được coi là trung tâm của các vấn đề trung tâm.
Ngày 8 tháng Ba năm 2009, các tàu cá dân quân treo cờ Trung Quốc bao vây trước mũi Thám thính hạm USNS Impeccable ngăn cản tàu này dường như có ý định tiến lên mạn ngược. Ảnh tài liệu https://www.flickr.com/photos/davids_world_2011/48906938966.
Dân quân Trung cộng dùng cả thuyền bobo áp sát uy hiếp USNS Impeccable. Ảnh tài liệu https://www.flickr.com/photos/davids_world_2011/48906938966.
Vụ việc nguy hiểm này dễ dàng dẫn việc dân quân ngụy trang tàu cá của Trung cộng tự nguyện đâm vào USNS Impeccable để tự sát gây ra biến cố lớn.
Vụ việc trở nên căng thẳng trong mối quan hệ Mỹ - Trung; nhưng, chiến dịch tiến lên mạn ngược của USNS Impeccable tạo ra phản ứng cứng rắn của Trung Quốc với sự ‘đồng lòng’ của Việt Nam – quyết không cho hải quân Mỹ ‘xâm phạm’ vào Vịnh Bắc Việt; đồng thời, cũng không thể có chuyện tự do hóa, quốc tế hóa. Một cách rõ ràng – Vịnh Bắc Việt không thể là vùng biển tự do lưu thông hay ‘thăm viếng’ nếu không có sự chấp thuận của ‘nhị quốc’ Việt-Trung.
Nhận thấy sau này, đại đa số các cuộc ‘thăm viếng’ của chiến hạm quốc tế đều diễn ra ở cảng Cam Ranh Khánh Hòa và cảng Tiên Sa Đà Nẵng. Riêng cảng Hải Phòng bốn mùa phong kín.
Ngày 19/12/2015, tờ Vietnam Net loan tin: - Việt - Trung khởi động khảo sát chung tại khu vực thoả thuận vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ tại TP Đà Nẵng và TP Quảng Châu (TQ).
Tin từ Bộ Ngoại giao cho biết, hôm nay, Cục Đo đạc và Bản đồ, Bộ TN&MT VN và Cục Điều tra địa chất, Bộ Tài nguyên đất đai TQ lần lượt tổ chức Lễ khởi động khảo sát chung tại khu vực thoả thuận vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ tại TP Đà Nẵng và TP Quảng Châu, TQ.
Mục tiêu của việc khảo sát chung nhằm phục vụ công tác phân định ranh giới thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế, vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ VN – TQ và hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này.
Khu vực khảo sát chung có diện tích 386,7 km2 thuộc vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ (xem ảnh).
Năm 2010, Ngoại trưởng Hillary Clinton đến Việt Nam lần thứ 2. Ở Hà Nội, bà nói: “Tôi rất vinh dự. Tôi sẽ vui mừng chuyển quà cho con gái” - bà nói sau khi nhận quà từ Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Phạm Gia Khiêm trong cuộc gặp ngày 22/7/2010. Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng mang một tin vui từ Mỹ cho Hà Nội: “Chính quyền Obama sẵn sàng nâng quan hệ Mỹ - Việt Nam lên một tầm mới.”
Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm và Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton tại Hà Nội ngày 22/7/2010. Ảnh: V. Dũng
Tháng 11 năm 2017, Tổng thống Donald Trump đến dự hội nghị quốc tế APEC ở Đà Nẵng, tại diễn đàn APEC Đà Nẵng, Tổng thống Trump đã công bố chiến lược Indo-Pacific.
Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đến dự APEC Đà Nẵng, khi đến Hà Nội thăm Tbt Nguyễn Phú Trọng, ông được tiếp đón với 21 phát đại bác bắn lên từ Hoàng Thành, Hà Nội.
Tháng 12 năm 2017, chiều ngày 4 tháng 12/2017, tại Tp. Hải Phòng, Đô đốc (4 sao) Korolev Vladimir Ivanovich, Tư lệnh Hải quân Liên bang Nga đến thăm Quân chủng Hải quân Việt Nam. Chuẩn Đô đốc (tương đương Đề Đốc 2 sao) Phạm Hoài Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Hải quân nhân dân Việt Nam tiếp đón.
Đô đốc Nga, Korolev Vladimir Ivanovich duyệt hàng quân danh dự Hải quân nhân dân VN.
Ngày 05/3/ 2018, Phó Đô Đốc (3 sao) Philip G. Sawyer, tư lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương Mỹ và hạm đội tác chiến Hàng không Mẫu hạm USS Carl Vinson tới vịnh Đà Nẵng. Mỹ điều động USS Carl Vinson tới vịnh Đà Nẵng (giữa quần đảo Hoàng Sa), đánh dấu chuyến ‘hành quân lịch sử’ ở Biển Đông trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung ngày càng tranh nhau quyền và lợi ở vùng biển này.
Rất may, chuyến ‘hành quân lịch sử’ của USS Carl Vinson diễn ra êm ả ở cảng Tiên Sa vịnh Đà Nẵng. Những cái bắt tay thân thiện và uy lực của hạm đội tác chiến đã ‘mờ nhạt ám ảnh sự kiện Maddox’ năm 1964 ở Vịnh Bắc Việt.
Phó Đô Đốc (3 sao) Philip G. Sawyer, tư lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương Mỹ, vui vẻ bắt tay quan chức Đà Nẵng, ông bày tỏ mong muốn một ngày nào đó tầu ngầm hải quân Mỹ có thể đến thăm Việt Nam.’ Đứng phía sau là Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink (Hình: LINH PHAM/AFP/Getty Images)
Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson thả neo ở vịnh Đà Nẵng phô trương uy lực với hàng dãy chiến đấu cơ trên boong tàu. (Hình: LINH PHAM/AFP/Getty Images
Khu trục hạm USS Maddox (DD731) đã tạo cuộc chiến VN bước lên giai đoạn mới. Ảnh tài liệu
Ngày 08/11/2018, tờ Dân trí Online loan tin: Từ ngày 6/11-7/11/2018, tại thành phố Ninh Ba, Chiết Giang, Trung Quốc - đã diễn ra Phiên họp đàm phán Vòng X Nhóm công tác về Vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và Vòng VII Nhóm công tác bàn bạc về Hợp tác cùng phát triển trên biển Việt Nam và Trung Quốc.
Ngày 22 và 23-10/2019, tại vùng biển Quảng Ninh, Lữ đoàn 170 và Hải đội 137, Vùng 1 Hải quân tổ chức bắn đạn thật trên biển.
Biên đội chiến hạm của Lữ đoàn 167 vùng 1 Vịnh Bắc Việt. Ảnh: TTXVN
Lữ đoàn 170 hải quân VN hoạt động trên vùng biển Quảng Ninh.
Ngày 05/3/2020, Hàng không Mẫu hạm USS Theodore Roosevelt và nhóm tác chiến tới vịnh Đà Nẵng.
Hàng không Mẫu hạm USS Theodore Roosevelt thả neo ở vịnh Đà Nẵng ngày 05/3/2020, Reuters.
Các nhóm tác chiến của Hàng không Mẫu hạm Hoa Kỳ trong đó có cả tàu ngầm đã đến thăm cảng Tiên Sa vịnh Đà Nẵng, khá gần căn cứ tầu ngầm Du Long của Trung Quốc, nhưng khoảng cách vẫn xa đối với cửa chính Vịnh Bắc Việt.
Ngày 07/05/2022, tờ TNO loan tin, một số thông báo mới được đăng trên website của Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) cho thấy Trung Quốc sẽ tổ chức ít nhất 3 cuộc tập trận ở Biển Đông, trong đó có vịnh Bắc bộ. Thông báo nói rằng cuộc tập trận sẽ diễn ra ở vùng biển phía tây bán đảo Lôi Châu đảo Hải Nam thuộc Vịnh Bắc Việt từ ngày 8-12/5/2022.
Những thông báo trên không nói rõ quy mô của cuộc tập trận, chỉ nói cấm tàu thuyền vào khu vực liên quan. Tính từ đầu năm đến nay, Trung Quốc đã tiến hành hoặc lên kế hoạch ít nhất 26 cuộc tập trận ở Biển Đông, trong đó có 7 cuộc tập trận ở Vịnh Bắc Bộ, theo các thông báo được đăng trên website của MSA và thông tin từ tờ South China Morning Post.
https://thanhnien.vn/trung-quoc-tap-tran-ban-dan-that-o-vinh-bac-bo-1851456184.htm
Biển Việt Nam-Biển Trung Quốc
Trong các bài viết trước trên Văn Hóa Online (VHO), chúng tôi đã tạm chia ranh giới các vùng chiến thuật biển ở Biển Đông (South China Sea) như sau:
Vùng 1 chiến thuật biển Vịnh Bắc Việt, vùng 2 chiến thuật biển Hoàng Sa, vùng 3 chiến thuật biển giữa Hoàng Sa và Trường Sa, vùng 4 chiến thuật biển Trường Sa, vùng 5 chiến thuật biển nam Trường Sa gồm biển Brunei, Malaysia, Indonesia, (liên đới tới Singapore Cam Bốt và Vịnh Thái Lan). Không kể đến vùng biển chiến thuật quốc tế đang gay cấn hiện nay là Biển Tây Philippines.
5 vùng Biển Chiến thuật: Việt Nam gọi là Biển Việt Nam 1,2,3,4,5. VHO minh họa khu vực biển bằng các vòng tròn trên bản đồ.
1/ Vùng 1 chiến thuật – Vịnh Bắc Bộ có tọa độ địa lý là vĩ tuyến 18°31’19” Bắc, kinh tuyến 108°41’17” Đông, xuống tới đảo Cồn Cỏ của Việt Nam có tọa độ địa lý là vĩ tuyến 16°57’40” Bắc và kinh tuyến 107°08’42” Đông. Điểm mút đầu phía bắc Vịnh Bắc Bộ là đảo Trần Nhạn thuộc tỉnh Móng Cái sát bờ biển tỉnh Quảng Đông.
Vịnh Bắc Việt, một vùng biển tựa như cái hồ xanh khổng lồ nuôi Cá và tiềm tàng tài nguyên có diện tích khoảng 126.250 km2 (nhỏ hơn nước Việt Nam). Về phía Việt Nam, bờ biển chiều dài từ Tp Móng Cái tới đảo Cổn Cỏ dài trên dưới 1000km; về phía Trung Quốc, bờ biển chiều dài từ tỉnh Quảng Đông tới mũi Oanh Ca cũng khoảng trên dưới 1000km; chiều sâu Vịnh trung bình tầm 30-60m và nơi sâu nhất khoảng 90m, (độ sâu vùng biển duyên hải thềm lục địa VN khoảng từ 30 - 60 mét);
Độ sâu của Vịnh Bắc Bộ khá cạn so với vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa. Độ sâu là yếu tố quan trọng trong việc ghi dấu địa lý, địa hình hành quân và di chuyển tàu bè trên và dưới lòng biển. Do khá cạn nên Vịnh Bắc Việt thích hợp với chiến hạm, tàu tuần tra, không thích hợp lắm với tàu ngầm vì dễ bị phát hiện trừ các tàu ngầm tình báo tí hon.
Lòng biển và đáy biển Vịnh Bắc Việt tiềm tàng tài nguyên nguồn mạch Cá và mỏ dầu khí với trữ lượng rất lớn.
Việt Nam và Trung Quốc không bỏ qua dễ dàng cái hồ bích ngọc tô điểm cho Bắc Việt, Quảng Đông và Hải Nam. Vịnh Bắc Việt không chỉ là một đại dương sạch ít ô nhiễm, ít tàu thuyền qua lại; vẻ đẹp của một vùng biển ‘âm thầm’ hòa quyện với những hòn đảo hoang sơ lạ lùng dấu tích nguyên thủy, nhưng điều đó không có nghĩa là không có những cơn sóng ngầm bão táp.
Vịnh Bắc Việt nằm lọt thỏm giữa miền duyên hải Bắc-Trung Việt và bờ biển tỉnh Quảng Đông+đảo Hải Nam, (đảo Hải Nam rộng 32.198 km²). Dù được vây kín, nhưng vùng biển này thường chịu đựng những cơn bão khổng lồ từ biển Hoàng Sa thổi đến, sức gió trên trăm km đổ bộ vào đất liền gây lụt lội tan hoang cho các tỉnh duyên hải.
Kế hoặch an ninh chiếm giữ chủ quyền lãnh thổ biển, đảo của lực lượng Cảnh sát biển gồm các tàu tuần tra và lực lượng Hải quân gồm 2 Lữ đoàn 167, 170 là các lực lượng chủ lực bảo vệ Vịnh Bắc Việt từ Quảng Ninh tới đảo Cồn Cỏ - mũi Oanh Ca.
Tuy nhiên, phải nhận thấy rằng lực lượng cảnh sát biển và hải quân Việt Nam bảo vệ Vịnh Bắc Việt không thấm vào đâu so với cảnh sát biển và hải quân chiến khu miền nam-đảo Hải nam của Trung cộng.
Ỷ vào sức mạnh quân sự của mình, Bắc Kinh dễ dàng khống chế an ninh trên mặt biển, lòng biển, trên không Vịnh Bắc Việt. Hà Nội thường trực trong tầm ngắm với cự ly km quá ngắn đối với hỏa lực vũ khí hiện đại.
Thời Pháp thuộc, lính Pháp thường đổ bộ từ cảng Hải Phòng vào Hà Nội hơn trăm km.
Theo đánh giá của Tổng Công ty Dầu khí Hải ngoại Quốc gia Trung Quốc (China National Offshore Petroleum Company), Vịnh Bắc Bộ là một trong những khu vực tập trung dầu khí lớn nhất thế giới với trữ lượng dầu lên đến 2,29 tỷ tấn và trữ lượng khí đốt lên đến 1.444 tỷ mét khối. Riêng hoạt động của Công ty Dầu khí Hải ngoại Trung Nam Hải vào năm 1997, tức cách đây hơn 20 năm, con số dầu thô khai thác được đã lên đến 14,2 triệu tấn dầu thô.
https://luatkhoa.org/2019/07/nhin-lai-vinh-bac-bo-di-san-cua-nguoi-phap-den-tuong-lai-bien-dong/
Năm 2013, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam quyết định tái ký kết và mở rộng vùng khai thác chung giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Vịnh Bắc Bộ từ 1,541 km vuông lên 4,076 km vuông.
Biểu đồ mô tả vùng khai thác chung cũ và vùng khai thác chung mở rộng giữa Việt Nam và Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ. Ảnh: Trích từ nghiên cứu Maritime Boundary Delimitation and Sino- Vietnamese Cooperation in the Gulf of Tonkin (1994-2016). Nguồn: Nguyễn Quốc Tấn Trung
Ngày 12-11-2014, Thủ tướng Chính phủ CsVN ban hành Quyết định số 2048/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Xây dựng LLCSB đến năm 2020 và những năm tiếp theo”.
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết Đề án xây dựng lực lượng Cảnh sát biển (CSB) Việt Nam giai đoạn 2015-2020, phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo do Bộ Quốc phòng tổ chức, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh: "Đề án xây dựng lực lượng Cảnh sát biển là một đề án rất lớn, liên quan đến tổ chức, biên chế, trang bị, đảm bảo cơ sở hạ tầng cho một lực lượng mới được thành lập, có nhiều công việc.
2/ Vùng 2 chiến thuật – bao gồm biển, quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands) là những đảo liền kề quần tụ với nhau gồm khoảng 30 đảo – chúng tôi chia quần đảo Hoàng Sa làm hai vùng: Hoàng Sa Đông và Hoàng Sa Tây có diện tích ước lượng khoảng 36,000 km2. Biển và nhóm đảo Hoàng Sa Tây là nơi đã diễn ra trận hải chiến lịch sử giữa Hải quân Việt Nam Cộng Hòa và Hải quân Trung cộng ngày 19 tháng Giêng năm 1974;
Khoảng cách từ đảo Hoàng Sa tới đất liền lục địa Trung Quốc tối thiểu là 235 hải lý. Nếu Trung Quốc dùng rạn đá ngầm (đá Bắc) làm chuẩn để đo đến bờ đảo Hải Nam tại Lăng Thủy giác thì khoảng cách là 111,9 hải lý (207,2 km), nhưng do đá ngầm không có giá trị như đảo trong việc chuẩn định ranh giới nên lý lẽ này không thuyết phục; Hoàng Sa Tây cách mũi Ba Làng An (15°14'B 108°56'Đ) thuộc đất liền Việt Nam là 134,6 hải lý (249,3 km); nhưng nếu tính từ đảo Tri Tôn (15°47'B 111°12'Đ) tới đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi (15°22'B 109°07'Đ) là 121,1 hải lý (224,3 km). Nếu lấy toạ độ của cù lao Ré (tên cũ của Lý Sơn) là 15°23,1'B 109°09,0'Đ từ bản tuyên cáo đường cơ sở của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1982 thì khoảng cách đến bờ Lý Sơn thu ngắn lại dưới 121 hải lý. (1);
3/ Vùng 3 chiến thuật – bao gồm vùng biển cuối Hoàng Sa – tới đầu vùng biển Trường Sa (mũi đảo Song Tử Tây). Vùng biển này từng có sự xuất hiện của hạm đội Hàng không Mẫu hạm Hoa Kỳ đến thường trụ (tháng 7/2022/USS Ronald Reagan). Tướng lãnh hải quân Hoa Kỳ gọi đây là vùng biển quốc tế, hải quân Hoa Kỳ đã hiện diện ở đây trên 70 năm.
4/ Vùng 4 chiến thuật – bao gồm toàn bộ biển và quần đảo Trường Sa (Spratly Islands) có diện tích khoảng 200.000 km2. Biển và quần đảo Trường Sa là nơi đã diễn ra trận tranh chiến chủ quyền lịch sử ở đá Gạc Ma giữa Hải quân Việt Nam và Hải quân Trung cộng ngày 14 tháng Ba năm 1988;
Biển và Quần đảo Trường Sa vùng biển chiến thuật 4, vùng biển quan trọng gây sóng gió từ nhiều năm qua. Năm 2014, chúng tôi đã được mời đi quan sát vùng biển, đảo này trong tư cách một phóng viên về Biển. Ảnh Văn Hóa Map.
5/ Vùng 5 chiến thuật – bao gồm từ đá Tiên Nữ tới vùng biển tiếp giáp EEZ quần đảo Natuna Indonesia, vùng EEZ của Malaysia và Brunei.
Các mỏ dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý thuộc Biển VN. Bản đồ tài liệu.
Hiệp ước Biển Việt Nam – Biển Trung Quốc
Ngày 26/8/2014, đặc phái viên thứ nhất của Tbt Nguyễn Phú Trọng là Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam đến Bắc Kinh gặp Lưu Vân Sơn Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh từ ngày 26 đến 27/8/2014.
Hai bên “đồng ý tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo hai Đảng và hai nước, nghiêm túc thực hiện "Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên Biển Việt Nam-Biển Trung Quốc giữa hai nước Trung-Việt", vận dụng tốt cơ chế đàm phán Chính phủ về biên giới Trung-Việt, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu và thương lượng về vấn đề cùng khai thác, không áp dụng hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, giữ gìn đại cục của quan hệ Trung-Việt cũng như hoà bình và ổn định ở biển Nam Hải.”
Cùng ngày, Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp ông Lê Hồng Anh.
Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp ông Lê Hồng Anh ngày 27/8/2014. Ảnh Xinhua.
Ngày 12/12 /2016, ‘đồng chí’ Phạm Minh Chính đặc phái viên thứ hai của ông Trọng gặp đồng chí Lưu Vân Sơn tại Bắc Kinh. Phạm Minh Chính nói Đảng Cộng sản Việt Nam "sẵn sàng cùng Đảng Cộng sản Trung Quốc dẫn dắt quan hệ Việt - Trung phát triển tốt đẹp hơn", theo đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI).
Ngày 19/9/2017, ông Lưu Vân Sơn, trong hai ngày chuyến công du Hà Nội và Pnom Pênh nói với Thủ tướng CsVN Nguyễn Xuân Phúc rằng hai đảng "tạo thành một cộng đồng có chung vận mệnh", Tân Hoa Xã tường thuật.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp ông Lưu Vân Sơn và nói rằng VN "hết sức coi trọng quan hệ với Trung Quốc, mong muốn quan hệ Việt-Trung luôn phát triển lành mạnh, ổn định vì lợi ích của nhân dân hai nước".
Tại Hà Nội ngày 19/9/2017, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói với ông Lưu Vân Sơn rằng VN "hết sức coi trọng quan hệ với Trung Quốc, mong muốn quan hệ Việt-Trung luôn phát triển lành mạnh, ổn định vì lợi ích của nhân dân hai nước". Ảnh Xinhua.
https://nhatbaovanhoa.com/p192a6377/23/luu-van-son-chuyen-gia-ve-bien-dong-toi-vn-ban-viec-gi-
Bản đồ vị trí các mỏ dầu khí đang khai thác trong vùng EEZ Việt Nam trong một hội nghị về mỏ dầu khí ở Hà Nội. Chú ý: bản đồ cho thấy các mỏ dầu khí hiện diện ở Vịnh Bắc Việt mà hai bên Việt-Trung cùng khai thác.
Những hoạt động của Cảnh sát biển VN và Cảnh sát biển TQ sau khi Hiệp định hợp tác nghề cá hết hiệu lực năm 2020
Ngày 15/12/2020, Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Cảnh sát biển năm 2020 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2021. Thiếu tướng Bùi Quốc Oai - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Cảnh sát biển dự và phát biểu chỉ đạo. Cùng dự có đại biểu lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển. Thiếu tướng Ngô Bình Minh - Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 chủ trì hội nghị.
Mỹ viện trợ tàu tuần duyên lớn cho Việt Nam:
Ngày 21/7/2021, Tin từ Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho biết – Qua chương trình tài trợ quân sự nước ngoài (FMF), Việt Nam nhận được hai tàu Tuần duyên lớp Hamilton và 24 xuồng tuần tra cao tốc lớp Metal Shark.
Tàu tuần duyên lớp Hamilton 8021 có tên trước là John Midgett (USCGC) được Mỹ viện trợ cho Việt Nam cải sang tên mới là Viet Nam Coast Guard rời thành phố Seattle, Washington ngày 01/6/2021, tới Hawaii Honolulu ngày 09/6/2021.
Hôm 09/6/2021, Chuẩn tướng Jennifer Short và Chuẩn tướng Alan Litster thuộc Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Hoa Kỳ đã tới thăm tàu CSB 8021 đang ở Hawaii, gặp gỡ Sĩ quan chỉ huy tàu Đặng Lê Sơn, đồng thời chào đón thủy thủ đoàn tới căn cứ Honolulu, và bày tỏ mong muốn hỗ trợ thủy thủ đoàn trong thời gian lưu trú tại đây. (ảnh dưới).
Tàu tuần duyên có tên trước đây là USCGC John Midgett đổi qua tên mới là CSB 8021 trên đường về Việt nam đang neo tại cảng Apra trên đảo Guam cuối tháng 6/2021. Ảnh: USCGC.
Sĩ quan và thủy thủ đoàn cảnh sát biển Việt Nam trên tàu tuần duyên CSB 8021. Ảnh tài liệu. Ngày 15/4/2023, tại Hà Nội, Ngoại trưởng Blinken nói Hoa Kỳ đang hoàn tất việc chuyển giao tàu tuần duyên thứ ba của Hoa Kỳ cho Việt Nam, bổ sung cho hạm đội gồm 24 tàu tuần tra và các thiết bị, cơ sở huấn luyện và điều hành mà chúng tôi đã cung cấp từ năm 2016.
Chiếc tàu tuần duyên đầu tiên mang số hiệu 8020 được Mỹ viện trợ cho Việt Nam vào tháng 5/2017. Tàu này đã cập cảng Vũng Tàu vào ngày 16/12/2017, chính thức biên chế cho Vùng Cảnh sát biển 3.
Tàu tuần duyên thứ hai có tên trước đây là John Midgett đổi qua tên mới là CSB 8021 trải qua đợt nâng cấp toàn diện hồi năm 1991, được nâng cấp vũ khí, cảm biến, bổ sung nhà chứa trực thăng, đại tu động cơ và cải thiện không gian sinh hoạt của thủy thủ đoàn. Phần lớn radar và vũ khí của tàu đã được tháo bỏ trước khi chuyển giao cho Cảnh sát biển Việt Nam, tàu chỉ được giữ lại pháo Otobreda cỡ 76 mm trước mũi.
Tàu CSB 8021 có lượng choán nước 3.250 tấn, dài 115 m, ngang rộng nhất 13m, tốc độ tối đa 54 km/h, có thể hoạt động trên mọi vùng biển của thế giới với tầm hoạt động 22.530 km. Tàu hoạt động đa năng, được thiết kế để đáp ứng các nhiệm vụ đa dạng của các lực lượng tuần duyên, cảnh sát biển ngày nay.
Ngày 22/10/2021, biên đội tàu 8004 và 8003 của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 đã kết thúc chuyến tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ lần thứ hai năm 2021 giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc.
Trong 3 ngày (từ 19 đến 22/10/2021), Lực lượng Cảnh sát biển hai nước đã tổ chức chuyến tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ. Phạm vi trải dài trên 13 điểm với quãng đường 255,5 hải lý. Điểm đầu từ Đông Nam đảo Trần (tỉnh Quảng Ninh) 14 hải lý đến Đông Bắc đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị) 48 hải lý.
Hai tàu hải cảnh 4303 và 4204 của Cảnh sát biển Trung Quốc.
Ngày 17/4/2022, tại TP Hải Phòng, Biên đội tàu Cảnh sát biển 8004 và 8003 thuộc Hải đoàn 11 - Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 thực hiện nhiệm vụ tuần tra tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc bộ giữa lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc lần thứ nhất năm 2022.
Chuyến tuần tra liên hợp trải dài trên phạm vi 13 điểm, từ Đông Bắc đảo Cồn Cỏ 48 hải lý (Vùng biển tỉnh Quảng Trị) đến Đông Nam đảo Trần 14 hải lý (vùng biển tỉnh Quảng Ninh) trên đường phân định Vịnh Bắc bộ.
Tàu tuần tra Cảnh sát biển 8004 của Cảnh sát biển Việt Nam ở cảng Đình Vũ Hải Phòng.
Ngày 22 và 23/6/2022, báo Hải quân Online loan tin – trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ, Hải quân Nhân dân Việt Nam và Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc tổ chức tuần tra liên hợp lần thứ 32. Hai bên đã tổ chức tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ trên phạm vi 8 điểm với 284 hải lý.
Chiến hạm 625 Hải quân Chiến khu miền Nam Trung Quốc trên tuyến tuần tra chung với Hải quân Việt Nam trong Vịnh Bắc Việt ngày 22-23/6/2022. Nguồn: Hải quân Online.
Ngày 24/06/2022, theo báo Hải quân Online loan tin: ngày 22 và 23/6/2022, trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ, Hải quân Nhân dân Việt Nam và Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc tổ chức ‘hành quân tuần tra’ liên hợp lần thứ 32.
Ngày 11 đến 13/4/2023, chuyến ‘hành quân tuần tra’ liên hợp lần thứ nhất năm 2023 giữa lực lượng Cảnh sát biển (CSB) Việt Nam và CSB Trung Quốc trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ kết thúc.
Đây là chuyến ‘hành quân tuần tra’ đầu tiên được tiến hành dưới sự đồng chỉ huy trực tiếp của người đứng đầu CSB hai nước, được 2 bên đánh giá là một chuyến tuần tra mẫu mực, đạt mọi mục tiêu, kế hoạch đề ra.
Thiếu tướng Lê Quang Đạo, Tư lệnh CSB Việt Nam, Chỉ huy trưởng lực lượng tuần tra của Việt Nam, gồm biên đội tàu Tuần tra 8004 và 8003. Thiếu tướng Uất Trung, Cục trưởng Cục CSB Trung Quốc, Chỉ huy trưởng lực lượng tuần tra của Trung Quốc, gồm biên đội 2 tàu Hải Cảnh 4304 và 4202.
Tàu tuần tra VN và tàu hải cảnh TQ liên hợp ‘hành quân’ trải dài trên phạm vi 13 điểm với quãng đường 255,5 hải lý (từ đông bắc đảo Cồn Cỏ đến đông nam đảo Trần Nhạn).
Tàu hải cảnh CSB/TQ và tàu tuần tra CSB/VN liên hợp ‘hành quân’ ở Vịnh Bắc Việt. (Ảnh: Mạnh Thường/TTXVN)
Thiếu tướng Uất Trung (trái), Cục trưởng Cục Cảnh sát biển Trung Quốc bắt tay Thiếu tướng Lê Quang Đạo, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam trên tàu tuần tra CSB 8004. Photo: Cảnh Sát Biển.
Biên đội tàu tuần tra Cảnh sát biển (CSB) 8003 & CSB 8004 ở cảng Đình Vũ-Hải Phòng. Nguồn ảnh VOV.
Tàu tuần tra CSB/VN 8004 đang neo gần một nhà Giàn DK1.
Phát biểu về cuộc ‘hành quân tuần tra’ liên hợp, Thiếu tướng Lê Quang Đạo Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam nói: "Chúng ta tiếp tục khẳng định Việt Nam là một nước láng giềng có vùng biển liền kề với Trung Quốc và quyết tâm cùng với Cảnh sát biển Trung Quốc xây dựng vùng biển bảo đảm an ninh, an toàn, hòa bình, hợp tác và hữu nghị. Chúng ta cùng với Cảnh sát biển Trung Quốc duy trì, bảo đảm thực thi pháp luật trên biển, giữa hai nước có vùng biển liền kề."
Phát biểu trên cho thấy vị trí chiến lược và an ninh Vịnh Bắc Việt hiện nay đã nằm trong bàn cờ ‘đại cục’ Biển Việt Nam-Biển Trung Quốc.
Liệu chiến lược Indo-Pacific tự do-rộng mở-thịnh vượng và mũi xung kích AUKUS, và – cuộc hội đàm ở Phòng Bầu Dục giữa ông Biden và ông Trọng – có ‘phá’ được thế ‘đại cục’ Biển Đông và Đông Nam Á hay không?
Từ tin vui của Ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên bố năm 2010 “Chính quyền Obama sẵn sàng nâng quan hệ Mỹ - Việt Nam lên một tầm mới” – cho đến nay đã 13 năm, việc nâng cấp lại được mang ra bàn.
Nói một cách lạc quan lẫn bi quan, khi nào Mỹ gỡ được ‘thế bí’ ở Biển Đông (cái mắt xích của Indo - Pacific thì may ra mới có hòa bình ở Đông Nam Á.
Riêng Vịnh Bắc Việt – vẫn còn hằn nguyên dấu vết.
Lý Kiến Trúc
California 28/4/2023
(*) Sách ảnh Nguyễn Dy Niên
Tổng thống George W. Bush gặp Đường Gia Triền ở Phòng Bầu Dục tòa Bạch Ốc, ngày 12 tháng 10 năm 2006. Ảnh của Kimberlee Hewitt.
(1) G7 lên án tham vọng quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông
(2) https://www.nhatbaovanhoa.com/p186a11745/bao-trong-nuoc-phong-van-ngoai-truong-antony-blinken
(3) https://www.nhatbaovanhoa.com/a11573/csis-vn-boi-dap-dao-bao-cao-150-ranh-gioi-bien-fonop-nov-2022
(4) USNS Impeccable “thăm dò” Hoàng Sa, TQ bắn xối xả đạn thật xuống “mục tiêu giả định”
XEM THÊM:
Đằng sau cuộc điện đàm giữa Tt Biden và Tbt Trọng
https://www.nhatbaovanhoa.com/a11729/dang-sau-cuoc-dien-dam-giua-tt-biden-va-tbt-trong
PHỤ LỤC:
1/ Phỏng vấn nguyên Bộ trưởng Nguyễn Dy Niên
https://tuoitre.vn/phan-dinh-vinh-bac-bo-giai-phap-cong-bang-39879.htm
Tuổi Trẻ - Ngày 15-6-2004, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XI đã thông qua nghị quyết phê chuẩn Hiệp định giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc bộ (gọi tắt là Hiệp định phân định vịnh Bắc bộ).
* Xin bộ trưởng cho biết một số nét về vị trí, đặc điểm và tầm quan trọng của vịnh Bắc bộ?
- Bộ trưởng Nguyễn Dy Niên: Vịnh Bắc bộ (VBB) là một trong những vịnh lớn của thế giới, có diện tích khoảng 126.250km2 (36.000 hải lý vuông), chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 310km (176 hải lý), nơi hẹp nhất ở cửa vịnh rộng khoảng 207,4km (112 hải lý).
Bờ VBB thuộc 10 tỉnh, thành phố của VN với tổng chiều dài khoảng 763km và bờ biển thuộc hai tỉnh Quảng Tây, Hải Nam của Trung Quốc (TQ) với tổng chiều dài khoảng 695km.
Vịnh có hai cửa: eo biển Quỳnh Châu nằm giữa bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam với bề rộng khoảng 35,2km (19 hải lý) và cửa chính của vịnh từ đảo Cồn Cỏ (VN) tới đảo Hải Nam (TQ) rộng khoảng 207,4km (112 hải lý).
Phần vịnh phía VN có khoảng 2.300 đảo, đá ven bờ, đặc biệt có đảo Bạch Long Vĩ nằm cách đất liền VN khoảng 110km, cách đảo Hải Nam khoảng 130km. Phía TQ có một số ít đảo nhỏ ở phía đông bắc vịnh như đảo Vị Châu, Tà Dương.
VBB có vị trí chiến lược quan trọng đối với VN và TQ cả về kinh tế lẫn quốc phòng, an ninh. Vịnh là nơi chứa đựng nhiều tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là hải sản và dầu khí. Trong vịnh có nhiều ngư trường lớn, cung cấp nguồn hải sản quan trọng cho đời sống của nhân dân hai nước.
Bên cạnh lễ trao đổi văn kiện thư phê chuẩn Hiệp định phân định VBB, cũng trong ngày 30-6-2004 Bộ Ngoại giao VN và Bộ Ngoại giao TQ đã tiến hành trao đổi công hàm thông báo việc chính phủ hai nước hoàn thành các thủ tục pháp lý nội bộ đối với Hiệp định hợp tác nghề cá ở VBB giữa CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa (ký tại Bắc Kinh ngày 25-12-2000) và thỏa thuận hiệp định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30-6-2004.
Các dự báo cho thấy đáy biển và lòng đất dưới đáy của vịnh có tiềm năng về dầu mỏ và khí đốt. Vịnh là cửa ngõ giao lưu từ lâu đời của VN ra thế giới, có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, thương mại quốc tế cũng như quốc phòng an ninh của nước ta. Đối với khu vực phía nam TQ vịnh cũng có vị trí quan trọng. Vì vậy, cả hai nước đều rất coi trọng việc quản lý, sử dụng và khai thác vịnh.
* Xin bộ trưởng cho biết vì sao hai nước VN - TQ phải tiến hành đàm phán và ký Hiệp định phân định VBB?
- Vấn đề phân định VBB, mà cụ thể là phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong vịnh giữa VN và TQ, chỉ được đặt ra sau khi có sự phát triển tiến bộ của Luật biển quốc tế từ giữa những năm 1950 trở lại đây.
Theo qui định của Luật biển quốc tế hiện đại, quốc gia ven biển được hưởng lãnh hải rộng tối đa 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý và thềm lục địa rộng tối đa 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc cách đường đẳng sâu 2.500m một khoảng cách không quá 100 hải lý.
Do bờ biển hai nước vừa kế cận vừa đối diện nhau, nơi rộng nhất không đến 200 hải lý, nên các vùng biển và thềm lục địa của hai nước trong vịnh đều bị chồng lấn lên nhau, cần phải được phân định để xác định rõ ràng biên giới lãnh hải cũng như ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước.
Thực tế cho thấy, trước đây do chưa có đường biên giới và ranh giới biển rõ ràng trong VBB nên giữa hai nước thường xảy ra các vụ việc tranh chấp phức tạp về đánh bắt hải sản và thăm dò khai thác dầu khí, gây bất ổn định và ảnh hưởng không tốt đến quan hệ hai nước, hạn chế việc khai thác bền vững và hiệu quả tiềm năng của vịnh.
Chỉ khi có một đường ranh giới biển rõ ràng trong vịnh, được hai nước chấp nhận và phù hợp với luật pháp quốc tế, hai nước mới có đầy đủ căn cứ pháp lý để tiến hành việc quản lý, sử dụng, khai thác, phát triển và bảo tồn các tài nguyên biển của mình trong VBB.
* Đàm phán phân định VBB được tiến hành theo các nguyên tắc và cơ sở pháp lý nào, thưa bộ trưởng?
- Hai bên đã thống nhất và căn cứ vào luật pháp và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là các nguyên tắc và qui định của Công ước của LHQ về luật biển năm 1982 mà cả hai nước đều là thành viên để giải quyết vấn đề phân định VBB. Luật pháp quốc tế nói chung và Công ước của LHQ về luật biển năm 1982 nói riêng không qui định một phương pháp bắt buộc áp dụng chung cho việc phân định các vùng biển giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hoặc đối diện nhau.
Căn cứ vào các qui định của công ước này và thực tiễn quốc tế, VN và TQ đã thỏa thuận thông qua đàm phán để phân định VBB, với nguyên tắc giải quyết là “áp dụng Luật biển quốc tế và tham khảo thực tiễn quốc tế" và “theo nguyên tắc công bằng, có tính đến mọi hoàn cảnh hữu quan trong vịnh để đi đến một giải pháp công bằng”.
* Xin bộ trưởng cho biết nội dung chính của Hiệp định phân định VBB và đánh giá về kết quả đàm phán phân định VBB?
- Hai bên thống nhất một đường phân định với 21 điểm kéo dài từ cửa sông Bắc Luân ra đến cửa vịnh phía nam, trong đó từ điểm 1 đến điểm 9 là biên giới lãnh hải, từ điểm 9 đến điểm 21 là ranh giới chung cho cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Theo hiệp định, VN được hưởng 53,23% diện tích vịnh và TQ được hưởng 46,77% diện tích vịnh. Đường phân định đi cách đảo Bạch Long Vĩ 15 hải lý, tức đảo được hưởng lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 3 hải lý (25% hiệu lực).
Đảo Bạch Long Vĩ là một đảo nhỏ của VN (diện tích khoảng 2,5km2) lại nằm gần như ở giữa VBB (cách bờ biển VN khoảng 110km, cách bờ đảo Hải Nam -TQ khoảng 130km), tạo ra một hoàn cảnh đặc biệt nên theo luật pháp và thực tiễn quốc tế chỉ được hưởng một phần hiệu lực hạn chế trong phân định.
Đảo Cồn Cỏ cũng là một đảo nhỏ nhưng nằm gần bờ của VN hơn (cách bờ khoảng 13 hải lý) nên được hưởng 50% hiệu lực trong việc phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa tại đường đóng cửa vịnh. Đây là một kết quả công bằng đạt được trên cơ sở luật pháp và điều kiện cụ thể của vịnh.
Trong hiệp định, hai bên cam kết tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mỗi bên đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong VBB. Theo đó, mỗi bên tự chủ tiến hành việc thăm dò, khai thác một cách độc lập các tài nguyên khoáng sản trong phạm vi thềm lục địa của mình.
Đối với những cấu tạo mỏ dầu, khí tự nhiên đơn nhất hoặc mỏ khoáng sản khác nằm vắt ngang đường phân định, hai bên thông qua hiệp thương hữu nghị để đạt được thỏa thuận về việc khai thác hữu hiệu nhất cũng như việc phân chia công bằng lợi ích thu được từ việc khai thác. Ngoài ra, hiệp định cũng qui định về việc sử dụng hợp lý và phát triển bền vững tài nguyên sinh vật trong VBB.
2/ Vũ Hữu San: Sự bất-bình-đẳng của "hiệp định phân định Vịnh Bắc-Bộ"
Bản-đồ phân chia Vịnh Bắc-Việt
Bản-đồ trong Văn-bản Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ
Ngoài biền không có núi, sông, làng xóm, cao-độ… như thấy trong Hiệp Ước Biên Giới Trên Đất Liền [3]. Tọa-độ địa-dư (kinh-độ, vĩ-độ) kèm theo đã xác-định vị-trí của sự phân-định.
Sơ đồ đường phân định Vịnh Bắc Bộ theo Hiệp định 25.12.2000 (BĐNNG). Đường này là tập hợp những đoạn thẳng tuần tự nối liền 21 điểm phân định.
Bảng liệt-kê toạ-độ các điểm phân-định. Điểm 1 (21o28"12.5" Bắc - 108o06"04.3" Đông) nằm ở cửa sông Bắc Luân. Điểm 21 (17o47"00" Bắc - 107o58"00" Đông) nằm ở giữa Đảo Cồn Cỏ (Việt Nam) và Mũi Oanh Ca (Đảo Hải Nam, Trung Quốc). Đường chéo nối liền hai địa điểm này là đường đóng Vịnh Bắc Bộ.
Đường phân-chia trong bản-đồ phân-chia như trên (dấu trong Hồ Sơ Mật của Hà-Nội khá lâu) - đã được Hà-Nội Và Bắc-Kinh công-bố năm 2004 - cho ta thấy sự bất-bình-đẳng của "hiệp định phân định Vịnh Bắc-Bộ". Bất cứ một ai nhìn bản-đồ trên, lập-tức thấy rõ-ràng. Giới-chức CS nào nói lời "chia cắt công-bình" chỉ là kẻ ngụy-biện, vô lương-tâm, hay xin lỗi, ...mù mà thôi.
Trừ điểm khởi-hành tồi biên-giới Móng-cái / Quảng-Tây, tất cả các điểm mốc từ số 2 đến số 21 đều lấn sâu vào bờ biển Việt-Nam. Sự sai-biệt khoảng cách "ưu-đãi" đến bờ biển Trung-Hoa quá lớn, có nơi vượt trội tới gần 30 hải-lý (tại điểm số 17), 25 hải-lý (tại điểm số 14). Quái gở nhất là từ điểm 13, đường phân-định thọc sâu vào phía lãnh-thổ Việt Nam thêm 9 Hải-lý (#17 Km) nữa (đến điểm 14) để TC chiếm sao cho hết vùng thủy-tra-thạch cửa Sông Hồng. Như vậy khu-vực giữa Vịnh có tiềm-năng dầu khí đã hoàn-toàn mất cả rồi! Ý-kiến hay tài-liệu xin gửi vuhuusan@yahoo.com, Chúng tôi chân-thành cảm tạ.
Hải-giới và Hải-phận theo Lịch-Sử
BĐNNG trên là tấm bản-đồ có đầy-đủ tọa-độ đầu-tiên để mọi người có thể phân-tích nhiều vấn-đề về hải-phận trong Vịnh Bắc-Việt.
Xưa kia, Sử Việt-Nam đã từng ghi chép chữ “hải-giới”, nhưng dĩ-nhiên là không có tọa-độ, vì thời đó chưa có phương-pháp định-vị như ngày nay.
Trong "Hành Lục Tập", sứ-giả Tống-Cảo đã viết: "Cuối Thu năm ngoái, bọn Cảo chúng tôi đi đến hải-giới Giao-Chỉ, Nha Nội đô chỉ-huy-sứ của Hoàn là Đinh-Thừa-Chính đem chín chiến-thuyền và 300 quân đến Thái-Bình-Trường (Liêm-Châu) để đón. Từ cửa sông đi ra biển lớn, xông-pha sóng gió, trải bao nguy-hiểm, đi nửa tháng trời đến sông Bạch-Đằng... Đến Trường-Châu thì đã gần đến kinh-đô nước ấy. (Lê) Hoàn đem hết thủy-quân và chiến-cụ ra để thị-uy. Từ đó đi đêm đến bờ biển, cách Giao-Châu chừng 10 dậm về kinh-đô Hoa-Lư...
Khi tiếp sứ, ý nhà Vua (Lê Hoàn tức Lê Đại Hành, 980 - 1005) ) còn muốn nhấn mạnh một lần nữa, xác-nhận biên giới Đại-Việt. Vua bảo Cảo rằng: "Sau này có quốc thư thì cho giao nhận ở đầu địa giới, khỏi phiền sứ thần đến tận đây nữa". Cảo về tâu, vua Tống bằng lòng.[4]
“Hải-giới Thái-Bình-Trường Liêm-Châu” sau 9 thế-kỷ bị lùi lại[5], theo Công ước ngày 26.6.1887 (thường được gọi là Công ước Constans [6]) ký giữa Pháp và Trung-Hoa).
Trong bài nghiên-cứu Đường Biên-Giới Trên Biển của Việt-Nam, Pierre-Bernard Lafont có ghi: “…đã được nhập vào với sự thương-thuyết về biên-giới giữa Pháp và Trung-Hoa, để đưa đến việc ký kết vào ngày 26 tháng 6 năm 1887 một Công-Ước, được biết dưới tên công-Ước Constans mà điều 2 của công-Ước nầy ghi rằng đường kinh-tuyến Đông 105 độ 45 phút Paris, tương-ứng với đường kinh-tuyến Đông 108 độ 03 phút 18 giây Greenwich, là đường biên-giới giữa hai nước trong Vịnh Bắc-Bộ."[7]
Văn kiện duy nhất được thoả thuận giữa Paris và Bắc Kinh bắt đầu đề-cập tới tọa-độ địa-dư với đường kinh-tuyến Đông Paris 105 độ 45 phút là biên-giới biển. Trong suốt thời-gian hiện-diện tại Việt-Nam, Hải-Quân Pháp đã tuyệt-đối tuân-thủ hải-phận này. Chiến-hạm chiến-đĩnh Pháp tuần-tiễn chận bắt giặc cướp từ đất liền ra, bọn hải-tặc xâm-nhập vào, bọn buôn-bán hàng lậu, ma-túy; giữ vững an-ninh thủy-lộ vịnh Bắc-Việt phần phía Tây của Kinh-tuyến đã ký-kết.
Ông Nguyễn Ngọc Giao cho rằng Công ước Constans hoàn toàn không đề cập tới lãnh hải, thềm lục địa hay vùng đặc quyền kinh tế[8]. Đúng là lúc đó chưa có “vùng đặc quyền kinh tế” thật, nhưng thực-tế việc phân-định hải-phận trong Vịnh Bắc-Việt vì nhu-cầu khẩn-thiết thật rõ-ràng.
Vào cuối thế-kỷ 19, vấn-đề an-ninh liên-hệ đến hải-phận như mật-thiết đến như thế nào, tài-liệu giấy tờ sách sử Việt-Pháp-Trung Hoa ghi rất chi-tiết. Tình-hình Vịnh Bắc-Việt hồi 1887 thúc đẩy người Pháp phải xác-định rõ ràng biên-giới trên biển để họ dễ kiểm-soát và bình-định xứ Bắc-kỳ. Khu-vực Vịnh Bắc-Việt là vòng đai nước “nhỏ hẹp”, gần như nội-hải chẳng phải rộng lớn như những vùng đặc quyền kinh tế 250-350 hải-lý chạy ra đại-dương mà ta thấy ngày nay.
Ngoài khơi Vịnh Bắc-Việt, một chiếc Khu-Trục-Hạm Pháp chỉ cần 3 giờ là bao hết khu-vực đường bán kính 65 hải-lý, cho dù khi truy-kích, chạy tới Kinh-Tuyến Đông 108 độ 03 phút 18 giây Greenwich cũng dễ-dàng nhanh chóng. Một trong những nguyên-nhân người Pháp phải ký-kết để xác-nhân hải-phận theo kinh-tuyến Đông 105 độ 45 phút Paris chính là lẽ đó!
Còn người Trung-Hoa thì sao? Rõ ràng là họ cũng muốn hải-phận trong Vịnh Bắc-Việt được chia cắt một cách rõ-ràng để giữ an-ninh cho chính nước Trung-Hoa. Chính-phủ họ đã nhiều khi, phải nhờ cả các chiến-hạm Hải-Quân Tây-phương như Anh, Pháp tiễu-trừ giúp hải-khấu trong Vịnh Bắc-Việt đó sao?! [9]
Sự Rõ-ràng và Chính-xác của Công-ước 1887
Việt Nam Có Cần Phải Phân Định Lãnh Hải Trong Vịnh Bắc Việt Với Trung-Hoa?
Tiến-Sĩ Trương Nhân Tuấn trả lời câu hỏi trên trong bài: “Phân Định Lãnh Hải Việt Nam Và Trung Hoa Trong Vịnh Bắc Việt” như sau.
Công-Ước Constans ký tại Bắc-Kinh ngày 16-6-1887 liên-quan về Biên-Giới vẫn còn hiệu-lực đến ngày hôm nay. Có nghĩa là đường kinh-tuyến Đông Paris 105 độ 45 phút, tức là đường kinh-tuyến Đông Greenwich 108 độ 03 phút 18 giây, vẫn còn là đường biên-giới giữa hai nước Việt-Hoa. Việt-Nam và Trung-Hoa vì thế không cần phải phân-định lãnh-hải trong Vịnh Bắc-Bộ thêm lần nữa.
Nhưng ta có thể đặt câu hỏi nên hay không nên Xét Lại đường biên-giới này? Vấn-đề đặt ra, đương-nhiên, là đường biên-giới trong Vịnh Bắc-Bộ đã được Công-Ước Constans 26-6-2003 xác-định có rõ-ràng và chính-xác hay không?
Rõ-ràng? Chắc-chắn là rất rõ-ràng, bởi vì những ghi-chú ở bản-đồ đính kèm Công-Ước đã quá cụ-thể: Le méridien de Paris 105° 43’ qui passe par la pointe orientale de l’ile Tra-Co, forme la frontière à partir du point où s’est arrêté le traité de la convention. Tạm dịch: Đường kinh-tuyến Paris 105 độ 43 phút đi qua đông-điểm của đảo Trà-Cổ, làm thành đường biên-giới bắt đầu tại điểm mà điều-ước của Công-Ước chấm dứt. Không thể viết rõ-ràng hơn nữa.
Chính-xác? Tuyệt-đối chính-xác, vì đường kinh-tuyến Đông Paris 105° 43’ sẽ bất-biến theo thời-gian.
Như thế không bên nào, Việt-Nam hay Trung-Hoa, có thể vịn vào việc thiếu chính-xác hay không rõ-ràng của Công-Ước Constans 26-6-1887 để mà yêu-cầu phân-giới lại.[10]
Ông Pierre-Bernard Lafont cũng từng viết rằng: " Đó là sự xác-định đường biên-giới trên biển. Từ thỏa-ước đó, không một thỏa-ước nào khác cần ký-kết về vấn-đề biên-giới trên biển nữa." [11]
Ngay chính Hà-Nội, trong nhiều thập-niên vừa qua, cũng đã giữ những quan-điểm và lập-trường như vậy. Đặc-biệt là vào năm 1982, Nhà nước CSVN nghiêm-chỉnh xác định rằng biên giới lãnh hải của Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ phải theo Công ước 1887 tức là 63% diện tích vịnh. Họ thường xuyên tuyên bố đường biên giới trong vịnh giữa VN và TQ đã được phân định rõ ràng theo Công ước 1887.
Ông Nguyễn Trúc Giang đưa lý-luận như sau: Hiệp định 1887 đã phân chia lãnh hải trong vịnh Bắc Việt một cách hợp lý, với cách nhìn của thế giới vào cuối thế kỷ thứ 19. Trên mặt lý thuyết thì sự phân chia không thật sự phù hợp với những quy ước mới ghi trong Luật về Biển do Liên Hiệp Quốc đề xướng mà Việt Nam lẫn Trung Hoa đều ký kết. Nhưng Luật về Biển cũng nhắc rằng các quốc gia cũng phải dựa vào các sự kiện lịch sử để phân chia các lãnh hải một cách công bằng. Vị trí của đảo Bạch Long Vĩ cũng phải được chú trọng vì tầm quan trọng của đảo này đối với đời sống của những người dân Việt trong vịnh sống bằng nghề đánh cá. Nhưng rốt cuộc, các điểm quan trọng này không được thấy thể hiện qua hiệp định vừa ký kết [12]
Nguyên-tắc phân chia Hải-phận theo Luật hiện-hành
Công-tâm mà nói Công-Ước Constans đúng như một thứ “luật” mà hai bên Việt-Nam và Trung-Hoa đáng lẽ phải thi-hành nghiêm-chỉnh. Diễn-biến thực-tế hiện nay đã thay đổi, Trung-Hoa không thi-hành Công-Ước, bắt buộc Việt-Nam phải phân-định lại hải-phận. Nếu đành phải tái chia-cắt Vịnh Bắc-Việt theo Luật Biển mà hai phe đều ký nhận, Vịnh biển phải được phân-định như thế nào cho đúng luật lệ?
Trong Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển, "United Nations Convention on the Law of Sea”, 1982 [13] (Viết tắt là UNCLOS hay Luật Biển LHQ) có một trong những mục quan-trọng nhất là phần “Nguyên-tắc Phân chia Hải-phận” cho các quốc-gia duyên-hải. Vì sự tranh-chấp chủ-quyền trên biển dễ-dàng dưa tới những hành-động võ-lực giữa những quốc-gia láng giềng, Luật Biển LHQ trình bày cách-thức phân chia hải-phận rất chính-xác, rõ-ràng và rất dễ hiểu.
Ngay trong Thoả-ước Geneva 1958 về Lãnh-Hải và Vùng Phụ-cận (mà sau này Luật Biển có tham-chiếu), cũng đã đề-cập đến việc phân-chia hải-phận theo các trung-điểm và các đường trung-tuyến chạy giữa hai đường bờ biển. Đó là nguyên-tắc sử-dụng để ấn-định vị-trí biên-giới biển giữa hai quốc-gia.[14]
Sau nhiều lần sửa chữa, nội-dung những điều này đã được diễn-tả bằng những lời văn ngắn gọn, chính-xác. Trong trường-hợp hai quốc-gia láng giềng như Trung-Hoa và Việt-Nam không đi đến thỏa-thuận cùng nhau chia-cắt hải-phận theo những cách riêng, thì UNCLOS áp-dụng Đoạn 12 Điều 15: phân chia theo trung-tuyến “median line” mà từ mọi điểm trên đó phải có cùng khoảng cách đến các điểm gần nhất của đường cơ sở lãnh-hải hai quốc-gia. Nguyên văn như sau:
SECTION 2. LIMITS OF THE TERRITORIAL SEA
Article 15
Delimitation of the territorial sea between States with opposite or adjacent coasts Where the coasts of two States are opposite or adjacent to each other, neither of the two States is entitled, failing agreement between them to the contrary, to extend its territorial sea beyond the median line every point of which is equidistant from the nearest points on the baselines from which the breadth of the territorial seas of each of the two States is measured. [15]
Những hình vẽ mẫu căn-bản
Để việc trình-bày được rõ-ràng, các cơ-quan LHQ cũng như nhiều luật-gia đưa ra các hình vẽ mẫu có thể dùng làm căn-bản. Họa-viên cũng thường sử-dụng những bản-đồ chia cắt đã thành án-lệ để đề-nghị những đường phân-chia hải-phận cho những quốc-gia đang tranh cãi.
(1) Cách vẽ Vành đai Lãnh-hải 12 Hải-lý
Trước hết là mẫu vẽ đường vành đai lãnh-hải 12 Hải-lý dọc bờ biển khi nước ròng sát[16]. Dưới đây là hai mẫu họa đồ với phần phụ-chú (nguyên-văn Anh-ngữ) được ghi phía dưới trang.
Figure 1 [17]
Figure 2 [18]
(2) Cách vẽ đường phân-chia hải-phận
Sau khi có đường vành đai lãnh-hải 12 Hải-lý làm căn-bản, họa-viên tiếp-tục vẽ đường phân-chia hải-phận hai quốc-gia láng giềng bằng cách định các trung-điểm, sau đó nối các trung-điểm lại với nhau thành trung-tuyến. Các mẫu vẽ tương-tự như trình-bày ở đây. Phần phụ-chú (nguyên-văn) được ghi phía dưới trang.
Figure 3 [19]
Figure 4 [20]
(3) Một số đường phân-định hải-phận hiện hành
Dưới đây là những bản-đồ được tìm thấy trong các hồ-sơ về tranh-chấp hay thỏa-hiệp hải-phận. Nhờ theo đúng tinh-thần UNCLOS mà trong thời-gian những thập-niên gần đây, những vụ tranh-chấp về hải-phận đã được phân-xử thỏa-đáng giữa các quốc-gia láng giềng, không có chiến-tranh xảy ra.
Hình A- Phân-chia hải-phận giữa Yemen và Eritrea.
Hình B- Hải-phận giữa Hoa-Kỳ và Canada.
Hình C- Đường phân-chia biển Caspian.
Hình D- Phân-chia hải-phận giữa Bahrian, Qatar, Saudi Arabi
Quan-sát những đường phân-định trên, ta thấy rằng cách phân-chia hải-phận rõ-rệt độc-nhất là theo đường trung-tuyến với những ưu-đãi hơn một chút cho quốc-gia nào có nhiều đảo nhỏ (hình a: hải-phận Yemen nhiều hơn Eritrea). Giữa Hoa-Kỳ và Canada, các đảo nhỏ bé cũng được tôn-trọng như bờ biển (hình b). Phương-cách họa-hình là thiết-lập những đường phân chia giản-dị, cho dù phải chia phần cho nhiều nước (hình c: việc phân-định có liên-hệ tới 5 quốc-gia duyên-hải quanh Biển Caspian) hay phải bao quanh ba mặt cho một quốc-gia (hình d: hải-phận của Bahrian lọt thỏm giữa Qatar và Saudi Arabia).
Có những nước chưa ký-nhận thi-hành thỏa-ước như Hoa-Kỳ, cũng chấp-nhận nguyên-tắc phân-chia hải-phận theo trung-tuyến “đồng khoảng cách” này.
Luật Biển LHQ và Trường-hợp Vịnh Bắc-Việt
Hai chính-phủ Bắc-Kinh và Hà-Nội đã chính-thức công-bố cùng tôn-trọng, thi-hành Luật Biển LHQ. Việc phân-chia Hải-phận đáng lẽ cứ đúng điều-lệ LHQ mà làm, khỏi cần thương-thuyết cũng xong. Thế-giới loài người luôn-luôn hoan-nghênh tinh-thần “thượng-tôn luật-pháp” như vậy.
Một số bản-đồ đề-nghị phân-chia Vịnh Bắc-Việt theo tinh-thần Luật Biển LHQ đã được vẽ ra một cách vô-tư bởi những người ngoại-quốc. Chúng tôi xin đơn-cử hai bản-đồ tiêu-biểu sau đây:
(1) Bản-đồ của Viện Đại-học Texas
Trong giai-đoạn Việt-Nam và Trung-Hoa đụng-độ và tranh-chấp biên-giới, Viện Đại-học Texas đưa ra tấm bản-đồ về biên-gìới trên đất cũng như ngoài biển. Đường phân-định năm 1887 và đường trung-tuyến Median Line theo Luật Biển LHQ được biểu-thị chính-xác. Địa-chỉ internet:
http://www.lib.utexas.edu/maps/middle_east_and_asia/china_vietnam_border_88.jpg
Tấm bản-đồ của Viện Đại-học Texas về biên-gìới trên đất cũng như ngoài biển. Đường phân-định năm 1887 và đường trung-tuyến Median Line vẽ theo Luật Biển LHQ
(2) Bản-Đồ của Luật-Sư Valencia
Luật-Sư Valencia thuộc Viện Đông Tây ở Hawaii từng công-bố nhiều bản-đồ phân-chia hải-phận Biển Đông. Vịnh Bắc-Việt được Viện này lưu-tâm ngay từ thập-niên 1970, tấm bản-đồ sau đây từng được nhiều người biết đến, làm mẫu-mực cho nhiều trường Đại-học, đặc-biệt các phân-khoa Luật khắp nơi sử-dụng làm tài-liệu mỗi khi đề cập đến Vịnh Bắc-Việt.
Sơ-lược sự hình-thành Đường Phân-định theo Bản-Đồ của Luật-Sư Valencia:
Nối tâm của những vòng tròn nội-tiếp giữa hai đường bờ biển (một số vòng tượng-trưng như trong hình trên) người ta vẽ ra được đường phân-chia hải-phận. Càng vẽ nhiều vòng tròn thì họa-viên càng có nhiều tâm-điểm (tức trung-điểm), và đường trung-tuyến phân-định hải-phận (bằng cách nối các trung-điểm) sẽ thêm phần chính-xác.
Có thực là 53% không?
Trong lịch-sử nhân-loại, chưa thấy nước nào khi bị quốc-gia láng giềng chiếm-đoạt lãnh-thổ và hải-phận mà lại hoan-hỉ như Việt-Nam. Tinh-thần tự-trọng, sĩ-khí danh-dự ở chỗ nào? Hy-vọng những nhân-vật liên-hệ đến sự kiện nhơ-nhớp này hãy suy-nghĩ lại trước khi lịch-sử ghi tên tuổi các anh. Sau này lúc con cháu xem đến những trang này, ắt sẽ phải cúi mặt xuống, xấu-hỗ thay cho cha ông dòng họ mà thôi!
Như trên đã trình-bày, Luật Biển LHQ rất rõ-ràng, Bất cứ ai theo đó mà họa thì cũng vẽ ra ranh-giới trong Vịnh Bắc-Việt. Với những phương-tiện định-vị hiện-thời sai-số rất nhỏ trong vòng năm mười thước [21], bản-đồ hay hải-đồ vô-cùng chính-xác! Trong khi chờ-đợi những bản-đồ có tính-cách chuyên-nghiệp, với phương-tiện gia-đình thô-sơ, chúng tôi xin tạm trình ra tấm bản-đồ dưới đây.
Hải-phận Kinh-tế Việt-Nam (vùng trắng) nằm ngoài vùng lãnh-hải 12 HL (lãnh-hải được coi như lãnh-thổ) thực-sự nhỏ hơn Trung Hoa rất nhiều. Ước-lượng Trung-Hoa 55%, Việt-Nam 45% là tối-đa!!! Xin lưu-ý những khoảng cách “bất bình-đẳng”
Vùng hải-phân VN bị mất đi rất lớn, ước-lượng vào khoảng 15,000 Km2, chưa kể ưu-thế về (1) lục-địa Việt-Nam/đảo Hải Nam. (2) đáy biển VN chạy xuôi ra khơi, (3) chiều dài bờ biển, (4) dân-cư VN duyên-hải đông-đảo vv... Cứ giả-thuyết các ưu-thế được Luật Biển LHQ cho phép diện-tích gia-tăng là 5%, VN mất nhiều quá!
Thâm-ý của Trung-Hoa
Người Trung-Hoa đương-nhiên thấu-triệt Luật Biển. Không thể họ không biết cách vẽ trung-tuyến (tức đường chia hải-phận) theo lẽ công-bằng và đúng Luật Biển LHQ. Vậy tại sao Trung-Hoa ép Việt-Nam chấp-nhận BĐNNG như vậy? Chúng ta chỉ có thể nghĩ rằng Hà Nội bị lòng tham quyền cố vị, sợ-hài ngoại-bang…làm mất lương-tri. Còn những ai bênh-vực bản-đồ này cũng mờ mắt, ngụy-biện theo Trung-Hoa hay sau?!
Xin mời tất cả quý-vị tìm xem những bản-đồ trong các hồ-sơ khai-thác dầu khí thì thấy rõ ngay vấn-đề. Chúng tôi trình-bày dưới đây một trong hàng trăm tấm bản-đồ loại này của dự-án “Wengchang Oilfields Project”. Nguồn lợi của tài-nguyên rõ-ràng đã thúc-đẩy Trung-Hoa lấn hải-phận Việt-Nam.
Sự gian-dối của Trung-Cộng tồi-te đến độ “ăn cắp” ngay tại điểm 21, chỗ cửa Vịnh.
Điểm 21 đúng ra là trung-điểm giữa bìa đảo Cồn Cỏ 17:09:53N (17.1647), 107:20:50E (107.3471) và bìa đảo Hải-Nam (Mũi Oanh Ca) 18:30:38N (18.5106), 108:41:20E (108.6889), chính-xác phải là 17:50:15N (17.8377), 108:01:05E (108.0180)[22]. Năm ba hải-lý [23] mà sao đàn anh cũng muốn ngoạm luôn!
Bản-đồ này trình-bày những khu-vực Trung-Hoa đang khai-thác dầu khí. Lưu-ý hầu hết hai vùng lòng chảo Quỳnh-Hải Yinggehai Basin và Bắc-Bộ Beibu Gulf Basin đều nằm trên triền dốc của thềm lục-địa VN.
Các tiêu chí phân chia theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển,1982.
Luật Biển LHQ và các các án-lệ đưa ra những tiêu-chí nhường ưu-tiên cho những quốc-gia duyên-hải có một số các đặc-điểm, tạm kể ra như sau:
(1) đảo (như Hải-Nam) không thể đồng-hóa với lục-địa (Việt-Nam)
(2) địa-hình đáy biển chạy dài thoai-thoải ra khơi,
(3) dân-chúng sống tại duyên-hải đông hơn,
(4) bờ biển dài hay nhiều đảo hơn,
(5) quá-trình lịch-sử...
Quy-chế đảo
Như trên thực-tế, Việt-Nam đã không đòi được quy-chế xứng-đáng cho Bạch-Long-Vĩ cũng như mấy ngàn đảo trong vịnh Bắc-Việt. Tại sao sự vô-lý này không áp-dụng cho đảo Hải-Nam?
Trong án lệ Lybia/Malta (l985) Tòa án Quốc-Tế về Luật Biển cho rang hải-đảo dù lớn cũng không thể nào bình-đẳng với đất liền lục-địa. Án-lệnh “Libya v. Malta (Continental Shelf) (1985) ICJR 13” không đồng hóa đảo Malta với lục địa Phi-châu.[24] .
Mới chi 40% bờ Đảo mà đã lấn chiếm được nhiều đến vậy sao?
Nước Trung-Hoa là một nước không những lớn nhất về diện-tích, về dân-số; mà về mặt văn-hóa lễ-nghĩa cũng đáng kể là đứng đầu. Nhân-loại có lẽ ít ai thấu-hiểu được lòng tham không đáy của chính-quyền Cong-Sản đương-thời Beijing.
Đối với người Việt-Nam muốn tìm-hiểu đảo Hải-Nam lấn-lướt áp-chế Việt-Nam như thế nào, chúng ta nên đọc tài-liệu ngắn ngủi[25] sau đây. Thống-kê diện-tích biển được các hãng dầu lửa ghi-nhận, thực-sự là một kiến-thức quan-trọng làm chóng mặt mọi người: “Hải-Nam là tỉnh nhỏ nhất của Trung-Hoa, nhưng sở-hữu tới 2.2000,000 km2 hải-phận đặc-quyền kinh-tế.” Chúng tôi cũng trích-đăng nguyên một đoạn nhỏ trong bài viết của Nhân-Dân Nhật-Báo Bắc-Kinh ngày 09/28/2000 như sau:
Facing the South China Sea, China's largest tropical island, Hainan Province, has been newly designated to create a comprehensive strategy to tackle its marine resources… In term of its land, Hainan is the smallest province in China, but taking into consideration its 2.2 million square kilometer of sea territory, it is the largest.[26]
Thật là “lòng tham không đáy”!
Chỉ một hòn đảo thôi, Trung-Hoa đã chiếm hết phần lớn Biển Đông. Diện-tích biển này gấp 7 lần diện-địa Việt-Nam (339,000 km2). So sánh khác đi, hải-phận của riêng Hải-Nam gấp gần 4 lần hải-phận kinh-tế của toàn-thể nước Việt-Nam chúng ta.[27]
Theo Trung-Cộng, Vùng Hải-phận bao quanh đảo Hải-Nam quá sức rộng lớn
Thế cũng gọi là thương-thảo sao?
Vào thương-thuyết, sau khi đã đặt trên bàn: 40 triệu dân-cư và gần một nửa duyên-hải toàn-quốc; Việt-Nam không khác chi một tay chơi non kém, dại dột "tố xả láng" và phung-phí tiền bạc trong một canh bạc khơi mào...
Phân-tích Hiệp-định, chính-quyền Hà-Nội phải nhận thấy rằng Việt-Nam chẳng thu lại được bao nhiêu quyền-lợi mà vốn liếng đã kiệt. Làm sao Việt-Nam còn đầy đủ sức-lực cho một cuộc thương-thảo nhiều lần quan-trọng hơn, về Hoàng-Sa, Trường-Sa cũng như toàn-thể chủ-quyền Biển Đông sau này.
Phía Trung-Cộng vẫn chưa chính-thức bước vào cuộc thương-thảo lớn trên Biển Đông. Thế mà họ thực-sự đã thắng một hiệp quyết-định. Trung-Cộng mới chỉ đưa ra một đoạn bờ biển ngắn Liễu-Châu và 40% Hải-Nam lên bàn mà gặt hái ngay được một khu-vực chủ-quyền lớn lao ngoài biển như vậy sao? Lý ra, ai cũng phải biết rằng duyên-hải còn lại của Trung-Cộng dài gấp ít nhất là 5, 7 lần đoạn Bắc-Luân - Mũi Oanh-Ca chứ!
Sỉ-nhục phong-thể Quốc-gia, sĩ-khí ở chỗ nào thế, các đồng chí Cộng-Sản Việt-Nam?
Quan-niệm Tài-sản chung của Nhân-loại trong Luật Biển LHQ
Dù biết rằng Trung-Cộng không thèm nói chuyện luật-lệ với đàn em Hà-Nội, nhưng toàn-thể thế-giới văn-minh tiến-bộ đều muốn đổi thay bộ mặt thiên-hạ thuộc "Đấng Con Trời" ngày xưa. Hôm nay đâu còn là thời-đại Thuộc-quốc quỳ-lạy Thiên-triều như khi xưa nữa. Ngày 10-12-1982, một Thỏa-ước của Liên-Hiệp-Quốc "United Nations Convention on the Law of Sea", viết tắt là UNCLOS, đã ra đời. Nội-dung của thỏa-ước rất lý-tưởng như cho rằng Biển cả là tài-sản chung của Nhân-Loại".
Vì là tài-sản chung nên yếu-tố dân-số sinh-sống tại duyên-hải rất quan-trọng. Nhiều yếu-tố khác cũng được Luật Biển đề-cập đến như: hình-thể đáy biển nối dài ra khơi, tổng-số đảo, diện-tích lãnh-thổ cận-duyên, chiều dài bờ biển, tỷ-lệ bờ biển/ đất liền v.v... Những con số này được dùng để tính-toán trong việc quy-định vùng hải-phận theo Luật Biển LHQ ngày nay.
Việt Nam phải làm gì
Chắc-chắn là có nhiều việc phải-làm. Chính-quyền Hà-Nội biết chắc-chắn những điều đó, phải làm đi!
Trong tinh-thần thượng tôn luật-pháp, người Việt-Nam phải dựa vào Luật Biển LHQ “thực-sự” để nói chuyện với Trung-Hoa. Nếu còn kém ta phải học hay nhờ người hiểu-biết Luật Biển giúp đỡ. Có nhiều luật gia và chuyên gia quốc tế sẵn lòng bênh-vực cho lẽ phải Việt-Nam. Họ vẽ ranh giới rõ-ràng lắm!
Trên thực-tế cuộc điều giải đã coi như bất thành vì Trung-Hoa tự đặt luật-lệ, điều-kiện ép buộc Việt-Nam quá đáng. Có họp nữa cũng vậy thôi. Đã đến lúc phải đưa những vụ tranh chấp hải-phận ra Tòa Án Quốc Tế mà thôi!
Vũ Hữu San
[1] Chúng tôi dùng chữ Vịnh Bắc Việt (hay Vịnh Bắc Việt-Nam) vì vùng biển này không phải chỉ bao quanh Bắc-Bộ. Phần bờ biển lớn hơn của Vịnh này (chừng 55%) kéo dài từ Thanh-Hóa đến tận Đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh Quảng-Trị, Trung-phần Việt-Nam
[2] Hiệp định biên giới Việt-Trung (3) Phân định vùng biển Vịnh Bắc Bộ.
[3] Nghị Quyết 36/2000/Qp0 ngày 09/6/2000 về việc phê chuẩn Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Nông Đức Mạnh ký)
[4] Đại-Việt Sử-Ký, Bản Kỷ Toàn Thư 1: Nhà Đinh. Nhà Tiền Lê (968 - 1009)
[5] Thua thiệt phía Việt-Nam, lùi biên-giới tới Trà-Cổ, là do sự nhượng-bộ của phái-đoàn Pháp. Xem bài của Pierre-Bernard Lafont. La Frontière maritime du Vietnam.
[6] Gọi theo tên người đại diện cho chính phủ Pháp là Ernest Constants
[7] Pierre-Bernard Lafont. La Frontière maritime du Vietnam, từ trang 235 đến trang 243, trong quyển Les Frontières du Vietnam, do chính ông làm chủ-biên, nxb Harmattan, Paris 1989. Trang 236-237
[8] Nguyên vẹn câu viết của Ông Nguyễn-Ngọc-Giao như sau: Công ước Constans hoàn toàn không đề cập tới lãnh hải, thềm lục địa hay vùng đặc quyền kinh tế, vì một lí do đơn giản: lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế là những khái niệm chưa có ở cuối thế kỉ 19. Mãi tới giữa thế kỉ 20, chúng mới xuất hiện và tới năm 1982, chúng mới được quy định trong Công ước quốc tế về Luật Biển.”
[9] Dian H. Murray. Pirates of the South China Coast, 1790-1810. Stanford University Press, 1987.
[10] Trương Nhân Tuấn. Phân Định Lãnh Hải Việt Nam Và Trung Hoa Trong Vịnh Bắc Việt.
www.daiviet.org và nhiều Websites khác
[11] Câu văn đó như sau: “…sự việc nhượng-bộ (của Phái-đoàn Pháp) có tầm quan-trọng bội-phần: lấy đi một phần lãnh-thổ của Việt-Nam, xác-định đường biên-giới trên biển, và chủ-quyền của các đảo ven bờ: "Các đảo ở về phía Đông của đường kinh-tuyến Đông 105 độ 43 phút Paris, có nghĩa là đường thẳng Bắc-Nam đi ngang qua đông-điểm của đào Trà-Cổ và tạo thành đường biên-giới thì chúng thuộc về Trung-Hoa... ". Từ đó không một thỏa-ước nào khác phải ký-kết về vấn-đề biên-giới trên biển giữa Trung-Hoa và Pháp."
[12] Nguyễn Trúc Giang. Quốc Hội CSVN và Những Hiệp Định Ký Trong Bóng Tối (LÊN MẠNG MARDI 23 AVRIL 2002)
[13] Thỏa-ước "United Nations Convention on the Law of Sea", viết tắt là UNCLOS hay LOS Convention, công-bố ngày 10-12-1982 tại Montego Bay, Jamaica. Kể từ ngày 16-11-1994, Thỏa-ước (hay Công-ước) UNCLOS trở thành luật và được mang ra thi-hành.
[14] In accordance with the internationally accepted 1958 Geneva Convention on the Territorial Sea and the Contiguous Zone, the principle of equidistant points or median lines was used to determine the position of the maritime boundary between the two countries.
[16] Tất cả các Hải-đồ từ xưa đến nay đều vẽ theo nguyên-tắc này, bờ biển, bờ đảo có hình-thể và vị-trí khi nước thủy-triều xuống thấp.
[17] Figure 1. Establishing the territorial belt by the parallel trace method. The boundary line is traced parallel to the coast at a constant distance (a=3 to 12 miles)
[18] Figure 2. Establishing the territorial belt by the arc tangent method.Arcs are traced with a fixed radius with a fixed radius from many points along the coastline, the radius being 3 to 12 miles as required. The tangent along these arcs is the boundary line of the territorial belt
[19] Figure 3. Determining the median boundary line between two countries.Every point on the line is equidistant from the coast of each country. The method by which the territorial belt is shared between the two is obvious.
[20] Figure 4. Dererming the median boundary line between two countries (mainland or island) when the coast of one lies opposite the coast of the other. The method by which the territorial belt is shared between the two is obvious when the distance between the two coasts is less than the width of the territorial belt (a=3 to 12 miles) .The median boundary line is always the same and does not depend on the width of the territorial belt.
[21] Ngay đến dụng-cụ định-vị nhỏ bé trên xe hơi cũng cho chúng ta biết khi đi sai lane để đổi lane sao cho đúng lộ-trình.
[22] Bây giờ là thế-kỷ 21, ai ai cũng có thể tìm ra các Tọa-độ này một cách chính-xác. Dễ-dàng nhất là vào ngay http://multimap.com.
[23] Theo BĐNNG, Điểm 21 có tọa-độ 17:47.00N, 107:58.00E
[24] Xin mời xem chi-tiết các án-lệ được LHQ chính-thức công-bố, keywords: UNCLOS, Malta Case…
Trong bài viết vào tháng 1, 2002 “Khi Ký Các Hiệp Ước Nhượng Đất Bán Nước Cho Ngoại Bang Đảng Cộng Sản Đã Vi Phạm Nhân Quyền và Vi Phạm Luật Quốc Tế” L.S. Nguyễn Hữu Thống cho rằng: "Từ thập niên 1960, Tòa Án Quốc Tế đã căn cứ vào những yếu tố và tiêu chuẩn trên đây để phân ranh hải phận và thềm lục địa tại các quốc gia duyên hải. Thông thường Tòa Án không đồng hóa hải đảo (Hải Nam) với lục địa (Bắc Việt)".
[25] Đây cũng là ước-lượng chính-thức của chính-quyền Bắc-Kinh (Source: Xinhua via Newspage)
[26] Hainan Looks to South China Sea Resources (People's Daily 09/28/2000)
http://www.china.org.cn/e-15/15-3-b/15-3-b-62.htm
[27] Hà-Nội từng công-bố Việt-Nam có tới 1 triệu km2 hải-phận kinh-tế, nhưng trên thực-tế theo với những điều-kiện hiện nay, Việt-Nam có lẽ chỉ kiểm-soát đươc khoảng 600,000 km2 mặt biển mà thôi.
3/ W.DC 23/9/2008: Nhà báo Lý Kiến Trúc phỏng vấn Đại sứ Lê Công Phụng về Biên giới trên bộ Việt Trung, Hải giới Vịnh Bắc Bộ và Hoàng Sa Trường Sa Biển Đông
23 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 8252)
Lời giới thiệu:
Hôm nay là ngày Thứ Ba 23 tháng 9 năm 2008 tại Hoa Thịnh Đốn, chúng tôi đại diện cho báo Văn Hóa Magazine xuất bản tại California, qua sự dàn xếp của các thông tín viên báo chí thân hữu, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn trực tiếp với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn, ông Lê Công Phụng.
Xin trân trọng kính chào ông Đại sứ.
Chúng tôi xin nhắc lại, trước khi nhậm chức đại sứ tại Hoa Kỳ, ông Lê Công Phụng nguyên là Thứ trưởng của Bộ ngoại giao, ông đã tham dự các cuộc hội đàm thảo luận từ thời ông Lê Khả Phiêu làm Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam đi qua Trung Quốc để bàn về vấn đề biên giới giữa hai nước.
Vào tháng 2 năm 1999 ông cũng đi tham dự và cùng với chủ tịch Trần Đức Lương qua Trung Quốc vào ngày 25 tháng 12 năm 2000 tham dự đàm phán Vịnh Bắc Bộ. Từ những cuộc gặp gỡ này đã dẫn tới việc ký kết hiệp ước Việt Nam với Trung Quốc về Vịnh Bắc Bộ và Nghị định thư về hợp tác đánh cá trong vùng Vịnh Bắc Bộ. Sau các cuộc hội đàm của các vị chủ tịch nước và tổng bí thư, hiệp ước đã được ký kết giữa hai bộ trưởng ngoại giao Việt-Trung.
Với vai trò của một Thứ trưởng ngoại giao, ông Lê Công Phụng đã tương đối nắm vững các vấn đề này, các bản hiệp ước ranh giới trên đất liền và trên hải giới ở Vịnh Bắc Bộ bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa; hiện nay sự kiện này đã trở thành điểm khá gay gắt trong mối bang giao tay ba giữa Việt Nam, Trung Quốc và Hoa Kỳ, về an ninh biển đông và về vấn đề quyền lợi kinh tế đang gây nhiều tranh cãi và có thể sẽ đưa ra tòa án quốc tế.
Hiện nay nước Việt Nam của chúng ta, Hoàng Sa, Trường Sa là gia tài của quốc gia thiêng liêng đối với người Việt Nam. Để cho dư luận quần chúng hiểu rõ thêm về các vấn đề mà chúng tôi vừa mới nêu trên cho cuộc gặp gỡ ngày hôm nay với ông Đại sứ Lê Công Phụng, chúng tôi nghĩ rằng, cuộc phỏng vấn này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho moị người.
Tôi rất hân hạnh và một lần nữa xin cám ơn ông Đại sứ đã đồng ý cho chúng tôi có cuộc phỏng vấn này, cám ơn ông Đại sứ.
Đại sứ Lê Công Phụng (trái) và nhà báo Lý Kiến Trúc trong cuộc phỏng vấn tại Thủ đô Hoa Thịnh Đốn ngày 23 tháng 9 năm 2008. Ảnh TOANXO
Lý Kiến Trúc: Thưa ông Đại sứ, nếu đúng là bản hiệp ước bên giới Việt Trung ký vào cuối năm 1999 là hệ quả của trận thư hùng giữa quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội nhân dân Trung Quốc vào năm 1979, thì tôi xin phép được hỏi ngài Đại sứ vì sao cho đến hai mươi năm sau tức là từ năm 1979 cho đến năm 1999 các cột mốc biên giới của Việt Nam và Trung Quốc mới được cắm mốc rõ ràng?
Đại sứ Lê Công Phụng: Tôi rất cám ơn báo Văn Hóa đã tổ chức cuộc hội luận nói chuyện hôm nay, tôi rất là hân hạnh được bày tỏ tình cảm của nhân dân Việt Nam với bà con cộng đồng người Việt hải ngoại, đặc biệt là ở Mỹ hiện nay. Nhân dịp này, lần đầu tiên tôi muốn nhà báo chuyển đến tất cả những người Việt Nam dù là có quốc tịch Việt Nam hay là quốc tịch Mỹ những lời chúc mừng tốt đẹp nhất, những sự cầu chúc cho mọi quý vị, mọi gia đình an khang, thịnh vượng và mọi sự như ý.
Chúng tôi có tham gia những quá trình đàm phán, phân định, ký kết các hiệp ước, các thỏa thuận lãnh thổ Trung Quốc, nhưng mà tôi cũng xin đính chính lại một chút, vì ông tổng biên tập vừa nói là 25 tháng 12 năm 1999 thì bắt đầu cuộc đàm phán để ký kết, rồi cuối tháng 12 năm 2000 ký kết bắt đầu đàm phán Vịnh Bắc Bộ, tôi xin thông báo lại là ngày 31 tháng 12 năm 1999 là ngày Việt Nam và Trung Quốc chính thức ký kết hiệp ước phân giới trên bộ giữa hai nước; và ngày 25 tháng 12 năm 2000 nhân dịp chủ tịch nước Trần Đức Lương sang thăm Trung Quốc, Việt Nam và Trung Quốc đã ký hiệp định về phân định Vịnh Bắc Bộ và hiệp định Nghị định thư về hợp tác đánh cá giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Nếu nói rằng việc ký kết hiệp định trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc vào năm 1999 là hệ quả của cuộc xung đột biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc thì không phải là nguyên nhân chính. Việt Nam là một quốc gia, Trung Quốc là một quốc gia, chúng ta rất cần có biên giới rõ ràng, mạch lạc, để làm cơ sở pháp lý cho cái việc hai bên quản lý, xử lý các vấn đề có thể nảy sinh trong cái chuyện vi phạm, trong cái chuyện nhầm lẫn chủ quyền đất đai của hai nước.
Việt Nam và Trung Quốc thì có thể nói rằng người Việt Nam chưa bao giờ ký với Trung Quốc một cái hiệp định để phân giới.
Lý Kiến Trúc: Xin ông Đại sứ nói lại câu đó.
Đại sứ Lê Công Phụng: Giữa Việt Nam và Trung Quốc thì người Việt Nam của chúng ta chưa bao giờ, từ xưa đến giờ cho đến năm 1999 chưa bao giờ ông cha chúng ta ký với Trung Quốc một cái hiệp định để phân giới, quốc giới cho rõ ràng.
Chúng ta có cái đường phân giới với Trung Quốc là do thực dân Pháp và nhà Thanh ký với nhau vào năm 1988 (chú thích của Văn Hóa: lúc đầu ông Phụng nói nhầm năm 1988), và Nghị định thư vào năm 1888 và năm 1892. Những hiệp định đó tạm thời trong suốt thời gian lịch sử thì nó phân chia biên giới hai nước, biên giới của chúng ta với Trung Quốc trên bộ dài khoảng hơn một nghìn bốn trăm cây số (1400km), từ Tây sang Đông, và với cái đường biên giới Pháp và nhà Thanh ký với nhau cách đây hơn một trăm năm, thì cái sự thay đổi, cái sự chuyển hóa do con người tác động, do thiên nhiên, do thời tiết, nó hơn một trăm năm, cái đường biên giới không còn rõ ràng như trước, và vì vậy cho nên là về chúng ta thương lượng với Trung Quốc để ký kết trên bộ là do nhu cầu của hai bên, cần có đường biên giới rõ ràng, trên cơ sở mà Pháp và nhà Thanh ký với nhau cách đây một trăm năm.
Lý Kiến Trúc: Xin lỗi được ngắt lời ngay Đại sứ là dựa trên cơ sở Hiệp ước Constans năm 1887, từ cái hiệp ước Thiên Tân giữa nhà Mãn Thanh và Pháp năm 1885, tức là nói tóm lại cái cuộc gặp gỡ của hai nước dựa trên cái bản hiệp ước đó để dẫn tới cái bản hiệp ước năm 1999.
Đại sứ Lê Công Phụng: Đúng là như vậy. Bởi vì giữa hai nước chưa hề có biên giới nào, cái hiệp ước nào khác ngoài cái đường biên giới giữa Pháp và nhà Thanh đã vạch ra cách đây một trăm năm. Cũng như tôi đã nói hơn một trăm năm qua, nó thay đổi nhiều lắm, có những ngọn núi trước đây là đường biên giới bây giờ nó bị phạt đi, có những sông là biên giới bây giờ nó cạn, rồi chiến tranh, rồi đảo lộn, rồi người dân biên giới sống qua lại với nhau, cho nên cái điều hết sức cần thiết cấp bách, đối với Trung Quốc và đối với Việt Nam, là phải có đường biên giới rõ ràng và do đó thì chúng ta tiến hành đàm phán với Trung Quốc.
Cuộc đàm phán về biên giới không chỉ là bắt đầu từ những năm 1990, chúng tôi cũng đã tham gia và trước đây những bậc đàn anh của chúng tôi đã tham gia, chúng ta bắt đầu đàm phán với Trung Quốc nói đến chuyện đàm phán biên giới từ những năm 1950 khi chúng ta chống Pháp. Suốt thời kỳ chúng ta chiến tranh Việt Nam rồi sau khi Việt Nam giải phóng chúng ta lại tiến hành đàm phán với Trung Quốc. Nhưng mà tình hình nó chưa thuận, hai bên chưa nhất trí được, cho nên mãi đến đầu những năm 1980, cuối những năm 1980 thì hai bên mới thật sự đi vào đàm phán biên giới.
Tôi cũng muốn nói thêm một điều lúc tôi còn làm Thứ trưởng Bộ ngoại giao làm Trưởng ban biên giới phụ trách các vấn đề đàm phán ấn định biên giới . Ở đây tôi cũng muốn nói thêm một điều là, lúc tôi còn làm trưởng ban biên giới, Thứ trưởng Bộ ngoại giao làm trưởng ban biên giới phụ trách về vấn đề biên giới với các nước láng giềng, thì cũng có nhiều người người ta không hiểu, người ta tố cáo phản đối tôi với tư cách là trưởng đoàn đàm phán, người ta nói là tôi đem bán cho Trung Quốc cũng độ năm bảy trăm cây số vuông trên biên giới đất liền, cũng nhân dịp này tôi muốn thưa lại với các quý vị cho nó rõ hơn, khi chúng ta bắt đầu đàm phán với Trung Quốc một cách thật sự cuối năm 1990, thì cơ sở để đàm phán chúng ta lấy cái bản đồ là cái đường biên giới mà Pháp và nhà Thanh đã ký kết một trăm năm trước, cái đường biên giới đó vẫn còn lưu giữ giữa ta, Trung Quốc, Pháp và Đài Loan, và đấy là cái đường biên giới duy nhất mà ta có với Trung Quốc trước đây; trên cơ sở cái bản đồ đó và đường biên giới đó thì Việt Nam vẽ một đường biên giới cho Việt Nam, Trung Quốc vẻ một đường biên giới cho Trung Quốc dựa theo cái bản đồ mà Pháp và nhà Thanh đã làm.
Lý Kiến Trúc: Cái bản đồ đó do người Pháp để lại?
Đại sứ Lê Công Phụng: Do... Chúng ta cũng phải đi tìm nhiều chỗ, Trung Quốc cũng có, cái bản gốc thì Pháp giữ.
Lý Kiến Trúc: Hai cái bản đồ đó nó có trùng hợp với nhau không?
Đại sứ Lê Công Phụng: Hai cái bản đồ đó khi nhà Pháp với Thanh ký với nhau thì hoàn toàn trùng hợp.
Lý Kiến Trúc: Có trùng hợp?
Đại sứ Lê Công Phụng: Trùng hợp, hoàn toàn trùng hợp. Bởi vì nó là cái bản gốc và bản sao, chúng ta không có bản gốc, Trung Quốc cũng không có bản gốc.
Với lại khi Tưởng Giới Thạch chạy qua Đài Loan thì chính quyền Tưởng Giới Thạch mang hết cả bản gốc sang, như vậy là hai nước liên quan trực tiếp Việt Nam và Trung Quốc chỉ có bản sao thôi.
Việt Nam vẽ bản đồ của Việt Nam, chúng tôi gọi là đường chủ trương trên cơ sở bản đồ Pháp Thanh như thế này, phía Việt Nam chủ trương đường biên giới đi như thế nào, phía Trung Quốc chủ trương đường biên giới đi như thế nào, trong khi chúng ta cùng với Trung Quốc ngồi vào đàm phán thật sự, đưa hai bản đồ của Việt Nam, bản đồ Trung Quốc chập vào với nhau theo cái bản đồ Pháp Thanh, thực chất nó chỉ chênh lệch nhau có hai trăm hai mươi bảy cây số vuông (227km2); như vậy là, toàn bộ tuyến biên giới một nghìn bốn trăm cây số, tôi muốn nói tròn số, thì chỉ chênh lệch nhau, tức là xung đột nhau hai trăm hai mươi bảy cây số vuông (227km2) trên sáu mươi tư điểm (64) trên toàn tuyến biên giới.
Vì vậy nói đàm phán biên giới trên bộ thực chất là, hai bên dựa vào cái bản đồ và cái hiệp ước Pháp Thanh là chính, trong quá trình đàm phán thì chỉ bàn để phân định hai trăm hai mươi bảy cây số vuông thế thôi và trên sáu mươi tư điểm chênh nhau trên toàn biên giới, chứ không đàm phán toàn bộ biên giới, vì thực chất ta và Trung Quốc đều lấy cái bản đồ nhà Thanh với nhà Pháp ký với nhau cách đây một trăm năm trước.
Lý Kiến Trúc: Xin được ngắt lời Đại sứ, nếu mà chúng ta dựa trên hai bản đồ đó, bản sao đó của Trung Quốc và Việt Nam để thảo luận về cái đường biên giới một nghìn bốn trăm cây số đó, thì Đại sứ vừa mới nói là so với cái hiện trạng do thiên nhiên và do thời gian, nó có thể làm thay đổi, di chuyển những cái đường biên mà so với cái bản đồ đó, thì chúng ta sẽ dựa vào cái yếu tố nào để xác định là cái chỗ này đúng với bản đồ, cái chỗ này không đúng với bản đồ?
Đại sứ Lê Công Phụng: Khi chúng ta và Trung Quốc vẽ cái bản đồ chủ trương của mình tức là Pháp Thanh vẽ như thế, bây giờ trên thực tế như thế, bây giờ Việt Nam đào đến đâu, và Trung Quốc đào đến đâu thì tự hai bên vẽ cái chủ trương của mình ra đến đấy, nhưng mà cái cơ bản hai bên đều nhất trí là căn cứ trên cái đường biên giới mà Pháp và nhà Thanh đã để lại, thế thì có thể trên biên giới nó thay đổi, thực địa nó thay đổi, cột mốc có thể bị mất, nhưng mà đường biên giới trên bản đồ thì không thay đổi, chúng ta căn cứ theo cái chỗ này mà chúng ta vẽ, thì như tôi nói là khi khớp hai bản đồ với nhau lại thì chỉ có xung đột hai trăm hai mươi bảy cây số vuông, sáu mươi tư điểm trên toàn tuyến biên giới.
Lý Kiến Trúc: Sáu mươi tư điểm?
Đại sứ Lê Công Phụng: Sáu mươi tư điểm, chỗ thì hai cây số vuông, chỗ năm cây số vuông, chỗ ba mươi cây số vuông.
Lý Kiến Trúc: Thưa Đại xứ, sở dĩ tôi đặt ra cái câu hỏi đó là tại vì trong cái mối bang giao của Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1979, vì cái trận chiến năm 1979 là cái trận chiến khá quan trọng trong cái đường biên giới Việt Trung. Trong cái trận chiến đó và tiếp đến trận chiến thứ hai giữa Việt Nam và Trung Quốc, thì chúng tôi nhận thấy qua hai trận chiến chúng ta bị mất một số cao điểm chiến lược về đường biên giới, chẳng hạn như là cao điểm chiến lược một năm không chín (1509) tức là Nuí Đất của Việt Nam thì đã bị Trung Quốc chiếm và đã trở thành Lão Sơn của Trung Quốc ở tỉnh Hà Giang, và cái cao điểm một hai năm không (1250) tức là núi Bạc của Việt Nam hiện nay đã trở thành Giải Âm Sơn của Trung Quốc và các cao điểm ở tỉnh Lạng Sơn. Sở dĩ chúng ta nhấn mạnh những cái cao điểm đó là vì trong quá trình lịch sử của nước Việt Nam của chúng ta, những cao điểm đó là những con đường tiến quân của Trung Quốc thời xưa đi xâm chiếm Việt Nam, vậy thì với vai trò là một trưởng ban biên giới của Đại sứ trước đây, Đại sứ có đến thăm những cao điểm đó không và nhận định được những cao điểm đó chính thức của Việt Nam và bây giờ đã thuộc về Trung Quốc hay không?
Đại sứ Lê Công Phụng: Tôi muốn nói tiếp là chúng ta chia nhau với Trung Quốc hai trăm hai mươi bảy cây số vuông (227km2) và kết quả cuối cùng là Việt Nam quản lý được thêm một trăm mười ba cây số vuông (113km2), Trung Quốc quản lý một trăm mười bốn cây số vuông (114km2), như vậy chênh nhau khoảng độ hơn một cây số trong số quá trình phân định.
Còn về các đỉnh cao thì tôi cũng nói với các vị rằng là khi chiến tranh biên giới năm 1979 Trung Quốc tấn công Việt Nam đã kết thúc, thì cơ bản Trung Quốc rút về miền biên giới cũ, Trung Quốc giữ lại, chiếm đất của Việt Nam khoảng độ hai mươi bảy điểm (27), trong đó hầu hết là các điểm cao. Trong khi đàm phán thì chúng ta yêu cầu Trung Quốc trả lại các điểm cao, trước khi ký hiệp ước Trung Quốc trả lại mười lăm điểm cao (15) còn lại 12 điểm cao, ta cũng không nhường, ta đấu tranh quyết liệt, và cuối cùng còn lại sáu điểm cao, Trung Quốc cũng lấy lý do là đã xây căn cứ cơ sở trên đấy rồi, xin đề nghị Việt Nam thông cảm, chúng ta không chấp nhận và đấu tranh quyết liệt, cuối cùng thì chúng ta đưa đường biên giới chạy lên giữa các điểm cao.
Lý Kiến Trúc: Theo như lời của Đại sứ thì những điểm cao của Trung Quốc chiếm mà chúng ta đã đòi lại, còn lại 6 điểm cao, vậy những đường biên giới bây giờ nó chạy trên những cái đỉnh của điểm cao đó.
Đại sứ Lê Công Phụng: Các vị cũng hiểu cho là mỗi một điểm cao có khi diện tích của nó độ ba bốn chục mét vuông, năm sáu chục mét vuông, đàm phán thương lượng, cũng phải nói là thế và lực nhân nhượng lẫn nhau, chứ không phải là.
Lý Kiến Trúc: Có quân đội đóng ở trên những điểm cao đó không?
Đại sứ Lê Công Phụng: Trước đây thì có, họ có căn cứ, nhưng mà khi chúng ta đưa đường biên giới chạy lên giữa các điểm cao thì hiệp ước chúng ta đã viết rõ là không anh nào được đóng quân, được xây dựng căn cứ cách đường biên giới một trăm mét, thì có thể nói tất cả các điểm cao này Trung Quốc đều phải rút về hết vì đấy là đường biên giới, rút xuống về phía bên kia hết, và đến bây giờ trong tiến trình phân giới cắm mốc thì Trung Quốc đã lần lượt rút gần hết khỏi theo tinh thần của hiệp ước, và đến lúc nào họ rút xong thì nó tùy thuộc vào tiến trình phân giới cái mốc sắp tới.
Lý Kiến Trúc: Những cái cột mốc cắm ở trên những điểm cao đó bằng vật liệu gì thưa Đại sứ?
Đại sứ Lê Công Phụng: Trước đây về cột mốc cắm, tôi cũng xin nói với các vị là thời Pháp ký với Thanh, một nghìn bốn trăm cây số họ chỉ có cắm bốn trăm cột mốc, ba, bốn cây số, năm cây số thậm chí có chỗ mười mấy cây số mới có cột mốc, Việt Nam có nhu cầu phải đường biên giới nó rõ ràng, minh bạch, cho nên chúng ta muốn đường biên giới Việt Nam, Trung Quốc hiện nay chúng ta sẽ cắm một ngàn tám trăm đến một chín trăm cột mốc (1900).
Lý Kiến Trúc: Bằng vật liệu gì?
Đại sứ Lê Công Phụng: Cái mốc chính của chúng tôi, cái này thì là ở các cửa khẩu mốc chính chúng tôi có thể thỏa thuận là cắm được 8 cột mốc chính, mỗi một cột mốc chính làm bằng đá hoa cương, nguyên khối, mỗi một cột mốc như thế thì chúng tôi chi phí khá nhiều tiền, cái cột mốc đầu tiên mà tôi dự lễ cắm là chúng ta đưa đá từ Quảng Ngãi ra, làm cái mốc từ trong ấy dài mấy mét, xe chở ra ngoài này làm lễ cắm, như vậy thì trên toàn biên giới có thể có tám cột mốc như vậy. Đấy là cột mốc lớn, còn cột mốc trung thì mức cao của nó cũng làm bằng đá, cao khoảng độ một mét rưỡi và chân đế, còn cột mốc bé của chúng tôi kiểu cột mốc đây là những chỗ mà rừng núi cao không đủ sức để khuân vác lên thì phải làm cột mốc bé hơn bằng bê-tông đúc sẵn từng miếng một lên ghép lại, như vậy tinh thần của chúng ta là biên giới của chúng ta là toàn bộ hệ thống cột mốc là mẫu mã như nhau, lớn bé tùy cái địa hình, và có thể là muôn thuở là không đúng, nhưng mà sẽ trong nhiều trăm năm nó vẫn tồn tại.
Hai bên đã thỏa thuận trong năm 2008 này sẽ hoàn thànhcái chuyện phân giới cấm mốc, rồi để đi đến một cái văn bản mới tức là cái Nghị định thưgiữa hai chính phủ: chính phủ Việt Nam và chính phủ Trung Quốc ký vớinhau để quản lý biên giới, theo cái đường biên, theo cái cột mốc đã cắm.
Thực ra đất đai, lãnh thổ, nó thiêng liêng, cho nên đàm phán thương lượng một chuyện, nhưng khi ra thục địa để phân giới, để cắm mốc và bây giờ rất may là nó có phương tiện kỹ thuật cao cho nên là trên bản đồ chấm chỗ nào thì thực địa nó làm chỗ nấy, cũng phải đấu tranh từng ly từng tí một, phía Trung Quốc bạn cũng muốn nhích sang bên mình một chút, phía ta thì cương quyết đấu tranh, có những chỗ thì cũng nhích sang bên mình năm ba phân chưa đầy một gang tay, nhưng mà máy móc là máy móc, thiết bị là thiết bị, nên chúng ta đấu tranh hết sức nghiêm túc, thì chúng tôi hy vọng rằng trong năm 2008 này thì sẽ thực hiện được cái thỏa thuận của hai bên là cắm mốc xong, phân giới xong, và có thể ký được Nghị định thư để quản lý biên giới.
Đến nay theo tôi được biết là khoảng 95% mốc đã cắm xong, còn một số chỗ chưa phân giới xong, tức là bản đồ là như thế, thực địa là như thế, tinh thần là như thế, nhưng mà phải ra cụ thể để mà phân giới chỉ nhau là chỗ này là đường biên thì còn tồn tại lại cũng độ gần năm trăm phần trăm, tróng đó có một vài điểm cao như chúng tôi đã nói.
Lý Kiến Trúc: Trong quá trình cắm cột mốc đó Đại sứ có lần nào đến tại chỗ thực địa đó để quan sát không?
Đại sứ Lê Công Phụng: Tôi đã đi rất nhiều cột mốc, cột mốc đầu tiên tôi cũng đi và cho đến năm 2004 thì tôi vì cũng bận nhiều việc nên có vị khác giúp tôi trong những chuyện biên giới, nhưng mà chúng tôi phải đi khảo sát đến tận nơi, chúng tôi phải đến tận nơi, nhưng tôi không đi hết được, nhưng mà cái đội ngũ cán bộ của chúng tôi đến tận nơi, khi cấm mốc thì cũng nói rõ về cho quý vị hiểu, chúng ta thì cắm mốc chẵn, Trung Quốc thì cắm mốc lẻ trên đường biên; một, ba Trung Quốc cắm; hai, bốn chúng ta cắm, hoặc là ngược lại, lâu lâu tôi cũng quên mấy cái thứ tự, nhưng mà một bên cắm chẵn, một bên cắm lẻ, còn các cửa khẩu chính thì hai bên đều có hai cái trụ đá cắm như tôi đã nói đá hoa cương. Khi mà xác định điểm cắm thì cả hai bên cùng xác định, đánh dấu, đào hố, còn khi bên kia mà cắm thì bên này phải giám sát, VN cắm cột chẵn, thì Trung Quốc phải giám sát, nhưng mà lúc đo đạc thì hai bên cùng đo, để cho tránh cái tình trạng là khi cắm rồi không có ai giám sát thì dịch sang bên kia, dịch sang bên này.
Lý Kiến Trúc: Đó, tôi muốn hỏi cái chuyện bên lề trong cái công việc cắm mốc thì Đại sứ có biết là trong cái chuyện cắm từng mốc với nhau, từng thước đất một thì nó hay có cái chuyện người này giành một tí, người kia giành một tí cái điều đó chắc nó cũng xảy ra phải không?
Đại sứ Lê Công Phụng: Nó có xảy ra đây là trên thực địa, dù là năm ba phân trên núi tuy nó không đáng bao nhiêu, nhưng mà đây là tính thiêng liêng của đất đai, nên phải dùng máy trang thiết bị xác định rõ đấy là bao nhiêu, chỗ nào, bắc bao nhiêu độ, đông bao nhiêu độ, bây giờ làm đỡ hơn trước rất nhiều, cách đây một trăm năm người ta đâu có thiết bị như vậy, đi đâu là cắm đấy nếu mà cột mốc trên đỉnh núi mà leo đến nửa chừng mệt quá cắm đại đi về, sau này những hệ thống cột mốc cũ so với đường biên giới nó lệch nhiều, tôi xin đảm bảo cột mốc mới bây giờ nó gần như một trăm phần trăm bám chặt đường biên giới tất cả, thì trong quá trình như vậy chúng tôi nghĩ là việc mình xác định đường biên giới là cái nhu cầu bức bách để tập trung phát triển kinh tế, tạo cái ổn định trên biên giới.
Cái thứ hai là trong quá trình đàm phán, trong quá trình thương lượng có một số cái để điều chỉnh, ví dụ đường Pháp Thanh nói chỗ này là chạy theo sông, nhưng mà đến một trăm năm sau chỗ ấy không còn sông nữa thì chạy theo cái gì đây, biên giới là nên phải được nhân nhượng thoả thuận nhau, để làm sau mà sau này dễ quản lý, thuận cho quản lý và cái quan trọng hơn đối với mình, một đất nước bên cạnh cái đám rừng lớn, thế lực của mình cũng như người ta thì mình rất cần cái rõ ràng để mình có cơ hội đấu tranh, trước đây người ta lấn vào người ta bảo là đất của tôi, nhưng bây giờ đường đi rõ ràng, lấn vào rõ ràng, anh vi phạm thì nó khác đi, đấy là cái nhu cầu.
Lý Kiến Trúc: Nhân tiện trong câu chuyện này thì cũng đề cập đến những cái lực lượng nào phụ trách giúp cho Đại sứ trong những vụ cắm mốc.
Đại sứ Lê Công Phụng: Đây là cả một cái đội quốc gia cắm mốc. Có những nước thì người ta huy động quân đội, ví dụ như là Lào, Ấn Độ với Trung Quốc người ta huy động toàn bộ quân đội lại, đối với chúng ta thì không, chúng ta có sáu tỉnh biên giới, thì phần của tỉnh nào tỉnh ấy lập một cái đội cắm mốc cùng với cái lực lượng từ thủ đô xuống gồm có bên quân đội, bên công an, bên bộ
ngoại giao như các ngành nông nghiệp, thủy lợi, thương nghiệp, giao thông tất cả đều tham gia và chúng ta lập mười hai nhóm cắm mốc, mỗi một nhóm chịu trách nhiệm, với sự chỉ đạo chung từ phía chính phủ, và bên Trung Quốc họ cũng có một nhóm đối tác, họ thì chỉ có hai tỉnh thôi, tỉnh Vân Nam, tỉnh Quảng Tây thôi, chứ Quảng Đông bây giờ không dính tới nữa cho nên là họ cũng lập mười hai tổ, mình cũng lập mười hai tổ đối với nhau để mà cùng làm phối hợp, nếu mà lên biên giới thì cũng lên, lên đo thì cũng lên, lên cắm thì cũng lên, chứ không phải là việc của ai người ấy làm, tức là phần của ai cắm thì người ấy lo.
Lý Kiến Trúc: Với cái công việc mà phân định một cách rõ ràng như vậy, rồi thì tại sao mà lại có cái luồng dư luận, cái tiếng nói đổ thừa cho Đại sứ bán vài trăm ki lô mét, vài trăm thước vuông, Đại sứ nghĩ thế nào?
Đại sứ Lê Công Phụng: Tôi thì lúc mà đàm phán đường biên giới trên bộ thì tôi chưa làm trưởng ban, cũng chưa làm trưởng đoàn, tôi là trợ lý cho trưởng đoàn, người ta nói như vậy thì cũng hiểu được thôi không chỉ là một số bà con hải ngoại, kể cả trong nước cũng có người phản ứng là tại sao lại bỏ mất như vậy?
Người ta không biết thông tin, nếu mà có thông tin rõ thì tôi chắc là bà con không nói như vậy, có những người nói tôi là mặc dù không biết tôi là trưởng đoàn lúc đó, nói là bán cả cái Mục Nam Quan cho Trung Quốc, rồi bán cả cái thác Bản Giốc cho Trung Quốc, nhưng đây thật sự là do thiếu thông tin.
Tôi cũng xin bày tỏ với quý vị, cái Mục Nam Quan không phải là của Việt Nam. Việt Nam không xây, đường biên giới Pháp Thanh đi rất rõ, đường biên giới của cái quãng này là chạy phía nam Mục Nam Quan bao nhiêu mét, bao nhiêu cây số đây. Sau này chúng ta với Trung Quốc quan hệ tốt thì mới gọi là Hữu Nghị Quan chứ lúc trước gọi nó là Mục Nam Quan, nếu cái đấy Việt Nam xây thì mình phải nói là Mục Bắc Quan!
Mục Nam Quan là cái ải để quan sát phía nam, cho nên Trung Quốc nó xây để quan sát phía nam cái đường biên giới, còn nếu nói cái đấy là của Việt Nam thì mình sẽ đặt tên nó là Mục Bắc Quan tức là mình phải quan sát phía bắc, thì bà con cũng không hiểu được, cũng không biết là nó thế nào, vì trong lịch sử, sách sử mình lâu nay cứ nói là từ Mục Nam Quan tới Mũi Cà Mâu là lãnh thổ của mình, thì người ta vẫn cứ tưởng là từ Mục Nam quan có nghĩa là bao gồm cả Mục Nam Quan, không phải, đường biên giới phải chạy phía nam Mục Nam Quan, Pháp Thanh là như vậy, mà thực tế Trung Quốc xây để nó quan sát phía nam chư hầu của nó trước đây, phía Trung Quốc xây thì nó mới gọi là Mục Nam Quan chứ, chứ còn đâu mình xây mà gọi là Mục Nam Quan thế mình xây để quan sát mình à, không phải đâu.
Lý Kiến Trúc: Thế Đại sứ đã lên tận nơi đó chưa?
Đại sứ Lê Công Phụng: Chúng tôi đã lên rồi.
Lý Kiến Trúc: Hình dáng nó là một cái cổng như thế nào?
Đại sứ Lê Công Phụng: Trước đây nó là cái cổng, nhưng bây giờ thực ra nó chỉ còn là cái di tích thôi.
Lý Kiến Trúc: Chúng tôi muốn đề cập đến chữ nghĩa của danh từ cái nam quan đó, nó có hai cái nghĩa thậm chí đến bây giờ chúng ta phải gọi là Mục Nam Quan, sau này Trung Quốc gọi là cổng Hữu Nghị Quan, ở miền Nam Việt Nam trước đây thì chúng ta hay đề cập đến gọi là Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mâu, thật ra cái Ải Nam Quan và cái Mục Nam Quan nó khác nhau, cái Mục Nam Quan theo Đại sứ có phải là một cái công trình, một cái cổng được xây lên gọi là Mục Nam Quan, theo lời của Đại sứ thì ở cái đất bên Trung Quốc, Ải Nam Quan có thể là một cái lộ, một cái lộ nào đó gọi là một cái ải, cái ải có thể nó từ ở trong một thung lũng, một cái núi, hoặc là một dãy núi liên tiếp, tạm gọi nó là cái ải để phân định ra cái ranh giới giữa Trung Quốc và Việt Nam, cái ải và cái mục nó khác nhau ở những điểm nào.
Đại sứ Lê Công Phụng: Làng biên giới thì bà con nhìn rõ hơn, nghĩa là tất cả các ải, tất cả các công trình xây thì không được xây sát biên giới, cho nên đường biên giới chỗ nào thì phía bên này, phía bên kia đều phải xây những công trình của mình tránh xa, có những chỗ quy định 200 mét, có những chỗ quy định một trăm mét nhất là công trình quân sự thì sự quy định càng chặt chẽ hơn, cho nên là cái đường biên giới trong Pháp Thanh nói rất rõ, là nó chạy phía nam Ải Nam Quan, cái Mục Nam Quan, cái chỗ đấy là cái cổng công trình nó xây để mà quan sát phía trên, chứ còn mình phía này nếu mình muốn xây thì mình phải xây gần chỗ Đồng Đăng chứ không được xây sát vào biên giới, nó là như thế, từ biên giới đến với cửa khẩu thì nó cũng tương tự như từ biên giới đến với cửa ải của mình.
Lý Kiến Trúc: Như vậy là nó có một khoảng cách gọi là khoảng cách an toàn?
Đại sứ Lê Công Phụng: Khoảng cách an toàn, cái đường đi đấy điểm mốc biên giới chỗ nào thì điểm mốc đấy trở về cửa ải đấy thuộc đất bên kia, còn điểm mốc biên giới chỗ nào trở về cái công trình của mình xây là phần đất chúng ta.
Lý Kiến Trúc: Thưa bây giờ nhà nước chúng ta đã xây được cái mục bắc quan nào chưa?
Đại sứ Lê Công Phụng: Chúng ta cũng chưa có xây cái chuyện ấy.
Lý Kiến Trúc: Ta chưa xây được cái mục bắc quan?
Đại sứ Lê Công Phụng: Các cửa khẩu thì đều có, công trình cửa khẩu thì ta cũng xây, Trung Quốc cũng xây để mà qua lại, để mà giao lưu, để mà quản lý, chứ còn mình cũng không xây cái mấy tầng ngày xưa để quan sát theo dõi coi nó làm cái gì, làm cái gì, không có chủ trương như vậy, thế còn cái chỗ thác Bản Giốc, thì ngày xưa sách vở mình cũng viết là thác Bản Giốc là của Việt Nam.
Lý Kiến Trúc: Đại sứ có thể mô tả quang cảnh thác Bản Giốc một cách cho nó rõ ràng?
Đại sứ Lê Công Phụng: Các thác Bản Giốc thì bản thân nó là trên phía thác trên nó có hai dòng, hai nhánh sông nó chảy xuống, cái nhánh chính nó đổ về cái thác chính đấy là nước quanh năm, thác đẹp, còn cái thác bên trái nó, bên phía nam nó có lúc thì có nước, mưa thì có nước mà khô thì không có nước gọi là thác phụ, thì đây là thác nằm trên đường biên giới.
Lý Kiến Trúc: Nó nằm phía bên nào?
Đại sứ Lê Công Phụng: Nó nằm trên sông biên giới, mà nguyên tắc chia sông suối biên giới thì đây là tập quán quốc tế, luật pháp quốc tế cũng chưa được biết rõ, là phải chia theo giòng chảy, đối với sông suối chỗ này nó có qui định tàu thuyền không qua lại được, thì là chỗ nào sâu nhất đấy là đường biên giới, thế thì tính đường sâu nhất thì cái thác chính nó nằm trên đường sâu nhất.
Lý Kiến Trúc: Nó nằm ở đâu?
Đại sứ Lê Công Phụng: Nằm ở phía bên phía bắc, về cái đường sâu nhất như vậy là đường biên giới sẽ chạy sát đất Trung Quốc, lên cái thác chia đôi, nhưng mà nếu tính ra đường biên giới, thì theo chúng ta suy nghĩ, bây giờ chúng ta đang bàn với Trung Quốc, thì cái thác chính chúng ta sẽ được hai phần ba, Trung Quốc được một phần ba, vì cái đường biên giới đi từ vạch sâu như vậy, còn cái thác phụ bên này hoàn toàn của mình, thì cái đường biên giới chạy theo vạch sâu nhất, thế còn đối với sông suối trên biên giới mà tàu thuyền chạy lại được thí dụ như ở Bắc Luân phía đông thì đường biên giới nó chạy theo cái đường chính của tàu thuyền đi lại, vì nó thành cái tập quán quốc tế mình cũng không thể lấy hết được mà người ta cũng không cho mình lấy mà người ta cũng không lấy hết được, đó là cái cách thức chia như vậy, trình độ cũng đến đấy thôi, tôi cũng muốn nói với các vị để các vị hiểu rõ thêm, hy vọng là trong năm nay chúng ta có thể hoàn thành cái chuyện phân giới.
Lý Kiến Trúc: Tức là cuộc thảo luận về thác Bản Giốc vẫn chưa xong?
Đại sứ Lê Công Phụng: Hiện nay thác Bản Giốc còn năm sáu điểm nữa thì đang tiếp tục bàn để hoàn thiện.
Lý Kiến Trúc: Trong sự phân tích của Đại sứ thì chúng ta còn 5% những cao điểm mà chưa xong.
Đại sứ Lê Công Phụng: Trong 5% trong đấy có một số cao điểm.
Lý Kiến Trúc: Sẽ hoàn thành cuối năm nay?
Đại sứ Lê Công Phụng: Theo thông tin tôi được biết là cố gắng hoàn thành cuối tháng chín, nhưng không biết có xong không.
Ông Lê Công Phụng, Đại sứ VN tại Hoa Kỳ, nguyên Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ về biên giới, lãnh thổ với Trung Quốc đang trả lời phỏng vấn của nhà báo Lý Kiến Trúc. Ảnh TOANXO. Bên tay trái ông Phụng là máy thâu băng của ông Trúc. Toàn bộ các cuốn băng nhựa này đã tặng cho đài Á Châu Tự Do (RFA).
Lý Kiến Trúc: Dạ vâng, chúng tôi cũng xin cám ơn ông Đại sứ đã trả lời chủ đề thứ nhất của chúng tôi về biên giới Việt Trung, trên đất liền; thưa Đại sứ, Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn cái hiệp ước Việt Trung Vịnh Bắc Bộ và Nghị định thư vào năm 2004, thì thưa Đại sứ trong cái hiệp ước Việt Trung Vịnh Bắc Bộ đó thì chúng ta có phải là mất hơn mười ngàn cây số vuông ở trong Vịnh Bắc Bộ, điều đó có không?
Đại sứ Lê Công Phụng: Nếu nói mất là không đúng, nếu nói mất là không đúng. Vịnh Bắc Bộ là một cái vịnh mở, tức là tàu thuyền quốc tế có thể được phép vào ra, theo cái tính thương mại buôn bán, đấy là vịnh mở, nhưng mà nó thuộc quyền tài phán của Việt Nam và Trung Quốc. Cái vịnh này, nói tóm lại là của Việt Nam và Trung Quốc, nhưng mà tàu thuyền quốc tế được phép qua lại vô hại, chúng tôi gọi là qua lại vô hại, qua lại có hại thì không được.
Cái Vịnh Bắc Bộ nó khác với đường biên giới trên bộ là khi chúng ta đàm phán với Trung Quốc thì nó chưa có đường quốc giới, trên bộ thì có theo Pháp Thanh, nhưng mà Vịnh Bắc Bộ thì không có đường biên giới, trước đây có một cái đường gọi là đường quản lý hành chính các đảo, thì nhà Thanh với Pháp tạm thời vẽ một cái đường trung tuyến chạy từ Trà Cổ của mình kéo xuống, chứ không phải đường biên giới, không có đường biên giới! thế bây giờ Vịnh Bắc Bộ cũng là một vùng lãnh thổ của hai bên cùng cần có đường biên giới, có đường quốc giới, cái thứ hai nữa là đây cũng là cái chỗ mà thường xuyên xảy ra xung đột, hồi chưa thì anh nào cũng dành phần của mình cho nên là buộc lòng hai bên đàm phán cần có một đường biên giới rõ ràng tiếp tục trên Vịnh Bắc Bộ và chúng tôi tiến hành đàm phán lúc này thì bản thân tôi là người đàm phán.
Lý Kiến Trúc: Tại sao mất hơn mười ngàn cây số vuông?
Đại sứ Lê Công Phụng: Mất mười ngàn cây số vuông là không đúng. Nói như vậy là không đúng.
Lý Kiến Trúc: Nó không đúng ở cái điểm nào?
Đại sứ Lê Công Phụng: Bởi vì chúng ta phân chia Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc là dựa trên luật pháp quốc tế, công ước về luật Biển của Liên hiệp quốc, dựa vào tập quán quốc tế quy tụ các đảo, các bờ, và phân chia thì theo cái bờ của mỗi nước. Trung Quốc thì vùng Quảng Đông có đảo Hải Nam, chúng ta thì có toàn bộ từ miền Bắc vào đến Quảng Trị, vậy là căn cứ vào bờ biển của hai bên để phân chia cái vùng Vịnh Bắc Bộ. Về cơ bản, thì chia theo đúng những cái người ta đã làm, tập quán quốc tế đã làm, và cuối cùng tôi xin thưa với các vị khi ký kết hiệp định thì nếu so với diện tích giữa chúng ta và Trung Quốc thì chúng ta hơn Trung Quốc tám nghìn cây số vuông (8000km2).
Theo đường vẽ như vậy, các vị cứ đưa lên máy tính tự nhiên thấy chúng ta hơn Trung Quốc tám nghìn cây số vuông, chúng ta không mất.
Tại sao Trung Quốc chấp nhận cho chúng ta hơn tám nghìn cây số vuông? bởi vì bờ biển chúng ta là bờ biển lõm nó vòng vòng thế này, bờ biển Trung Quốc Hải Nam thì nó vòng ra thế này, thì trong khi chia vùng nước, anh nào mà có bờ biển lõm là anh có lợi, anh có lợi hơn, chứ không có dễ dàng Trung Quốc người ta nhường mình tám nghìn cây số vuông đâu, mà nói mất mười nghìn cây số vuông thì vô lý, không đúng đâu. Chúng tôi cũng không muốn nói cụ thể là lúc chia nó như thế nào, nhưng mà cũng thưa thật các quý vị, chúng ta giữ được cái diện tích của đất nước là quan trọng, nhưng mà quan trọng hơn là chúng ta phải giữ được cái gì nằm ở dưới đáy biển, chứ nước trời mênh mông này, năm ba cây số vuông mình có cắm mốc ở dưới đáy được đâu, toàn bộ trên bản đồ thôi, nhưng mà cái ở dưới đất các trầm tích dầu khí, các khoáng sản, cái đấy là quan trọng.
Và thật sự khi chúng tôi đàm phán là chúng tôi nhằm vào cái dưới đất là chính, ở trên thì mình giữ cho công bằng nhưng mà ở dưới là chính, cũng có lúc đàm phán Trung Quốc anh ta xung phong hiến cho chúng tôi ba nghìn cây số vuông (3000km2) ở chỗ khác thì họ lấy chỉ độ một trăm năm mươi cây số vuông (150km2), nhưng mình không chịu, mình không lấy nước, cái mặt nước làm gì, phải tính cái ở dưới vừa giữ được cái chủ quyền đất đai, vừa giữ được cái lợi ích cho quốc gia.
Cho nên cuối cùng cho các vị thấy là cái đường biên giới trên biển không bao giờ đi thẳng, các vị cứ xem kỹ nó đi rất dích dzắc, bởi vì quý vị hiểu cho rằng ở dưới đáy nó có những cái gì phải đi như vậy, chỗ nào mà mình được thì dứt khoát ở dưới đáy mỏ này mỏ kia, còn chỗ nào mà không phân chia được với nhau thì chúng tôi cho đường biên giới đi qua, bởi vì trong cái hiệp định, quý vị hiểu rõ là chỗ nào nếu có mỏ dầu khí chẳng hạn, khoáng sản chẳng hạn, là nằm trên đường biên giới, thì khi thăm dò khai thác hai bên đã thỏa thuận với nhau, cùng thăm dò, cùng khai thác chứ không phải là anh mạnh là anh cứ đào lên anh hốt, chạy hết từ bên này sang bên kia, còn cái nào nó xa đường biên giới thì thuộc bên nào thì bên nấy sử dụng.
Lý Kiến Trúc: Đối với chúng ta, sự hiểu biết về biển và về dưới lòng biển thì tôi nghĩ rằng Trung Quốc họ cũng có sự hiểu biết của họ dựa trên cơ sở khoa học có phải không ạ?
Đại sứ Lê Công Phụng: Đúng!
Lý Kiến Trúc: Nhưng mà thưa Đại sứ với cái thế của một nước nhỏ và yếu thì luôn luôn chúng ta bị áp lực của nước lớn cái điều đó nó diễn ra trong cái quá trình đàm phán hay không?
Đại sứ Lê Công Phụng: Cái chuyện ấy rất bình thường, cái chuyện ấy rất bình thường. Chúng ta cũng có cơ sở khoa học trước đây của Mỹ, của Pháp, chúng ta cũng biết ở dưới chỗ này có cái gì, chỗ kia có cái gì, Trung Quốc thì họ chắc chắn cũng biết, còn trong quá trình đàm phán thì cái thế Trung Quốc nó khác, ở đây chúng tôi muốn nói thương lượng là dựa vào cái thế quốc gia là chính, nhưng đây là vấn đề lãnh thổ biên giới, cho nên là có ép cũng không được, ép chúng ta cũng không chịu, ép thì chúng ta có luật pháp quốc tế, cơ sở tập quán quốc tế, chúng ta làm theo cái đấy, nên muốn ép cũng không được.
Và tôi xin thưa với các quý vị đây là lần đầu tiên Trung Quốc thương lượng chia biển với một quốc gia láng giềng, Trung Quốc chưa bao giờ làm, mà khi chúng tôi làm xong thì mình cũng không dám đánh giá là thắng hay thua, mình nói như vậy là công bằng, nhưng mà rất nhiều dư luận đánh giá cao cái việc đó, là mình đã làm với Trung Quốc, chứ Trung Quốc không chịu làm, phân chia như vậy là thỏa đáng, chứ ta không đòi, chúng tôi là những người làm chúng tôi không nói, nhưng mà chúng tôi phân chia như vậy cho nó hợp lý, có đường biên giới rõ ràng, có cục quản lý.
Điểm thứ ba nó dính đây là hiệp định nghề cá, tôi cũng nói luôn cho các vị là tại sao phải có cái hiệp định nghề cá, Nghị định thư nghề cá kèm theo chính cái chuyện đánh cá tuần tra mà không có được biên giới lâu nay là suốt ngày xung đột, thậm chí có lúc xung đột tuần tra bắn giết nhau trên biển, bắn thuyền, bắn ngư dân. Thế thì đường biên giới chia thì rõ nhưng mà con cá nó không quan tâm đến biên giới chỗ nào, nó chạy sang bên này, chạy sang bên kia, thành thử cả khu vực đấy là như người Trung Quốc nói là cá thì đẻ bên bờ Trung Quốc nhưng khi lớn lên sang sống ở bờ biển nam vì nó nhiều màu mỡ, cho nên cái khu vực này nó có cái đặc thù riêng, buộc lòng hai bên phải có cái khu vực đánh cá chung, trong đó qui định Trung Quốc bao nhiêu tàu thuyền vào đấy, Việt Nam có bao nhiêu tàu thuyền vào đấy,có đăng ký, có kiểm tra, có các đội tuần tra của hai bên giám sát và kiểm soát, như vậy thì nó hợp lý, hợp tình hơn, chứ mình không muốn là đánh cá của Trung Quốc, cũng không ai nói là cá Trung Quốc, cá Việt Nam, nhưng bờ của mình nhiều cá hơn, cái phía bên mình nhiều cá hơn và nó sinh sống nó đâu có biên giới, nó vượt qua ai cấm ở dưới nước, cho nên mình phải có cái hiệp định như vậy, là nó thỏa đáng.
Lý Kiến Trúc: Trong những cuộc tranh chấp ở các vùng đánh cá chung đã xảy ra nhiều vụ mà tàu bè của Trung Quốc đã bắn ngư phủ cũa chúng ta?
Đại sứ Lê Công Phụng: Không có trong khu vực đánh cá chung, đấy là tàu bè Trung Quốc nó bắn có xảy ra năm 2006 và một số những vụ gần đây, tàu bè Trung Quốc vi phạm một cách trắng trợn trên lãnh thổ, lãnh hải của mình ở vùng Hoàng Sa ở ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, chứ còn trong Vịnh Bắc Bộ khi mình đã phân chia rồi thì hợp tác đánh cá là thường lệ, chứ còn tàu bè Trung Quốc, quân đội Trung Quốc mà bắn vào tàu thuyền của mình là những khu vực khác không phải khu vực trong Vịnh Bắc Bộ.
Lý Kiến Trúc: Đại sứ vừa mới nói cái hiệp ước Vịnh Bắc Bộ nó dựa trên hai yếu tố, yếu tố thứ nhất là nó dựa trên cái công ước về Luật Biển của San Fracisco năm 1982 và dựa trên những địa hình dọc theo bờ biển.
Đại sứ Lê Công Phụng: Dự án quốc tế nữa, thế giới chia biển, chia những cái vịnh như thế nhiều rồi.
Lý Kiến Trúc: Trong hai cái yếu tố đó có cái điểm nào gây cái sự khó khăn và thuận lợi cho mình nhất.
Đại sứ Lê Công Phụng: Nói chung là đều phù hợp với mình và thuận cho mình, cho nên xin nói với các vị cái khó của mình là vì Trung Quốc họ quá lớn quá mạnh, nhưng cái thuận của mình là về luật pháp quốc tế, về tập quán quốc tế, và cái địa hình của mình thuận lợi, chúng ta có cái lợi thế về luật pháp, về pháp lý, về địa hình cho nên chúng ta mới chia được như vậy, chúng ta mới hơn được như vậy, chứ còn nếu mà chúng ta không có mấy cái lợi thế pháp lý và tập quán chúng ta gặp hết sức khó khăn.
Lý Kiến Trúc: Thưa Đại sứ đó là chủ đề thứ hai còn một chủ đề cuối cùng nữa thôi cũng ngắn gọn, Đại sứ vui lòng.
Đại sứ Lê Công Phụng: Đã hơn một tiếng rồi đấy! …
Lý Kiến Trúc: Cái chủ đề thứ ba là chúng tôi muốn đề cập đến hai cái quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thưa Đại sứ đã biết liên tục từ năm 1956-1974 cho đến năm 1988-1992 liên tiếp là lực lượng của Trung Quốc đã chiếm hoàn toàn gần như là 10 đảo quan trọng nhất, Trường Sa hiện nay đã thuộc về tay của Trung Quốc, thì cái vùng biển Nam Hải đó mà chúng ta gọi là biển đông đó thì đang xảy ra những cái sự kiện lớn để tranh chấp về an ninh quốc phòng, về đầu tư kinh tế là những nguồn lợi kinh tế ở đó, thì theo ý kiến của Đại sứ như thế nào về chuyện Trung Quốc chiếm hoàn toàn đảo Hoàng sa và10 đảo Trường sa?
Đại sứ Lê Công Phụng: Trong hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa thì phải khẳng định một điều là Việt Nam hoàn toàn đủ chứng cứ, cơ sở pháp lý và trong căn cứ lịch sử đã khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là chủ quyền của Việt Nam, lãnh thổ của Việt Nam.
Cũng đã có nhiều người nói là có thể đưa ra tòa án quốc tế, đưa ra liên hiệp quốc để đấu tranh cái chuyện này, chúng ta cũng đang dự tính, nhưng mà việc Trung Quốc chiếm Hoàng sa hiện nay là bất hợp pháp.
Chúng ta là những người đầu tiên đến, cho mãi cuối những năm 1960 thì cái đội Hoàng sa của chúng ta, của chính quyền phía Nam vẫn còn quản lý, quân đội của chính quyền miền Nam vẫn còn quản lý. Với thế mạnh của họ, tham vọng của họ thì ai cũng biết, rất lớn, cơ bản cả biển Đông là thuộc về Trung Quốc mà giờ này thế giới người ta không chấp nhận được. Bộ ngoại giao Mỹ vừa rồi, Thứ trưởng ngoại giao Mỹ vừa rồi sang Hà Nội vừa rồi cũng nói: yêu cầu Trung Quốc là không hợp lý, là không chấp nhận được, mặc dầu họ (Mỹ) không muốn tham gia vào chuyện tranh chấp lãnh thổ giữa nước này với nước khác.
Còn đối với Hoàng sa thì cũng nên nói rõ với các vị Hoàng Sa Việt Nam là của chúng ta, (chú thích: Có lẽ ông Phụng nói nhầm - ý ông muốn nói về Trường Sa), nhưng mà Việt Nam hiện nay là nước đóng chốt và quản lý nhiều nhất, Trung Quốc nếu cả Đài Loan thì Đài Loan chiếm cái đảo lớn nhất, đảo Ba Bình.
Thế còn Việt Nam hiện nay chúng ta quản lý hai mươi hai, hai mươi ba đảo, Trung Quốc thì chỉ có mấy cái bãi đá ngầm chứ không có đảo, Trung Quốc không phải như các vị nói là mười đảo lớn quan trọng nhất Trường Sa là Trung Quốc chiếm đâu, không có, Trung Quốc sau những năm 1988 hay năm chín mươi mấy thì họ có chiếm một số bãi đá ngầm, họ xây nhà trên đó cũng là sự bất hợp pháp vi phạm chủ quyền của Việt Nam.
Ta đấu tranh quyết liệt phía Trung Quốc, đấu tranh thường xuyên, đây cũng là vấn đề rất là khó giải quyết một sớm một chiều, lập trường của chúng ta là Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, yêu cầu Trung Quốc và các nước khác tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của chúng ta. Bây giờ chiếm Hoàng Sa rồi chúng ta đã phải đấu tranh thương lượng, họ thì không muốn thương lượng, chúng ta vẫn cứ phải thương lượng với họ để họ trả cho chúng ta. Hiện nay về vấn đề chủ quyền lãnh thổ nó hết sức phức tạp, rất nhạy cảm, cho nên chúng ta cùng các nước ASEAN và Trung Quốc thỏa thuận, không gây thêm phức tạp, thông qua thương lượng đàm phán để giải quyết vấn đề chủ quyền.
Lý Kiến Trúc: Nhưng mà thưa Đại sứ, rõ ràng hiện nay thì thực tế quần đảo Hoàng Sa thuộc về tay Trung Quốc, và một số hải điểm quan trọng mà có thể có khả năng về dầu khí nằm dưới lòng biển ở Trường Sa cũng về tay Trung Quốc, vậy thì thưa Đại sứ, điển hình là bây giờ cái cuộc tranh chấp nổi sóng đó qua một sự vụ chẳng hạn như vụ cái công ty dầu ExxonMobil của Mỹ đã bị người ta tạm gọi là ‘đại bác miệng’ của Trung Quốc áp lực phải từ bỏ, cái điều đó thì chúng ta có những biện pháp nào để giải quyết cái thực tế hiện nay của Trung Quốc ở biển Đông.
Đại sứ Lê Công Phụng: Tính chất chủ quyền hiện nay nó cũng gắn liền với tính chất tài nguyên. Trung Quốc cũng có đang có nhu cầu về năng lực rất lớn. Khu vực Trường Sa chúng tôi cho là cũng có nguồn tài nguyên, thế giới người ta nói như vậy, thì chúng ta đang tiến hành hợp tác và đã tiến hành hợp tác với rất nhiều công ty trong đó có nhiều công ty Mỹ. Tôi muốn nhắc lại lời ông Thứ trưởng Bộ ngoại giao Mỹ vừa rồi nói ở Hà Nội cách đây mấy hôm, nói là các công ty của Mỹ vẫn tiếp tục hợp tác, vẫn tiếp tục làm ăn với Việt Nam những cái chỗ mà họ đang làm, đấy là họ nói, còn chúng ta cũng nói thẳng với Trung Quốc, chúng ta nói thẳng với Trung Quốc là những cái chỗ này là của Việt Nam, các anh có cản có đe dọa chúng tôi vẫn làm và chúng tôi phải bảo vệ cái lãnh thổ của chúng tôi.
Đúng là Trung Quốc đã chiếm, chúng ta đang đấu tranh để đòi lại, đòi được hay không là chuyện khác, nhưng mà kiên trì đấu tranh, bây giờ không đấu tranh được, con cháu tiếp tục đấu tranh, vì đó là lãnh thổ của chúng ta chúng ta phải làm, nhưng mà rất khéo léo bên cạnh một nước lớn không phải lúc nào cũng xông ra biểu tình chửi bới mà đòi, nếu biểu tình mà đòi được thì nên biểu tình, còn nếu biểu tình mà không đòi được thì đừng gây phức tạp, nó sẽ phức tạp ra, nó căng thẳng ra, phải thông qua đàm phán thương lượng.
Lý Kiến Trúc: Theo như Đại sứ nói thì phát ngôn viên Lê Dũng của chính phủ Việt Nam cũng có nói là cuộc tranh chấp này sẽ đưa ra thông qua cuộc đàm phán, ông thứ trưởng ngoại giao của Mỹ là ông....... cũng đã tuyên bố là những công ty khai thác dầu khí của Mỹ được quyền vào khai thác ở những vùng đó trong cái sự chủ quyền của Việt Nam, Tổng thống Bush thì tuyên bố sẽ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, vậy thì chúng ta cứ đợi những lời nói đó và những cái điểm mà thông qua đàm phán thì bao giờ mới có thể đàm phán được?
Đại sứ Lê Công Phụng: Chúng ta cần sự ủng hộ của quốc tế, ai ủng hộ cũng tốt, nhưng cái chính là việc của mình, mình phải chuẩn bị các phương án, các cách làm để bảo vệ cái lợi ích của mình, bảo vệ cái chủ quyền của mình, còn đàm phán thì vẫn tốt hơn là đánh nhau, đàm phán tốt hơn đánh nhau, đám phán giành lại tài sản lâu nhiều chục năm vẫn tốt hơn, bây giờ đánh nhau mình cũng đánh nhau quen rồi, đâu có ngại ai, thế nhưng mà lực của mình hải quân như thế nào, không quân như thế nào, đánh nhau ai thắng ai thua, đấy là một chuyện, phải suy nghĩ để tìm biện pháp, không phải là cáu lên là đánh, cáu lên là đòi, bây giờ mình phải có trách nhiệm với đất nước mình là chính, chiến tranh một ngày tàn phá có thể là bằng cả ba, mười năm xây dựng, trước hết là mình lo chuyện đấy, thứ hai là mình là quốc gia có trách nhiệm với thế giới, với cộng đồng, rồi xông lên đánh nhau tạo cái sự bất ổn định trong khu vực, không phát triển, không hợp tác được, đâu phải là chuyện dễ dàng, trước hết là lợi ích của mình, giữ hòa khí để phát triển, giữ hòa khí để cho mạnh lên, rồi đàm phán, rồi thương lượng.
Lý Kiến Trúc: Thưa Đại sứ trong cái ý niệm giữ hòa khí trong đó nó có mẫu số dư luận cho rằng là Việt Nam đã tiếp tay với Trung Quốc để mà bành trướng, tiếp tục kế hoạch chiếm lĩnh Biển Đông và Đông Nam Á, cái nguồn dư luận đó theo ý kiến của Đại sứ như thế nào?
Đại sứ Lê Công Phụng: Tôi... cho rằng Việt Nam phối hợp với Trung Quốc bành trướng biển Đông hóa ra là mình nhường Biển Đông cho Trung Quốc thì không phải. Lãnh thổ biên giới, lãnh hải của mình mình phải giữ mà mình cũng không chủ trương bành trướng gì đâu, nhưng mà cũng có thể một điều là đất nước mình bên cạnh Trung Quốc, ông cha đặt mình ở đấy mình phải ở đấy, sống bên cạnh nước lớn, mình phải biết cách sống, đánh cho phong kiến Trung Quốc thua, mình phải cấp gạo, cấp lương thực, cấp vàng, cấp ngựa, cấp xe cho chúng nó về, phải trải thảm đỏ cho chúng nó về, đấy là kinh nghiệm của ông cha sống bên cạnh nước láng giềng, thì mình không học được nhiều thì cũng phải học theo các cụ, bây giờ Trung Quốc ngày càng phát triển mạnh thì mình không ngăn người ta không mạnh được, thì mình học cách sống của người ta, bên cạnh một nước mạnh và cũng nói thật với các vị là đừng có vấn đề gì phức tạp với Trung Quốc, thì mình đâu có yên đâu, mình giữ cái gì của mình thì moị sự sẽ nhận được, nhất là về đất đai chủ quyền, lãnh thổ, xem người ta như thế nào để mình sống với người ta.
Lý Kiến Trúc: Thưa Đại sứ bây giờ thế của một nước nhỏ, chúng ta gọi là nước nhỏ chứ không phải nước yếu, với một nước lớn bên cạnh, thì cái viển ảnh tương lai của sự bành trướng của Trung Quốc về biển đông Đại sứ thấy có mở ra một viễn ảnh đen tối hay không?
Đại sứ Lê Công Phụng: Đấy là vấn đề phức tạp, đây là vấn đề phức tạp mà chúng ta vẫn luôn luôn tính toán để có cái biện pháp đấu tranh thích hợp giữ được cái chủ quyền, trên đường bộ chúng ta đã chia xong với Trung Quốc rồi còn trên biển vẫn chưa xong, tuy rằng Trung Quốc cũng không là cái quốc gia không cần hòa bình. Cuối cùng thì xin cám ơn phóng viên, cám ơn quý vị.
Lý Kiến Trúc: Vậy thì trước khi kết thúc cuộc phỏng vấn này thì xin phép được hỏi Đại sứ câu hỏi cuối cùng, thưa Đại sứ chúng ta nghĩ là vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa hiện nay trên bình diện quốc tế đã tạo ra một cái cuộc phân giải rõ ràng như thế nào?
Đại sứ Lê Công Phụng: Đây là một cái phương án mà chúng ta đang tính, cũng phải hiểu cho là đưa ra toà án quốc tế nó cũng rất phức tạp, chúng ta mạnh về pháp lý, mạnh về chứng cứ, Trung Quốc có chấp nhận, hoặc là các nước khác liên quan có chấp nhận tham gia cái vụ xử án đó hay không là chuyện khác, người ta không tham gia thì tòa án quốc tế không xử được, cho nên không phải mình muốn đưa là đưa, mình có thể kiện, mình có thể đề nghị, người ta có vào, tôi trách nhiệm chia như là Malaysia, hay Indonesia vừa rồi người ta chia hay không thì chuyện đó khác, nhưng đó cũng là một trong những phương án mình tính.
Lý Kiến Trúc: Riêng đối với cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại thì như chúng tôi vừa mới trình bày đất nước Việt Nam và Hoàng Sa, Trường Sa là một cái gia tài thiêng liêng của quốc gia, thì cái vấn đề này theo ý Đại sứ có muốn truyền bá cái vấn đề này đến với cộng đồng Việt Nam như thế nào.
Đại sứ Lê Công Phụng: Tôi nghĩ rằng là tất cả những người Việt Nam dù trong nước hay hải ngoại thì thấu hiểu rất rõ là Hoàng Sa, Trường Sa là việc trong nước chứ không phải ngoài nước, thế cho nên chúng tôi cũng rất mong muốn là nhân dân trong nước cũng như đồng bào ngoài nước, hợp tác với nhau cho chặt chẽ, hỏi, khẳng định đây là chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, xâm phạm hoặc đòi hỏi chúng ta phải phản bác, để cho mọi người hiểu là không chỉ bà con ở hải ngoại, lãnh đạo ở trong nước lại càng giác ngộ cái chuyện này, làm sao để có một cái đường đi, cái bước đi, biện pháp của hiện nay phù hợp với cái thế của mình bên cạnh cái anh và với các nước láng giềng chung quanh.
Lý Kiến Trúc: Thay mặt cho tạp chí Văn Hóa và quý khán thính giả cũng như quý độc giả, cám ơn Đại sứ đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn hôm nay, thứ nhất là xin chúc sức khỏe của Đại sứ và xin gởi những lời chúc sức khỏe của chúng tôi đến với gia đình của Đại sứ, Đại sứ đã có gia đình và các cháu...
Đại sứ Lê Công Phụng: Xin cám ơn tôi đã có gia đình lâu rồi, có cả cháu nội rồi, gia đình tôi cũng mạnh khoẻ bình thường như quí vị.
Lý Kiến Trúc: Nghe nói Đại sứ cũng giàu có lắm phải không ạ?
Đại sứ Lê Công Phụng: Tôi không nghĩ là tôi đáng được cái danh hiệu như vậy. Tôi có thể giàu có về năng lực làm việc, về công tác, về những việc phục vụ đất nước, chứ quan chức Việt Nam chưa ai giàu có, đủ ăn được là may lắm rồi. Nước mình cũng đang phát triển, điều kiện bây giờ nó có khác với lại 10 năm trước đây, 20 năm trước đây, tôi cũng mong giàu nhưng mà chưa được, chờ đất nước giàu lên đã. (cười)
Lý Kiến Trúc: Vâng, chúng ta đều mong cho dân giàu nước mạnh, chúng tôi nghĩ rằng nước chúng ta mạnh và dân chúng ta giàu và hạnh phúc là niềm mơ ước chung.
Đại sứ Lê Công Phụng: Rất mừng được nghe nói như vậy, cám ơn.
Lý Kiến Trúc thực hiện tại Hoa Thịnh Đốn ngày 23 tháng 9, năm 2008.
(Ghi chú: Sau khi cuộc phỏng vấn với ông Đại sứ vừa xong, ngay sau đó tôi được đài phát thanh Á Châu Tự Do (RFA), phóng viên Trà My phỏng vấn trên làn sóng của đài. Đáp lại tấm thạnh tình của đài RFA và tôi muốn công khai cuộc phỏng vấn với ông Đại sứ Lê Công Phụng, tôi đã tặng nguyên văn cuốn băng phỏng vấn cho đài RFA sử dụng. Xin trân trọng cảm tạ đài RFA và cám ơn các quí vị đã theo dõi cuộc phỏng vấn giữa tôi và ông Lê Công Phụng. (LKT)
Xem và nghe tại đây:
Đại sứ Lê Công Phụng trả lời phỏng vấn về vấn đề biên giới lãnh hải với Trung Quốc (phần 1)