VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG – THỨ BẨY 02 SEP 2023
Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com
Song Tử Tây, hòn đảo xanh mọc lên giữa đại dương
https://www.nhatbaovanhoa.com/a11835/song-tu-tay-hon-dao-xanh-moc-len-giua-dai-duong
‘Lưỡi bò 10 đoạn’ củng cố hay xóa sổ 54 vị trí đóng quân của VN
Tập Cận Bình nói ‘Không để bất kỳ ai can thiệp’ vào bước tiến của TQ và VN
Canh bạc quốc tế Biển Đông lật ngửa?
https://www.nhatbaovanhoa.com/a2919/canh-bac-quoc-te-bien-dong-lat-ngua
Bắc Kinh 31/10/2022 - Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc
https://www.nhatbaovanhoa.com/a11492/bac-kinh-31-10-2022-tuyen-bo-chung-viet-nam-trung-quoc
Những điểm quan trọng về lãnh địa và lãnh hải trong Thông Cáo Chung Việt Nam - Trung Quốc 8/4/2015
Biển Đông tiêu tùng! “biển Việt Nam-Trung Quốc”
https://www.nhatbaovanhoa.com/a1391/bien-dong-tieu-tung-bien-viet-nam-trung-quoc
‘Lưỡi bò 10 đoạn’ sẽ củng cố hay xóa sổ 54 vị trí đóng quân của VN
Lý Kiến Trúc
VĂN HÓA ONLINE
02/9/2023
Vì sao Bắc Kinh tung ‘lưỡi bò 10 đoạn’ bao trùm Đài Loan trước khi TT Biden đến New Delhi G20 và Hà Nội
Theo thông báo của tòa Bạch Ốc, Thư ký báo chí của Biden, Karine Jean-Pierre cho biết Tổng thống Joe Biden sẽ tới Hà Nội vào ngày 10/9/2023 sau khi tham dự hội nghị thượng đỉnh thường niên của các nhà lãnh đạo G20 ở New Delhi Ấn Độ.
“Tôi đã nhận được cuộc gọi từ người đứng đầu Việt Nam, rất muốn gặp tôi khi tới G20”, AP dẫn lời ông Biden nói tại buổi tiệc trong lúc đi vận động bầu cử ở Freeport. “Ông ấy muốn nâng chúng ta lên thành đối tác lớn, ngang với Nga và Trung Quốc.”
Trong khi đó, hôm 29/8/2023, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết Tbt Nguyễn Phú Trọng đã ngỏ lời mới TT Biden đến thăm Việt Nam.
“Tôi đã nhận được cuộc gọi từ người đứng đầu Việt Nam, rất muốn gặp tôi khi tới G20”, AP dẫn lời ông Biden nói tại tiệc chiêu đãi ở Freeport. “Ông ấy muốn nâng chúng ta lên thành đối tác lớn, ngang với Nga và Trung Quốc.
Vấn đề là vì sao TT Biden quyết định đến Hà Nội sớm trước khi ông đến New Delhi. Tất nhiên, đây là nghị trình soạn sẵn cho các hội nghị chính trị mà TT Biden đã chọn đến Việt Nam sớm hơn.
Xa hơn, dưới nhãn quan quân sự, vấn đề là “lưỡi bò 10 đoạn” sẽ củng cố hay xóa sổ 54 điểm đóng quân của Việt Nam rải rác khắp quần đảo Trường Sa.
54 điểm đóng quân của Việt Nam trên các thực thể địa lý ở Biển Đông đã được bồi đắp, xây dựng thành các pháo đài tiền đồn bê tông vững chắc khởi đi từ năm 1988, với quân số từ một tiểu đội đến đông hơn (gần như cảm tử quân) trấn giữ và được trang bị vũ khí tối tân.
Cuộc gặp gỡ giữa ông Biden và ông Trọng được bố trí trên nghị trình, nhưng tình hình diễn biến mau lẹ và việc Bắc Kinh tung ra bản đồ “lưỡi bò 10 đoạn” – trên bản đồ cho thấy điểm số 10 bao trùm Đài Loan – có thể làm đảo lộn mọi tính toán.
Đoạn số 10 lưỡi bò bao trùm Đài Loan. Bản đồ gốc từ Global Times. Chú thích thêm của VHO.
Ngày 31/8/2023, Reuters viết từ Beijing – “Trung Quốc hy vọng các bên liên quan có thể xem ấn bản năm 2023 của bản đồ quốc gia tiêu chuẩn một cách “khách quan và hợp lý”. Hôm 31/8, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Wang Wenbin đưa ra tuyên bố này tại một cuộc họp báo khi được yêu cầu bình luận về báo cáo của một số quốc gia, bao gồm Philippines, Ấn Độ và Malaysia, phản đối bản đồ mới.
Phó Thẩm phán Tòa án Tối cao nghỉ hưu Antonio Carpio hôm thứ Tư đã tố cáo bản đồ “tiêu chuẩn” chính thức mới do Trung Quốc công bố, trong đó thể hiện các yêu sách mở rộng của nước này ở biển South China Sea.
Ông Antonio Carpio cho biết phiên bản năm 2023 của bản đồ được ban hành trong Ngày Xúc tiến Bản đồ và Khảo sát Quốc gia hàng năm của Bắc Kinh, hiện có đường 10 đoạn so với 9 đoạn trước đó, bao gồm các khu vực mà Bắc Kinh coi là một phần lãnh thổ của mình.
“Vì vậy, thật khó tin rằng các đường ở Biển Đông, dù là chín hay mười, đều cấu thành biên giới quốc gia của họ. Vì vậy, nếu đó là ranh giới quốc gia của bạn thì mọi thứ trong đó đều là lãnh thổ quốc gia của bạn. Klaro ngayon, họ đã làm rõ điều đó theo cách đó,”
“Tôi nghĩ ý định muốn nói rằng Đài Loan là một phần của Trung Quốc,” Carpio nói thêm.
Cùng vào thời đểm, Biển Đông vừa có hai biến cố; theo VOA 30/8/2023 - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng hôm 28/8/2023 lên tiếng “phản đối” việc Đài Loan tiến hành tập trận bắn đạn thật ở vùng biển xung quanh đảo Ba Bình mà Đài Loan gọi là Thái Bình trên Biển Đông. VOA 31/8/2023 - Một số ngư dân ở Quảng Ngãi hôm 30/8 trình báo với cơ quan chức năng Việt Nam rằng tàu cá của họ đã bị tàu hải cảnh Trung Quốc truy đuổi và dùng vòi rồng tấn công trong khu vực thuộc quần đảo Hoàng Sa, khiến 2 ngư dân trên tàu bị gãy tay và chấn thương vùng đầu. Đây là vụ tấn công mới nhất bằng vòi rồng từ tàu hải cảnh TQ ở đảo Phú Lâm-Hoàng Sa.
Vũ khí Hoa Kỳ rót vào Đài Loan như nước
Ngày 30/8/2023, Reuters đã nhìn thấy hôm thứ Tư, một thông báo cho các ủy ban quốc hội về ý định của Bộ Ngoại giao trong việc bắt buộc chi tới 80 triệu USD trong quỹ FMF để hỗ trợ Đài Loan. Thông báo cho biết: “FMF sẽ được sử dụng để tăng cường khả năng tự vệ của Đài Loan thông qua khả năng phòng thủ chung và kết hợp cũng như nâng cao nhận thức về lĩnh vực hàng hải và khả năng an ninh hàng hải”. Bộ Quốc phòng Đài Loan bày tỏ lời cảm ơn nhưng cho biết họ không bình luận về chi tiết viện trợ, đồng thời lưu ý rằng Hoa Kỳ đã và đang giúp tăng cường khả năng chiến đấu của hòn đảo theo các chính sách và luật pháp hiện hành.
Nghị sĩ Michael McCaul, Chủ tịch Đảng Cộng hòa Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, cho biết ông rất vui vì chính quyền "cuối cùng" đã cung cấp FMF cho Đài Loan. “Những vũ khí này sẽ không chỉ giúp Đài Loan và bảo vệ các nền dân chủ khác trong khu vực mà còn củng cố tư thế răn đe của Mỹ và đảm bảo an ninh quốc gia của chúng ta trước một ĐCSTQ (Đảng Cộng sản Trung Quốc) ngày càng hung hãn”, ông McCaul nói trong một tuyên bố.
Hoa Kỳ, nhà cung cấp vũ khí quan trọng nhất của Đài Loan, tháng trước đã công bố gói viện trợ vũ khí cho Đài Loan trị giá lên tới 345 triệu USD. Tuần trước, Hoa Kỳ cũng đã phê duyệt thương vụ bán hệ thống theo dõi và tìm kiếm hồng ngoại trị giá 500 triệu USD cho Đài Loan dùng cho chiến đấu cơ F-16 cũng như các thiết bị khác.
(Theo Báo cáo của Patricia Zengerle ở Washington; Báo cáo bổ sung của Ben Blanchard ở Đài Bắc; Biên tập bởi Matthew Lewis và Gerry Doyle)
Trong một bài bình luận của tác già Hoàng Sa trên RFA hôm 31/8/2023, tác giả đưa ra câu hỏi: “Vì sao nhiều quốc gia phản đối bản đồ mới của Trung Quốc? trong đó có đoạn:
“Nhà phân tích chính trị, Giáo sư James Chin từ Đại học Tasmania nói rằng động thái này của Trung Quốc nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự này trước các hội nghị thượng đỉnh là “điển hình của ngoại giao Trung Quốc.”
“Thời điểm rất quan trọng. Người Trung Quốc muốn đây trở thành điểm thảo luận tại các hội nghị thượng đỉnh và muốn chứng tỏ rằng họ nhất quán trong việc tuyên bố những vùng lãnh thổ này là của mình.”
Thượng nghị sĩ Philippines Francis Tolentino cũng đã chỉ trích tuyên bố của Bắc Kinh, đồng thời nói rằng “Bản đồ mới nhất của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không còn là ‘Đường 9 đoạn’ nữa, mà là ‘Đường 10 đoạn’. Giờ đây, chúng ta đang nói về ‘Đường 10 đoạn’, chứ không phải ‘Đường 9 đoạn nữa.”
Ông nghị sĩ Francis Tolentino mau quên vụ vòi rồng hải cảnh Trung Quốc “tán công” các tàu tuần tra tiếp tế lương thực cho các binh sĩ của ông ‘cắm dùi” trên bãi Cỏ Mây, hay ông hoan hỉ về việc hải cảnh TQ thả lỏng cửa phong tỏa bãi Cỏ Mây để cho Manila tiếp tế.
Trong cuộc đấu trí ở vùng biển Đông Nam Á, Bắc Kinh thả lỏng bãi Cỏ Mây tung chiêu “Lưỡi bò 10 đoạn”, tung chiến cơ gầm rú đe dọa Đài Loan, quả thật con hổ Bắc Kinh đã làm thế giới nao núng.
Mỹ sẽ giải quyết South China Sea ra sao sau khi tham vấn với Hà Nội?
Việt Nam, Philippines, Đài Loan – khu vực địa chính trị và Biển nào sẽ nặng hơn trong chuyến đi sắp tới của TT Biden?
Trong bối cảnh Biển South China Sea như ‘đống lửa’ xuất hiện khắp nơi, đặc biệt là tình hình Đài Loan, giới quan sát phân vân về chuyện Việt - Mỹ sẽ nâng cấp quan hệ lên mức nào trong ba cấp mà Hà Nội đã đề ra.
TT Jeo Biden đến Việt Nam trong ‘đống lửa’.
Tất nhiên, như các chính khách khác đã từng khuyến khích Hà Nội, ông Biden sẽ lập lại câu chuyện Indo-Pacific và đường lưỡi bỏ 9 đoạn hay 10 đoạn.
Người ta chờ đợi Việt Nam sẽ đóng được vai trò then chốt – trong cuộc họp giữa Biden-Trọng về việc giải quyết các vấn đề ở biển Souhth China Sea từ eo Malacca đến eo Ba Sĩ, bao gồm Biển Đông Việt Nam, Biển Tây Philippines, các vùng biển EEZ của Brunei, Malaysia đến cái đuôi cuối cùng của Biển Đông giáp ranh giới EEZ của quần đảo Natuna-Indonesia.
Khá chủ quan, giới quan sát cho rằng, Việt Nam không muốn xẩy ra chiến tranh ở vùng biển mà họ đang hưởng nhiều lợi tức, từ nguồn cá cho đến khai thác dầu khí, đồng nghĩa với các thực thể lãnh thổ đảo – đá – bãi cạn mà Việt Nam đã chiếm giữ gần như an toàn (hợp pháp) ở thềm lục địa Việt Nam và vùng biển lớn Trường Sa (200 ngàn km2).
Việt Nam muốn giữ nguyên trạng các hiệp ước mà Hà Nội và Bắc Kinh đã ký kết với nhau từ những năm 2015, v.v… hay sẽ thay đổi lập trường và chính sách sau cuộc gặp gỡ với Biden?
Sự chờ đợi khá nóng ruột về việc Việt Nam sẽ nâng cấp quan hệ Việt- Mỹ lên mức “Đối tác chiến lược toàn diện” quốc phòng hay ở mức độ vừa phải – dù ở mức độ nào đi nữa – nó có ảnh hưởng đến mối quan hệ an ninh quốc phòng, chính trị, kinh tế như thế nào đối với Trung Quốc?
Thiết tưởng không thừa khi đưa ra câu hỏi: Việt Nam có nên chính thức gia nhập vào Indo-Pacific để thoát "gọng kìm lịch sử" Trung Quốc?
Mỹ sẽ giải quyết ra sao các vùng biển-đảo Việt Nam đã chiếm giữ từ năm 1988 ờ Trường Sa?
Mọi người sẽ thở phào trong cuộc hội đàm Joe Biden – Nguyễn Phú Trọng được công bố vào ngày 10/9/2023 tại Hà Nội.
Lý Kiến Trúc
California 02/9/2023