VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG – THỨ SÁU 15 SEP 2023
Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com
Tổng thống Joe Biden “chuyển hóa” ông trùm đỏ Bolshevik ở Đông Nam Á?
Lý Kiến Trúc
VĂN HÓA ONLINE
15/9/2023
“Cộng sản kỵ nhất hai mẫu người: lỗi lạc trong đảng và bất khuất trong tù. Lỗi lạc sẽ tái hiện một Gorbachev, bất khuất sẽ tái hiện một Mandela. Cả hai mẫu người này đều có ở Việt Nam.” (lkt)
Hầu như giới Truyền thông Quốc tế và Việt Nam trong nước đều đưa ra nhận định chuyến công du Việt Nam của Tổng thống Joe Biden diễn ra trong vòng 24 tiếng tại Hà Nội đã đi vào lịch sử.
Nhưng thế nào là lịch sử? Lịch sử Đông - Tây có gặp nhau không?
Trên tờ Tuổi Trẻ (TTO) phát một bản tin ngắn hàm ý khá sâu rộng: “Tối 10/9/2023, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cùng lúc gửi lời cảm ơn đến Việt Nam trên cả mạng xã hội Facebook và X (Twitter).” (1)
Đích thân gởi đến mạng xã hội (toàn dân), Tổng thống Biden viết rằng: “Cảm ơn Việt Nam vì sự đón tiếp nồng hậu. Tôi biết rằng đây sẽ là chuyến công du lịch sử.”
Trước đó, trong buổi họp báo tuyên bố báo chí chung với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, TT Biden phát biểu: "Thưa ngài Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, cảm ơn ngài vì sự tiếp đón nồng ấm và chân tình mà ngài dành cho tôi ở Việt Nam vào thời điểm mang tính lịch sử này".
Đáp lại, rất lịch sự và chan chứa tình cảm, Tbt Trọng nói: “Vì vậy, nhiệm vụ của tôi và của ngài, thưa ngài Tổng thống …, cuộc họp thành công. Và trong tương lai, chúng ta hy vọng sẽ cùng nhau bước vào một hành trình mới như Tổng thống Joe Biden đã đề cập. Tôi nói từ trái tim của tôi về vấn đề này.”
Vì sao ông Biden gọi đây sẽ là chuyến đi lịch sử vào thời điểm mang thời khắc lịch sử và vì sao ông Trọng nói từ trái tim của ông? Một chính trị gia hàng đầu của Việt Nam, một thời là lý thuyết gia cộng sản số 1, hôm nay nói từ trái tim.
Vì sự kiên trì và lòng hào hiệp của người Mỹ đối với một địch thủ đáng nể. Vì một khu vực địa lý đất - biển tối quan trọng trong chiến lược ‘be bờ’ sự trỗi dậy của con hổ phương đông ác ôn đầy tham vọng mà ai cũng sợ, mà hai nhà lãnh đạo Việt-Mỹ nói với nhau vào thời điểm mang tính lịch sử.
Trước hết, thời điểm này đánh dấu quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ đã ‘nhẩy cóc” một lúc lên hai bậc.
Thứ đến, vì 100 triệu người dân trong nước Việt đồng thuận về ý tưởng phải “hướng Tây” thôi.
Hay là vì tờ giấy màu xanh của ông trùm xanh đã “chuyển hóa” được màu đỏ của ông trùm đỏ?
Hay vì con mắt của hơn hai triệu người Mỹ gốc Việt ở hải ngoại (mà TT Biden đã nhắc tới) đang ngong ngóng một “big bang” triệt để ở Việt Nam?
Vì niềm tin mới: hòa bình và thịnh vượng thực sự đã tới lúc phủ bóng trên toàn cõi quê hương nước Việt?
Thật ra “nội hàm” của hai luồng tư tưởng chiến lược đã gặp nhau ở một điểm cao nhất trên tất cả các nghi thức ngoại giao. Các hạng mục khoa học, công nghệ, khí hậu, văn hóa, kinh tế, thương mại, đầu tư, tái đầu tư v, v … đều là biện pháp thực dụng, kể cả ý thức hệ cộng sản – tư bản (nếu) cho rằng nó đã cáo chung?
Trong cuộc họp báo tại Hà Nội chiều Chủ Nhật 10/9/2023, Tổng bí thư đảng CsVN Nguyễn Phú Trọng phát biểu: “Vì lợi ích của nhân dân hai nước và phù hợp với mong muốn tăng cường hơn nữa hợp tác vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững trong bối cảnh mới, tôi và Tổng thống Biden đại diện hai nước thông qua Tuyên bố chung của lãnh đạo nhằm nâng cao tầm quan trọng của việc hợp tác giữa hai nước. Việt Nam-Mỹ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.”
Ông trùm đỏ, lý thuyết gia số 1 của đảng CsVN Nguyển Phú Trọng đã “đầu hàng” hay “ngả nón ngưỡng mộ” nền văn minh của Mỹ và phương Tây?
Mỹ - Nato và phương Tây tranh chiến với Nga ở Ukraine kích thích cho Việt Nam một cái nhìn mới về cuộc chiến tranh tổng hợp, nào là ý thức hệ, nào là sự độc lập toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, nào là tinh thần chiến đấu của binh sĩ và sức mạnh của thế hệ vũ khí.
Đặc biệt về vũ khí, nó đã tạo ra cái lượng định mới cho các nhà quân sự Việt Nam thực tế hơn, quốc phòng hơn trong kho vũ khí mua của Nga hay của Trung cộng còn sót lại.
Vũ khí được sử dụng từng bước theo diễn tiến của cấp độ chiến cuộc. Đó là chưa kể đến kho vũ khí chiến lược để dành để “kết thúc” cuộc chiến.
Ukraine War chứng tỏ vũ khí Nga “lép vế” trước vũ khí Mỹ-Nato.
Riêng ở Việt Nam, tháng 6 vừa qua, USS Ronald Reagan và Mẫu hạm Izumo Nhật Bản làm mưa làm gió ở quân cảng Đà Nẵng và Cam Ranh chắc chắn động não các bộ óc quân sự.
https://www.nhatbaovanhoa.com/a11867/thang-6-kinh-hoang-
https://www.nhatbaovanhoa.com/a11914/indonesia-my-xiet-chat-trung-quoc-o-phia-nam-bien-dong
Chỉ tội cho Ukraine và dân chúng hiền lành. Làn sóng “di tản” người dân Ukraine tỵ nạn chiến tranh qua các nước thân phương Tây đã cho người tỵ nạn có dịp so sánh về đời sống dân sinh ở đế quốc Xô Viết và Ukraine tham nhũng với các quốc gia dân chủ phương Tây.
Đúng ra thì quốc gia nào cũng có nạn tham nhũng. Nhưng ở nước ta bây giờ thì người dân trắng mắt ra nhìn chúng nó ăn đớp khủng khiếp gầp ngàn lần tham nhũng thời VNCH. Có lẽ là chỉ có quốc gia theo nền “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” mới có hàng ngàn hàng vạn “đại gia – đại gian”.
Thêm một ví dụ thời sự về thời khắc lịch sử Biden-Trọng. Trên tờ TTO trong nước có đoạn nhá nhem thêm: “Quan hệ đối tác đó tiếp tục dựa trên cơ sở tôn trọng đầy đủ những nguyên tắc cơ bản định hướng cho quan hệ hai nước trong thời gian qua, trong đó có tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế và thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau.”
Sao lại của nhau? Vẫn có vẻ như còn ngay ngáy về hàng chữ thể chế chính trị độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
Sao lại của nhau? Trong 20 năm trước đây xa lắc (1955-1975) người Mỹ, lính Mỹ đến Việt Nam có cướp miếng đất nào không nhỉ?
Vậy thì sao lại của nhau? Của Việt Nam thì đúng hơn. Ai đủ khả năng lật đổ ai để mất đi sự toàn vẹn lãnh thổ? Khôi hài nhìn thấy ngay ở Việt Nam.
Tuy nhiên, đấy là chuyện trong Thông báo chung và trong cuộc họp báo quốc tế. Thế còn chuyện gì khác nữa?
Mọi sự khởi đầu từ cú phôn ngày 28/7/2023 của nhân vật hàng đầu Việt Nam; TT Biden xác nhận: "Tôi nhận được cuộc gọi từ người đứng đầu Việt Nam, rất muốn gặp tôi khi tôi tới G20. Ông ấy muốn nâng tầm để Mỹ thành đối tác lớn, cùng với Nga và Trung Quốc."
Như mọi người thấy, ông Trọng không gặp ông Biden ở G20 New Delhi, ông Biden cũng gác mọi chuyện ở thủ đô Jakarta để bay ngay sang thủ đô Hà Nội.
Hai ông Biden-Trọng đã có lần gặp nhau ở Hoa Thịnh Đốn và nay là Hà Nội. Họ đã cùng nhau quyết định mở chương mới trong lịch sử Việt Nam. Họ đã can đảm đẩy lùi quá khứ vào quên lãng.
Trong đôi mắt hôm nay nhìn về hai cựu thù, từ năm 1955, người Mỹ đặt chân đến Việt Nam, một giai đoạn lịch sử “chết chóc” 20 năm, nhưng chỉ có 6 năm trực chiến (1965-1970) giữa những người lính phương Đông và người lính phương Tây, chiến trường đẫm máu khốc liệt. Hỏa lực của các loại vũ khí khai thác tối đa. Các binh đoàn cộng sản đã đốn ngã hơn 58 binh sĩ Mỹ ngã ngựa; và ngược lại, vũ khí Mỹ “lùng và diệt” hàng trăm ngàn bộ đội Bắc Việt vùi thây ở cao nguyên, Trường Sơn, giới tuyến, Hạ Lào. Hậu quả không chỉ gieo đến cho hai đoàn quân viễn chinh nội ngoại mà còn hủy diệt hàng trăm ngàn binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa cùng với quân nổi dậy Mặt Trận bỏ mạng trên các trận địa, cùng với hàng chục triệu dân lành Nam-Bắc tan tác quấn khăn tang.
Trong đôi mắt của hai cựu thù, Biden-Trọng có vẻ như tìm cách vượt qua nỗi đau quá khứ.
Người ta quên rằng nỗi đau quá khứ đã tiêu diệt hàng triệu thanh niên thanh nữ nhân tài của đất nước Việt. Chiến tranh cục bộ, chiến tranh giải phóng, một kiểu mới về diệt chủng?
50 năm qua kể từ ngày “lịch sử Paris” 27 tháng Giêng năm 1973 sắp xếp oan nghiệt, ông trùm đỏ lên tiếng rất mới, rất lạ, rất tâm tình. Nhưng để cho “chắc ăn” và “vận dụng tài tình tư tưởng” của ông Hồ Chí Minh, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ và các đối tác quốc tế khác theo tinh thần mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra sau khi Việt Nam giành lại độc lập. Nghĩa là Việt Nam mong muốn là bạn của tất cả các nước. Đối với Hoa Kỳ, Chủ tịch nước - Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định nền độc lập hoàn toàn của Việt Nam và khẳng định Việt Nam sẵn sàng hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ. Sự độc lập và hợp tác này sẽ mang lại lợi ích cho toàn thế giới.”
Người ta hoài nghi có một ẩn ngữ gì đó vào ngày 10 tháng 9 năm 2023. Ông Trọng khẳng định sự độc lập của Việt Nam và sự hợp tác với Hoa Kỳ sẽ mang lại lợi ích cho toàn thế giới.
Mảnh đất chữ S nhỏ xíu ở viễn đông bên bờ Biển Đông (South China Sea) giáp đất giáp biển với Trung Quốc sẽ mang lại lợi ích cho toàn thế giới. Lạ.
Vì sao lạ?
Vì Biển Đông mang lại hàng ngày tỷ đô la cho thế giới?
Vì sự đòi hỏi bức thiết “buộc những cái đầu trong não bộ giới cầm quyền” phải thay đổi sự lệ thuộc vào Trung Quốc để tới lúc “thoát Trung”?
Trong lời phát biểu của TT Biden, ông có nhắc đến chương trình Fulbright Việt Nam và hàng triệu Người Mỹ gốc Việt, ông cũng không quên vấn đề Biển Đông, ông cũng không quên rào đón về chuyện đối xử với Trung Quốc;
Nói với các phóng viên ở Hà Nội hôm 10/9/2023 tại họp báo, ông Biden nói: “hành động của Mỹ không phải nhằm kiềm chế hay cô lập Trung Quốc mà nhằm duy trì sự ổn định theo luật lệ quốc tế; “Tôi nghĩ chúng ta đã tư duy bằng nếp nghĩ của Chiến tranh Lạnh. Vấn đề không phải là như vậy mà là việc tạo ra sự tăng trưởng và ổn định kinh tế”;
Ông nói thêm: “Tôi muốn thấy Trung Quốc thành công về mặt kinh tế, nhưng tôi muốn thấy họ thành công dựa trên luật lệ.”
Thế nhưng, Bắc Kinh nổi tiếng là ngoan cố có “thuận” hay dựa trên luật lệ như Tuyên bố chung Mỹ-Việt 2023 không? Con đường tơ lụa đi qua ngả đất Việt, biển Việt quá là êm xuôi.
Thử xem qua:
“Hai Nhà Lãnh đạo khẳng định ủng hộ nhất quán việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, cũng như tự do hàng hải và hàng không, thương mại hợp pháp không bị cản trở ở Biển Đông, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mỗi quốc gia, phù hợp với luật biển quốc tế được thể hiện trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982);
“Hai Nhà Lãnh đạo ghi nhận tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả toàn bộ Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông năm 2002 và tái khẳng định ủng hộ các nỗ lực của ASEAN nhằm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông hiệu lực và thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982 và không ảnh hưởng tới các quyền của bất cứ quốc gia nào theo luật pháp quốc tế.”
https://www.nhatbaovanhoa.com/a11951/tuyen-bo-chung-viet-my-2023
Người ta hy vọng chương mới Tuyên bố chung sẽ không tái hiện hay còn vướng vất bàng hoàng vì một giai đoạn “đấu tố” phi nhân khủng khiếp giữa con người và con người, của 20 năm nội chiến ngoại chiến, của sự sụp đổ tan tành bức tường ô nhục Bá Linh kéo theo sự sụp đổ bức màn sắt 1889 – cái nôi chủ nghĩa cộng sản; mà chương mới phải là sự vươn lên tương lai màu xanh hòa bình và thịnh vượng.
Theo tôi, đây là khía cạnh ‘nội hàm’ quan trọng nhất trong cái bắt tay nồng ấm của Tt Joe Biden và Tbt Nguyễn Phú Trọng ở trụ sở trung ương đảng CsVN.
Không phải như Tổng thống Ronald Reagan năm 1889; một cách lạc quan khoa trương, Tổng thống Joe Biden năm 2023 đã “chuyển hóa” được ông trùm đỏ Bolshevik ở Đông Nam Á.
Phải chăng đó là thời khắc của lịch sử – từ trái tim ông Nguyễn Phú Trọng, một “Menshevik?”
Cái bắt tay nồng ấm trong thời khắc lịch sử ngày 10/9/2023 tại Hà Nội.
Lý Kiến Trúc
California 15/9/2023
(1) https://tuoitre.vn/tong-thong-joe-biden-cam-on-viet-nam-tren-mang-xa-hoi-20230911000802621.htm