VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG - THỨ SÁU 09 FEB 2024
Marcos kéo cơn bão Biển Tây vào Hà Nội? – Kỳ 2
VN đứng trước ‘COC II’ và bài toán ‘xôi đậu’ Song Tử Đông, Song Tử Tây, Thị Tứ, Subi
Bản đồ minh họa Biển Tây Philippines và vị trí cụm đảo “xôi đậu” Song tử Đông, Song Tử Tây, Thị Tứ, Subi. VHO/lkt Map
Lý Kiến Trúc
VĂN HÓA ONLINE
09/2/2024 - Kỳ 2 (sửa chữa)
Kỳ 1: Marcos kéo cơn bão Biển Tây vào Hà Nội?
https://www.nhatbaovanhoa.com/a12165/marcos-keo-con-bao-bien-tay-vao-ha-noi-
Chỉ còn vài ngày nữa năm Giáp Thìn sắp bước tới. Tôi biết chúc Việt Nam/Biển Đông những gì?
Nghĩ đến cuộc “đổ bộ’ của cơn bão Biển Tây vào Hà Nội, gần đúng một năm sau chuyến đi của Tổng thống Marcos Jr. đến Bắc Kinh hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình ngày 23/1/2023. Tất nhiên hai chuyến đi của ông Marcos (phe tự do) gặp hai nguyên thủ (phe cộng sản) tuy hai mà một nhưng cũng có thể tuy một mà hai.
Lan man đâu đó râm ran câu chuyện “con ngựa thành Troia”.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp đón Tổng thống Philippines Marcos Jr. tại Đại Lễ Đường Nhân Dân, Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 23/01/2023. AP - Shen Hong.
Vài dấu mốc lịch sử
Tôi nhớ có lần ông Tổng bí thư đảng CsVN Lê Duẩn phát biểu vào năm 1979 khẳng định “các đồng chí thấy họ có âm mưu cướp nước ta từ lâu và âm mưu đó ác độc như thế nào; “bọn phản động Bắc Kinh sẽ đánh nước ta từ biển Đông”.
Cái loa Bắc Kinh phụ họa rêu rao “Sáng ăn cơm Vân Nam, tối ăn cơm ở Hà Nội”. (1)
Nhưng tâm bão hiện nay không từ Biển Đông mà từ Biển Tây theo chân Tổng thống Philippines Marcos Jr. tràn vào Hà Nội.
Kể từ năm 1988, Hà Nội quyết định đưa nhóm tàu không vũ trang đi “cắm cờ” ở các đá chìm nổi trong quần đảo Trường Sa (TS88) – Hà Nội cố tình để nhóm tàu này rơi vào bẫy lửa đạn xâm lược của Bắc Kinh, hải quân bọn phản động ngay lập tức tàn sát lính Việt ở đá Gạc Ma.
Nhưng thời gian đã cho thấy Bắc Kinh rơi vào cái lưới của Hà Nội giăng ra. 64 lính công binh hải quân Việt Nam chìm dưới đáy biển là cái loa cho Hà Nội la làng cho thế giới biết âm mưu ‘đánh nước ta từ biển Đông’. 64 lính hải quân liều chết để cắm cho được ngọn cờ chủ quyền mà bọn phản động Bắc Kinh đang âm mưu từ bàn đạp Gạc Ma sẽ tiến chiếm toàn bộ Trường Sa dựa trên kịch bản Hoàng Sa.
Thế nhưng bọn phản động Bắc Kinh phải khựng lại. Kế hoạch xâm lược từ Biển tan vỡ. Sau này ông Đại tướng cộng sản Lê Đức Anh đã có bài phân tích về vị trí chiến lược của Biển Đông/Quần đảo Trường Sa và vì sao VN phải tung quân đi ‘thụ đắc lãnh thổ’ cho bằng được.
Đến thời ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thì tình hình trên đất và dưới biển có khác. Nếu lấy sức mạnh quân sự đối đầu với Trung cộng e rằng như trứng chọi đá. Bài học năm 1979 Bắc Kinh thiêu rụi 6 tỉnh Việt Bắc là bài học xương máu. Bài học 1988 là bài học về vùng xám.
“Trong việc tăng cường phòng thủ bờ biển, hải đảo và thềm lục địa có hai vấn đề nổi lên rất quan trọng và cấp thiết cần phải giải quyết. Đó là, tiếp tục hoàn thiện bố trí lực lượng trên các đảo thuộc khu vực quần đảo Trường Sa và việc xử lý các vấn đề thuộc cảng quân sự Cam Ranh. Phải thấy hết vị trí chiến lược của biển Đông. Trước tiên, phải lo phòng thủ quần đảo Trường Sa, nơi có thể xảy ra xung đột. Ta phải hành động kiên quyết để bảo vệ các đảo nổi và đảo chìm.” (1)
Ông Trọng đã xây dựng được cơ chế đối thoại song phương về chính trị qua các thỏa ước nguyên tắc về biển Việt Nam và biển Trung Quốc. Có ai tin được các buổi ‘trà đàm’ đã ‘thuyết phục’ được ông chủ Trung Nam Hải? Mới đây, hai bên đã có cuộc họp ở Tp HCM (05/2/2024) thảo luận các vấn đề trên biển và nhất trí thực hiện tốt nhận thức chung cấp cao, thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc.
Ở 6 tỉnh biên giới Việt-Trung, ông Trọng đã chỉ đạo cho bộ quốc phòng thực hiện một hệ thống cột mốc quân sự dài cả ngàn cây số dọc theo biên giới. Tuy có một số cây số, hoặc km2 đất ta bị đất tầu gặm vào, nhưng xét về mức độ an ninh không đến nỗi nào – quan trọng là xác định được lãnh thổ trên từng cây số.
Riêng Vịnh Bắc Việt thì được hai ông chủ cùng nhau làm chủ. Thỉnh thoảng có các cuộc tuần tra chung để xác để kiểm tra lằn ranh ‘quốc cộng’. Mới đây, hôm 04/2/2024, hai bên đã tổ chức cuộc tuần tra chung ở vùng biển cực bắc Vịnh Bắc Việt giáp ranh Tp. Móng Cái (VN) và Tp. Đông Hưng (TQ), Tp. Phòng Thành Cảng (TQ);
Ngoài ra, hai bên lại có các cuộc đàm phán tuần tra sâu về phía nam có thể là để mở rộng thêm cửa Vịnh, ăn sâu vào hải phận mũi đảo phía nam của đảo Hải Nam. Bài học vụ tàu USNS Impeccable năm 2009 còn nóng hổi.
(thêm: Vụ tàu do thám USNS Impeccable bị mấy con tàu dân quân đặc công biển Trung cộng chặn mũi hò hét xua đuổi ngày 08/3/2009 xẩy ra cách phía nam đảo Hải Nam 75 dặm, bên ngoài hải phận Trung Quốc, nhưng lại ở trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của hai nước Việt-Trung. Từ vụ này, bọn phản động đẻ ra hàng chục ngàn tàu cá dân quân bủa đi khắp Biển Đông Biển Tây.)
XEM THÊM:
Vịnh Bắc Việt: Căn cứ bất khả xâm phạm? Vết hằn còn đó
https://www.nhatbaovanhoa.com/a11758/vinh-bac-viet-can-cu-bat-kha-xam-pham-vet-han-con-do
USNS Impeccable “thăm dò” Hoàng Sa, TQ bắn xối xả đạn thật xuống “mục tiêu giả định”
Vì sao từ Biển?
Năm 1833, 1834, 1836, Vua Minh Mạng đã chỉ thị cho Bộ Công phái người ra Hoàng Sa để dựng Bia chủ quyền, đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ:
“Mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ dài 4, 5 thước, rộng 5 tấc.”
“Vua Minh Mạng đã chuẩn y lời tâu của Bộ Công sai Suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật đưa binh thuyền đi, đem theo 10 cái bài gỗ dựng làm dấu mốc.”
Như vậy, suốt từ thời các Chúa Nguyễn đến thời nhà Nguyễn, Hải đội Hoàng Sa, Hải đội Bắc Hải, đã đi làm nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Từ những năm 1931-1949, Đại nguyên Soái Tưởng Giới Thạch lúc đang đánh nhau với quân Mao đỏ trong lục địa, thế công của Tưởng mạnh tới độ họ Mao đỏ phải mở đường máu cho đoàn quân chạy “Vạn lý Trường chinh” dài gần 10 ngàn cây số. Nhưng sau đó Mao lấy lại thế công quật ngược các binh đoàn của Tưởng đẩy Tưởng lùi dần về biển. Tưởng phải tính tới thế thủ ở ngoài khơi, chuyển hết kho báu lục địa ra căn cứ hậu phương “hòn đảo ngọc Formosa” (tức Đài Loan); cuối cùng ngày 10 tháng 12 năm 1949, Tưởng Giới Thạch quyết định dời Chính phủ Quốc dân ra Đài Bắc (Taipei) lập nên Trung Hoa Dân Quốc.
Pháp và Vương quốc Việt Nam
Tiến sĩ Trần Công Trục (nguyên Trưởng ban biên giới) dẫn Nghị định số 4702-CP ngày 21/12/1933 của Thống đốc Nam Kỳ Krautheimer với diễn dịch rằng Krautheimer sát nhập các đảo Trường Sa, An Bang, Itu Aba, nhóm hai đảo (Song Tử Đông, Song Tử Tây), Loại Ta, Thị Tứ` và các đảo phụ thuộc vào các đảo này vào tỉnh Bà Rịa.
Nếu chỉ dẫn riêng nghị định này không thôi thì có lẽ chưa đủ để nói rằng ngoài các đảo có kể tên được sáp nhập vào Bà Rịa (Vũng Tàu hiện nay) còn có thêm các đảo phụ thuộc vào các đảo này nữa. Bởi vì điều 1 của nghị định đó chỉ ghi như thế này:
“Article 1. – L’île dénommée Spartly et les îlots Caye-d’ Amboine, Itu-Aba, Groupe de Deux-îles, Loaito et Thi-Tu qui en dépendent, situés dans la mer de Chine sont rattachés à la province de Baria.”
Tạm dịch:
“Điều 1. Đảo có tên là Trường Sa và các đảo nhỏ An Bang (Caye-d’Amboine), Ba Bình (Itu-Aba), Nhóm đảo Song Tử (Groupe de Deux îles, Loại Ta (Loaito) và Thị Tứ (Thi-Tu) mà chúng phụ thuộc vào [đảo Trường Sa], nằm ở biển Đông được sáp nhập vào tỉnh Bà Rịa.”
“Năm 1925, theo Khâm Sứ Trung kỳ LeFol viết trong thư ngày 22 tháng 1 năm 1926 gởi cho Toàn quyền Đông Dương, người Pháp bắt đầu nghiên cứu sâu quá trình xác lập chủ quyền của “vương quốc Việt Nam” tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Bản ghi chú cho Vụ Châu Á Đại Dương ngày 15 tháng 5 năm1950, Cố vấn Pháp Luật Bộ Ngoại giao Pháp đã viết rất rõ: “Việc chiếm hữu quần đảo Spartley do Pháp tiến hành năm 1931-1932 là nhân danh Hoàng đế “An Nam”.
Năm 1948, Tổng thống Trung hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch tự vẽ đường chín khúc chữ U (tức đường lưỡi bò) chiếm 80% diện tích biển Nam Hải (Google Map ghi chú là South China Sea, VHO gọi là biển Đông Nam Á). Hồi đó chẳng có nước nào để ý hay lên tiếng phản đối.
Tháng 9 năm 1951, Hội nghị San Francisco quy tụ 51 nước trên giới bàn về việc trả lại chủ quyền các lãnh thổ lãnh hải mà đế quốc Nhật đã chiếm trong thế chiến II, trong đó có vùng biển South China Sea.
Thủ tướng Trần Văn Hữu (nguyên là Kỹ sư Canh nông học ở Pháp) do Quốc Trưởng Bảo Đại cử đi họp đã đưa ra lời tuyên bố rất “hứng khởi”: “Việt Nam rất là hứng khởi ký nhận trước nhất cho công cuộc tạo dựng hòa bình này. Và cũng vì vậy cần phải thành thật lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.”
Không nước nào phản đối “hứng khởi” của Thủ tướng Hữu xác nhận xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam. Rất tiếc, kết quả hội nghị không đưa ra nghị quyết nào xác nhận đòi hỏi của Tt Hữu; (Không rõ Thủ tướng Hữu có đưa ra văn kiện cụ thể lịch sử chủ quyền HS-TS hay chỉ phát biểu mà thôi.)
Sau hội nghị San Francisco, từ năm 1951 đến 1956, do hội nghị không chỉ định nước nào trực tiếp hay chính danh làm chủ vùng biển ở South China Sea hay từng vùng biển (5 nước ven biển là Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia và Brunei); vào thời điểm này, South China Sea không hẳn là “vô chủ” hay “có chủ”, nó trở thành một vùng biển “lơ lửng”, “mạnh ai nấy chiếm hồn ai nấy giữ”, “thụ đắc lãnh thổ lãnh hải”.
Quần đảo Trường Sa. Quy ước màu icon: Hồng (hường): Việt Nam; đỏ: Trung Quốc; xanh: Philippines; xanh nhạt: Malaysia; gạch: Đài Loan; vàng: (chưa bên nào chiếm đóng). Đảo với tên màu vàng là đảo được Pháp tuyên bố chủ quyền năm 1933. Khoảng biển xanh quanh đảo/cụm đảo là lãnh hải của các đảo nổi. Nguồn Nguyễn Tấn Dũng.org
Ngày 20/7/1954, Hiệp định Geneve chia đôi lãnh thổ Việt Nam, lấy vỹ tuyến 17 làm ranh giới thành miền Nam Bắc.
Dưới Vỹ tuyến 17 là toàn bộ quần đảo Hoàng Sa có khoảng 30 thực thể (rộng khoảng 36,000 km2).
Dưới vỹ tuyến 12 là toàn bộ quần đảo Trường Sa rộng khoảng 180,000 đến 200,000 km2, với trên 100 thực thể gồm đảo lớn đảo nhỏ, rạn san hô, bãi đá nửa nổi nửa chìm, cồn cát, vũng biển kín trong rạn san hô vòng.
Geneve 1954 quy định cả hai quần đảo ở South China Sea đều thuộc chủ quyền quản lý của chính phủ Sài Gòn thời Tổng thống Ngô Đình Diệm. Chủ quyền hai quần đảo liên tục từ thời Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa đến thời Đệ nhị VNCH thời Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và cho đến nay.
Năm 1956, biển South China Sea trong bối cảnh “mạnh ai nấy chiếm hồn ai nấy giữ”, Trung cộng đưa quân đi chiếm nhóm đảo phía Đông (nhóm An Vĩnh); VNCH đưa Thủy quân Lục chiến đi chiếm nhóm Trăng Khuyết (Lưỡi Liềm) (Văn Hóa Online gọi là nhóm Hoàng Sa Tây).
Cổ Tấn Tinh Châu: TQLC/VNCH từng bắt sống quân Tầu Ô ở Hoàng Sa năm 1959 / Thượng sĩ Lê Văn Bẩy HQ4: “Hoàng Sa đáng ra không mất”
Tháng 8 năm 1956, Chính phủ Tổng thống Ngô Đình Diệm lệnh cho Thiếu tá Lê Quang Mỹ, tư lệnh lực lượng Hải quân VNCH sau khi tiếp nhận các chiến hạm của Hải quân Pháp giao lại; Thiếu tá Mỹ điều các chiến hạm và lính đổ bộ lên chiếm các đảo Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn và Trường Sa lớn.
Một nghi vấn lịch sử chúng tôi ghi nhận: Vì sao Thiếu tá Lê Quang Mỹ không chiếm nốt hai đảo lớn quan trọng khác là Song Tử Đông và Thị Tứ? trong lúc đảo Song Tử Tây chỉ cách đảo Song Tử Đông chưa tới 3km, cách đảo Thị Tứ khoảng 40 km và một số đá, đảo, bãi ngầm quanh đó; (Nghi vấn: đảo Song Tử Đông có “dấu tích” bia đá chủ quyền do hải quân VNCH xây năm 1956.)
Rất tiếc, nghi vấn này không thấy tài liệu nào hỏi Thiếu tá Lê Quang Mỹ, hoặc lục trong thư khố Bộ tư lệnh Hải quân VNCH.
Cũng trong năm 1956, Đài Loan đưa Thủy quân Lục chiến đi chiếm đảo Thái Bình (Itu Aba – Nhà sử học Nguyễn Nhã gọi là đảo Ba Bình), một hòn đảo lớn nhất nằm ngay trung tâm quần đảo Trường Sa, cách Đài Loan khoảng 1500 km.
Một số tài liệu cho rằng vào các năm 1968, 1971, 1973, 1974, lợi dụng sân khấu chính trị bất ổn và chiến trường miền Nam sôi động ác liệt, Philippines đã đưa quân đi chiếm các đảo của VNCH.
Tiếc thay, chính phủ TT Nguyễn Văn Thiệu/Sài Gòn đã “bỏ qua” các vụ chiếm đóng biển-đảo bất hợp pháp của Philippines và Đài Loan.
Ngày 19/1/1974, nhóm Hoàng Sa Tây (nhóm Nguyệt Thiềm) rơi vào tay Hải quân Trung cộng sau khoảng 30 phút hải chiến mang theo 77 chiến sĩ hải quân Việt Nam nằm xuống lòng biển. Từ đó, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa rơi vào tay quân xâm lược Bắc Kinh.
Quần đảo Trường Sa dưới vỹ tuyến 12 vẫn ở trạng thái nguyên trạng.
Sau 30/4/1975, bộ đội hải quân Hà Nội đi tiếp thu các đảo: Trường Sa lớn, Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết và Sinh Tồn.
Tuy nhiên, một “sơ xẩy” hoặc vì lý do sâu kín nào đó ở vùng biển Trường Sa mà cho đến bây giờ vẫn chưa có tài liệu nào minh bạch; đó là - từ thời Hải quân VNCH (tư lệnh đầu tiên là Thiếu tá Lê Quang Mỹ) không chiếm nốt hai đảo Song Tử Đông và Thị Tứ, và sau 30/4/1975, hải quân Việt Nam/Hà Nội cũng không chiếm hai hòn đảo này trong lúc nó đang ở trong tình trạng “lơ lửng”.
Bốn căn cứ quân sự Song Tử Đông, Song Tử Tây, Thị Tứ và đảo nhân tạo Xu Bi nói theo lời ông Marcos là nó năm gần bờ biển Philippines? Bản đồ minh họa vị trí 4 đảo. VHO Map.
Đặc điểm vị trí của quần đảo Trường Sa là các thực thể quần tụ với nhau san sát (chúng tôi gọi là vùng xôi đậu), ví dụ như đảo Song Tử Đông chỉ cách đảo Song Tử Tây chưa đến 3 km, cách đảo Thị Tứ 24 hải lý (khoảng 40 km), cách đảo nhân tạo Su Bi khoảng 40 km.
Năm 1982, hơn 160 nước tham gia hội nghị Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (The United Nations Convention on the Law of the Sea gọi tắt là UNCLOS 1982) quy định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các quốc gia ven biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở, và thềm lục địa của một quốc gia có thể kéo ra ngoài 200 hải lý cho đến mép tự nhiên của lục địa.
Trận Gạc Ma 1988, trận này diễn ra ngày 14/3/1988, hải quân Trung cộng đã tàn sát 64 công binh hải quân Việt Nam không vũ khí tại đá Gạc Ma khi đi “cắm cờ chủ quyền”. Ngay trong năm này, Việt Nam đã mở “đại chiến dịch TS88” (chúng tôi gọi là Trường Sa 88), tung đặc công hải quân đi chiếm đóng một loạt các đá, bãi cạn, bãi san hô ngầm ờ vùng biển Trường Sa.
Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã báo cáo về sự kiện Trường Sa ở Quốc Hội. (2)
Bản đồ vị trí các đảo “xôi đậu” thuộc quần đảo Trường Sa trong cuộc tranh chấp hiện nay giữa 5 nước Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines và Brunei (tranh chấp biển không có đảo đá). Nguồn: Google images.
Khoảng cách từ quần đảo Trường Sa tới Phan thiết, đảo Hải Nam, Palawan và Taiwan chụp từ Bạch Thư của Bộ Ngoại Giao VNCH công bố năm 1975, tr. 67. Tài liệu của VHO.
Ngày 16 đến 21/3/2023, tuần duyên Philippines cho biết họ đã phát hiện các tàu của Việt Nam và Trung Quốc ở vùng nước quanh Bãi Sabina và Bãi Cỏ Mây.
Ngày 10/5/2023, nhân Thượng đỉnh ASEAN tại Indonesia, Tổng thống Philippines Marcos và Thủ tướng VN Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp bên lề. Ông Marcos nói: “Tôi đã nói chuyện với ông Thủ tướng (Việt Nam). Chúng ta phải tìm ra một cách. Tôi nói rằng sự việc không nên như thế này, chúng ta nên nói chuyện một cách kỹ càng. Đó là lý do tôi đã yêu cầu Bộ trưởng Ngoại giao của cả hai phía nên bắt đầu có thảo luận để hai phía có được một thoả thuận để không có bất cứ vấn đề nào.”
Ngày 15/5/2023, Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines (PCG) đã đặt 5 chiếc phao cố định mang quốc kỳ Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) từ ngày 10-12/5/2023 tại 5 địa điểm trong khu vực 200 dặm (370 km), bao gồm Đá Ba Đầu (Whitsun Reef); trước đó vào năm ngoái Philippines đã lắp đặt các phao hơi tại 4 hòn đảo: Lawak (Vĩnh Viễn), Likas (Bến Lạc), Parola (Song Tử Đông) và Pag-asa (Thị Tứ).
Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines (PCG) lắp đặt các phao hơn nổi xác định lãnh hải thuộc Biển Tây Philippines.
Đảo Thị Tứ (Thitu Island), Philippines gọi là Pag-asa. Ảnh vệ tinh chụp ngày 09/03/2023
Ngày 21/11/ 2023, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. phát biểu ở hội nghị Chuỗi Diễn giả Daniel Inouye tại Hawaii cho biết, chính phủ của ông đã đề xuất một bộ quy tắc ứng xử mới (COC II – Code of Conduct II) riêng với một số nước trong ASEAN (không thuận theo COC I do Trung Quốc khởi xướng). Việt Nam sẽ là nước ông Marcos đi “tham khảo” đầu tiên.
Khả năng xung đột ở ‘cụm đảo xôi đậu’ Song Tử Đông, Song Tử Tây, Đá Nam, Thị Tứ và Su Bi
Phát biểu tại Hawaii Tổng thống Marcos tuyên bố là “các căn cứ quân sự của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp đã “ngày càng gần hơn” với bờ biển Philippines.
Liệu có các va chạm quân sự bùng nổ ở cụm biển-đảo xôi đậu Song Tử Đông, Song Tử Tây, Đá Nam, Thị Tứ và Xu Bi hay không? Ai va chạm ai?
Trong cuộc tranh giành quyền và lợi giữa Việt Nam, Trung Quốc và Philippines hiện nay, so về yếu tố vũ lực hải quân – tuần tra hải cảnh, giữa Việt Nam và Philppines thì Philippines dưới cơ nhưng đằng sau có Mỹ chống lưng; thế còn về phía Việt Nam ai chống lưng?
Chúng tôi trở lại câu hỏi Ai va chạm Ai? Tuyên bố ở Hà Nội, ông Marcos ‘tố” ….. xâm phạm chủ quyền lãnh thổ gần bờ biển Philippines nhưng sẽ tìm cách đối thoại với Bắc Kinh. Đúng là ngôn ngữ ngoại giao.
Vì vậy, các tranh chấp sẽ phải được các bên giải quyết trong “hòa bình”. Nhưng Hòa bình theo kiểu nào?
Căn cứ tiền tiêu Đá Nam phòng vệ phía nam đảo Song Tử Tây.
1/ Đảo Song Tử Tây (tiếng Anh là Southwest Cay); theo Trung tâm nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS, Hoa Kỳ) thì từ năm 2014 Việt Nam bắt đầu nạo vét nền san hô, xây dựng một âu tàu và bồi đắp thêm khoảng 3 hecta cho đảo Song Tử Tây. Theo hình ảnh vệ tinh Landsat-7 (NASA), diện tích đất nổi của đảo sau khi bồi đắp vào khoảng 19 ha (0.19 km2);
Đó là về hình dạng. Về an ninh và phòng thủ, Song Tử Tây là một căn cứ quân sự lớn của VN. Nó có trách nhiệm bao phủ mạn phía bắc vùng biển rộng lớn, liên hợp với hai căn cứ Sơn Ca và Nam Yết để trở thành mạng lưới hỏa lực. Một sân bay trực thăng dã chiến thường trực ngày đêm trên đảo có trách nhiệm bao phủ đảo Song Tử Đông kế bên (hiện do quân đội Philippines chiếm giữ) và báo động các cơn bão từ Biển Tây Philippines.
Song Tử Tây có chiều dài 700 mét, chiều rộng 300 mét, khi thủy triều xuống thấp nhất, đảo cao từ 3,2-4m. Giữa biển xanh, hòn đảo nhô lên hùng vỹ và quan trọng nhất, trên đảo có giếng nước ngọt tuy hơi lợ, giúp cho đời sống người lính có thể thoải mái đóng quân lâu dài mà không phải chuyển dịch;
Ảnh trên: Tượng đài chủ quyền đảo Song Tử Tây chụp vào tháng 4 năm 2014; Ảnh giữa: Những nhà báo lính Hà Nội đặt chân lên đảo Song Tử Tây vào tháng Tư năm 1975 đã thấy có tượng đài cũ xây trước 1975 (ảnh Khắc Xuể); Ảnh dưới: Nhà báo Lý Kiến Trúc đứng giơ tay đo chiều cao bia đá tượng đài chủ quyền trên đảo Song Tử Tây do hải quân VNCH xây dựng ngày 22/8/1956.
2/ Đảo Song Tử Đông (tiếng Anh là Northeast Cay, tiếng Phi là Parola) có diện tích khoảng 12,7 ha, nằm cách Song Tử Tây chưa đến 3 km; đảo có dạng hình bầu dục (trục dài 800 m, trục ngắn 250 m), viền quanh đảo là bãi cát trắng, vào mùa hè, biển êm, có thể bơi qua Song Tử Tây.
Song Tử Đông tuy nhỏ hơn Song Tử Tây nhưng cũng là hòn đảo rất đẹp nhô cao lên giữa biển xanh; tuy nhiên, Song Tử Tử Đông hiện do quân Philippines chiếm đóng vẫn là hòn đảo bí mật khó khám phá.
Wikipedia mô tả: “Sinh cảnh trên đảo tuy nghèo nàn, nhưng hầu như không bị biến đổi, ngoại trừ khu vực khoảng vài trăm m2 ở giữa đảo, nơi xây dựng nhà ở cho quân đội Philippines. Thảm thực vật trên đảo chủ yếu là cây phong ba, muống biển và vài cây phi lao được trồng cạnh khu nhà ở. Cây phong ba với mật độ phát triển khá dày (người rất khó đi bộ cắt ngang qua đảo), với chiều cao thường hơn 2- 4m đến 7-8m, che phủ toàn bộ bề mặt đảo, chính vì thế đảo luôn giữ được thế ổn định trước phong ba bão tố của Biển Đông theo thời gian.”
Bia đá chủ quyền xây trên đảo Song Tử Đông có hình dáng giống bia đá ở đảo Song Tử Tây. Ảnh tài liệu của VHO nhưng không chắc chắn xác định là do hải quân VNCH xây dựng cùng lúc vào năm 1956.
3/ Đảo Thị Tứ (tiếng Anh là Thituu Island, tiếng Phi là Pag-Asa) có diện tích 0, 44 km2 là đảo lớn thứ hai so với đảo Ba Bình (hiện do Đài Loan kiểm soát); đảo Song Tử Tây nằm giữa Song Tử Đông và đảo Thị Tứ.
Bạch Thư về Hoàng Sa và Trường Sa do Bộ Ngoại giao VNCH phổ biến (tuy muộn màng) tại Sài Gòn năm 1975 viết: Năm 1933, nhà cầm quyền Pháp sáp nhập một số đảo chính và các đảo phụ thuộc của chúng trong quần đảo Trường Sa - bao gồm cả các đảo Song Tử Đông và Song Tử Tây - vào địa phận tỉnh Bà Rịa của Nam Kỳ, Đông Dương thuộc Pháp.
Việt Nam Cộng Hòa đã cử chiến ham đi thị sát quần đảo Trường Sa, trong đó có Song Tử Đông. Năm 1963, Hải quân Việt Nam Cộng hòa đưa ba tàu là HQ-404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và HQ-09 Kì Hòa ra xây dựng lại bia chủ quyền Việt Nam tại một số đảo thuộc Trường Sa. Sách trắng năm 1975 về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa nêu rõ ngày xây dựng lại bia chủ quyền ở 6 đảo: ngày 19-5-1963 ở đảo Trường Sa; ngày 20-5-1963 ở đảo An Bang; ngày 22-5-1963 ở đảo Thị Tứ và Loại Ta; ngày 24-5-1963 ở đảo Song Tử Đông và đảo Song Tử Tây.
Đến năm 1968, (thời VNCH), Philippines đã tổ chức chiếm giữ một số đảo ở Trường Sa trong đó có đảo Song Tử Đông.
Đầu năm năm 1974, sau khi Hải quân Trung Quốc giao tranh với Hải quân Việt Nam Cộng Hòa và giành thắng lợi ở quần đảo Hoàng Sa thì chính quyền VNCH cho tiến hành chiến dịch mang tên Trần Hưng Đạo 48, bất ngờ đổ quân chiếm đảo Song Tử Tây.
(VHO: đảo Song Tử Tây đã được hải quân VNCH xây dựng bia chủ quyền và cho quân chiếm giữ từ năm 1956)
Ngày 11 tháng 6 năm 1978, Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. ký sắc lệnh thành lập nhóm đảo Kalayaan (bao gồm đảo Song Tử Đông) trực thuộc tỉnh Palawan của Philippines.
Hôm Chủ Nhật 20/11/2022, ngoài khơi đảo Thị Tứ, Trung cộng đã huy động 42 tàu cá để truy tìm các mảnh vỡ còn sót lại từ một vụ nổ rơi xuống trôi nổi gần đảo Thị Tứ;
Philippines đã yêu cầu Trung Quốc giải thích sau khi một chỉ huy quân đội Philippines báo cáo rằng “lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã dùng vũ lực thu giữ các mảnh vỡ tên lửa của Trung Quốc đang thuộc quyền sở hữu của lính hải quân Philippines ở gần đảo Thị Tứ”. (Các quan chức Philippines cho biết hôm thứ Năm 24/11/2022. (Bộ Quốc phòng PAS qua AP)
Chỉ hai ngày sau vụ nổ bí mật và kinh hoàng ở đảo Thị Tứ; ngày 23/11/2022, Air Force Two đã chở Phó Tổng thống Kamala Harris đáp xuống sân bay quốc tế Puerto Princesa, Palawan – nơi đóng quân của Bộ Tư lệnh hỗn hợp Mỹ-Phi miền Tây.
Tiếng nổ và cuộc săn lùng mảnh vỡ trên biển Thị Tứ
https://www.nhatbaovanhoa.com/a11676/tieng-no-va-cuoc-san-lung-manh-vo-tren-bien-thi-tu
Đảo Hải Nam: bãi phóng phi thuyền không gian của TQ
https://www.nhatbaovanhoa.com/a12133/dao-hai-nam-bai-phong-phi-thuyen-khong-gian-cua-tq
Đó là chưa kể đến các tranh chấp sở hữu các mỏ dầu khí tiềm tàng dưới đáy biển ở khu vực này mà chúng tôi với khả năng hạn hẹp chưa biết được.
4/ Đảo nhân tạo Xu Bi (tiếng Anh là Subi Reef)) do Trung cộng khởi xây từ năm 2014, nằm ở phía tây nam đảo Thị Tứ khoảng 26 km. Đảo nhân tạo Xu Bi có chiều dài là khoảng 5,7 km và nơi rộng nhất của vụng biển là hơn 3,7 km.
Trung cộng xây dựng đảo nhân tạo Xu Bi như một pháo đài biển hình vòng có một đường băng dài rông 3.250m x 55m lớn nhất trong các đường băng hiện có tại khu vực biển South China Sea (Trường Sa), có thể dùng cho chiến đấu cơ lên xuống, có âu tầu bên trong.
Đảo nhân tạo Xu Bi do Trung cộng xây dựng như một pháo đài biển hình vòng có một đường băng dài rông 3.250m x 55m lớn nhất trong các đường băng hiện có tại khu vực biển South China Sea (Trường Sa), có thể dùng cho chiến đấu cơ lên xuống. Ảnh vệ tinh.
“Cụm đảo xôi đậu” gồm Song Tử Đông, Song Tử Tây, Thị Tứ và Su Bi nằm ở vị trí trung tâm biển South China Sea (biển Đông Nam Á rộng 3, 5 triệu km2), được coi là cụm đảo quân sự trọng yếu, phía bắc nhìn về Hoàng Sa, phía đông nhìn về Biển Tây Philippines, phía nam nối với đảo nhân tạo Châu Viên, Chữ Thập nhìn về đảo Trường Sa lớn và vùng duyên hải của VN.
Cụm căn cứ quân sự các đảo Song Tử Đông, Song Tử Tây, Thị Tứ và Xu Bi ở trung tâm biển Trường Sa. Bản đồ minh họa. Google Images.
Trên Văn Hóa Online chúng tôi có các bài viết về vùng biển “xôi đậu”:
https://www.nhatbaovanhoa.com/a11572/xoi-dau-da-beo-o-truong-sa
https://www.nhatbaovanhoa.com/a11555/ai-cam-csvn-boi-dap-dao-da-o-vung-bien-xoi-dau-da-beo-?
Khu vực xôi đậu này có thể là nơi mà Tổng thống Marcos đề cập: “Tiếp tục có… những hành động đơn phương và bất hợp pháp xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của chúng tôi, làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.”
Giới quan sát cho rằng ông Marcos đã kéo cơn bão từ Biển Tây qua Hà Nội, nhưng sẽ được giải quyết như thế nào?
Ngày 31/1/2024, tin từ phóng viên Susan De Leon của Reuters cho biết, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. và Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng chứng kiến việc trao đổi các văn kiện giữa hai viên chức Cảnh sát biển biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác hàng hải.
Tư lệnh Cảnh sát biển Philippines (PCG), Đô đốc Ronnie Gil Gavan và Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam (VCG), Thiếu tướng Lê Quang Đạo, đã chính thức ký biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác hàng hải tại Hà Nội, Việt Nam vào Thứ ba ngày 30 tháng 1, 2024 tại Hà Nội. Reuters
Phái đoàn Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr gặp phái đoàn Thủ tướng VN Phạm Minh Chính tại trụ sở chính phủ ở Hà Nội ngày 30/1/2024. Ảnh: Hữu Hưng
Tuy Tư lệnh Cảnh sát biển Philippines (PCG), Đô đốc Ronnie Gil Gavan và Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam (VCG), Thiếu tướng Lê Quang Đạo, đã trao đổi nhau biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác hàng hải (mà thật ra hai bên đã chuẩn bị trước);
Hôm 30/1/2024, trong cuộc họp với Phạm Minh Chính, ông Marcos khẳng định: “Biển Đông vẫn là một điểm tranh chấp”;
“Chúng tôi kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình trước bất kỳ hành động khiêu khích nào. Nhưng đồng thời, chúng tôi cũng đang tìm cách giải quyết những vấn đề này với Trung Quốc thông qua đối thoại và tham vấn hòa bình với tư cách là hai quốc gia có chủ quyền bình đẳng.” (3)
Lý Kiến Trúc
California 09/2/2024
(1) https://www.nhatbaovanhoa.com/a9977/tai-lieu-cua-le-duan-va-le-duc-anh
(2)
Ngày 25/11/2015, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã có phiên trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội: “chúng ta tiếp tục mở rộng thêm lên 21 đảo, với 33 điểm đóng quân (outpost). Ngoài ra chúng ta còn xây dựng thêm, 15 nhà giàn ở khu vực bãi Tư Chính để khẳng định chủ quyền của chúng ta ở vùng biển này, vùng biển trong phạm vi mà 200 hải lý thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta; (Tổng cộng 54 điểm - đảo +15 nhà giàn = 69 căn cứ)
“Trong khi đó ở quần đảo Trường Sa, Trung Quốc cũng đã chiếm 7 bãi đá ngầm, Đài Loan chiếm 1 đảo nổi, Philipines chiếm 9 đảo, Malaixia chiếm 5 đảo, còn Bruney có đòi hỏi chủ quyền trên vùng biển nhưng không có chiếm giữ đảo nào;
“Như vậy trên quần đảo Trường Sa, Việt Nam là quốc gia có số đảo đang đóng giữ nhiều nhất so với các quốc gia và các bên có đòi hỏi chủ quyền ở quần đảo Trường Sa. Việt Nam chúng ta cũng là quốc gia duy nhất có cư dân đang làm ăn sinh sống trên một số đảo mà chúng ta đang đóng giữ với số hộ là 21 hộ, 80 khẩu, trong đó có 6 khẩu cũng đã sinh ra, lớn lên ở các đảo này.”