Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

09 Tháng Năm 20249:28 SA(Xem: 3204)

VĂN HÓA ONLINE - CHỦ ĐỀ VỊNH THÁI LAN-REAM-PHÙ NAM - THỨ NĂM 93 MAY 2024

image031

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam


RFA 23/4/2024


https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/cambodia-ream-military-port-and-funan-canal-a-big-worry-for-vietnam-04232024094522.html


image033Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019 (minh họa). AFP


Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng. 


AMTI cho biết hai tàu chiến Trung Quốc này là những tàu đầu tiên và duy nhất được cập cảng tại căn cứ quân sự này.


Năm 2020, Thủ tướng Hunsen đã nói quân cảng Ream được mở cho hải quân tất cả các nước ghé thăm.


Tuy nhiên, hồi tháng 2, 2024, hai tàu  khu trục Nhật Bản là TV-3521 Shimakaze và DD-114 Suzunami đã được đưa tới cảng Sihanoukville thay vì cách Ream. Ngay cả tàu của Campuchia cũng không đậu ở bến tàu mới, vừa được hoàn thành bằng tiền của Trung Quốc này. 


Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn”.


Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam. 


image035Vị trí quân cảng Ream (dấu X bên trái), đầu ra Vịnh Thái Lan của kênh đào Phù Nam (dấu X ở giữa) và Tp. Hà Tiên, Việt Nam (dấu X bên phải). Ảnh chụp từ Google Map, RFA đánh dấu vị trí. Google Map


Việt Nam sẽ lo lắng hơn cả Hoa Kỳ 


Trao đổi với RFA, ông Greg Poling, Giám đốc Chương trình AMTI ở Trung tâm CSIS, nói cần lưu ý thêm là Trung Quốc và Campuchia cũng xây dựng thêm một sân bay ngay sát bên cạnh quân cảng Ream. Chưa biết sân bay này có phải là sân bay quân sự không, nhưng nó cũng được xây dựng theo tiêu chuẩn có thể dùng cho cả quân sự, nghĩa là có tính chất “lưỡng dụng”. Ông nói tiếp:


“Tôi nghĩ có thể nói rằng không phải là Hoa Kỳ mà chính Việt Nam sẽ phải bận tâm nhiều hơn về các căn cứ hải quân, sân bay và các thiết bị mà Trung Quốc có thể sẽ lắp đặt ở đó. Trong thời bình, các cơ sở này cho phép Trung Quốc theo dõi mọi hoạt động của hải quân, không quân của Việt Nam ở bất kỳ đâu tại miền Nam và Vịnh Thái Lan. Tại đó, họ có khả năng phóng những máy bay do thám, tuần tra, có thể bay vòng quanh bờ biển Việt Nam. Xưa nay, biên giới phía bắc là mối quan tâm hàng của Việt Nam. Từ đây, Việt Nam sẽ phải lo lắng nhiều hơn ở khu vực phía Nam. Chắc chắn là Việt Nam sẽ phải củng cố hơn nữa mối quan hệ chính trị với Campuchia.”


Tương tự như ông Greg Poling, ông Nguyễn Thế Phương, nhà nghiên cứu quân sự và quan hệ quốc tế ở Đại học Canberra, Australia, cho rằng bất cứ sự hiện diện nào của Trung Quốc, đặc biệt là sự hiện diện mang yếu tố quốc phòng, quân sự, ở khu vực “buffer zone” (vùng đệm) an ninh của Việt Nam thì đều mang tính đe dọa. 


Ông cho biết trong tư duy chiến lược của Việt Nam, vốn có từ giai đoạn sau 1975, nhất là sau khi đưa quân vào Campuchia, Việt Nam luôn coi Lào và Campuchia là những khu vực chiến lược quan trọng trên đất liền. Mức độ quan trọng của hai khu vực này còn hơn cả biên giới phía Bắc. Ông nói tiếp:


“Rõ ràng có sự hiện diện nào đó về mặt quân sự của Trung Quốc ở Lào và Campuchia thì điều đó là mối đe dọa lớn đối với Việt Nam, dù không ai nói thẳng ra. Đó là mối đe dọa lớn cho Việt Nam cho cả kịch bản thời bình và thời chiến. Chúng ta cần lưu ý là có khá nhiều kịch bản khác nhau. Thời bình có kịch bản riêng cho thời bình. Thời chiến có kịch bản riêng cho thời chiến.” 


image037Hình chụp hôm 3/12/2023: Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh (thứ 5 từ trái sang), Đại sứ Trung Quốc tại Campuchia Wang Wentian (thứ 6 từ trái sang) và Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Seiha (thứ ba từ trái sang) chụp hình chung với các giới chức hải quân Trung Quốc và quân sự Campuchia trên một trong hai tàu Trung Quốc đậu tại Căn cứ hải quân Ream. AFP


Quân cảng Ream nằm trong chiến lược “chuỗi đảo” của Trung Quốc


Ông Nguyễn Thế Phương cũng lưu ý quân cảng Ream không đứng một mình. Ở khu vực đó, Campuchia còn xây dựng một sân bay chứ không chỉ có quân cảng. Ở đây là một tổ hợp quân cảng và sân bay. Ông cho rằng có khả năng cao là Trung Quốc có quyền tiếp cận toàn bộ tổ hợp này, ngay cả dưới hình thức đơn giản. Ví dụ, giống như với Cam Ranh thì Việt Nam mở cửa, hải quân nước nào tới cũng được. Nếu Campuchia làm như vậy với Ream thì chúng ta vẫn biết Trung Quốc tới đó nhiều nhất. Ông nói tiếp:


“Điều đó sẽ tạo ra một mối lo ngại lớn, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường kiểm soát và hiện diện bên trong chuỗi đảo thứ nhất, từ Senkaku ở biển Hoa Đông, sang quần đảo Okinawa của Nhật, chạy xuống biển Đông rồi Madagasca ở phía Ấn Độ Dương. 


Nếu quân cảng Ream trở thành một vị trí mà Trung Quốc có thể tiếp cận thường xuyên thì Vịnh Thái Lan sẽ trở thành khu vực Trung Quốc hiện diện thường xuyên. 


Trước đây, thông qua các đảo nhân tạo ở Trường Sa thì Trung Quốc cùng lắm là xuống quần đảo Natuna của Indonesia và eo biển Malacca. Họ có thể quấy rối Indonesia khi Indonesia thực hiện các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ở vùng biển Natuna. Nhờ các đảo ở Trường Sa thì họ có thể triển khai nhanh chóng tàu hải cảnh tới khu vực đó. 


Tức là năng lực Trung Quốc có thể hiện diện toàn bộ đường lưỡi bò. Nghĩa là chỗ nào đường lưỡi bò liếm tới thì Trung Quốc có thể triển khai lực lượng đến đó nhanh nhất có thể.”


Ông Nguyễn Thế Phương nhấn mạnh bây giờ nếu có thêm cảng Ream thì Trung Quốc có thể tăng cường triển khai lực lượng ở Vịnh Thái Lan.  Từ đó, nó tạo cơ sở để họ hiện diện ở toàn bộ vùng bên trong chuỗi đảo thứ nhất. Đó là một năng lực rất quan trọng với Trung Quốc. 


Khi đó, lợi ích không chỉ với Việt Nam mà Indonesia, Thái Lan cũng bị ảnh hưởng. 


Quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam 


Theo nhà nghiên cứu Hoàng Việt ở Tp. HCM, Trung Quốc thường sắp xếp thế trận theo kiểu cờ vậy, tức là triển khai nhiều quân cờ ở những địa điểm, thời điểm khác nhau. Nhìn bề ngoài, những điều này dường như không liên quan, nhưng ở một thời điểm nào đó, khi chúng được ráp nối lại, chúng sẽ tạo ra một thế trận hoàn toàn mới. 


Các nhà nghiên cứu đều lưu ý rằng quân cảng Ream và một mối quan hệ nhất định với kênh đào Phù Nam mà Campuchia tuyên bố sẽ khởi công trong năm 2024. Một đầu Kênh đào Phù Nam nối với với sông Mekong ở gần Phnompenh, một đầu nối với Vịnh Thái Lan, sát ngay bên cạnh quân cảng Ream. Câu hỏi đặt ra là liệu kênh đào này có thể giúp tàu Trung Quốc đi từ Ream vào tời Phnompenh hoặc thậm chí theo dòng Mekong đi xa hơn lên thượng nguồn? 


Nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Phương cho rằng sông Mekong đoạn thượng nguồn rất khó cho tàu lớn di chuyển. Nhưng đi từ Vịnh Thái Lan vào tới khu vực Phnompenh là có thể. Ông nói: 


“Trung Quốc có thể từ Ream vào Phnomphenh, nhưng không lên đến thượng nguồn. Mặt khác, Trung Quốc cũng không cần phải làm như vậy. Ngoài ra, việc tàu Trung Quốc vào tới Phnomphenh thì không phải là cái quan trọng. Cái quan trọng nhất vẫn là vùng biển Việt Nam ở Vịnh Thái Lan và miền Nam Việt Nam bị Trung Quốc theo dõi hết. Và cái thứ hai là tầm kiểm soát của hải cảnh Trung Quốc mở rộng, khi họ có thể sẽ hiện diện tới tận Ream.


Còn với kênh đào Phù Nam thì vấn đề lớn nhất là nó tạo ra một mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Cùng với hệ thống các con đập trên thượng nguồn, nó không phải là đe dọa về quân sự mà là đe dọa an ninh phi truyền thống, tức là nó phá hủy hệ sinh thái ở vùng hạ Mekong, bao gồm cả vùng Bassac (Campuchia) và Đồng bằng Sông Cửu Long (Việt Nam). Vùng này sẽ bị tê liệt.


Tư duy chiến lược của Việt Nam, vấn đề an ninh của Viêt Nam trong quan hệ với hai nước Lào và Campuchia đã thay đổi. Đó là vấn đề an ninh phi truyền thống. Đó mới là cái quan trọng.


Kênh đào Phù Nam lấy nước cho nông nghiệp và sinh hoạt trong vùng. Một khi an ninh lương thực của Việt Nam bị đe dọa thì tiếp theo sẽ là an ninh kinh tế và an ninh chính trị.


Việt Nam lo ngại nhất là Campuchia đánh giá tác động môi trường kênh đào này không đầy đủ. 


Đồng bằng Sông Cửu Long đã bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, các đập thủy điện trên thượng nguồn, nay bồi thêm con kênh đào.” 


++++++++++++++++++++++++++++++


Hai Chiến hạm TQ lần đầu tiên cập cảng Ream

image039

++++++++++++++++++++++


Hai Chiến hạm Trung Quốc lần đầu tiên cập cảng Ream


02 Tháng Tư 202412:38 SA(Xem: 649)


VIỆT-MIÊN-LÀO: LIÊN BANG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG Ở ASIA?


Hai Chiến hạm Trung Quốc lần đầu tiên cập cảng Ream


VHO 07/12/2023


(tổng hợp)


https://www.nhatbaovanhoa.com/a12112/hai-chien-ham-trung-quoc-lan-dau-tien-cap-cang-ream

image041

VĂN HÓA ONLINE – THẾ GIỚI II – THỨ SÁU 08 DEC 2023


VIỆT-MIÊN-LÀO: LIÊN BANG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG Ở ASIA?


image043Ảnh trên: Hai chiến hạm Trung Quốc cập cảng căn cứ Hải quân Ream ở Sihanoukville, phía tây nam Phnom Penh, Cam Bốt, ngày 03/12/2023. Photo: AP.


Ảnh dưới: Vị trí an ninh chiến lược của căn cứ Ream thuộc tỉnh Preah Sihanouk tây nam Cam Bốt cách đảo Phú Quốc Việt Nam gần 30km. Ream có khả năng kiểm soát vịnh Thái Lan rộng khoảng 320,000km2. Nếu Kênh đào Kra (tin hành lang dự án Kra sẽ do Trung Quốc tài trợ) cắt ngang lãnh thổ rất hẹp của Thái Lan (khoảng 50km giáp ranh Malaysia) thì tuyến hàng hải lưu thông từ Ấn Độ Dương băng qua Biển Đông sẽ không cần phải đi qua eo biển Malacca. Singapore sẽ trở nên một quốc đảo “cô đơn”, căn cứ hải quân Changi sẽ không còn hữu ích nhiều.

image045

Tình hình an ninh chiến lược ở toàn khu vực bao gồm ba nước Đông Dương cộng sản Việt-Miên-Lào ngày càng gắn bó chặt chẽ, trong lúc hải quân TQ gần như đã làm chủ căn cứ hải quân Ream, chưa kể đến nguồn cá còn nguyên sơ ở Vịnh Thái Lan là miếng mồi to lớn của hạm đội tàu cá dân quân Trung Quốc phát xuất từ đảo nhân tạo Chữ Thập. Thế lực hải quân Trung Quốc ở Ream có thể làm đảo lộn chiến lược của Hoa Kỳ ở eo biển Malacca và khu vực phía cực nam Trường Sa trong đó có các lãnh thổ lãnh hải của Singapore, Malaysia và Indonesia. Chú thích của VHO.


Ream: “mũi giáo đâm hông” Indo-Pacific?

https://www.nhatbaovanhoa.com/a11310/ream-mui-giao-dam-hong-indo-pacific-


Ream: Bắc Kinh trấn thủ lưu đồn; Vịnh Thái Lan: Cá ở vùng biển quốc tế; Shangri-La: Mỹ-Việt Ok COC

https://www.nhatbaovanhoa.com/a11282/ream-bac-kinh-tran-thu-luu-don-vinh-thai-lan-ca-o-vung-bien-quoc-te-shangri-la-my-viet-ok-coc


REAM - Hải quân Trung Quốc sẽ phong tỏa vịnh Thái Lan?

https://www.nhatbaovanhoa.com/a11280/ream-hai-quan-trung-quoc-se-phong-toa-vinh-thai-lan-


Hai Chiến hạm TQ lần đầu tiên cập cảng Ream


RFI - Hai chiến hạm Trung Quốc lần đầu tiên cập cảng quân sự Ream của Cam Bốt. Phnom Penh cho biết việc tàu chiến Trung Quốc cập cảng quân sự Ream nằm trong khuôn khổ chương trình huấn luyện cho hải quân Cam Bốt, nhưng không nói rõ chi tiết.


07/12/2023


https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20231207-cam-b%E1%BB%91t-t%C3%A0u-chi%E1%BA%BFn-trung-qu%E1%BB%91c-l%E1%BA%A7n-%C4%91%E1%BA%A7u-ti%C3%AAn-c%E1%BA%ADp-c%E1%BA%A3ng-qu%C3%A2n-s%E1%BB%B1-ream


image047Ảnh minh họa: Hai chiến hạm Trung Quốc cập cảng căn cứ Hải quân Ream ở Sihanoukville, phía tây nam Phnom Penh, Cam Bốt, ngày 03/12/2023. AP


Thùy Dương


Theo AFP, bộ trưởng Quốc Phòng Cam Bốt Tea Seiha đã đến thăm hai tàu quân sự này. Tuy nhiên, chính quyền Cam Bốt từ chối cung cấp thông tin chi tiết về ngày đến, thời gian lưu lại hoặc mục đích của chuyến thăm này.


Căn cứ hải quân Ream (miền nam Cam Bốt), gần thành phố cảng Sihanoukville, đang được mở rộng với sự tài trợ của Trung Quốc.


Hôm nay, một quan chức bộ Quốc Phòng Cam Bốt cho biết dự án mở rộng sẽ « sớm hoàn thành ». Những hình ảnh do một công ty hình ảnh không gian của Mỹ công bố hồi tháng 07/2023 cho thấy trong hai năm qua một cầu tàu dài 363 mét, phù hợp với bất kỳ tàu chiến Trung Quốc nào, đang được xây dựng ở cảng Ream. Cam Bốt từng bác bỏ thông tin cầu tàu này được thiết kế để đón tàu sân bay.


Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Uông Văn Bân hôm nay cho biết : « Trung Quốc và Cam Bốt có mối quan hệ hữu nghị sâu sắc và hai bên đã phát triển hợp tác thành công trong nhiều lĩnh vực ». Những tuyên bố này được đưa ra chỉ vài ngày sau chuyến thăm của phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Hà Vệ Đông (He Weidong) tới Phnom Penh và gặp thủ tướng Cam Bốt Hun Manet.


Publicité


Hoa Kỳ vẫn luôn lo ngại là sự hợp tác quân sự giữa Phnom Penh và Bắc Kinh, hai đồng minh lâu đời, có thể cho phép hải quân Trung Quốc có lối vào chiến lược ở Vịnh Thái Lan.


++++++++++++++++++++++++++


Mỹ theo dõi tin chiến hạm TQ hiện diện tại căn cứ Ream


07/12/2023


Reuters


image049Hình ảnh vệ tinh của căn cứ hải quân Ream đang được xây dựng tại Campuchia


Hoa Kỳ đang theo dõi các tin tức về việc tàu chiến Trung Quốc cập cảng Campuchia và bày tỏ quan ngại sâu sắc về kế hoạch của Bắc Kinh nhằm độc quyền kiểm soát các phần của căn cứ hải quân chính ở đây, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao cho biết hôm 6/12.


Đài Á Châu Tự do (RFA) hôm 5/12/2023 loan tin các tàu chiến Trung Quốc đã đến Căn cứ Hải quân Ream của Campuchia và dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia, Tea Seiha, từ dòng tin đăng trên Facebook rằng đây là “sự chuẩn bị cho hoạt động huấn luyện” của Hải quân Campuchia.


RFA cho biết chuyến thăm của tàu chiến trùng hợp với các cuộc gặp tại Phnom Penh đầu tuần này giữa các nhà lãnh đạo Campuchia với ông He Weidong, phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, cơ quan chỉ huy quân sự hàng đầu của Bắc Kinh.


Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết Washington đang theo dõi các tin tức và nói thêm: “Mặc dù chúng tôi không có bình luận nào về diễn biến cụ thể này, nhưng chúng tôi thực sự lo ngại về kế hoạch của Trung Quốc nhằm kiểm soát độc quyền các phần của Căn cứ Hải quân Ream.”


Hoa Kỳ thúc giục Campuchia đảm bảo rằng Trung Quốc sẽ không được phép “hiện diện hoặc có công nghệ nhạy cảm” tại Ream để “làm suy yếu chủ quyền của Campuchia, trái với hiến pháp của nước này và ảnh hưởng đến sự ổn định trong khu vực”, quan chức này cho biết.


Trong thuật ngữ quân sự, “sự hiện diện hoặc công nghệ nhạy cảm” thường đề cập đến radar hoặc các khả năng giám sát khác.


RFA cho biết không rõ có bao nhiêu tàu chiến Trung Quốc cập cảng Ream, nhưng những hình ảnh trên trang Facebook của ông Tea Seiha dường như cho thấy ít nhất hai chiếc. Nguồn tin này nói các hình ảnh vệ tinh từ ngày 3/12/2023 cũng cho thấy hai tàu, có thể là tàu hộ tống hoặc tàu khu trục, tại một bến tàu mới ở đó.


Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington không hồi đáp yêu cầu bình luận.


Quyết định của Campuchia cho phép Trung Quốc phát triển Căn cứ Hải quân Ream đã khiến Washington khó chịu và các nước láng giềng lo ngại điều này sẽ mang lại cho Bắc Kinh một tiền đồn mới gần Biển Đông đang tranh chấp.


Ngũ Giác Đài tin rằng các kế hoạch mở rộng căn cứ Ream bao gồm việc sử dụng độc quyền phần phía bắc cho quân đội Trung Quốc và cho biết cả hai nước đều không chia sẻ đầy đủ thông tin chi tiết về quy mô của kế hoạch. Washington cho rằng điều này cho thấy sự thiếu minh bạch.


Chuyên gia về Biển Đông, Gregory Poling, tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Washington cho biết mối quan tâm chính của Mỹ và các đối tác sẽ là bất kỳ thiết bị radar nào mà Trung Quốc có thể lắp đặt tại Ream.


Chuyên gia này nói: “Các khía cạnh hải quân của căn cứ này không phải là mối lo ngại đặc biệt đối với Mỹ, chẳng hạn như không đưa tàu Trung Quốc đến gần eo biển Malacca hơn những căn cứ của Trung Quốc ở Trường Sa.”


“Họ sẽ khiến Thái Lan và Việt Nam lo ngại một chút, nhưng câu hỏi thực sự sẽ là những khả năng nào sẽ được xây dựng ở nửa phía bắc của căn cứ được dành riêng cho Trung Quốc sử dụng. Chẳng hạn, khả năng cảm biến ở đó sẽ mở rộng đáng kể khả năng giám sát của Trung Quốc đối với Vịnh Thái Lan và phía đông Ấn Độ Dương.”


Campuchia đã bác bỏ những lo ngại rằng nước này sẽ cho phép Trung Quốc đặt căn cứ quân sự trên đất của mình, nói rằng bất kỳ quốc gia nào cũng có thể sử dụng các cơ sở ở Ream, trong khi nước này sẵn sàng chấp nhận hỗ trợ quân sự từ bất kỳ ai.


Vào năm 2020, Campuchia cho biết họ đã san bằng một cơ sở do Mỹ tài trợ tại Ream để mở rộng ở đó. (VOA)


++++++++++++++++++++++++++


Thủ tướng Campuchia công du Việt Nam từ ngày 11-12/12


RFA 2023.12.07


https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/cambodia-pm-to-pay-official-visit-to-vietnam-on-dec-11-12-12072023073912.html


image051Thủ tướng Campuchia Hun Manet phát biểu tại một biểu lễ ở Siem Reap hôm 16/11/2023. AFP


Thủ tướng Campuchia Hun Manet sẽ công du Việt Nam trong hai ngày 11 và 12/12/2023. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trong cương vị thủ tướng Campuchia của ông Hun Manet.


Truyền thông hai nước cùng loan tin về chuyến thăm của ông Hun Manet đến Việt Nam theo lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính.


Ông Hun Manet chính thức được Quốc hội Campuchia phê chuẩn trở thành tân Thủ tướng vào tháng 8 vừa qua, kế tục chức vụ mà cha ông là Hun Sen giữ trong nhiều thập niên tại Xứ Chùa Tháp.


Năm 2024, chính phủ Hà Nội và Phnom Penh kỷ niệm 45 năm biến cố mà hai phía cho là lật đổ chế độ Khmer Đỏ diệt chủng nhưng phe đối lập lại lên án Hà Nội xâm chiếm đất nước này hồi năm 1979.


Năm 2024, hai phía cũng kỷ niệm 57 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.


Vào tháng chín vừa qua, Thủ tướng hai nước Việt Nam và Campuchia Phạm Minh Chính và Hun Manet từng gặp nhau bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các hội nghị liên quan tại Jakarta, Indonesia. Sang tháng 10, hai ông cũng gặp nhau bên lề Hội nghi Cấp cao Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN); Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) tại Ả rập Xê út.


Campuchia và Việt Nam cam kết tăng cường hợp tác ở biên giới


RFA 18/10/2022


https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/cambodia-and-vietnam-vow-to-strenthen-border-cooperation-10182022102635.html


image053Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Võ Văn Thưởng gặp Thủ tướng Campuchia Hun Sen ở Phnom Penh hôm 18/10/2022.  Facebook of Prime Minister Hun Sen


Lãnh đạo hai nước Việt Nam và Campuchia cam kết sẽ tăng cường hợp tác biên giới trong các lĩnh vực an ninh, xuất nhập khẩu hàng hóa, ngăn ngừa tội phạm buôn lậu ma túy, và buôn người.


Cam kết này được đưa ra nhân chuyến thăm của Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam – ông Võ Văn Thưởng – tới Campuchia.


Theo truyền thông Campuchia, ông Võ Văn Thưởng đã bày tỏ cam kết hợp tác với Campuchia trong cuộc gặp với thủ tướng Hun Sen vào sáng ngày 18/10.


Trợ lý Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Môi trường Campuchia Eang Sophalleth nói với báo giới nhân họp báo cùng ngày rằng chuyến thăm của ông Thưởng là nhằm mục đích mở rộng và tăng cường mối quan hệ giữa hai đảng và hai quốc gia.


Ông Thưởng nói rằng chuyến thăm này diễn ra đúng dịp kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước và 45 năm ngày ông Hun Sen lật đổ chính phủ diệt chủng Pol Pot.


Đại diện Đảng Cộng sản Việt Nam mong muốn trong chuyến thăm này có được sự đồng thuận của Campuchia trong sáu điểm chính bao gồm: làm sâu hơn quan hệ hai đảng, thúc đẩy các chuyến thăm giữa lãnh đạo hai đảng, tăng cường quan hệ giữa các tỉnh vùng biên và thủ đô của hai nước, nâng cao hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng an ninh, tăng cường hợp tác trong đầu tư và thương mại, hợp tác trong khuôn khổ vùng và toàn cầu.


Campuchia và Việt Nam thời gian qua đã có những hợp tác trong việc trấn áp các nhóm buôn người chuyên dụ dỗ đưa người Việt Nam vào làm việc tại các sòng bài ở xứ Chùa Tháp.


Trong một họp báo vào ngày 22/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết trong năm nay, khoảng hơn 1.000 công dân Việt Nam đã được cơ quan chức năng Campuchia giải cứu khỏi các sòng bài ở nước này và hàng nghìn công dân khác đang làm thủ tục để về nước.


Hai nước cũng đang tiếp tục đàm phán thực hiện phân định vùng biên giới trên đất liền và đã hoàn tất được 84% việc cắm mốc.


Tuy nhiên, quan hệ thân thiết giữa Campuchia với Trung Quốc theo các chuyên gia đánh giá có thể là mối lo ngại đối với Đảng Cộng sản Việt Nam nhất là việc Campuchia để Trung Quốc giúp cải tạo căn cứ hải quân Ream thuộc tỉnh Sihanoukville.


++++++++++++++++++++++++++++


Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến lãnh đạo Lào


NGÔ HẠNH


TTO 04/12/2023 21:34 GMT+7


https://tuoitre.vn/chu-tich-quoc-hoi-vuong-dinh-hue-hoi-kien-lanh-dao-lao-2023120420521703.htm


Chiều 4/12/2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội kiến với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone.


image055Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp Tổng bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith - Ảnh: TTXVN


Các hoạt động diễn ra trong khuôn khổ chương trình tham dự Hội nghị cấp cao Quốc hội ba nước Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV) lần thứ nhất, thăm và làm việc tại Lào, của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.


Chủ tịch Quốc hội gặp Tổng bí thư, Chủ tịch nước Lào


Tại cuộc tiếp, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith vui mừng gặp lại Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ niềm vui được trở lại thăm Lào và gặp lại Tổng bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith, đồng thời gửi lời chúc mừng Quốc khánh nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào lần thứ 48 (2-12-2023).


Theo TTXVN, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chúc mừng những thành tựu to lớn mà nhân dân Lào anh em đã đạt được, vượt qua những khó khăn tạm thời; an ninh và ổn định chính trị được giữ vững; kinh tế duy trì ở mức tăng trưởng khá. 


Tổng bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đánh giá cao những kết quả đạt được trong quan hệ Việt Nam - Lào thời gian gần đây. Tổng bí thư, Chủ tịch nước Lào mong muốn Việt Nam tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng đầu tư, kinh doanh tại Lào.


Hai nhà lãnh đạo khẳng định tiếp tục phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, nhất là tại Liên Hiệp Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng như các cơ chế hợp tác tiểu vùng. 


Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh luôn ủng hộ, sẵn sàng hỗ trợ tối đa để Lào đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN và Chủ tịch Liên nghị viện ASEAN (AIPA) năm 2024; qua đó tăng cường vai trò, vị thế của Lào ở khu vực và thế giới.


Chủ tịch Quốc hội gặp Thủ tướng Lào


image057Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone - Ảnh: TTXVN


Thủ tướng Sonexay Siphandone nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam; nhấn mạnh chuyến công tác góp phần vun đắp quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước ngày càng thắt chặt, mang đến tình cảm, sự cổ vũ mạnh mẽ nhân kỷ niệm 48 năm Quốc khánh Lào và 103 ngày sinh Chủ tịch Kaysone Phomvihane.


Thủ tướng Lào cho biết đang triển khai hai chương trình quốc gia về giải quyết các vấn đề khó khăn về kinh tế tài chính và chương trình đấu tranh phòng chống ma túy. Thủ tướng Lào hoan nghênh việc Vietjet Air đã mở đường bay thẳng TP.HCM đi Vientiane với tần suất 4 chuyến/tuần kể từ đầu năm 2024.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ vui mừng trước sự hồi phục của kinh tế Lào, lạm phát bước đầu được kiểm soát, thu ngân sách được cải thiện. 

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Việt Nam trước sau như một, luôn dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ truyền thống đặc biệt "có một không hai" với Lào, luôn sát cánh và ủng hộ mạnh mẽ, toàn diện công cuộc bảo vệ, xây dựng, đổi mới và phát triển của Lào. 


Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh phía Việt Nam mong muốn sớm đón Thủ tướng Lào thăm Việt Nam và đồng chủ trì kỳ họp 46 Ủy ban liên chính phủ Việt Nam - Lào.


Bên cạnh đó, hai nước có thể hợp tác trên ba lĩnh vực trọng điểm, bao gồm nông nghiệp công nghệ cao quy mô lớn, năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng Mặt trời và khai thác khoáng sản.


Chủ tịch Quốc hội thăm các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Lào


Tại Vientiane, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đến thăm nguyên Tổng bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith và nguyên Thủ tướng Chính phủ Lào Thongsing Thammavong.


Chủ tịch Quốc hội chúc mừng các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Lào nhân dịp Quốc khánh lần thứ 48 và đánh giá cao những thành tựu đối nội, đối ngoại to lớn mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào anh em đạt được trong những năm vừa qua, trong đó có những đóng góp vô cùng quan trọng của các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Lào.


+++++++++++++++++++++++++++


Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia lần thứ nhất


Tăng cường hợp tác nghị viện 3 nước trong Khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam


https://nhandan.vn/gioi-thieu-giao-luu-huu-nghi-quoc-phong-bien-gioi-viet-nam-lao-campuchia-lan-thu-nhat-post785414.html


Thứ sáu, ngày 01/12/2023 - 16:15


NDO - Sáng 1/12/2023, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức gặp mặt báo chí giới thiệu Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia lần thứ nhất. Thiếu tướng Lê Xuân Sang, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam chủ trì buổi gặp mặt.


image059Thiếu tướng Lê Xuân Sang phát biểu tại buổi gặp mặt


Tham gia buổi gặp mặt có các đồng chí: Thiếu tướng Văn Ngọc Quế, Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ đội Biên phòng; Đại tá Nguyễn Duy Minh, Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng; Đại tá Lê Văn Đông, Phó Cục trưởng Cục Quân y, Tổng cục Hậu cần (Bộ Quốc phòng).


Phát biểu tại buổi gặp mặt, Thiếu tướng Lê Xuân Sang cho biết, Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì đây là lần đầu Bộ Quốc phòng ba nước tổ chức giao lưu tại khu vực biên giới của ba nước. Thành công của Giao lưu sẽ góp phần tăng cường tin cậy chính trị, xây dựng tình cảm hữu nghị, đoàn kết giữa ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia; thúc đẩy hợp tác thực chất giữa lực lượng bảo vệ biên giới ba nước.


Thông qua các hoạt động Giao lưu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, giao lưu nhân dân ở khu vực biên giới; truyền tải thông điệp về tình đoàn kết, hữu nghị, tương trợ lẫn nhau giữa Chính phủ, Quân đội và Nhân dân ba nước, xây dựng đường biên giới giữa ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển.


Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia lần thứ nhất sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 12/2023 (từ 7 giờ đến 16 giờ) tại khu vực biên giới chung ba nước (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, Việt Nam), Ắt-ta-pư (Lào) và Rát-ta-na-ki-ri (Campuchia) và khu vực thành phố Kon Tum (Việt Nam).


Các hoạt động chính tại giao lưu, gồm: Bộ trưởng Quốc phòng ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia chào, tô sơn cột mốc chủ quyền; lực lượng bảo vệ biên giới ba nước phối hợp tổ chức tuần tra, kiểm tra cột mốc ngã ba biên giới; Bộ trưởng Quốc phòng ba nước trồng cây hữu nghị; diễn tập quân y chung giữa quân đội ba nước; Lễ khánh thành Nhà văn hóa thôn Tà Ka (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum); Bộ trưởng Quốc phòng ba nước thăm, tặng quà Trường tiểu học Bế Văn Đàn (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum); cuộc gặp thường niên giữa ba Bộ trưởng Quốc phòng, ký Biên bản cuộc gặp thường niên giữa ba Bộ trưởng Quốc phòng; lễ ký kết các văn kiện hợp tác.


Dự kiến có các hoạt động diễn ra trước giao lưu, gồm: Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum; Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức trao học bổng tặng 100 cháu học sinh (50 cháu học sinh Việt Nam và 50 cháu học sinh Campuchia) và trao 20 con bò giống tặng các hộ gia đình (10 hộ gia đình Việt Nam và 10 hộ gia đình Campuchia) tại Nhà văn hóa YA Dom (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai); tổ chức trao học bổng tặng 100 cháu học sinh (50 cháu học sinh Việt Nam và 50 cháu học sinh Lào) và trao 20 con bò giống tặng các hộ gia đình (10 hộ gia đình Việt Nam và 10 hộ gia đình Lào) tại Nhà rông thuộc hai xã Đăk Mê và Pờ Y (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum). (TRẦN QUYẾT)


Tăng cường hợp tác nghị viện 3 nước trong Khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam


Thứ tư, ngày 18/10/2023 - 16:01


https://nhandan.vn/tang-cuong-hop-tac-nghi-vien-3-nuoc-trong-khu-vuc-tam-giac-phat-trien-campuchia-lao-viet-nam-post778229.html


NDO - Sáng 18/10/2023, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Đoàn đại biểu Quốc hội 3 nước Campuchia, Lào và Việt Nam đã có buổi làm việc với các tỉnh thuộc Khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam.


Đồng chủ trì buổi làm việc có các đồng chí: Vũ Hải Hà, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại (Quốc hội Việt Nam); đồng chí Linkham Douansavanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Công nghệ và Môi trường (Quốc hội nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào); đồng chí Sous Yara, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, Hợp tác quốc tế, Thông tin và Truyền thông (Quốc hội Vương quốc Campuchia).


Dự buổi làm việc còn có lãnh đạo các Ủy ban của Quốc hội cả 3 nước, cùng đại diện các bộ, ngành và lãnh đạo các tỉnh Khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam.


Buổi làm việc nằm trong chương trình khảo sát thực địa để phục vụ Hội nghị cấp cao Quốc hội của cả 3 nước lần thứ nhất, dự kiến diễn ra vào đầu tháng 12/2023.


Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam Vũ Hải Hà nhấn mạnh: Đây là chuyến khảo sát chung lần đầu tiên giữa Quốc hội 3 nước, là hoạt động hết sức quan trọng, góp phần gìn giữ mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết và hợp tác nhiều mặt giữa 3 nước láng giềng.


“Trải qua hơn 20 năm thỏa thuận và hợp tác, Khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam đã phát huy vai trò gắn kết 3 nước láng giềng thân thiết, bảo đảm hòa bình, an ninh, chính trị, xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế-xã hội trong khu vực. Trên kênh Quốc hội, Quốc hội 3 nước đã phối hợp triển khai các cơ chế trao đổi thường xuyên, góp phần đưa Khu vực Tam giác phát triển ngày càng phát triển bền vững, hoà bình, ổn định và thịnh vượng”, đồng chí Vũ Hải Hà cho biết thêm.


Tại buổi làm việc, lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh trong Khu vực Tam giác phát triển đã trao đổi, thảo luận về các nội dung hợp tác khu vực trong các lĩnh vực đối ngoại, kinh tế, văn hóa-xã hội, quốc phòng và an ninh. Đồng thời, đưa ra những kiến nghị để tăng cường vai trò của nghị viện 3 nước trong thúc đẩy quan hệ hợp tác, đoàn kết, thúc đẩy kết nối 3 nền kinh tế Campuchia, Lào và Việt Nam hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và bao trùm.


Trước đó, Đoàn đại biểu Quốc hội 3 nước Campuchia, Lào, Việt Nam đã đến thăm nhà máy chế biến trái cây của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Quicornac (Khu Công nghiệp Trà Đa, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai).  (PHAN HÒA)