Ai quyết định? Vì sao? Hợp pháp hay bất hợp pháp? Việc tống xuất Điếu Cày lưu vong?

23 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 19409)
“NHẬTBÁO VĂNHÓA-CALIFORNIA” THỨ SÁU 24 OCT 2014

image001-content
Ảnh trên: Điếu Cày với “cái điếu cày thân thiết hút thuốc lào” ; bên phải là thân nhân. Ảnh dưới: Điếu Cày được cảnh sát Mỹ và các thân hữu đón ở phi trường Los Angeles đưa r a xe về nghỉ sau cuộc gặp mặt với cộng đồng VN hải ngoại ờ phòng đi – đến LAX 21/10/2014. INTERNET

Văn Hóa tổng hợp

Phạm Thu Hằng: "Nhà nước Việt Nam cho phép Nguyễn Văn Hải xuất cảnh đi Mỹ vì lý do nhân đạo”.

Hoa Kỳ: phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Marie Harf, nói trong buổi họp báo ngày 21/10; “Ông [Điếu Cày] đã quyết định sang Hoa Kỳ sau khi ra tù và đã đến nơi vào ngày 21/10 (giờ Hoa Kỳ)”.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ ba nói rằng ông Hải chọn sang Mỹ. 

Phát biểu tại phi trường Los Angeles hôm 21/10, Blogger Điếu Cày nói: "Tôi thấy chính phủ Hoa Kỳ thì mong muốn tôi trở thành một công dân của Hoa Kỳ nhưng tôi không hiểu tại sao chính phủ Việt Nam lại muốn trục xuất tôi. Những việc tôi làm chỉ mang lại lợi ích cho dân tộc Việt Nam, cho tổ quốc Việt Nam. Điều đó đáng để chính phủ Việt Nam phải suy nghĩ".

Luật sư Hà Huy Sơn, người từng bào chữa cho ông, nói rằng không có cơ sở pháp lý để trục xuất ông.

Con trai Điếu Cày là kỹ sư Nguyễn Trí Dũng nói rằng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ ba nói rằng ông Hải chọn sang Mỹ không phải như vậy. Đó không phải là một sự chọn lựa thật sự.

Phó Giáo sư Jonathan London: "Và vì thế, hy vọng trong tương lai một ngày nào đó, Việt Nam sẽ có điều kiện mà những người có chính kiến khác so với lãnh đạo Việt Nam, thì họ sẽ có điều kiện để ở lại Việt Nam, và ví thế tạm thời chúng ta có thể đón nhận Nguyễn Văn Hải là một di sản của Phong trào vì một Việt Nam dân chủ hơn”. "Mà như chúng ta cũng đã biết, cách đây mấy năm rồi, ông Obama (Tổng thống Mỹ) cũng đã nêu rõ tên của Nguyễn Văn Hải và một số tù nhân lương tâm khác, và vì thế, chúng ta nên xem cái đó là một sự kiện trong một quá trình lớn hơn”.

image002
Hàng trên: Điếu Cày và các nhà tranh đấu dân chủ biểu tình phản đối Trung cộng.

image003
Từ trái: Song Chi, Phương Thi, Trăng Đêm, Điếu Cày, Huỳnh Công Thuận, Bùi Chát và Đông SG biểu tình trước nhà hát lớn Sàigon. Ảnh Blog cũ Nguyễn Tiến Trung.

image004
 Điếu Cày (áo sơ mi xanh) và hai blogger khác là Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải cũng bị tuyên án tù trong phiên xử. Ông Hải bị tuyên án 12 năm tù vào năm 2012 vì tội gọi là “tuyên truyền chống nhà nước”, theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự Việt Nam.

image005
Trại giam số 6 của bộ công an ở xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

Trại này giam tù nhân chính trị lần 2 từ ngày 7/3 /2012.Trại giam này giam chủ yếu là tù nhân hình sự có cả nam và nữ mà chủ yếu các tội danh ma túy chiếm 83% trong tổng số tù nhân, số còn lại là các tội danh về kinh tế, buôn người,….

Đặc biệt hơn từ ngày 7/3/ 2013 bắt đầu giam tù chính trị, lần này có 10 người tù chuyển từ nhà tù Ba Sao – Nam Hà vào đó, trong đó có 4 nhà hoạt động dân chủ [ gồm; Phạm Văn Trội, Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Bá Đăng,Trần Anh Kim và 4 người Tây Nguyên từng cầm đầu các cuộc biểu tình khoảng 10.000 người năm 2001 và 2004 nhằm thực hiện thành lập nhà nước DEGAS để tách khỏi Việt Nam. Ngoài ra thì còn có 2 tù nhân hoạt động gián điệp cho Trung Quốc - 2 người này được cục tình báo Hoa Nam đào tạo [ ở mức trung cấp tình báo].

Vào tháng 9/2012 Phạm Văn Trội hết án tù và trở về một thời gian thì lại bổ xung Nguyễn Kim Nhàn [ nhà hoạt động dân oan bị bắt theo điều 88].Quê Bắc Giang.

Tháng 2/2013 thì nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Bá Đăng hết án về thì ngay một thời gian sau bổ sung Nguyễn Văn Hải [ Điếu Cày]. INTERNET

image006
Bức ảnh lưu truyền trên mạng xã hội cho rằng các công an đang áp giải ông Điếu Cày ra phi trường Tân Sơn Nhất đưa lên máy bay qua ngả Hồng Kông đi California. INTERNET

image007 
image008
10 giờ chiều tối ngày 21/10/2014, Điếu Cày đến phi trường LosAngeles – nam California (khác với nơi đến Mỹ trước đây của Ls Cù Huy Hà Vũ là ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn), được đông đảo các tổ chức cộng đồng, các tổ chức chính trị, các ứng cử viên đang vận động tranh cử , đồng bào và giới truyền thông báo chí Việt ngữ ra đón. Rất kín đáo, con gái ông Hải từ Canada bay xuống Calif., đón người Bố đấu tranh. Cho đến hiện nay, chưa ai biết rõ Điếu Cày Nguyễn Văn Hải sẽ nghỉ nghơi hay cư ngụ ở Mỹ hay ở Canada. (Tổng hợp của Văn Hóa)

+++++++++++++++++++++

“NHẬTBÁO VĂNHÓA-CALIFORNIA” THỨ SÁU 24 OCT 2014

'Nguyễn Văn Hải đi Mỹ vì lý do nhân đạo'

BBC 23/10/14

image009

Bộ Ngoại giao Việt Nam phản hồi về tin blogger Nguyễn Văn Hải xuất cảnh đi Hoa Kỳ sau khoảng hai ngày truyền thông Việt Nam im lặng.

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng được truyền thông trong nước dẫn lời nói trong buổi tiếp xúc báo chí hàng tuần ngày 22/10/2014:

"Nhà nước Việt Nam đã quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với Nguyễn Văn Hải và cho phép Nguyễn Văn Hải xuất cảnh đi Mỹ vì lý do nhân đạo”

Bà Hằng cũng bình luận về việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ gọi Nguyễn Văn Hải là “tù nhân lương tâm” rằng “tại Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân lương tâm".

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào hôm thứ Ba hoan nghênh việc trả tự do cho blogger Điếu Cày.

Hoa Kỳ “hoan nghênh quyết định trả tự do cho người tù lương tâm của nhà cầm quyền Việt Nam”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Marie Harf, nói trong buổi họp báo ngày 21/10.

“Ông [Điếu Cày] đã quyết định sang Hoa Kỳ sau khi ra tù và đã đến nơi vào ngày 21/10 (giờ Hoa Kỳ),” bà cho biết thêm.

“Chúng tôi đã không ngừng kêu gọi trả tự do cho ông và những người tù chính trị khác tại Việt Nam.”

Trả lời câu hỏi của phóng viên BBC, Suzanne Kianpour, về việc liệu sẽ có thêm các tù nhân lương tâm khác được trả tự do trong thời gian tới hay không, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đáp: “Chúng tôi hy vọng là có”.

Khi được yêu cầu xác minh tin nói ông Hải đã bị “ép phải xuất cảnh” sau khi được trả tự do, bà Harf nói “Tôi sẽ xác minh lại với chính quyền Việt Nam về vấn đề này. Chúng tôi biết rằng ông đã quyết định sang Mỹ” sau khi ra tù.

Phát biểu tại phi trường Los Angeles hôm 21/10, Blogger Điếu Cày nói:

"Tôi thấy chính phủ Hoa Kỳ thì mong muốn tôi trở thành một công dân của Hoa Kỳ nhưng tôi không hiểu tại sao chính phủ Việt Nam lại muốn trục xuất tôi.

Những việc tôi làm chỉ mang lại lợi ích cho dân tộc Việt Nam, cho tổ quốc Việt Nam. Điều đó đáng để chính phủ Việt Nam phải suy nghĩ."

Khi được hỏi liệu ông có nghĩ trong tương lai sẽ về lại Việt Nam hay không, ông Nguyễn Văn Hải trả lời: "Tôi sang đây đấu tranh là để cho ngày trở về".

Việc ông Nguyễn Văn Hải sang Hoa Kỳ diễn ra trước thềm chuyến thăm Việt Nam của trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động (từ 22-26 tháng Mười) nhằm “thảo luận tầm quan trọng của việc Việt Nam chứng minh tiến bộ về nhân quyền để thúc đẩy thêm quan hệ song phương Mỹ - Việt, bao gồm cả trợ giúp về mặt an ninh lẫn hợp tác kinh tế”.

Chuyến thăm cũng nhằm khuyến khích Việt Nam “thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quốc tế của mình về nhân quyền, trong đó có các quy định được ghi trong Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị”, theo thông cáo từ phía Hoa Kỳ./

Nhân quyền Việt - Mỹ với Điếu Cày ra tù

BBC 23/10/14

Con trai của blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải nói với BBC mặc dù cha anh đã ra tù, anh sẽ vẫn tiếp tục 'tranh đấu' theo con đường mà anh tin là mình đã trọn.

Trao đổi với cuộc tọa đàm của BBC Việt ngữ với chủ đề 'Nhân quyền và quan hệ Việt - Mỹ nhân sự kiện Điếu Cày ra tù' hôm 23/10/2014, kỹ sư tin học Nguyễn Trí Dũng từ Sài Gòn nói:

"Tất nhiên khi bố tôi ở trong tù, mục đích chính của tôi là mong muốn ông được tự do, ngay khi này, khi ông đã được tự do rồi, có thể nói ông đã được an toàn ở xứ sở tự do rồi, thì tôi nghĩ không có lý do gì để tôi ngừng lại cả.

Qua những gì của bố tôi, chính là bàn đạp để tôi thức tỉnh, qua những việc làm của chính quyền Việt Nam đối với bố tôi, thì đó chính là một cái để tôi tiếp tục đấu tranh, chứ không phải là một cái để tôi chấm dứt đấu tranh

Kỹ sư Trí Dũng, con trai blogger Điếu Cày

"Vì cái quan trọng nhất đối với tôi là... không phải tôi đấu tranh vì bố tôi, đã là người đấu tranh, mà tôi đấu tranh vì bản thân tôi thức tỉnh được cái nhận thức của mình về chuyện dân tộc mình như thế nào.

"Và qua những gì của bố tôi, chính là bàn đạp để tôi thức tỉnh, qua những việc làm của chính quyền Việt Nam đối với bố tôi, thì đó chính là một cái để tôi tiếp tục đấu tranh, chứ không phải là một cái để tôi chấm dứt đấu tranh," con trai của blogger Điếu Cày nói.

'Trong quá trình lớn hơn'

Một số ý kiến trong dự luận gần đây đặt câu hỏi về việc một số tù nhân 'chính trị hay lương tâm' khi được chính quyền Việt Nam thả ra tù lại bị 'trục xuất' hoặc 'đưa đi ngay ra nước ngoài' như các ông Điếu Cày hay Cù Huy Hà Vũ.

Blogger Điếu Cày được đông đảo người dân trong cộng đồng người Việt đón tại sân bay.

Khi được hỏi điều này có ý nghĩa gì, Phó Giáo sư Jonathan London, từ Đại học Thành thị Hong Kong, nói:

"Cũng có khá nhiều người (lấy làm) tiếc về việc này, nhưng chúng ta cũng có thể đồng ý khi mà ông Nguyễn Văn Hải, dù tôi vẫn chưa gặp lần nào, đã hy sinh rất nhiều, và đã đấu tranh hết sức mình cho một Việt Nam có thể đạt được những giá trị tốt nhất.

"Và vì thế, hy vọng trong tương lai một ngày nào đó, Việt Nam sẽ có điều kiện mà những người có chính kiến khác so với lãnh đạo Việt Nam, thì họ sẽ có điều kiện để ở lại Việt Nam.

"Và ví thế tạm thời chúng ta có thể đón nhận Nguyễn Văn Hải là một di sản của Phong trào vì một Việt Nam dân chủ hơn."

Hy vọng trong tương lai một ngày nào đó, Việt Nam sẽ có điều kiện mà những người có chính kiến khác so với lãnh đạo Việt Nam, thì họ sẽ có điều kiện để ở lại Việt Nam. Và ví thế tạm thời chúng ta có thể đón nhận Nguyễn Văn Hải là một di sản của Phong trào vì một Việt Nam dân chủ hơn

Phó Giáo sư Jonathan London

Khi được hỏi đâu là lý do thực sự của việc Điếu Cày được ra tù và đi Mỹ, Tiến sỹ London nói:

"Bây giờ có một bối cảnh rất phức tạp và thú vị giữa Mỹ và Việt Nam, và trong bối cảnh này, Việt Nam rất cần nâng cao sự gần gũi giữa hai nước, và phía Mỹ đã nói rất cụ thể là muốn tiến bộ trong quan hệ của hai nước thì phải có những bước đi rất cụ thể.

"Mà như chúng ta cũng đã biết, cách đây mấy năm rồi, ông Obama (Tổng thống Mỹ) cũng đã nêu rõ tên của Nguyễn Văn Hải và một số tù nhân lương tâm khác, và vì thế, chúng ta nên xem cái đó là một sự kiện trong một quá trình lớn hơn.

"Và như ai cũng biết, hiện nay có một đặc phái viên của chính phủ Mỹ phụ trách về nhân quyền đang ở Hà Nội và sẽ ở lại Việt Nam khoảng 3-4 ngày, và vì thế chúng ta cũng có thể và nên chờ đợi những sự kiện khác nữa."

Theo học giả người Mỹ này, có thể tới đây sẽ có một số tù nhân lương tâm khác nữa được chính quyền Việt Nam thả ra.

'Thả vì nhân đạo?'

image010

Dư luận đặt dấu hỏi sau Điếu Cày, VN sẽ thả hết các tù nhân 'chính trị, lương tâm' khác hay không?

Bình luận về lý do mà chính quyền Việt Nam, qua người Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao đưa ra, theo đó giải thích ông Nguyễn Văn Hải được ra tù và đi Mỹ vì lý do nhân đạo, ông Nguyễn Lân Thắng, nhà hoạt động xã hội từ Hà Nội nói:

"Tôi nghĩ rằng chính quyền Việt Nam không được phép dùng chữ 'nhân đạo' ở đây, họ đã cực kỳ 'trơ tráo' khi sử dụng chữ nhân đạo, trong tuyên bố này.

"Nếu như nhà nước nhân đạo, thì họ đã không bắt anh Điếu Cày hay là nhiều tù nhân lương tâm khác vào tù chỉ vì họ, những công việc của họ không làm hại đến ai, mà chỉ để cho đất nước này đạt được giá trị tốt đẹp hơn.

"Cho nên bất cứ hình thức giảm nhẹ nào, trong việc nhận định về cái hành động của họ thì không thể chấp nhận được," kỹ sư Lân Thắng nói với cuộc tọa đàm.

Tôi nghĩ rằng chính quyền Việt Nam không được phép dùng chữ 'nhân đạo' ở đây, họ đã cực kỳ 'trơ tráo' khi sử dụng chữ nhân đạo, trong tuyên bố này

Kỹ sư Nguyễn Lân Thắng

Một trong các blogger nổi tiếng nhất của Việt Nam, ông Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày đã được chính quyền Việt Nam trao trả tự do và tới Mỹ hôm 21/10/2014 sau 6 năm bị tù giam vì các tội "trốn thuế" và "phổ biến thông tin cùng các tài liệu chống nhà nước."

'Quan hệ Việt - Mỹ sẽ tốt lên?'

Blogger Điếu Cày, Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ và kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức, luật sư Lê Quốc Quân ở trong số các tù nhân chính trị tại Việt Nam được quốc tế nhắc đến nhiều và liên tục trong thời gian nhiều năm qua.

Liệu việc blogger này ra tù là chỉ báo cho thấy nhân quyền ở Việt Nam sẽ được cải thiện thực sự và bền vững, hay chỉ là 'thêm một trường hợp tù nhân chính trị và lương tâm' được thả do thỏa thuận song phương?

image011

Điều gì sẽ xảy ra với hàng chục, có thể là hàng trăm các nhân vật bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền, cùng nhiều tù nhân chính trị và lương tâm khác đang bị giam giữ có án?

Về phần mình, liệu các ông Điếu Cày, Hà Vũ sẽ tiếp tục hoạt động hiệu quả, nếu đó là lựa chọn của các ông, cho sự nghiệp 'tranh đấu vì tự do, nhân quyền và tiến bộ xã hội' ở trong nước?

Đây là một trong số các vấn đề mà BBC và các vị khách tham gia tọa đàm trực tuyến trao đổi trong chương trình ngày thứ Năm, bên cạnh các khía cạnh về quan hệ Việt - Mỹ trong thời gian tới đây, trong đó ngoài nhân quyền, còn có các khía cạnh hợp tác khác từ kinh tế, an ninh cho tới quân sự, chính trị v.v...

Chương trình được phát trên các kênh Google Plus và YouTube của BBC Việt ngữ từ 19h30 đến 20h00 theo giờ Việt Nam.

Quý vị cũng có thể theo dõi toàn bộ cuộc tọa đàm trên trang nhà của BBC Tiếng Việt tại đây.

Các ý kiến quan tâm, đóng góp, xin vui lòng gửi về cho chúng tôi qua hộp thư điện tử: vietnamese@bbc.co.uk

(Tiếp tục cập nhật)

Từ Điếu Cày Tới Biển Đông

23/10/2014

Trần Khải

 (Trích đoạn từ Việt Báo…)

Có một sợi dây liên hệ giữa cuộc chiến dân chủ Việt Nam và các diễn biến ở Biển Đông.

Trong đó, chính phủ Hà Nội bên cạnh việc cò kè trả giá để mua vũ khí sát thương của Mỹ, cũng đồng ý chi thêm những đồng tiền biểu tượng dân chủ: CSVN sẽ trả tự do cho một số tù chính trị, sẽ trục xuất một sô tù chính trị sau khi đẩy họ ra khỏi cánh cửa trại giam... để đổi nhiều thứ từ phía Hoa Kỳ.

Đó là giá để gia nhập vào thương ước TPP, là giá để mua vũ khí sát thương, là giá để kết thân hơn trong hy vọng liên minh Mỹ-Ấn-Nhật-Úc kình lại con rồng Trung Quốc.

Trong sắp xếp đó, CSVN trả tự do cho cô Nguyễn Phương Uyên, cho nhà giáo Đinh Đăng Định (để sẽ từ trần ở nhà), cho Nguyễn Tiến Trung, cho Đỗ Thị Minh Hạnh...

Và đặc biệt, thả ra tù và trục xuất sang Mỹ Cù Huy Hà Vũ và Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.

Nhà nước sẽ bắt ai vào nhập kho để có thêm những “đồng tiền sống có giá trị quốc tế” tương tự?

Như thế, dân chủ VN có thể liên hệ tốt hơn với tình hình Biển Đông hay không? Đó là một ẩn số khó đoán, chúng ta chỉ hy vọng là từ từ sẽ có những diễn biến khó tiên lượng./

 

Blogger Điếu Cầy Tới Cali: Sẽ Liên Tục Hỗ Trợ Dân Chủ

23/10/2014

(Trích đoạn tử bản tin Việt Báo… )

Los Angerles (Bình Sa)- - Tại Phi Trường Quốc Tế Los Angerles tối Thứ Ba ngày 21 tháng 10 năm 2014, Sau khi được tin nhà cầm quyền cộng sản đã thả nhà đấu tranh Blogger Điếu Cày và ông đang trên đường từ Hồng Kông đến phi trường Los Angerles, liền sau đó các cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể đã được thông báo và mời gọi đồng hương đến phi trường LAX để đón nhà báo tư5ự do Blogger Điếu Cày.


Khoảng 9 giờ tối, tại phòng đợi phi trường đã có nhiều tổ chức và đoàn thể trong cộng đồng có mặt, trong đó có,

Hội Đồng Liên Tôn; Ban Đại Diện Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California;

Ban Đại Diện Cộng Đồng Việt Nam Nam California;

Tập Thể Chiến Sĩ VNCH;

Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH;

Liên Ủy Ban Chống Cộng Sản và Tay Sai;

Các đoàn thể trẻ gồm Tổng Hội Sinh Viên Miền Nam California,

Đoàn Thanh Niên Cờ Vàng,

Đoàn Thanh Niên Phó Đức Chính,

Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu,

Tuổi Trẻ Yêu Nước Hải Ngoại,

Thanh Niên Truyền Thông Việt, v.v...

Dân cử có, Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang California Địa Hạt 34 Lou Correa, Giám Sát Viên Janet Nguyễn, Ứng cử viên Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang Địa Hạt 34, cùng đi với Giám Sát Viên Janet Nguyễn có Luật Sư Andriew Đỗ và Luật Sư Lê Công Tâm; Bà Young Kim (cựu phụ tá của DB Ed Royce); ông Phát Bùi, ứng cử viên Nghị Viên Thành Phố Westminster... đông đủ các cơ quan truyền thông Việt ngữ và hằng trăm đồng hương chào đón, nhiều người đã mang theo những bó hoa tươi để tặng ông Điếu Cầy.

Đón ở phi trường.

image012
Khoảng 10 giờ tối, từ trong phi trường đi ra ông Điếu Cầy đã được đồng hương vây kín không thể nào bước đi được, nhiều tiếng hoan hô chào mừng đã làm vang một góc phòng chờ đón của phi trường.

Luật Sư Nguyễn Xuân Nghĩa cũng đã thay mặt đồng hương lên tặng qùa cho ông Điếu Cầy.

Sau lời cảm ơn ông cũng cho biết vì thời gian đi qúa dài nên cũng không được khỏe. Mọi người tiễn chân ông đến khu đậu xe và chia tay nhau tại đây./

image013

Người Việt biểu tình đòi nhân quyền trước cơ sở ngoại giao của Việt Nam tại San Francisco. (ảnh Bùi Văn Phú) \

Thứ năm, 23/10/2014

Tuy việc ông được phóng thích nhận được sự hoan nghênh của nhiều người, Luật sư Hà Huy Sơn, người từng bào chữa cho ông, nói rằng không có cơ sở pháp lý để trục xuất ông.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ ba nói rằng ông Hải chọn sang Mỹ. Tuy nhiên, con ông là anh Nguyễn Trí Dũng nói rằng không phải như vậy. "Đó không phải là một sự chọn lựa thật sự.

Việc trục xuất blogger Điếu Cày là bất hợp pháp?
image014 

Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải tới Hoa Kỳ vào ngày 21/10/2014. (lytrianh facebook).

Marianne Brown

VOA 23.10.2014

HÀ NỘI —

Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, một trong những nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất Việt Nam, mới đây đã được thả khỏi nhà tù và đưa sang Mỹ. Tuy việc phóng thích được nhiều người hoan nghênh, một số người đã nêu lên nghi vấn về tính chất hợp pháp của hành động này.

Nhiều người đã chào đón ông Nguyễn Văn Hải khi ông đến phi trường Los Angeles hôm thứ tư sau khi được phóng thích trước thời hạn ra khỏi một nhà tù ở Việt Nam.

Ông Hải bị tuyên án 12 năm tù vào năm 2012 vì tội gọi là “tuyên truyền chống nhà nước”, theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự Việt Nam. Hai blogger khác là Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải cũng bị tuyên án tù trong phiên xử đó.

Ông Nguyễn Văn Hải, bút danh Điếu Cày, là một trong những người viết blog chính trị nổi tiếng nhất Việt Nam. Ông viết về nạn tham nhũng trong chính quyền, vụ tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và đã sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do.

Tuy việc ông được phóng thích nhận được sự hoan nghênh của nhiều người, Luật sư Hà Huy Sơn, người từng bào chữa cho ông, nói rằng không có cơ sở pháp lý để trục xuất ông.

Bà Phạm Thu Hằng, Phó phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam, cho biết bản án của ông Hải đã được tạm hoãn.

Anh Nguyễn Trí Dũng, con của blogger Điếu Cày, nói rằng cách thức mà chính quyền đối xử với cha anh chứng tỏ là nhà cầm quyền Việt Nam có thể hành động một cách tùy tiện đối với những người chỉ trích chính phủ.

"Cha tôi bị bỏ tù một cách bất hợp pháp. Họ không đưa cho ông bất kỳ một giấy tờ nào để cho biết lý do họ bỏ tù ông. Họ thả ông cũng với một cách thức như vậy. Điều này trên cơ bản cho thấy những gì xảy ra ở Việt Nam vào thời điểm này. Người dân có thể bị bắt bất cứ lúc nào mà chính quyền muốn bắt, với bất kỳ lý do nào."

Trước đây, vào năm 2008, ông Hải cũng đã bị tuyên án hai năm rưỡi tù giam về tội trốn thuế trong vụ án mà nhiều người cho là có động cơ chính trị. Sau khi mãn hạn ông tiếp tục bị giam để chờ điều tra.

Hoa Kỳ nằm trong số nhiều nước trên thế giới yêu cầu Việt Nam trả tự do cho blogger Điếu Cày. Các nhà quan sát cho rằng việc ông được thả là kết quả của những cuộc thương lượng với Washington về việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ ba nói rằng ông Hải chọn sang Mỹ. Tuy nhiên, con ông là anh Nguyễn Trí Dũng nói rằng không phải như vậy.

"Đó không phải là một sự chọn lựa thật sự. Nếu cha tôi chọn ở lại Việt Nam, ông ấy sẽ bị cầm tù. Họ sẽ không thả ông ra."

Anh Dũng nói thêm rằng cha anh tán thành việc này để chứng tỏ tình đoàn kết với những người tranh đấu cho quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam.

Các tổ chức nhân quyền hoan nghênh vụ phóng thích, nhưng ông Phil Robertson, Phó Giám đốc bộ phận Á Châu của Human Rights Watch, nói rằng việc này không báo hiệu một sự thay đổi trong chính sách của Việt Nam.

Ông Robertson nói rằng “Nhiều người đọc Điếu Cày giờ đây sẽ đọc các bài blog của ông từ Mỹ, nhưng điều đó không thay đổi một sự thật là các blogger khác thế chỗ cho ông ở Việt Nam vẫn phải tiếp tục đối mặt với những sự sách nhiễu và đàn áp có tính hệ thống của cảnh sát như ông đã từng đối mặt.”

Theo Human Rights Watch, Việt Nam đang giam cầm từ 150 đến 200 tù nhân chính trị. Nhà cầm quyền Hà Nội nói rằng Việt Nam không hề có tù nhân lương tâm./

XEM THÊM:

image015

image016

Trần Khải Thanh Thủy bị công an điệu ra tòa

image017

Trần Khải Thanh Thủy trước vành móng ngựa của tòa án cộng sản
image018 

TNS Lou Correa trao bằng tưởng lục cho bà Trần Khải Thanh Thủy.

Bà Trần Khải Thanh Thủy, 50 tuổi, nhà văn, nhà báo tự do Trần Khải Thanh Thủy được Việt Nam phóng thích nhờ sự can thiệp của chính phủ Hoa Kỳ cùng sự vận động của Dân biểu Loretta Sanchez và một số dân cử khác.
Cũng nhờ sự vận động đó, Bà Trần Khải Thanh Thủy đã được đến Mỹ định cư tị nạn cùng với cô con gái út 14 tuổi, chồng bà còn ở lại VN để thu xếp gia đình.
Cô Lyly Ngọc Hiếu Nguyễn, đại diện văn phòng Dân biểu Loretta Sanchez tại quận Cam California cho hay bà Thanh Thủy và con gái tới phi trường quốc tế San Francisco sáng ngày Thứ Năm 23 tháng 6/ 2011.
image019 

Trần Khải Thanh Thủy cùng chồng chụp hình kỷ niệm với Ký mục gia Bùi Bảo Trúc. Bên phải là nhà văn Huy Phương.
image020-content 

Trần Khải Thanh Thủy cùng chồng đến thăm Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí tặng tác phẩm mới của bà.

XEM THÊM:

VN thả TS Hà Vũ sang Mỹ 'chữa bệnh'

BBC 8 tháng 4 2014

 image021

Ông Cù Huy Hà Vũ tại trại giam ở Thanh Hóa hồi năm 2012

Nhà bất đồng chính kiến, Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ vừa được chính quyền Việt Nam phóng thích và đã sang Hoa Kỳ chữa bệnh.

Ông Vũ đang thực hiện án tù 7 năm vì tội Tuyên truyền chống nhà nước XHCN theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự trước khi được trả tự do.

Các nguồn tin cho hay ông đã được thả tù dịp cuối tuần rồi và được chuyển từ trại giam ở Thanh Hóa ra sân bay Nội Bài, Hà Nội, để sang Mỹ.

Một nguồn tin nói với BBC ông Cù Huy Hà Vũ và vợ ông, bà Nguyễn Thị Dương Hà, "đã tới Washington DC hôm thứ Hai 7/4".

Hãng thông tấn Associated Press dẫn lời ông Aaron Jensen, phát ngôn nhân của Văn phòng Dân chủ, Nhân quyền và Lao động thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nói: "Hoa Kỳ hoan nghênh quyết định của nhà chức trách Việt Nam trả tự do cho tù nhân lương tâm, Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ".

Ông Jensen nói ông Vũ và vợ đã quyết định sang Mỹ sau khi ông được phóng thích.

Từ đầu tháng Ba đã xuất hiện thông tin về việc ông Cù Huy Hà Vũ "sang Mỹ chữa bệnh".

Thiếu tướng Lê Đình Luyện, Chánh văn phòng Thường Trực Ban chỉ đạo về nhân quyền của Chính phủ, nói trong chương trình 'Việt Nam 7 ngày' của kênh truyền hình đối ngoại VTV4 hôm 1/3 rằng chính quyền đã "cho Sứ quán Mỹ gặp Cù Huy Hà Vũ và làm các thủ tục để cho Cù Huy Hà Vũ được xuất cảnh đi Mỹ để chữa bệnh theo nguyện vọng cá nhân".

Bệnh về huyết áp

Trong một cuộc nói chuyện với BBC sau đó, bà Nguyễn Thị Dương Hà cho hay đề xuất cho TS Cù Huy Hà Vũ, người bị vấn đề về huyết áp, sang Hoa Kỳ đã được đưa ra từ năm ngoái trong một số tiếp xúc của giới chức Việt Nam và Mỹ.

"Tháng Chín 2013, tôi cũng từng được nghe gợi ý xin cho chồng tôi đi Mỹ."

Lúc đó, theo bà Dương Hà, ông Cù Huy Hà Vũ đã khước từ đề nghị này.

Thế nhưng nay dường như ông đã chấp nhận phương án ra nước ngoài.

Ông Cù Huy Hà Vũ, sinh năm 1957, là tiến sỹ luật đào tạo tại Pháp.

Ông là con trai của nhà thơ Huy Cận, một vị công thần của chế độ, và là con nuôi của thi sỹ lừng danh Xuân Diệu.

Bị bắt ngày 5/11/2010 tại TP Hồ Chí Minh, ông Cù Huy Hà Vũ bị khởi tố trong cùng tháng về tội Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Ông Vũ trước khi xuất cảnh đang thi hành án tù 7 năm theo phán quyết của tòa sơ thẩm ngày 4/4/2011.

Phiên tòa phúc thẩm vào tháng 8/2011 giữ nguyên bản án đối với ông.

Ngoài ông Vũ, Việt Nam còn giam giữ hàng trăm người khác mà các tổ chức nhân quyền hải ngoại liệt vào diện tù nhân lương tâm.

Chính quyền Hà Nội luôn luôn bác bỏ cáo buộc, nói rằng ở trong nước "không có tù chính trị mà chỉ có những người vi phạm pháp luật" Việt Nam.

++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

 image022

Châu Văn Thi

Tác giả gửi trực tiếp Dân Luận

Blogger Điếu Cày ra đi là một chiến thắng hay thất bại?

Đăng bởi Eric hwang vào Thứ Tư, ngày 22 tháng 10 năm 2014 | 22.10.14

 image023

Chiều tối ngày 21-10-2014, giới hoạt động nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam xôn xao trước thông tin blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải) buộc phải đi tỵ nạn ở Hoa Kỳ. Sau đó đài SBTN xác nhận việc ra đi này của ông lúc 21 giờ ngày 21-10 từ Bộ ngoại giao Hoa Kỳ rằng ông đang trên đường đến Los Angeles thuộc tiểu bang California, Hoa Kỳ.

Chiến thắng hay thất bại?

Blogger Điếu Cày, một biểu tượng cho việc "thoát Trung" được tự do đối với người viết bài là một niềm vui khôn tả. Rất nhiều lời chúc mừng được gửi tới cho ông. Họ cho rằng việc ông Hải thoát ra khỏi nhà tù nhỏ để đến một đất nước tự do là thuận lợi hơn cho việc đấu tranh dân chủ sau này của ông.

Có người đánh giá sự tự do của ông là một sự chiến thắng, vì công sức của nhiều người bỏ ra để vận động trả tự do cho ông suốt 6 năm rưỡi vừa qua cũng đã đến ngày đơm hoa kết quả. Còn nhớ, nhân ngày tự do báo chí 3-5-2012, ông Tổng thống Obama từng nhắc đến blogger Điếu Cày như một biểu tượng cho việc tranh đấu cho quyền tự do báo chí. Obama nói: “Chúng ta không được quên những người khác như blogger Điếu Cày, người bị bắt giữ vào năm 2008 trùng với cuộc trấn áp hàng loạt đối với báo chí công dân ở Việt Nam.”

Nhưng sau khoảnh khắc vui buồn lẫn lộn đó, nhiều người ngẫm lại và quay sang chỉ trích việc ra đi của ông là sự thất bại. Họ lập luận rằng: họ đấu tranh cho ông ra khỏi tù là để "chiến đấu" ở Việt Nam chứ không phải là để ông đi tỵ nạn như thế! Có người còn không vui về quyết định của phía Mỹ khi lần lượt mang những người có tâm có tầm như ông Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày đi khỏi Việt Nam. Phía Mỹ có thể đã đổi chác bằng vũ khí sát thương, bằng TPP khi thương thảo thành công trong "thương vụ" Điếu Cày.

Lập luận này cũng có phần đúng khi chúng ta nhìn sang những trường hợp trước như nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, Cù Huy Hà Vũ. Hình ảnh của họ dần trở nên nhạt nhòa hơn với những người hoạt động vì ít gây được ảnh hưởng đến Việt Nam.

Vậy đối với chúng ta, những người bình tĩnh hơn nên nhìn cuộc ra đi của ông với con mắt như thế nào?

Không thể đòi hỏi nhiều hơn từ ông!

Chúng ta có vô lý không khi một mặt yêu cầu phía chính giới Hoa Kỳ gây sức ép thả Điếu Cày, một mặt đòi hỏi Hoa Kỳ không được đem Điếu Cày đi. Chúng ta nên nhớ Điếu Cày năm nay đã 62 tuổi và phải chịu án thêm 8 năm nữa nếu không được phóng thích.

Liệu rằng năm ông 70 tuổi trở về nhà với cơ thể toàn vẹn? Chúng ta cần phải xem lại những trường hợp thả tù vừa qua trước hạn như người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu ra ngoầi năm 67 tuổi với một cơ thể hom hem gầy yếu, suy kiệt, mang nhiều bệnh trong người.

Mới đây thôi chúng ta không khỏi xót xa khi nhìn thấy người tù chính trị Nguyễn Tuấn Nam ra tù năm 76 tuổi, sức ông còn gì để có thể làm nhiều việc hơn?

Chúng ta có phải trải qua 6 năm rưỡi trong nhà tù cộng sản với nhiều sức ép từ phía công an, trong khi đó tin tức ông nhận được từ ngoài là rất ít? Rồi nếu ông ở Việt Nam, ông có được tự do hoạt động hay là bị bám sát bởi lực lượng công quyền lúc nào cũng thừa công cụ và con người để đàn áp?

Theo tôi được biết dân chủ là tôn trọng ý kiến khác biệt, không ai muốn đấu tranh phải bị ở tù, mất việc, cuộc sống khó khắn,... nhưng họ chấp nhận nó. Họ cũng có quyền dừng lại việc đấu tranh vì khi họ tham gia là tự nguyện và khi họ dừng lại chúng ta cũng nên vui vẻ với quyết định đó.

Còn nhớ khi thủ lĩnh học sinh Hồng Kông Joshua Wong trả lời báo đài về việc có nhiều sinh viên đã bỏ cuộc giữa chừng và quay về nhà, anh cho rằng sự việc đó là bình thường và anh tôn trọng quyết định đó.

Điều 14 của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền nêu rõ:

"Trước sự ngược đãi, mọi người đều có quyền tị nạn và tìm sự dung thân tại các quốc gia khác."

Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng viết trên trang cá nhân của mình: "Thực ra nếu anh Vũ hay anh Hải ở nhà cũng khó làm được gì, bản thân tôi hay những anh em khác dù đang tự do nhưng cũng rất khó cựa quậy... nổi rồi là chặn phát là chết cứng ngay... Vì thế các bạn đừng buồn, đừng mất hy vọng, mà phải coi đây chính là cơ hội để các bạn bước ra khỏi bóng tối mà hành động... Đất nước này thay đổi khi tất cả chúng ta thức tỉnh!"

Chúng ta hãy nhìn sự ra đi của blogger Điếu Cày bằng con mắt bao dung hơn. Hãy nhìn ông như một người đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình với công cuộc đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở trong nước. Và giờ đây chúng ta hãy nhìn ông là một người lãnh nhận "nhiệm vụ" mới phù hợp hơn với mình!

Châu Văn Thi

Tác giả gửi trực tiếp Dân Luận

23 Tháng Tư 2015(Xem: 18043)
Chiến dịch Balikatan 4/2015 (Vai kề Vai) thao dợt trận mạc ở đảo Luzon cách bãi đá cạn Scarborough 220 km về phía biển Tây Philippines. Cùng một lúc, ngoại ô Manila tập trận "tái chiếm đảo". • Tổng thống Philippines Aquino báo động: "Chiến tranh đã gần kề Biển Đông". • Chuyên gia Nga: "Đông Nam Á đang tiến dần đến chiến tranh".
21 Tháng Tư 2015(Xem: 16349)
(xem chi tiết ở mục BIỂN ĐÔNG FORUM) * Mỹ-Nhật: bàn chiến lược đối phó. * Phi: VN đề nghị họp đối tác. * TQ: "Không cản nổi đâu!". * Báo Đức: "Đá hóa đảo" chẳng thiệt hại ai. * Báo TQ: Philippines là “đứa trẻ ngoan phục tùng Mỹ”.
19 Tháng Tư 2015(Xem: 16766)
I. Quần đảo Hoàng Sa nguyên trạng biến dạng. (Bài 1) XEM CHI TIẾT: - mục BIỂN DÔNG FORUM.
16 Tháng Tư 2015(Xem: 18592)
* Thái độ của các Tư lệnh Mỹ đối với Đông Nam Á. * TQ bồi đắp diện tích đảo, xây phi cảng-hải cảng, lập vành đai hỏa lực từ bãi Chữ Thập - Châu Viên - Gạc Ma - Vành Khăn tới Scarborough. * Thái độ của các quốc gia Đông Nam Á (xem mục Châu Á). * Phán quyết sắp tới của La Haye về vụ kiện của Philippines (xem mục Diễn Đàn).
14 Tháng Tư 2015(Xem: 24238)
* Hoa kỳ cử Bộ trưởng Quốc phòng đến Châu Á; cử Tư lệnh Hải quân đến Đà Nẵng. * Báo TQ công kích VN ngay sau chuyến thăm của ông Trọng. * Báo Mỹ: Đánh Việt Nam, Trung Quốc sẽ va phải địa đạo dưới biển. * Hội nghị Quốc tế về tranh chấp Biển ở Manila: Văn Hóa phỏng vấn Thạc sĩ Hoàng Việt và Ls Trịnh Hội. XEM THÊM: Bài viết của Tâm Việt. Mời quý bạn đọc theo dõi loạt bài trong mục Tin Nóng trang trong. (*) tựa của Văn Hóa.
12 Tháng Tư 2015(Xem: 22508)
* Bộ trưởng Hải quân Ray Mabus đến tận Đà Nẵng thị sát, ủy lạo sĩ quan thủy thủ.* Khu trục hạm tên lửa của Hạm đội 7 sẵn sàng "cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển" (CUES).* Hải quân Đại tá Hạm trưởng Lê Bá Hùng: "Việt Nam trong trái tim tôi." “Tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth (LCS 3) hiện nay đã được biên chế cố định tại Hạm đội 7" ... "Ngoài hai tàu Fitzgerald và Fort Worth, các đơn vị Hoa Kỳ khác tham gia đợt giao lưu lần này bao gồm lực lượng Đặc nhiệm 73, Biên đội tàu khu trục số 7, Trung tâm Hoạt động Cứu hộ Dưới nước tại San Diego, Đơn vị cơ động rà phá vật liệu nổ số 5 và Ban nhạc Hạm đội 7 "Orient Express".
09 Tháng Tư 2015(Xem: 16792)
"Tiếp tục phát huy tốt vai trò của Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt - Trung." “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”; Cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ có hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trên cơ sở hiệp thương thống nhất, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định ở Biển Đông." "Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan." “Hiệp định về hợp tác dẫn độ giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”;“Thỏa thuận về các vấn đề về thuế đối với Dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.” Do tính thời sự cấp bách về chuyến đi Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng, Văn Hóa xin gác lại 1 kỳ về Hội nghị Quốc tế Manila. Trân trọn
07 Tháng Tư 2015(Xem: 23964)
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Roilo Golez: "Thực ra tôi không chống đối vấn đề này, (đổi tên biển) nhưng mà làm sao trong cái quá trình nào đó, một cái tiến trình nào đó, nó có thể tiến tới việc đó được, đó là cả một vấn đề". Gs Nguyễn Ngọc Bích: "Khi chúng tôi đề nghị đổi tên của "Biển Đông" thành "Biển Đông Nam Á" là để cho Quốc tế dễ chấp nhận hơn và các nước Đông Nam Á cũng dễ chấp nhận , ngay cả ông Carl Thayer cũng đứng lên nói ngay là ông ủng hộ đề nghị đó". XEM THÊM: Lê Hồng Anh đi "sứ" Bắc Kinh.
05 Tháng Tư 2015(Xem: 19735)
1/ Tiến sĩ Carlyle A. Thayer: Acquiescing to China’s Assertiveness in the South China Sea: U.S. and Australian Policies of Not Taking Sides. 2/ Tiến sĩ Phó Đề đốc Ota Fumio: Chinese Maritime Expansion: Strategy and Counter-measures (Summary) 3/ Tiến sĩ Sophie Boisseau du Rocher: The EU and the South China Sea Issue : wishful thinking or real added value? 4/ Học giả Bill Hayton: Mistranslation and misunderstanding – the unlikely origins of China’s ‘U-shaped line’ claim in the South China Sea. 5/ Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích: Toward a Peaceful Solution to The Conflict in The Southeast Asia Sea. 6/Tiến sĩ Trần Huy Bích: Giải thích việc phát hiện 5 tấm bản đồ cổ ở Đại học UCLA. 7/ Thạc sĩ Hoàng Việt: Institutions and methods for resolving maritime territorial disputes under international law. 8/ Tiến sĩ Phạm Cao Dương: Tác giả danh xưng biển "Đông Nam Á" góp ý về Biển Đông 2015. 9/ Thông cáo chung Hội nghị Quốc tế về Biển ở Manila: VIETNAM PHILIPPINES CIVIL SOCIETY - JOINT STATEME
02 Tháng Tư 2015(Xem: 19502)
MANILA (VH) - Gần 40 tham dự viên, quan sát viên, các tổ chức Xã hội Dân sự - Dân chủ, và các nhân vật nổi tiếng quốc tế đến tham dự, tham luận, hội thảo ngày "Hội nghị Quốc tế về Tranh chấp biển Đông Nam Á - International Conference on the Southeast Asia Sea Disputes" tại hội trường Ateneo Law School, Makati, thủ đô Manila, Philippines vào ngày 27 tháng 3, 2015.
29 Tháng Ba 2015(Xem: 17801)
Biến chuyển cuối cùng trong ngày "Hội nghị Quốc tế về biển Nam Hải" diễn ra tại thủ đô Manila, Philippine ngày 27 tháng 3, 2015 đã mang lại chữ ký bản "Thông Cáo Chung" giữa các nhân vật và tổ chức Xã hội Dân sự - Dân chủ Việt (hải ngoại) và Phi đối với tình hình Biển Đông. Mời quý bạn đọc theo dõi số báo tới toàn bộ diễn tiến hội nghị./
25 Tháng Ba 2015(Xem: 18413)
Đáp chuyến máy bay thẳng từ Los Angeles, nhà báo Lý Kiến Trúc có mặt tại Manila để kịp tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông tại trường Đại học Ateneo Law School, Manila
24 Tháng Ba 2015(Xem: 16141)
Tổng Thống Indonesia Joko Widodo nói rằng một trong những lập luận chủ yếu mà Trung Quốc viện ra để đòi chủ quyền trên hầu hết Biển Đông không có cơ sở pháp lý dựa trên luật pháp quốc tế, tuy nhiên ông nói thêm rằng Jakarta vẫn muốn đóng vai trò của một nước trung gian thành thực trong một trong những cuộc tranh chấp gay gắt nhất tại Châu Á.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 22678)
Kể từ Thứ Hai 23/3/2015, chủ đề: "Mê Hồn Trận Biển Đông" sẽ lần lượt được tường trình cùng quý bạn đọc về tình hình và diễn biến ở biển Đông. Ban biên tập Văn Hóa cố gắng trong khả năng, sẽ đưa tin tức, bài vở, tổng hợp các nguồn tin, diễn biến đã và đang xẩy ra, đặc biệt ở khu vực biển - quần đảo Trường Sa, hiển thị ở các mục: Tin Nóng; Thế Giới Hôm Nay; Biển Đông; Hoàng Sa; Theo Dòng Thời Sự A & B; Bộ Ảnh A & B... Văn Hóa trân trọng cám ơn quý cơ quan truyền thông thân hữu; quý tác giả, quý diễn giả. Kính mời quý độc giả theo dõi. (VH)
19 Tháng Ba 2015(Xem: 16109)
"Việt đánh đẹp trận HD-981, lại cho Cam Ranh tiếp dầu Nga "xỏ" Mỹ? Trả thù Ucraina Nga giúp Tàu? Mỹ giúp Phi lại gần Việt? Không có gì là không thể... chơi nhau tới bến!" BBC: "Nga có thể biến Trung Quốc thành ông vua ở biển Đông," đó là tiêu đề bài phân tích chi tiết được đăng trên trang mạng chuyên về quan hệ chính trị quốc tế nationalinterest.org hồi cuối tháng Hai 2015.
17 Tháng Ba 2015(Xem: 19463)
Ngày 16/03/2015, Philippines đã đệ trình lên Tòa án Trọng Tài Thường trực La Haye một tài liệu bổ sung bao gồm nhiều luận cứ, chứng cứ và bản đồ để chứng minh bản đồ « đường lưỡi bò » của Trung Quốc trên Biển Đông là vô giá trị. Vụ kiện của Philippines là vụ kiện đầu tiên đối với Trung Quốc về các lãnh thổ đang tranh chấp trên Biển Đông. Vụ kiện này đã được chính phủ nhiều nước hoan nghênh, trong đó có chính phủ Hoa Kỳ, xem đây là một giải pháp pháp lý bền vững cho các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 19028)
Nguồn tin riêng của báo Văn Hóa cho biết, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ sau một tuần giải phẫu nhiếp hộ tuyến tại một bệnh viện lớn ở Sàigon đã xuất viện hơn nửa tháng nay. Hiện nay sức khỏe của Ngài đã bình phục. Khi xuất viện, Ngài vẫn phải trở lại nơi "quản chế" nghiêm ngặt là Thanh minh Thiền viện. Mọi liên lạc bên ngoài với HT Quảng Độ thường xuyên vẫn bị phong tỏa.
12 Tháng Ba 2015(Xem: 17582)
Mỹ: "Yêu cầu Việt Nam không nên cho Nga sử dụng Cam Ranh làm phi trường cho IL 78 lên xuống tiếp săng cho oanh tạc cơ TU 95". Nga: "Đề nghị của Mỹ về Cam Ranh là thô lỗ". Việt:1. Không liên minh quân sự; 2. Không căn cứ quân sự; 3. Không sử dụng quan hệ song phương nhắm vào nước thứ ba. Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ từng đề xuất thuê lại căn cứ Cam Ranh với giá 500 triệu đôla/năm nhưng Việt Nam đã quyết định sẽ không cho nước ngoài vào đây. Tuy nhiên thời thế đã thay đổi. Để thể hiện thiện chí, Hà Nội nay thuận cho Nga lập cơ sở hậu cần và kỹ thuật ở Cam Ranh, tuy chưa rõ giá thuê là bao nhiêu.
10 Tháng Ba 2015(Xem: 24269)
NV: Theo lời kể của thầy Thích Nhuận Thư, trụ trì của chùa, và là người đứng ra tổ chức chuyến hành hương cho các Phật tử: “Tối thứ Bảy, lúc 9 giờ tối, tôi ra ngoài mừng sinh nhật của một đệ tử. Toàn bộ vé máy bay và hộ chiếu của những Phật tử tham gia chuyến hành hương đều được tôi đặt trên bàn bên trong phòng. Trước khi đi, tôi khóa cửa phòng, và có để máy sưởi ở mức rất nhỏ. Tôi không khóa cửa chính của chùa.”
08 Tháng Ba 2015(Xem: 20286)
Đại sứ Osius chia sẻ với cử tọa rằng, một trong những người truyền đạt kinh nghiệm cho ông, đại sứ Mỹ đầu tiên ở Việt Nam sau khi bình thường hóa Pete Peterson, đã nói rằng “Nothing is impossible” (Không có gì là không thể.) “Nothing is impossible” được nhắc đi nhắc lại như một điệp khúc, không chỉ bởi Đại sứ Mỹ mà còn bởi những khán giả ngồi bên dưới. "Còn nhiều điều mà hai nước chúng ta có thể cùng nhau làm để duy trì hoà bình, thịnh vượng và độc lập cho Việt Nam và cho khu vực."Để làm được như vậy, cả hai bên sẽ cần phải có những quyết định táo bạo và hướng tới một tương lai mới, mặc dù chúng ta vẫn nhớ và thành tâm giải quyết lịch sử của mình"... "Ông Nguyễn Phú Trọng và ông Trần Đại Quang sẽ đi Mỹ".