Chủ đề đặc biệt của Văn Hóa: "Mê Hồn Trận Biển Đông"

22 Tháng Ba 20156:55 CH(Xem: 22680)
"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 23 MAR 2015

Chủ đề đặc biệt của Văn Hóa: "Mê Hồn Trận Biển Đông"

Kể từ Thứ Hai 23/3/2015, chủ đề: "Mê Hồn Trận Biển Đông" sẽ lần lượt được tường trình cùng quý bạn đọc về tình hình và diễn biến ở biển Đông.
Ban biên tập Văn Hóa cố gắng trong khả năng, sẽ đưa tin tức, bài vở, tổng hợp các nguồn tin, diễn biến đã và đang xẩy ra, đặc biệt ở khu vực biển - quần đảo Trường Sa, hiển thị ở các mục: Tin Nóng; Thế Giới Hôm Nay; Biển Đông; Hoàng Sa; Theo Dòng Thời Sự A & B; Bộ Ảnh A & B...

Văn Hóa trân trọng cám ơn quý cơ quan truyền thông thân hữu; quý tác giả, quý diễn giả. Kính mời quý độc giả theo dõi. (VH)

++++++++++++++++++++++++++++
Hải quân Philippines sẵn sàng cùng với ASEAN và Mỹ tuần tra Biển Đông
Trọng Nghĩa
blank
Philippines chiến hạm Mỹ USS John S. McCain (DDG 56) đến Subic Bay tham gia cuộc thao diễn CARAT (Cooperation Afloat Readiness and Training ) tháng 6/ 2014.U.S Navy photo by Mass Communication Specialist 1st Class Jay C.

Hải quân Philippines sẵn sàng tham gia các cuộc tuần tra hỗn hợp cùng với Hải quân các nước Đông Nam Á và Hoa Kỳ. Một lãnh đạo ngành Hải quân Philippines ngày 19/03/2015, đã có phản ứng như trên sau đề nghị hôm 17/03 của Phó Đô đốc Robert Thomas, Tư lệnh hạm đội 7 của Mỹ, theo đó các nước ASEAN nên thành lập một lực lượng hải quân hỗn hợp để tuần tra tại vùng Biển Đông, nơi đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.

Theo lời Phó Đô đốc Hải quân Philippines Jesus C. Millan, được báo chí Philippines trích dẫn, cho đến nay, chính quyền Manila luôn luôn hậu thuẫn cho các nỗ lực tuần tra hỗn hợp như trên. Trong phát biểu của mình, Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ đã nhấn mạnh rằng nếu các nước ASEAN đi đầu trong việc thành lập lực lượng tuần tra hỗn hợp trên Biển Đông, thì Mỹ sẵn sàng hỗ trợ.

Đối với lãnh đạo Hải quân Philippines, Manila đã hỗ trợ các cuộc tuần tra hỗn hợp chống hải tặc, như ở eo biển Malacca, và công việc đó đã rất thành công. Trên cơ sở đó, Philippines sẵn sàng tham gia lực lượng tuần tra hỗn hợp nếu mục tiêu là « bảo vệ sự ổn định và quyền tự do lưu thông trên biển ».

Phó Đô đốc Millan cho rằng khuôn khổ các hoạt động tuần tra chung phải được các quốc gia có liên quan soạn thảo và ủng hộ vì điều này phải dựa trên nền tảng tin tưởng lẫn nhau.

Tuy nhiên, nhân vật này cũng ghi nhận là về những khu vực đang tranh chấp tại Biển Đông, vấn đề còn tùy thuộc vào quan điểm của chính phủ Philippines, vì đây là vấn đề cần được nhiều ban bộ, cơ quan khác nhau giải quyết. Vùng có tranh chấp như ở Biển Đông có thể không được đưa vào phạm vi tuần tra hỗn hợp./

Theo RFI

Trung Quốc phủ sóng 4G ở Đá Chữ Thập chiếm của Việt Nam

20/03/2015

(Biển Đảo) - Công ty viễn thông China Mobile đã phủ sóng di động 4G ở khu vực Đá Chữ Thập do Trung Quốc chiếm của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa, theo trang tin Want China Times ngày 20.3 dẫn nguồn báo Quân Giải phóng Trung Quốc.
blank
Cơ sở quân sự của Trung Quốc tại Đá Chữ Thập chiếm của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa, khi chưa cải tạo đất và xây đảo nhân tạo – Ảnh: THX

Trung Quốc sẽ tiếp tục xây dựng các trạm phát sóng 4G tại các bãi đá chiếm của Việt Nam ở Trường Sa trong nửa đầu năm 2015, và mỗi trạm như vậy có tốc độ download dữ liệu đạt 1 Mb/giây.

Hiện các bãi đá Trung Quốc chiếm ở Trường Sa đã có sóng 3G từ tháng 2.2013.

Báo Trung Quốc cho biết binh lính Trung Quốc ở Đá Chữ Thập đã sử dụng mạng di động 4G để trò chuyện với gia đình qua cuộc gọi video di động vào ngày 16.3, và những hình ảnh lẫn âm thanh đều rõ ràng và không bị gián đoạn.

Quân đội Trung Quốc cũng đưa ra quy định nghiêm ngặt về quản lý sử dụng mạng 4G về thời gian và địa điểm sử dụng để ngăn chặn rò rỉ các dữ liệu nhạy cảm, báo Trung Quốc cho biết thêm.
blank
Đá Chữ Thập của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm từ năm 1988, và đã xây dựng trái phép thành đảo nhân tạo lớn nhất Trường Sa (có cả đường băng và cảng biển) – Ảnh: Vệ tinh DigitalGlobe ngày 14.2.2015

Theo Want China Times, quân đội Trung Quốc đã đánh chiếm Đá Chữ Thập của Việt Nam từ năm 1988, xây dựng một trạm thời tiết vào cuối những năm 1980. Từ tháng 7.2014, Trung Quốc đã ồ ạt cải tạo đất trên Đá Chữ Thập cũng như ở các bãi đá khác chiếm của Việt Nam. Những bức ảnh vệ tinh chụp cuối năm 2014 cho thấy Trung Quốc đã xây dựng một đường băng và cảng biển trên Đá Chữ Thập, biến nơi đây thành đảo nhân tạo có kích thước tăng hơn 11 lần (diện tích hơn 100.000 m2), trở thành “hòn đảo” lớn nhất trong quần đảo Trường Sa.

Hiện tại Đá Chữ Thập có diện tích lớn thứ 5 trên Biển Đông, sau đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng), đảo Đông Sa (bắc Biển Đông, Đài Loan đóng), đảo Lincoln và Tri Tôn (quần đảo Hoàng Sa).
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19638)
Điếu Cày: "tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ chọn ra cái biểu tượng tốt nhất cho mình, và nếu nó là ý nguyện của 90 triệu người dân thì đó là thể hiện ý nguyện của người dân, và chúng ta không tranh cãi về cái việc lá cờ đó nữa".
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20494)
Trước tiên, chúng ta phải thấy rằng lá cờ đó là một biểu tượng, nó chỉ là một biểu tượng, và chúng ta đấu tranh là vì mục tiêu tự do, dân chủ, không phải vì biểu tượng một lá cờ, bởi vì biểu tượng thì có thể thay đổi, nhưng mục tiêu đấu tranh thì không bao giờ thay đổi …, và nếu có một lá cờ nào …, nó là ý nguyện của 90 triệu người dân thì đó là thể hiện ý nguyện của người dân, chúng ta không tranh cãi về cái việc lá cờ đó nữa.
01 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20832)
“Trước tiên chúng ta phải thấy rằng lá cờ đó là một biểu tượng, nó chỉ là một biểu tượng, và chúng ta đấu tranh là vì mục tiêu tự do, dân chủ, không phải vì biểu tượng một lá cờ, bởi vì biểu tượng thì có thể thay đổi, nhưng mục tiêu đấu tranh thì không bao giờ thay đổi…”
30 Tháng Mười 2014(Xem: 18585)
Một phi thuyền thương mại không người lái chở hàng tiếp liệu lên Trạm Không gian Quốc tế đã phát nổ ngay sau khi rời mặt đất hôm thứ Ba. Thảm họa xảy ra lúc chiều tà tại cơ sở phóng phi thuyền của Cơ quan Không gian Vũ trụ Quốc gia (NASA) ở đảo Wallops thuộc bang Virginia, ngoài khơi Đại Tây Dương.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 19544)
Trong video clip chúc mừng Điếu Cày đến Mỹ – Người Việt TV, ở phút 1:22 có một thanh niên cố chen đến gần Điếu Cày, trao ngọn Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa cho Điếu Cày. Điếu Cày không nhận và nói cám ơn!
26 Tháng Mười 2014(Xem: 26171)
Một thân nhân của Điếu Cày là cô Joyce Hạnh Đỗ ở Boston đã tìm cách liên lạc với bạn là cô Gia Lý, Phòng Thương Mại Việt Mỹ ở Quận Cam nhờ Gia Lý tìm cách liên lạc với ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải hiện đang ở đâu?
23 Tháng Mười 2014(Xem: 19422)
Văn Hóa tổng hợp: “Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ ba nói rằng ông Hải chọn sang Mỹ. Con trai Điếu Cày là kỹ sư Nguyễn Trí Dũng nói rằng không phải như vậy. Phát biểu tại phi trường Los Angeles hôm 21/10, Blogger Điếu Cày nói: “Tôi thấy chính phủ Hoa Kỳ thì mong muốn tôi trở thành một công dân của Hoa Kỳ nhưng tôi không hiểu tại sao chính phủ Việt Nam lại muốn trục xuất tôi. Những việc tôi làm chỉ mang lại lợi ích cho dân tộc Việt Nam, cho tổ quốc Việt Nam. Điều đó đáng để chính phủ Việt Nam phải suy nghĩ.”
21 Tháng Mười 2014(Xem: 18163)
Trao đổi với BBC hôm 19/10/2014, nhân việc tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh vừa diễn ra một vụ 'quan tài diễu phố' của dân khiếu nại về việc một nghi can bị cơ quan công an giam giữ đã tử vong với lý do 'thắt cổ tự tử' bất bình thường, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng nói:
19 Tháng Mười 2014(Xem: 19060)
Khoảng 400-500 cảnh sát được triển khai ở Mong Kok để buộc đám đông phải lùi xa khoảng 20m khỏi một ngã tư trọng điểm. Các cuộc đụng độ vào sáng sớm 19/10 giữa người biểu tình và lực lượng cảnh sát ở Hong Kong vẫn đang tiếp tục mặc dù Chính quyền Hong Kong và nhà lãnh đạo biểu tình đã xác nhận sẽ tiến hành đàm phán.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 18599)
Ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố rằng việc Manila đưa Bắc Kinh ra tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc là ‘quyền của Philippines’, và vấn đề tranh chấp lãnh thổ cần phải được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình. Bình luận của người đứng đầu chính phủ Việt Nam được đưa ra hôm 15/10 tại Viện Koerber, nghiên cứu về phát triển xã hội, ở Berlin sau cuộc họp với Thủ tướng Đức Angela Merkel.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 19629)
Cô Nina Phạm, y tá Mỹ gốc Việt, 26 tuổi, người Mỹ đầu tiên bị lây nhiễm virus Ebola trên đất Mỹ, do là đã có tiếp xúc với bệnh nhân Thomas Eric Duncan. Thomas mắc bệnh từ Liberia, đến Mỹ, vào bệnh viện nhưng đã chết vì bệnh viện Cơ đốc Dallas không cứu chữa được ca bệnh này.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 20044)
Hôm 10/10/2014. tại trụ sở Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 46 Tràng Thi, Hà Nội hàng trăm bà con dân oan Văn Giang (Hưng Yên), Hải Phòng, Tây Ninh treo dọc biểu ngữ phủ kín bờ tường trụ sở, cờ đỏ sao vàng chào mừng ngày "giải phóng" thủ đô 10.10 năm nay.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 18845)
“Cướp biển Indo trèo lên tàu và tấn công tàu. Nó lên nó bịt mặt hết. Nó có dao và súng. Nó dí dao và súng vào người rồi đó đánh trực ban ở trên buồng lái xong nó xuống buồng thuyền trưởng, nó dí súng vào đầu thuyền trưởng và dần dần nó khống chế tất cả các thuyền viên trên tàu và nó giam giữ tại một phòng”.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 18933)
Cuộc gặp liên ngoại trưởng Phạm Bình Minh - John Kerry ở Washington vào đầu tháng 10/2014 đã an bài. Kết quả không đến nỗi tệ: sau nhiều năm bị cấm vận, Việt Nam được Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần cơ chế mua vũ khí sát thương.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 17218)
Ông Kerry nói Mỹ điều chỉnh chính sách trong tình hình mới Việt Nam đã hoan nghênh quyết định của Chính phủ Mỹ nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho họ và nói rằng điều này sẽ có lợi cho cả hai nước.
04 Tháng Mười 2014(Xem: 18414)
Hãng tin Reuters (Anh) cho biết, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain nói: “Việc nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN vì mục đích an ninh hàng hải sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng theo hướng có lợi cho cả hai nước”. AP nhấn mạnh, quan hệ Mỹ-VN đã bình thường hóa vào năm 1995 - 20 năm sau chiến tranh. Washington đã phê chuẩn việc bán một số vũ khí không sát thương cho VN vào năm 2007 và quan hệ song phương đã được củng cố sâu sắc hơn, nhất là khi chính quyền Obama nỗ lực mở rộng sự hiện diện của Mỹ tại châu Á.