Trường Sa đánh nhau to? Ai đánh ai? Đánh ở đâu? Đánh ra sao?

23 Tháng Sáu 201510:58 CH(Xem: 20841)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 24 JUNE 2015

Báo Nga : Việt Nam chuẩn bị lực lượng đặc nhiệm để tác chiến ở Biển Đông

RFI
blank
Tàu hộ tống lớp Tarantul của Hải quân Việt Nam. (ảnh internet)

Theo báo mạng WantChinaTimes, ngày 22/06/2015, cho biết tờ Kommersant của Nga, có trụ sở tại Matxcơva, đưa tin: Để ngăn chặn các hoạt động bồi đắp đảo của Bắc Kinh tại những nơi có tranh chấp ở Biển Đông, quân đội Việt Nam chuẩn bị dùng lực lượng đặc nhiệm để tấn công các cơ sở của Trung Quốc trong khu vực.

Các cuộc tập trận mà quân đội Việt Nam tiến hành từ năm 2004 cho thấy, máy bay ném bom chiến thuật Su-22 của Không quân Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ được huy động để tiến hành các cuộc tấn công đầu tiên, với tên lửa không đối hải AS-10, nhắm vào các mục tiêu trên biển.

Đồng thời, các máy bay tiêm kích Su-30 có thể sẽ yểm trợ bảo vệ các máy bay ném bom Su-22 trong cuộc không kích. Máy bay ném bom có thể tấn công các tàu chiến của Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc từ độ cao 2.500 đến 3.000 mét.

Sau đó, Hải quân Việt Nam sẽ đổ bộ lên các hòn đảo và rạn san hô hiện do Trung Quốc chiếm đóng. Các tàu đổ bộ sẽ được yểm trợ bởi không quân, tàu phóng ngư lôi và tàu hộ tống. Theo trang mạng Quân sự Sina đặt tại Bắc Kinh, bốn tàu hộ tống lớp Tarantul của Hải quân Việt Nam được trang bị tên lửa Kh-35 chống hạm do Nga sản xuất, là những vũ khí cực kỳ nguy hiểm cho các tàu chiến của quân đội Trung Quốc.

Việt Nam hiện là nước thứ hai trên thế giới có tên lửa chống hạm Kh-35. Phạm vi tấn công của loại tên lửa này là 130 km.

Bước tiếp theo, lực lượng đặc nhiệm của Việt Nam sẽ bắt đầu cuộc tấn công nhắm vào các mục tiêu bao gồm cả tàu buôn, tàu tiếp tế hậu cần, trạm radar, bến cảng và các nhà kho trên các đảo nhỏ hơn hoặc bãi đá, nơi có ít quân Trung Quốc chiếm đóng. Theo báo Kommersant, mỗi nhóm tác chiến của lực lượng đặc nhiệm Việt Nam có từ ba đến năm binh sĩ./

RFI 23-06-2015

Báo Nga: TQ có thể triển khai tiêm kích J-11 ở đảo nhân tạo

Quốc Việt | 23/06/2015
blank
Itar-Tass nhận định, đường băng trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông đủ khả năng cho tiêm kích hạng nặng hoạt động.

Hãng tin Itar-Tass của Nga đưa tin, tuần trước, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố sắp hoàn thành dự án bồi đắp đất trên Biển Đông. Bộ này cho biết thêm, sau khi hoàn tất quá trình bồi lấp, Bắc Kinh sẽ xây dựng các công trình (không rõ dân sự hay quân sự) trên các đảo.

Theo ảnh chụp từ vệ tinh và máy bay do thám của Mỹ, trong các công trình cơi nới trái phép, đáng chú ý là đường băng có chiều dài khoảng 3 km trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hãng tin Nga nhận định, đường băng đủ dài cho các máy bay quân sự hoạt động.
blank
Tiêm kích J-11 của Không quân Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã

Các nhà phân tích cho hay, Bắc Kinh có thể triển khai tiêm kích J-11 đến các đảo nhân tạo xa xôi nằm trong phạm vi 1.000 km tính từ đảo Hải Nam. Theo Itar-Tass, chiến đấu cơ J-11 (phiên bản cấp phép của Su-27) có thể bay quãng đường dài 1.500 km mà không cần tiếp nhiên liệu.

Trong khi đó, tờ South China Morning Post phỏng vấn một số chuyên gia quân sự Trung Quốc cho biết, J-11 là một trong những tiêm kích mới nhất, đặc biệt là biến thể J-11D rất ưu việt, sẽ được giao nhiệm vụ bảo vệ các công trình mới xây dựng trên Biển Đông.

Thời gian gần đây, Trung Quốc tiến hành xây dựng quy mô lớn tại các bãi đá ngầm mà họ chiếm đóng bất hợp pháp của Việt Nam thành các đảo nhân tạo kích thước lớn.

Hành động của Bắc Kinh khiến cộng đồng quốc tế lo ngại đồng thời lên tiếng chỉ trích Trung Quốc đang gây căng thẳng trong khu vực./
theo zing.vn

Philippines tổ chức tập trận chung với Mỹ và Nhật Bản gần Trường Sa

Nguyễn Hường
blankblank
22/06/15

 (GDVN) - Tokyo lo ngại Bắc Kinh sẽ khống chế tuyến đường hàng hải có nhiều tàu bè của Nhật Bản qua lại ở Biển Đông.

Reuters ngày 21/6 đưa tin cho biết, Hải quân Philippines sẽ tổ chức tập trận riêng lẻ trong tuần này với lực lượng Mỹ và Nhật Bản trên một đảo nằm cách không xa quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), nơi Trung Quốc đang xây dựng 7 tiền đồn quân sự (bất hợp pháp) gây căng thẳng trong khu vực.
blank
Tokyo lo ngại Bắc Kinh sẽ khống chế tuyến đường hàng hải có nhiều tàu bè của Nhật Bản qua lại sau các tuyên bố bá quyền.

Philippines là quốc gia có lực lượng hải quân được xếp vào hàng yếu nhất trong khu vực châu Á, trong năm nay đã tăng cường hợp tác an ninh với các đối tác nước ngoài như Mỹ, Nhật Bản và Việt Nam trong nỗ lực đối phó với hành động leo thang của Trung Quốc ở Biển Đông.

Reuters dẫn lời một quan chức quân sự Philippines cho biết, các cuộc tập trận sẽ diễn ra trên đảo Palavan nằm cách quần đảo Trường Sa 160 km với sự tham gia của hai máy bay trinh sát hàng hải P3C-Orion của Mỹ và Nhật Bản. 2 máy bay này đã đến thành phố Puerto Princesa, thủ phủ Palawan hôm 21/6, để chuẩn bị tham gia cuộc tập trận.

Hải quân Philippines đã bắt đầu cuộc tập trận kéo dài hai tuần với Hải quân Mỹ từ cuối tuần trước. Cuộc tập trận chung 2 ngày với Nhật Bản sẽ bắt đầu vào ngày 23/6.

Theo Reuters, Hải quân Philippines thường xuyên tổ chức tập trận chung với Hải quân Mỹ, nhưng chỉ bắt đầu tập trận chung với Nhật Bản từ tháng 5 năm nay. Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đã tăng cường hợp tác an ninh trên toàn khu vực Đông Nam Á trong năm nay như một phần của nỗ lực ngăn Trung Quốc bành trướng trên biển.

Mặc dù Tokyo không có yêu sách ở Biển Đông, nhưng đã tích cực lên án các hành vi bành trướng của Trung Quốc trong khu vực. Tokyo lo ngại Bắc Kinh sẽ khống chế tuyến đường hàng hải có nhiều tàu bè của Nhật Bản qua lại sau các hoạt động leo thang (nhằm độc chiếm Biển Đông)./.
 
Nguyễn Hường
01 Tháng Ba 2017(Xem: 13391)
TIN LIÊN QUAN: - Kinh tế biển Việt Nam và tư duy “làm ruộng trên cạn”.
27 Tháng Hai 2017(Xem: 13437)
Tân Hoa Xã dẫn lời một chuyên gia về quan hệ quốc tế của Trung Quốc nhân định, chuyến đi của ông Dương Khiết Trì có thể còn nhằm chuẩn bị cho cuộc gặp giữa chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Donald Trump
26 Tháng Hai 2017(Xem: 12455)
Trang mạng thông tin Pháp East Pendulum ngày 04/01/2017 đã bước đầu rút ra một số kết luận sau khi phân tích kỹ hành trình của chiếc Liêu Ninh từ lúc rời căn cứ ở miền bắc Trung Quốc vào giữa tháng 12/2016, cho đến khi đoàn tàu xuống tập trận tại Biển Đông trong những ngày đầu năm 2017. Ảnh: Hàng không Mẫu hạm liêu Ninh tập trận ở biển Đông.
22 Tháng Hai 2017(Xem: 13296)
Hãng tin Reuters hôm nay, 22/02/2017, trích dẫn hai quan chức Mỹ, cho biết là Trung Quốc sắp hoàn tất việc xây dựng khoảng hơn hai chục cấu trúc trên các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông. Những cấu trúc này dường như là để chứa các tên lửa địa đối không tầm xa. Các cấu trúc, dài khoảng 20 mét, cao 10 mét, được xây trên Đá Subi, Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn, nơi mà Trung Quốc đã xây các phi đạo quân sự.
21 Tháng Hai 2017(Xem: 13069)
Phát ngôn viên lực lượng duyên hải Philippines, ông Armand Balilo, cho biết tàu bị cướp biển tấn công vào đêm Chủ nhật, cách Pearl Bank ở Tawi-Tawi thuộc tỉnh cực nam Philippines chừng 31 cây số. Hải đồ minh họa vị trí vùng biển cực nam Philippines. Vị trí Chấm đỏ: đảo nhân tạo Vành Khăn cáh dảo Palawan 130 NM. Vành tròn: hải cảng Sandakan-Malaysia. Google.
16 Tháng Hai 2017(Xem: 12038)
Dave Bennett: « Hàng không mẫu hạm Carl Vinson thường xuyên được triển khai tại Tây Thái Bình Dương trong khuôn khổ hoạt động nhằm mở rộng chức năng chỉ huy và kiểm soát của Hạm đội 3 của Hoa Kỳ. Từ hơn 70 năm nay, các cụm tầu tấn công của Hải Quân Mỹ thường xuyên tuần tra tại vùng biển Ấn Độ-Châu Á-Thái Bình Dương ».
13 Tháng Hai 2017(Xem: 12912)
Trong cuộc điện đàm với chủ tịch Tập Cận Bình ngày 09/02/2017, tổng thống Donald Trump thay đổi quan điểm về Đài Loan, một hồ sơ nhạy cảm đối với Bắc Kinh. Nguyên thủ Mỹ tuyên bố tôn trọng nguyên tắc “một nước Trung Hoa”.
09 Tháng Hai 2017(Xem: 12186)
Thông cáo của tòa Bạch Ốc nói: « Tổng thống Trump cho biết là ông chờ được làm việc với chủ tịch Tập Cận Bình để phát triển một quan hệ có tính chất xây dựng, có lợi cho cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc ».
05 Tháng Hai 2017(Xem: 13248)
Lời chúc Tết đăng trên báo chí Việt Nam của lãnh đạo Đảng Cộng sản, Nhà nước và Chính phủ đều nhấn mạnh đến tinh thần dân tộc, chủ đề tổ quốc chứ dường như không nhắc tới mấy chữ ý thức hệ xã hội chủ nghĩa nữa.
03 Tháng Hai 2017(Xem: 13068)
Tôi vốn là người nghiên cứu lịch sử, thấy rằng bất cứ đế quốc, quốc gia hùng mạnh nào , triều đại nào từ hàng ngàn ngàn năm nay trên thế giới không thể tồn tại mãi mãi, đều có lúc thịnh, lúc suy.
03 Tháng Hai 2017(Xem: 13534)
Thế giới năm 2016 đã chứng kiến những sự kiện chính trị bất ngờ và chưa có tiền lệ, như nước Anh rời khỏi EU (Brexit) và doanh nhân Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ.
03 Tháng Hai 2017(Xem: 14252)
Đây là quan điểm của ông Steve Bannon, cố vấn an ninh thân cận của tổng thống Mỹ Donald Trump, người vừa được trao những quyền lực chưa từng có tiền lệ ở Nhà Trắng.
03 Tháng Hai 2017(Xem: 14159)
Lời chúc Tết đăng trên báo chí Việt Nam của lãnh đạo Đảng Cộng sản, Nhà nước và Chính phủ đều nhấn mạnh đến tinh thần dân tộc, chủ đề tổ quốc chứ dường như không nhắc tới ý thức hệ xã hội chủ nghĩa nữa.
03 Tháng Hai 2017(Xem: 13126)
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cách chức quyền bộ trưởng tư pháp Sally Yates sau khi bà nghi ngờ tính hợp pháp của lệnh cấm nhập cảnh