Sứ giả của "hòa giải": Cựu TT Bill Clinton và ... "không có chuyện gì là không thể!"

02 Tháng Bảy 201511:01 CH(Xem: 16745)
"BÁO VĂN HOA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 03 JULY 2015

Sứ giả của "hòa giải": Cựu TT Bill Clinton và ... "không có chuyện gì là không thể!"

Sứ giả của "Hòa giải": Cựu Tổng Thống Bill Clinton là người đã mở ra chương "Hòa giải" giữa hai kỳ phùng địch thủ trên chiến trường Đông Dương hay cuộc chiến tranh Việt Nam, là "con thoi" luôn có mặt vào các thời điểm "nóng sốt" trên mặt trận chính trị Việt - Mỹ.

Hôm 1 tháng 7, 2015, một lần nữa (lần thứ 5), ông đã bay qua Hà Nội (theo thông báo của Đại sứ Ted Osius) để gặp những những chóp bu hàng đầu đảng CSVN như Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, (không thấy ảnh và tin Nguyễn Tấn Dũng với Bill), Phạm Bình Minh, ... bên cạnh đó, ông cũng không quên gặp một số nhân vật trong giới vận động Dân chủ-Nhân quyền, Xã hội Dân sự ...

Thế nhưng, dư luận bên lề thì lại cho rằng "không có chuyện gì là không thể!" chẳng hạn như, Bill sẽ "tháp tùng, bảo hộ" chuyến đi đến nơi về đến chốn cho Trọng ...

Thông báo của Đại sứ Ted Osius

* Đại sứ Mỹ Osius thông tin về hành trình của cựu tổng thống Clinton trong lễ kỷ niệm lần thứ 239 ngày lập quốc của Mỹ vào tối 1.7 trong một buổi lễ tại Saigon.
blank
Đại sứ Mỹ Osius đã thông tin về hành trình của cựu tổng thống Clinton trong lễ kỷ niệm lần thứ 239 ngày lập quốc của Mỹ vào tối 1.7 tại Tp.HCM.

Đại sứ Ted Osius: “Tôi vinh dự thông báo với các bạn rằng một trong những người quan trọng nhất trong việc thiết lập mối quan hệ hai nước theo hướng tích cực, cựu Tổng thống Bill Clinton, sẽ có mặt tại Hà Nội vào ngày mai 2.7 để tham gia lễ kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Mỹ, do Đại sứ quán Mỹ tổ chức”.
blank
(L-R) U.S. Ambassador to Vietnam Ted Osius, Vice Chairwoman of the Ho Chi Minh City People's Committee Nguyen Thi Hong, and Consul General Rena Bitter pose for an official photo at the reception to celebrate the 239th anniversary of Independence Day in Ho Chi Minh City on July 1, 2015. Dong Nguyen/Tuoi Tre News

* Trong thông báo tối 1/7 trên trang Facebook, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius cho biết cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton sẽ có mặt tại Hà Nội vào ngày 2.7 để tham gia lễ kỷ niệm 20 năm quan hệ Việt Nam – Mỹ.
blank
Cựu TT Bill Clinton, Đại sứ Ted Osius và phu quân, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cử hành Quốc ca Mỹ-Việt (CS) tại khách sạn Marriott Hà Nội tối 02/7/2015
blank
Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton phát biểu tại lễ kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ do Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam tổ chức tối 2-7 tại Hà Nội. Ảnh: VV
blank
Bộ trưởng Phạm Bình Minh (góc trái) phát biểu tại buổi lễ. Cùng tham dự còn có các cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam như Douglas Peterson; Michael W.Michalak và Đại biện lâm thời đầu tiên Desaix Anderson; cùng nhiều vị Đại sứ trong Đoàn ngoại giao tại Hà Nội. Ảnh: Thống Nhất-TTXVN
blank
Nâng ly tại Marriott Hotel Hà Nội tối 2/7/2015

+++++++++++++++++++++++++++++++
blank
Chiều 2/7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đã tiếp nguyên Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đang ở thăm Việt Nam.
blank
Chiều 2/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đang ở thăm Việt Nam.

"Bình thường với VN là một trong những thành tựu quan trọng nhất của tôi”   

02/07/2015  

TTO - Phát biểu tại lễ kỷ niệm 20 năm quan hệ Việt - Mỹ, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton cho biết quyết định bình thường hóa quan hệ với Việt Nam năm 1995 là một trong những thành tựu quan trọng nhất của ông.
blank
 Cựu tổng thống Bill Clinton phát biểu tại lễ kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ - Ảnh: Quỳnh Trung
blank
 Từ trái: Đại sứ Ted Osius cùng phu quân, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và cựu Tổng thống Bill Clinton nâng ly chúc mừng nhân ngày Lễ Độc Lập Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ tại Hà Nội tối 2/7/2015. Ảnh Quỳnh Trung

Cựu TT Bill Clinton: “Có rất nhiều lý do khi quyết định bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, bao gồm các lý do cá nhân, chính trị, và địa chính trị. Tuy nhiên phải nói là ký quyết định bình thường hóa quan hệ với Việt Nam là một trong những thành tựu quan trọng nhất của tôi,” ông Bill Clinton phát biểu.

Ngày 11-7-1995, Tổng thống Bill Clinton đã tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao mang tính lịch sử giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Tuyên bố năm 1995 là một trong nhiều việc làm của Tổng thống Clinton nhằm giúp hai nước nâng cao tinh thần hòa giải và cùng nhau hướng tới tương lai, bao gồm cả việc dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại và cuộc đàm phán cho một thỏa thuận song phương./

(theo QUỲNH TRUNG)  

Bill Clinton gặp xã hội dân sự ở VN

BBC 02/7/15

Tiến sỹ Nguyễn Quang A thuật lại cuộc gặp mặt giữa cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton với tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam, trong cuộc tiếp tân của Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội hôm 02/7/2015, nhân 20 năm bình thường quan hệ ngoại giao Mỹ - Việt và quốc khánh Mỹ.

Theo nhà nhà quan sát chính trị - xã hội Việt Nam này, cuộc gặp có thể còn liên quan tới chuyến thăm Hoa Kỳ dự kiến vào đầu tuần sau của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Trước cuộc tiếp xúc kể trên, vẫn theo Tiến sỹ Quang A, ông Clinton cũng đã có cuộc gặp 'riêng và kín' với Phó Thủ tướng, Ngoại trưởng Việt Nam, Phạm Bình Minh và Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng, ông Hoàng Bình Quân.

Tiến sỹ Quang A dùng chữ 'cân bằng' để so sánh việc phía Mỹ và ông Clinton đã gặp cả phía đại diện đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam, cũng như gặp đại diện giới vận động dân chủ, nhân quyền và xã hội dân sự ở trong nước./

XEM THÊM:

Những chuyến thăm Việt Nam ý nghĩa của TT Bill Clinton

02/07/2015

(Quốc tế) - Trên vai trò nguyên thủ hay với tư cách cá nhân, tổng thống thứ 42 của Mỹ đều góp phần quan trọng trong tiến trình tăng cường quan hệ song phương Việt – Mỹ.
blank
Trong thông báo tối 1/7 trên trang Facebook, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius cho biết cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton sẽ tới Việt Nam dự buổi lễ kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ chiều 2/7 tại Hà Nội. Ảnh: US Gov
blank
Bill Clinton là tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Việt Nam từ sau năm 1975. Ông cũng là người đặt nền móng chính thức cho việc bình thường hoá quan hệ song phương Việt – Mỹ. Chủ tịch nước Trần Đức Lương đón Tổng thống Mỹ Bill Clinton thăm Việt Nam lần đầu tiên tháng 11/2000. Ảnh: Reuters
blank
Trong chuyến công du này, Clinton đã giúp 2 anh em Dan và David Evert (đi sau ông) tìm kiếm hài cốt của cha, một phi công đã tử nạn trong chiến tranh ở Việt Nam. Ảnh: AFP
blank
Đệ nhất phu nhân Hillary Clinton và con gái Chelsea tới Việt Nam cùng Tổng thống Clinton trong chuyến thăm đầu tiên. Sau này bà Hillary nhiều lần trở lại Việt Nam, bao gồm cả những chuyến công du trên vai trò ngoại trưởng Mỹ. Ảnh: AFP
blank
Tổng thống Clinton bắt tay người dân tại ban công một ngôi nhà đối diện Văn Miếu Quốc Tử Giám. Ảnh: AP
blank
6 năm sau, ngày 7/12/2006, cựu tổng thống Clinton trở lại Việt Nam với tư cách nhà quản lý của Tổ chức Sáng kiến chống AIDS toàn cầu. Gia đình ông sáng lập Quỹ Clinton để giúp chăm sóc, điều trị cho người có HIV trên thế giới. Ảnh: AP
blank
Trong chuyến thăm ngày 14/11/2010, ông Clinton đến Việt Nam với mục đích tăng cường quan hệ và hợp tác song phương Việt – Mỹ trên một số lĩnh vực, bao gồm thương mại, y tế, biến đổi khí hậu và hợp tác an ninh. “Chúng ta đã cùng hợp tác về giáo dục, y tế, an ninh, rà phá bom mìn, hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam và tìm hài cốt của quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam. Điều này cho thấy sự sẵn sàng trong việc tăng cường hiểu biết giữa 2 nước”, ông Clinton nói. Ảnh: BBC
blank
Ngày 18/7/2014, cựu tổng thống Bill Clinton tới Việt Nam lần thứ 4 nhằm thúc đẩy hoạt động của Quỹ Clinton do gia đình Clinton sáng lập để giúp chăm sóc, điều trị cho người nhiễm virus HIV trên thế giới. Ảnh: TTXVN (Theo Tri Thức)
27 Tháng Mười Một 2016(Xem: 21242)
Sau vụ hành hình, hình ảnh ông nằm bất động, đôi mắt vẫn mở to. Che là một trong bộ ba lãnh đạo gồm (Che, Fidel Castro và Raul Castro) . Quyết định ra đi được đưa ra vào đúng lúc con đường công danh đang rộng mở đối với Che khiến dư luận không khỏi hồ nghi có những khuất tất. Đã không ít ý kiến cho rằng: đằng sau sự ra đi đó có sự ép buộc khiên cưỡng của 2 anh em nhà Castro...
23 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14657)
Ngày đầu tiên làm tổng thống, Trump sẽ rút Hoa Kỳ khỏi TPP
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14966)
Ngày 17-11 (giờ Mỹ), Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã có cuộc gặp Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Cuộc gặp diễn ra tại cao ốc Trump Tower ở Manhattan, New York trong 90 phút. Ảnh: REUTERS
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15347)
Tại Hội nghị Apec Lima Peru, ông Trần Đại Quang đã gặp ông Tập Cận Bình bàn "song phương" biển nam Trung Hoa; gặp ông Putin bàn "Đối tác chiến lược toàn diện"; gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14899)
Ông Donald Trump đã tuyên bố sẽ dẹp bỏ hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và đã tỏ ý muốn sửa đổi các liên minh giữa Mỹ với các nước trong khu vực. Thế nhưng, hãy còn quá sớm để kết luận rằng chính sách “xoay trục” của tổng thống Barack Obama đã chết.
15 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13778)
Gió đã đổi chiều
13 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13391)
Theo hãng tin Reuters, chính quyền Obama hôm qua, 11/11/2016, đã thông báo đình chỉ mọi thủ tục để hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP được thông qua ở Quốc hội Mỹ, tuyên bố rằng số phận của hiệp định này sẽ do tổng thống tân cử Donald Trump và các nghị sĩ Cộng hòa quyết định.
13 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13938)
Gió đã đổi chiều
09 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13744)
- Donald Trump: Di dân bất hợp pháp 'phải đi'.
09 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12452)
Gió đã đổi chiều - Dân chúng Mỹ muốn thay đổi - Những hình ảnh khóc cười của dân chúng Mỹ khi xem kết quả phiếu bầu.
08 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13052)
Gió đã đổi chiều?
08 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13440)
Gió đã đổi chiều?
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12689)
Diễn biến chính trị - quân sự ASEAN
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13022)
Diễn biến chính trị - quân sự ASEAN - Trung Quốc và Malaysia chống can thiệp từ bên ngoài. - Thủ tướng Malaysia chơi lá bài Bắc Kinh? - Nhật Bản phản đối tàu Trung Quốc tiến gần quần đảo Senkaku. - Philippines - Duterte đã nhìn ra vấn đề trong cuộc tranh giành ảnh hưởng chiến lược giữa Mỹ và Tầu ở ĐNA.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13662)
- GS Tương Lai: "Là một người nghiên cứu thì tôi nói ngay là khái niệm "tự diễn biến" là cực kỳ mơ hồ. Tôi cho rằng đây là sự hoang tưởng về ngôn từ". - TS Lê Đăng Doanh: "Vì vậy nhiều ủy viên trung ương, thậm chí cả ủy viên Bộ Chính trị nữa không phải là họ đều đồng tình với cái nghị quyết này đâu. Nhưng tôi tin rằng đây chưa phải lúc họ bộc lộ đầy đủ ‎ ý kiến của họ ra".