Huyền thoại Hoàng Cơ Minh: "Vị tướng kháng chiến duy nhất - tự sát tại mặt trận sau 1975"

22 Tháng Mười Một 20158:47 CH(Xem: 23183)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 23 NOV 2015

 

Ý kiến về một nhân vật trong vụ "Terror in Little Saigon"

 

Huyền thoại Hoàng Cơ Minh: "Vị tướng kháng chiến duy nhất - tự sát tại mặt trận sau 1975"

 

LTS: Người viết bài này xác định không là "hội viên", hay "member" của Mặt Trận hay của Việt Tân, nhưng không chối là một thân hữu khá gần gũi với anh chị em VT nhiều năm. (Đôi lúc còn là "mục tiêu đáng gờm" của MT và VT, chuyện có lúc bị lên án "dở" - sẽ nói sau). Với chức năng và trách nhiệm của một nhà báo, trước những sinh hoạt của các tổ chức ái hữu cộng đồng, các tổ chức chính trị, nhà báo có ý thức loan tải vô vị lợi, khách quan, vì đó là những hoạt động đóng góp vào sự thăng tiến không ngừng của một sắc dân trẻ trên xứ sở Hiếp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Dưới góc cạnh riêng, nhân vật được miêu tả dưới đây không thể phủ nhận đó là một con người canh cánh tâm hồn ray rứt về quê hương, dân tộc ... Bài viết không đề cập đến những công việc kỹ thuật gây sóng gió).

 

Hoàng Cơ Minh: “Tôi không tin là trong đời mình sẽ thấy Việt Nam được giải phóng khỏi chế độ Cộng sản. Nhưng tôi thà chết trong rừng như một thảo khấu còn hơn làm một người tỵ nạn ở hải ngoại.”*

 

LÝ KIẾN TRÚC

 

Giòng máu Âu Lạc là giòng máu cách mạng. Hình như người Việt Nam nào lưu trữ giòng cách mạng trong máu đều tiềm ẩn ý thức, tâm thức "phá hủy" và "kiến tạo". Giòng máu cách mạng là giòng máu lý tưởng. Theo đuổi lý tưởng tới cùng là máu cách mạng.

 

Quyền lên tiếng, quyền lý tưởng là bản chất quyền cách mạng. Quyền lên tiếng đối lập 100% quyền bịt miệng. Quyền hành động là bản chất của quyền cách mạng. Đúng hay Sai hành động - chủ nghĩa cách mạng là vấn đề khác. Lịch sử sẽ luận. Luật pháp sẽ minh. Công luận sẽ phê.

 

Ông Hoàng Cơ Minh là một con người của cách mạng, của lý tưởng cách mạng, của hoạt động cách mạng. Ông là vị tướng duy nhất sau biến cố 1975, vào "bưng", lấy thân ông, lấy mạng ông, lấy tâm não ông, ra đi vì cách mạng và: "Để làm gì cho Tổ Quốc!". Đúng hay Sai, thời gian, lịch sử, luật tắc, sẽ phơi ra áng sáng, sẽ công tâm phán xử.

 

Nhưng trước hết, trên hết, trong chuỗi dài 40 năm lịch sử cộng đồng tỵ nạn, cái chết của ông để lại một gia tài gần như là một huyền thoại: Huyền thoại Hoàng Cơ Minh  - với đầy đủ tính cách anh hùng và rối rắm trong chuỗi dài hoạt động phục quốc.

 

image001

Huyền thoại Hoàng Cơ Minh có thể  đại lược ở một số điểm như sau:

 

Thứ nhất: ông là vị tướng của QLVNCH di tản ra hải ngoại, duy nhất, khởi động cuộc kháng chiến chống cộng sản sau năm 1975. (Có thể có các vị tướng lãnh khác, các nhân vật khác, cũng hoạt động, nhưng theo nhiều cung cách khác nhau,  âm thầm, kín đáo ...).

 

Thứ hai: ông là vị tướng duy nhất sống và làm việc ở núi rừng "khu chiến" (Thái Lan, Cam Bốt, Hạ Lào) cho đến giây phút cuối cùng, vùi thân giữa rừng thiêng nước độc.

 

Thứ ba: ông là vị tướng đích thân cầm súng, điều quân, ngay tại trận tiền và tự sát ở trận tiền.

 

Thứ tư: ông là nhà lãnh đạo chính trị, chủ tịch sáng lập một đảng chính trị, giương cao khẩu hiệu: "Giải thể chủ nghĩa - chế độ cộng sản".

 

Thứ năm: ông là Chủ tịch số một của một tổ chức có danh xưng là Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam. Ông cũng là Chủ tịch số một sáng lập ra Việt Nam Canh Tân Cách Mạng đảng, gọi tắt là Việt Tân, công khai họp báo tại một "căn cứ khu chiến" của ông ở tỉnh Ubong Thái lan. (Xin mở ngoặc: trong thời điểm sáng lập đảng, Chủ tịch đảng Hoàng Cơ Minh không thấy viết, không thấy xác định, ai là Phó đảng Việt Tân.

 

5.1- Trong một bài viết của ông Phạm Hoàng Tùng cho biết: "4/ Ngô Chí Dũng: (thường gọi là Hoàng Nhật, từ Nhật Bản về), Trưởng Đài Phát Thanh Việt Nam Kháng Chiến trong hầu như suốt giai đoạn kháng chiến, từ năm 1.983 tới năm 1.990. Chiến hữu Ngô Chí Dũng cũng là người có trách vụ tổ chức và phát triển Đảng Việt Tân trong khu chiến cách mạng - khi Chủ Tịch Hoàng Cơ Minh mất, lên nắm quyền Chủ Tịch, mất tích hay bị thủ tiêu bí mật".

 

image002

Người mặc quần áo bà ba đen bạc màu và có gương mặt còn trẻ là anh Ngô Chí Dũng.

Người ngồi cạnh anh Dũng và để hai tay trên bàn là anh Nguyễn Kim.

ông Hoàng Cơ Minh ngồi trước lá cờ Đảng Việt Tân. Hình này chụp tại một cơ sở MT ở tỉnh U Bon- Thái Lan, nằm ở ngoại vi khu chiến. Nguồn: Hành Trình Người Đi Cứu Nước.

 

Thứ sáu: ông Chủ tịch Mặt Trận hầu như làm việc toàn thời gian ở "khu chiến". (Khu chiến là chữ của MT). Thỉnh thoảng ông về nước Hoa Kỳ, được đón rước như một vị anh hùng cái thế. Rừng người, rừng cờ, rừng tiếng hô, đón ông như cơn sóng thần bão tố. Tất nhiên, rừng tiền cũng rót vào như nước. Tất nhiên, cặn bã, rác rưởi, hung bạo, cũng lượn theo cơn sóng thần lên cơn.

 

image003

Google images

 

image004

Hình ảnh năm xưa của Đại hội Chính nghĩa ở Virginia. Ảnh do báo Sống thu thập.

 

 image005

Google images

 

image006

Google images

 image007

Thứ bẩy:

7.1- ông đề bạt một người thay mặt ông, điều hành tổ chức Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam ở hải ngoại (Hoa Kỳ) : cựu Đại tá VNCH Phạm Văn Liễu. (Tác giả tập hồi ký Trả Ta Sông Núi).

 

7.2- Danh xưng cao nhất của Mặt Trận dành cho Đại tá Liễu là Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hải Ngoại. Các bộ phận Khu vực từ K1 đến K8 được điều động trực tiếp  bởi ông Phạm Văn Liễu. Riêng K9 theo như ông Liễu và nhiều lãnh đạo Việt Tân nói: (Xem Phần số 5)

 

7.3- Quyền hành và lãnh đạo chỉ huy của Đại tá Liễu ở hải ngoại gần như là số một trong suốt thời gian từ 1981-1985, nhưng đến cuối năm 1984, Đại tá Phạm Văn Liễu ly khai ra khỏi Mặt Trận và thành lập một tổ chức khác. Đây là vụ khủng hoảng đầu tiên nghiêm trọng đối với Mặt Trận và Việt Tân. (Sau này, Việt Tân cũng xẩy ra nhiều vụ khủng hoảng khác, sẽ nói sau).

 

7.4 - (Mở ngoặc thêm vấn đề này: Chưa có tài liệu nào bạch hóa lý do chính yếu việc Đại tá Liễu ly khai, giã từ Mặt Trận.

- Có thể bắt nguồn từ lời "huấn dụ" của sĩ quan tình báo hải quân Richard Armitage chăng, khi ông Liễu và ông Minh đi gặp ông Richard Armitage tại nhà riêng? (sau Đại hội Chính Nghiã ở Virginia năm 1983),  nhà tình báo Mỹ đã chỉ ra tầm nhìn xa, rất xa, đối với cộng đồng VN, đối với các tổ chức phục quốc, đối với vị thế VN trên bàn cờ thế giới, nhưng ông Minh bỏ ngoài tai. Ông Liễu nhìn thấy. Ông Liễu nhận định tương đối rõ: "Không có Mỹ thì việc làm của ông Minh sẽ thất bại". Ông Liễu khôn hơn, hiểu ý Mỹ hơn, không đi vào con đường mòn kháng chiến, huy động tiền của, nhưng cay cú và "phá" chơi cho bõ. 

- Có thể vì vấn đề tài chánh tập trung vào tay Hoàng Cơ Định?;

- Có thể vì lý do nhân sự lãnh đạo lộ ra tính cục bộ gia đình?;

 - Có thể vì mâu thuẫn trong lý luận và sách lược?;

- Có thể vì ngôi sao Hoàng Cơ Minh quá sáng chói làm lu mờ hình ảnh chiến lược gia Tổng vụ trưởng Tổng vụ Hải ngoại Phạm Văn Liễu?

- v,v...

 

7.5- Dưới quyền Đại tá Liễu thực sự có bộ phận K9 không? (K - viết tắt chữ khu bộ), chính xác là những ai trong đó? Họ có còn sống không? Họ làm những công việc gì? Bộ phận K9 thực sự có một tiểu ban gọi là "Biệt đội ám sát" không? "Biệt đội ám sát K9" (nếu có - rất đặc biệt), ví như là một tổ chức có bóng mà không có hình, có hình mà không có bóng.

 

7.6- Từ ngày thành lập Mặt Trận cho đến ngày chấm dứt (1980 -2004), không có một nhân vật nào trong Mặt Trận và trong đảng Việt Tân nhận là có "Biệt đội ám sát K9". (Mở ngoặc: Giả sử như trên tế nếu có tiểu ban "Biệt đội ám sát K9" thì Ai là hung thủ bắn giết các nhà báo? Cơ quan FBI sau nhiều năm điều tra hồ sơ này nhưng vẫn chưa tìm ra manh mối thủ phạm! Nếu tìm ra thủ phạm, hoặc nếu thủ phạm bị lương tâm căn rứt, tự thú, ra đầu thú, khi đó, K9 chắc chắn sẽ lộ nguyên hình).

 

image008

Nạn nhân của những vụ ám sát và mưu sát. Nguồn: propublica.org

Thứ tám: Người chỉ huy và ra lệnh trực tiếp cho "Biệt đội ám sát K9" ngụ ở "khu chiến" hay ngụ ở "hải ngoại"? Một "Ẩn số dấu mặt!". Ai là người cầm súng nã đạn vào nhà báo, vợ nhà báo? Người này còn sống hay đã mất tích? Một "Ẩn số dấu mặt!".

 

8.1 - Những câu hỏi chung quanh cái chết của 5 nhà báo cho đến nay, chưa chắc đoàn viên và lãnh đạo Việt Tân thế hệ trẻ sau này đều biết, biết về cả "Biệt đội ám sát K9".

 

8.2 - "Ám sát", "Thủ tiêu", "Hành động đe dọa", "Hành vi xâm phạm thân thể, tài sản", "Khủng bố tinh thần", "Bạo hành" ... là điểm tối kỵ đối với cá nhân hay một tổ chức chính trị đã hình thành và đang hoạt động tại Hoa Kỳ. 

 

Thứ chín: Với kinh nghiệm lão luyện của một vị tướng chỉ huy  trên chiến trường nam Việt Nam từ trước 1975 (dù là trong binh chủng hải quân) , ông Hoàng Cơ Minh thừa hiểu rằng: ông đang chơi canh bạc phiêu lưu mạo hiểm. Dường như ông muốn lợi dụng ngay cơ hội Mỹ thỏa hiệp với CSVN mở chiến dịch tìm kiếm tù binh Mỹ, hài cốt lính Mỹ, nhân viên mất tích Mỹ ... trong chiến tranh Việt Nam (VIETNAM WAR POW/MIA vấn đề tù binh chiến tranh/nhân viên mất tích trong chiến tranh Việt Nam, cho nên, ông bỏ ngoài tai lời "khuyên" của ông Richard Armitage, ông quyết tâm đi theo lý tưởng của ông tới cùng.

 

9.1 - Với kinh nghiệm của một tướng lãnh sống và làm việc dưới chế độ chính trị VNCH trước 1975, ông Minh chắc phải nhìn thấy bài học của chế độ Ngô Đình Diệm, Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh, Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Văn Thiệu. Các vị lãnh đạo của VNCH đều thuộc câu "Thời thế thế thế thời phải thế", nhưng mỗi người có cách hành xử riêng của họ. Vì qyền lợi, vì bàn cờ chiến lược Đông Tây xoay chiều, nước lớn sẵn sàng bỏ rơi những con tốt, cho dù tốt đã sang sông.

 

9.2- Ông Hoàng Cơ Minh ra sức xây dựng các lực lượng vũ trang nhỏ chiêu mộ từ người Thái, Lào, cựu binh VNCH, tập trung về các căn cứ thuộc tỉnh Ubon Ratchathani (Thái Lan), cách Bangkok 500 km về phía Đông Bắc.

Chiến thuật của tư lệnh Hoàng Cơ Minh là lấy du kích đánh du kích.

Chiến lược của Chủ tịch Hoàng Cơ Minh là dựa vào hàng trăm ngàn lòng dân hải ngoại bùng lên như ngọn lửa đòi giải phóng quê hương.

Niềm tự hào khí phách của giòng dõi bản thân và niềm hào khí của các "Quyết đoàn" quyết tử hy sinh vì "Nhân nghĩa chi cử vụ tại an dân, Điếu phat chi sư tất tiện khử bạo"; vị tướng dẫn đầu đoàn quân kháng chiến khiêm nhường đi vào cửa tử, chết cho tự do và chết cho quê hương.

 

image009image010

Tỉnh Ubong - Thái Lan (chấm đỏ trên bản đồ) nằm gần sát biên giới Lào và Việt Nam. Ảnh minh họa Google images

 

image011

Sông Mekong ở Lào. Ảnh minh họa Google images

 

image012

Khi vượt sông Mekong ở Hạ Lào, "Quyết Đoàn" Đông Tiến III sắp sửa hành quân qua bên phần đất Việt vùng Tây Nguyên, trận đánh cuối cùng nổ ra trong đêm 27/8/1987, tư lệnh Hoàng Cơ Minh bị thương và tự sát ở trận tiền. Xác của ông được chiến hữu vùi lấp vội, nhưng sau đó  bộ đội tìm ra, khai quật, chụp hình và cho công bố hình ảnh này tại Sàigon trong phiên tòa xử các Kháng chiến quân của Mặt Trận. (Xem thêm bài viết về KCQ Đào Bá Kế).

9.3 - Song song với việc xây dựng lực lượng vũ trang, ngày 10 tháng 9, năm 1982, Chủ tịch Mặt trận Hoàng Cơ Minh tổ chức đại hội ngay tại căn cứ 81 tỉnh Ubong, sáng lập ra Việt Nam Canh Tân Cách mạng Đảng với cương lĩnh xóa bỏ chế độ độc tài do đảng CSVN lãnh đạo và chủ trương canh tân đất nước.

9.4- Điểm chú ý trong đại hội sáng lập đảng Việt Tân: Không thấy, không nghe ông Hoàng Cơ Minh đề xuất ai là Phó đảng Việt Tân; việc này khác việc đề xuất cựu Đại tá Phạm Văn Liễu là Tổng vụ trưởng Tổng vụ Hải ngoại của Mặt Trận. Có thể trong tính toán của ông Minh lúc bấy giờ, Mặt Trận là tổ chức nổi, Việt Tân là tổ chức chìm.

image002

9.5- Điểm không thể hiểu được: Trong cuộc vạn lý trường chinh vào đất địch tạm chiếm, từng đường đi nước bước của ông Hoàng Cơ Minh từ Mỹ cho đến Thái, mọi động tịnh của Mặt Trận đều được thông báo rành rọt công khai. Thế là sao? Ngày xưa, Kinh Kha sang Tần chỉ có Thái tử Đan âm thầm tiễn biệt bên bờ sông Dịch. Ngày nay, trước khi hành quân 719 sang đất Lào quân ta diễn binh cờ khí rầm rộ. Ngày nay, Mặt Trận sang sông chẳng khác gì Lam Sơn 719. Binh pháp thời nay lạ nhỉ!

9.6 - Việt Tân là bửu bối của Mặt Trận, là đứa con cưng của Hoàng Cơ Minh về sự nghiệp chính trị. Ông Minh nhìn xa, viễn kiến về chế độ độc tài đảng trị trước sau gì cũng thoái hóa và điêu tàn. Ông đọc được lòng dân. Ông ôm ấp Việt Tân sẽ làm nên nghiệp lớn. Nhưng ông chết sớm và khẳng khái ra đi. “Tôi không tin là trong đời mình sẽ thấy Việt Nam được giải phóng khỏi chế độ Cộng sản. Nhưng tôi thà chết trong rừng như một thảo khấu còn hơn làm một người tỵ nạn ở hải ngoại.”*

 

9.7 - Đứa con cưng của ông đã làm nhiều điều "rắc rối, không bắt kịp xu thế "Thời thế thế thế thời phải thế". Tiếc thay.

 

Thứ mười: Có động lực siêu hình mãnh liệt nào thôi thúc chủ nghĩa anh hùng ở Hoàng Cơ Minh biết đi là chết, biết giao chiến là chết, biết vượt tuyến về "đất Mẹ" là chết?

Có phảng phất linh hồn của những tướng lãnh tuẫn tiết ở chiến trường miền nam Việt Nam trước 1975 soi đường cho ông đi vào cõi vinh quang ?

Có đâu đây oan hồn của 5 nhà báo Mỹ gốc Việt lên tiếng đòi "nợ"?

Có âm u anh hồn của những kháng chiến quân bỏ thây nơi khu chiến xa xăm?

 

Tất cả, cuối cùng, suối vàng thiên thu là nơi tụ họp của nghĩa sĩ đài dũng lược.

Lẽ Sống và Cái Chết của một con người mang giòng máu cách mạng đã đi vào huyền thoại:

Huyền thoại Hoàng Cơ Minh./

 

( California 3 giờ khuya 22 nov, 2015)

* Lời ông Hoàng Cơ Minh theo bài viết của ông  Nguyễn Xuân Nghĩa

+++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Bài  phát biểu cuả nhà báo Lý Kiến Trúc trong buổi tiếp tân Đại hội ra mắt đảng Việ t Tân tại Bá Linh ngày 19/9/2004.

Nhìn lại quá khứ, nhìn tới, chuyện gì sắp tới?

 

image013

Thưa quí vị và các bạn, tôi tên là Lý Kiến Trúc đến từ California;

 

Cách đây 50 năm, ngày 18 tháng 2 năm 1954, một hội nghị quốc tế giữa 4 nước Mỹ, Anh, Pháp và Liên Xô triệu tập tại Bá Linh bàn về việc thống nhất nước Đức, khong thành. Sau cùng, từ Bá Linh dẫn tới Geneve vào ngày 20 tháng 7, 1954  kết thúc chiến tranh Đông Dương, chia hai tổ quốc Việt Nam và biến VN thành lằn ranh quốc cộng. Từ đó Quốc Cộng tiếp tục giết nhau liên miên.

 

Ngày 9/11/1989, bức tường đỏ Bá Linh sụp đổ, nước Đức, dân tộc Đức thống nhất không tốn một giọt máu căm hờn.

 

Hôm nay, ngày 20 tháng 9 năm 2004, đứng tại Bá Linh, tôi được ban tổ chức cho phép tôi phát biểu đôi điều suy nghĩ, đứng ở góc độ của một người làm truyền thông độc lập, nói lên tầm nhìn của cá nhân tôi trước bối cảnh một sự kiện trọng đại: đó là việcï ra đời chính thức và công khai của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng.

 

Tôi hết sức biết ơn cơ hội này, và trước hết, tôi xin chúc mừng đại hội, quí vị và các bạn thành công và sẽ thành công hơn nữa.

 

Thưa quí vị và các bạn;

Có lẽ trong suốt thế kỷ 19 và 20, ngoại trừ thế chiến thứ nhất, thế chiến thứ hai, trên thế giới này không có một dân tộc nào, quốc gia nào đổ nhiều xương máu, tàn khốc, bi thương và phức tạp kéo dài liên miên như đất nước - dân tộc Việt Nam chúng ta.

 

Nhớ về thời thái cổ, từ buổi bình minh của dân tộc (*), huyền sử Rồng Tiên-Lạc Long Quân nói với Âu Cơ: “Ta với nàng không thể sống chung với nhau đựơc mãi, nàng hãy mang 50 con lên núi, 50 con sẽ theo ta xuống biển”. Tản ra để sống - để sinh sôi. Tản ra cùng khắp trên mặt đất, hải đảo. Tản ra hay là Di dân. Kể từ Long Quân - Âu Cơ, thuyết Việt tộc di dân đã hình thành; phải chăng, một dân tộc vạn lí trường chinh đã và đang nẩy nở khắp địa cầu, đi tới đâu cũng để lại dấu vết bàn tay lao động - bản hồn sáng tạo Việt Nam.

 

Theo qui luật của xã hội, lịch sử, vận nước nổi trôi (**), lòng người khi tan nát , khi keo sơn; các nhà nghiên cứu về dân tộc học, xã hội học, địa chí học, ngay cả các nhà quân sử vẫn chưa giải đáp được cái việc người Việt Nam có cùng chủng tộc, cùng tiếng nói, ký tự, lại có thể phân tranh chém giết ruột thịt nhau kinh khủng như vậy. Người ta tạm thời viết về kho tàng chiêán tranh Vịệt Nam sở dĩ nó tàn liệt như vậy vì: Vì nội chiến; Vì ý thức hệ; Vì bãi đấu trường lý tưởng của văn minh cơ khí; Vì Công Hầu Khanh Tướng… tranh Bá Đồ Vương... Vì cái gì đi nữa thì chỉ nội cuộc chiến Quốc - Cộng, đã chôn lên núi mẹ 3 triệu người thịt nát xương tan, hàng trăm ngàn người chìm thây xuống đáy biển cha lạnh lẽo.

 

Bởi vậy! Vì chính khí, hôm nay, những người dân Việt cố bám lấy quê hương mà sống (***), quí vị và các bạn trong Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, khắp góc bể chân trời về đây hội nghĩa, dõng dạc lên tiếng rằng: Phải Canh Tân Lại Con Người, Phải Canh Tân Lại Đất Nước để mà sống.

 

Đến lúc này thì quí vị chắc không ngạc nhiên về những điều tôi muốn nói, nhưng tôi nói có đủ không, vẫn còn thiếu nhiều lắm; chúng ta hãy cùng nhau nói lên tiếng nói Việt Nam.

 

Ở nước Mỹ, sau 1975, dư luận thường nhắc đến cái gọi là: “Hội Chứng Việt Nam”. Tôi lại nghĩ rằng, không chỉ người Mỹ mới chịu đựng cái “hội chứng” đó, mà cả thế giới cộng sản hay thế giới tự do gởi những đạo quân quốc tế tham chiến ở Việt Nam cũng phải chịu đựng cái “hội chứng” đó; không những thế, ngay cả phe CS Hà Nội, phe Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, phe Cộng Hòa Sàigòn, phe Thành phần thứ ba cũng phải chịu đựng cái “Hội Chứng Việt Nam”.

 

Tôi xin chứng minh:

- Thượng nghị sĩ Mc Cain nói: “Kẻ gian đã thắng”. (1)

- Cựu Tổng Thống Bill Clinton viết: “Lê Khả Phiêu và Trần Đức Lương vẫn còn mang trong đầu óc giáo điều cộng sản”.(2)

- Tổng thống George Bush nói: “Gạt vào quá khứ lịch sử cay đắng về Việt Nam”.(3)

- Nhà văn Nguyễn Quốc Trụ viết: “Muốn vượt qua được cái mốc lịch sử 30 tháng 1975 là Lò Cải Tạo, hoặc đau rất đau, là Cái Nhục Thắng Trận! (4)

- Viện Bảo tàng Oakland Museum of California viết: “Trong những năm của thập-niên 1980s, người Mỹ sẵn lòng bỏ qua những nỗi ưu tư về cuộc chiến tại Đông-Nam-Á, nhưng họ vẫn phải chịu đựng những hậu-quả”. (5)

- Viện Đại học Boston Massachusett-Chương trình nghiên cứu về Việt Nam đòi: “Tái cấu trúc lại cộng đồng Việt Nam hải ngoại”. (6)

- Bình luận gia Ngô Nhân Dụng viết: “Muốn xây dựng lại một xã hội văn hiến cần có thời gian, phải tập sống theo các quy tắc lễ giáo trong vài thế hệ; mà phá hủy nền văn hiến của xã hội thì dễ hơn là xây dựng lên, muốn dựng lại cũng phải hàng thế hệ nữa”. (7)

V,v...

 

Ta thử tìm hiểu một góc lý do của nó. Trên tấm thiệp mời của quí vị đã nói lên phần nào: “Cốt lõi của vấn đề Việt Nam là độc lập dân tộc và canh tân đất nước kéo dài từ nhiều thế kỷ trước cho đến nay vẫn chưa được giải quyết rốt ráo. Giải đáp chung cho hai bài toán liên hoàn này là một cuộc cách mạng toàn diện...!”

 

Thưa quí vị và các bạn, đó là lý do. Thế còn nguyên nhân và hệ quả sâu xa của lý do đó là gì? Tôi nghĩ rằng quí vị và các bạn đã có lời giải đáp thỏa đáng.

 

Riêng tôi, tôi xin mạo muội bày tỏ thêm đôi điều suy nghĩ:

Từ lý do đi tới nguyên nhân và hệ quả là một quãng đường gậm nhấm lịch sử. Sử quan của người Cộng sản cho rằng: tiến trình tất yếu của một dân tộc phong kiến nô lệ phải kinh qua chặng đường giải phóng bằng chuyên chính vô sản; Sử quan của người Tư sản cho rằng không cần trả giá bằng sinh mạng mà theo qui luật thời thế vẫn có độc lập tự do! Thế còn sử quan của bọn cơ hội chủ nghĩa là gì???

 

Một nhà tư tưởng Việt Nam nói rằng: Hoa Độc lâp phải bón bằng máu! Hoa Tự do phải tưới bằng xương!

 

Người ta phân vân tự hỏi: máu thịt người cộng sản và máu thịt người không cộng sản có cùng một màu đỏ không, khi tưới lên mảnh đất Việt Nam? Ghê sợ thay cái lý tắc chủ nghĩa xa lạ ở đâu đâu trôi sông lạc chợ đến nước Việt, nó làm thay đổi diện mạo dân tộc đến tận cùng gốc rễ.

Cho đến bây giờ, khi mà niềm nhức nhối về di sản cuộc chiến Bắc-Nam vẫn chưa tàn lụi, ý thức hệ Mác-Lê chưa kịp “xóa đói giảm nghèo” thì “thặng dư giá trị” đã lên ngôi thống trị.

 

Người ta lại vội vã giương cao khẩu hiệu mới.

Có thể chúng ta, người Việt tự do hải ngoại sẽ không cần đòi hỏi những lời kêu gọi “xóa bỏ hận thù” hay cần phải “thực tâm sám hối”.

Có thể chúng ta, người Việt hải ngoại sẽ “về nguồn” mà không cần thiết quên đi quá khứ.

Có thể chúng ta nghi ngờ tấn tuồng “hòa giải – hòa hợp” trước sau gì sẽ đi đến “hòa tan”.

Có thể, đối với suy nghĩ của cộng đồng Việt Nam tự do hải ngoại: đồng bào ta không hề hận thù! đồng bào ta ra đi vẫn giữ nguyên nguồn cội! đồng bào ta không hề chia rẽ!

Vấn đề là mọi thuộc tính dân chủ của dân tộc đều thiếu sót từ một căn bản đối trọng pháp quyền, dân quyền, nhân quyền. Thí dụ: Nghị quyết thống trị 36. Vấn đề là “Sau 1975, sơn hà kể như thống nhất... Nhưng đảng Cs vẫn tiếp tục cách ăn ở đến nỗi chia cắt đất nước, chia cắt dân tộc, chia cắt lòng người...” (****)

 

Thưa quí vị; tôi nghĩ rằng, hôm nay, để có một phương trình khả thể tiến tới tự do dân chủ cho một Việt Nam hậu cộng sản phải là tiến trình của xu thế đa nguyên đa đảng.

 

 Nhưng, để cảnh giác, chúng ta, một dân tộc thấm đòn hơn hơn hết về hàng loạt ngôn từ tự do - dân chủ - độc lập - công bằng - hạnh phúc, chúng ta hiểu rằng: từ ngữ này từ khái niệm để biến thành một khát vọng, rồi từ khát vọng để biến thành một hiện thực, chúng ta phải trả bằng một giá gian nan phi thường. Phi thường ấy, sẽ dành cho những ai cả gan xẻ đường tiên phong, phi thường ấy là niềm mơ ước thiêng liêng cho những ai dám từng sống và chết vì tự do, dân chủ. 

Nhưng, xẻ đường tiên phong bằng cách nào? Bằng chuyên chính tàn ác, bằng hận thù đằng đêằng hay bằng diễn biến hòa bình? Biện pháp nào có khả năng chuyển hoán chế độ độc tài đảng trị hiện nay trong hòa bình và đối thoại? Điều đó chưa thể kết luận ngay được.

 

Chúng ta thử đưa ra phương trình: Thiết lập đảng đối lập với đảng cộng sản trong một nước cộng sản.

Vậy thế nào là một Đảng Đối Lập?

Có người sẽ cho rằng đảng đối lập chỉ là đảng “cuội” mà thôi!

Thế nhưng, có ai ngờ rằng: Công đoàn Đoàn kết Ba Lan, Lech Walesa, lãnh tụ cuộc cách mạng Solidarnosc, tổ chức chính trị đối lập với đảng cộng sản Ba Lan, tháng 12 năm 1990 cướp đựơc chính quyền! Có ai ngờ rằng, Václav Havel, nhà văn, nhà soạn kịch Tiệp Khắc, lãnh tụ một tổ chức chính trị đối lập với đảng cộng sản Tiệp cướp đựơc chính quyền! Có ai ngờ rằng, trong lúc hàng vạn đảng viên của các tổ chức cách mạng sờ sờ trước mắt lại để cho đảng Việt Minh mùa thu 45 cướp được chính quyền! Lịch sử có những oái oăm bất ngờ của nó, nhưng giá trị bất biến của những bài học lịch sử vẫn còn nóng hổi, ta phải học lại lịch sử theo góc độ mới. Tất nhiên, đối lập cũng có những bất trắc của nó.

 

Tại sao nhu cầu của thế - lực chính trị hôm nay, cần phải có đảng đối lập?

Đối lập có đứng ngoài ngưỡng cửa của xu thế giao lưu đa phương toàn cầu hóa hay không?

Đối lập có phải là một ranh giới của chính trị hay không?

Đối lập có cần phải đối thoại trực tiếp hay gián tiếp hay không?

Tiên quyết, đối lập là cái quyền có tiếng nói, cái quyền có phát biểu, cái quyền có tuyên truyền đến khắp mọi nơi, mọi chốn, mọi người.

Chỉ có đối lập mới biết phải: “Xây dựng cái gì cần xây dựng, phá vỡ những gì cần phá vỡ, đập tan những bức tường ngăn cách cần đập tan”. (8)

 

Đã đến lúc đối lập bên trong khi xác định mục tiêu trường kỳ là chống lại mọi biện pháp cường quyền áp đặt lên đầu lên cổ nhân dân trong nước về chính sách văn hóa, chính sách chính trị, chính sách kinh tế, chính sách an ninh quốc phòng, chính sách quốc kế dân sinh,v.v... Thí dụ: hàng chục, hàng trăm nhân vật cấp tiến, ly khai, hiện đang bị trù dập, quản chế, bỏ tù.

Đã đến lúc đối lập bên ngoài tạo một thực thể chính trị, một tập hợp trí tuệ  Thí dụ:  Ngay tại Little Saigon nam California, cuộc xuống đường của mấy chục ngàn người biểu tình chống biểu tượng cộng sản và lá cờ vàng vẫn còn tượng trưng cho một công việc chưa xong.

 

Vậy thì, đã đến lúc đảng cộng sản Việt Nam hãy lắng nghe quyền lên tiếng của đối lập.

Vậy thì đã đến lúc đảng cộng sản Việt Nam hãy nhường sân chơi cho quyền tham chính của đối lập.

Chỉ khi nào có đối lập thực sự, mới thực sự nói đến tự do-dân chủ-độc lập-công bằng-hạnh phúc.

Thế giới của thế kỷ 21, nơi đất nước Hoa Kỳ mà người Việt tự do đang sống, cho chúng tôi quyền phát biểu tư tưởng; chúng tôi ao ước một ngày không xa, quyền phát biểu tư tưởng đối lập hiện diện cụ thể và tràn lan ở Việt Nam.

 

Thưa quí vị và các bạn; đến lúc này thì quí vị chắc không ngạc nhiên về những điều tôi muốn nói, nhưng tôi nói có đủ không, vẫn còn thiếu nhiều lắm; chúng ta hãy cùng nhau nói lên tiếng nói Việt Nam.

 

Tôi tin rằng, tôi không lên tiếng cô đơn, mà chung quanh tôi có quí vị và các bạn.

Tương lai trong tầm tay của quí vị và các bạn.

Lý tưởng của đối lập là trái tim Việt Nam.

Xin cám ơn toàn thể quí vị và các bạn./

 

Lý Kiến Trúc

 

* Chữ của Trần Ngọc Ninh.

** Chữ của Phạm Duy

*** Chữ của Nguyễn Đình Toàn.

**** Chữ của LM Phêro Nguyễn Hữu Giải, LM Phêrô Phan Văn Lợi.

(1) Mc Cain, W.D.C., 2003.

(2) Bill Clinton, My Life.

(3) George W. Bush, Philadelphia, 7-2004.

(4) Nguyễn Quốc Trụ: “Nếu Đi Hết Biển”, VĂN HÓA 1-8-2004.

(5) Oakland Museum of Califonia – Triển lãm chủ đề: WHAT’S  GOING ON? EXHIBITION Khai mạc ngày 28-8-2004.

(6) Boston Massachusett University.

(7) Ngô Nhân Dụng, nhật báo Người Việt 20 tháng 8-2004.

(8) Teresa Heinz Kerry, Đại hội đảng Dân Chủ Hoa Ky, Boston 27-7-2004.

 

image014

Trong một dịp đến thăm tòa soạn báo Văn Hóa trên đường Moran, Westminster, nam California ngày 6 tháng 10, 2006, Tt trái: Các ông Nguyễn Kim  nguyên Chủ tịch đảng Việt Tân, Lý Thái Hùng Tổng bí thư đảng Việt Tân, Đỗ Hoàng Điềm tân Chủ tịch đảng Việt Tân, Nguyễn Trọng Việt nguyên Ủy viên Trung ương đảng Việt Tân, Đoàn Thanh Liêm, thân hữu báo Văn Hóa, một trong rất ít cây bút hoặch định về định chế Xã hội Dân sự.

+++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Phát biểu cuả nhà báo Lý Kiến Trúc trong buổi tiếp tân ra mắt đảng Việt Tân tại Bá Linh ngày 19/9/2004.

Nhìn lại quá khứ, nhìn tới, chuyện gì sắp tới?

 

image015

Thưa quí vị và các bạn, tôi tên là Lý Kiến Trúc đến từ California;

 

Cách đây 50 năm, ngày 18 tháng 2 năm 1954, một hội nghị quốc tế giữa 4 nước Mỹ, Anh, Pháp và Liên Xô triệu tập tại Bá Linh bàn về việc thống nhất nước Đức, khong thành. Sau cùng, từ Bá Linh dẫn tới Geneve vào ngày 20 tháng 7, 1954  kết thúc chiến tranh Đông Dương, chia hai tổ quốc Việt Nam và biến VN thành lằn ranh quốc cộng. Từ đó Quốc Cộng tiếp tục giết nhau liên miên.

 

Ngày 9/11/1989, bức tường đỏ Bá Linh sụp đổ, nước Đức, dân tộc Đức thống nhất không tốn một giọt máu căm hờn.

 

Hôm nay, ngày 20 tháng 9 năm 2004, đứng tại Bá Linh, tôi được ban tổ chức cho phép tôi phát biểu đôi điều suy nghĩ, đứng ở góc độ của một người làm truyền thông độc lập, nói lên tầm nhìn của cá nhân tôi trước bối cảnh một sự kiện trọng đại: đó là việcï ra đời chính thức và công khai của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng.

 

Tôi hết sức biết ơn cơ hội này, và trước hết, tôi xin chúc mừng đại hội, quí vị và các bạn thành công và sẽ thành công hơn nữa.

 

Thưa quí vị và các bạn;

Có lẽ trong suốt thế kỷ 19 và 20, ngoại trừ thế chiến thứ nhất, thế chiến thứ hai, trên thế giới này không có một dân tộc nào, quốc gia nào đổ nhiều xương máu, tàn khốc, bi thương và phức tạp kéo dài liên miên như đất nước - dân tộc Việt Nam chúng ta.

 

Nhớ về thời thái cổ, từ buổi bình minh của dân tộc (*), huyền sử Rồng Tiên-Lạc Long Quân nói với Âu Cơ: “Ta với nàng không thể sống chung với nhau đựơc mãi, nàng hãy mang 50 con lên núi, 50 con sẽ theo ta xuống biển”. Tản ra để sống - để sinh sôi. Tản ra cùng khắp trên mặt đất, hải đảo. Tản ra hay là Di dân. Kể từ Long Quân - Âu Cơ, thuyết Việt tộc di dân đã hình thành; phải chăng, một dân tộc vạn lí trường chinh đã và đang nẩy nở khắp địa cầu, đi tới đâu cũng để lại dấu vết bàn tay lao động - bản hồn sáng tạo Việt Nam.

 

Theo qui luật của xã hội, lịch sử, vận nước nổi trôi (**), lòng người khi tan nát , khi keo sơn; các nhà nghiên cứu về dân tộc học, xã hội học, địa chí học, ngay cả các nhà quân sử vẫn chưa giải đáp được cái việc người Việt Nam có cùng chủng tộc, cùng tiếng nói, ký tự, lại có thể phân tranh chém giết ruột thịt nhau kinh khủng như vậy. Người ta tạm thời viết về kho tàng chiêán tranh Vịệt Nam sở dĩ nó tàn liệt như vậy vì: Vì nội chiến; Vì ý thức hệ; Vì bãi đấu trường lý tưởng của văn minh cơ khí; Vì Công Hầu Khanh Tướng… tranh Bá Đồ Vương... Vì cái gì đi nữa thì chỉ nội cuộc chiến Quốc - Cộng, đã chôn lên núi mẹ 3 triệu người thịt nát xương tan, hàng trăm ngàn người chìm thây xuống đáy biển cha lạnh lẽo.

 

Bởi vậy! Vì chính khí, hôm nay, những người dân Việt cố bám lấy quê hương mà sống (***), quí vị và các bạn trong Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, khắp góc bể chân trời về đây hội nghĩa, dõng dạc lên tiếng rằng: Phải Canh Tân Lại Con Người, Phải Canh Tân Lại Đất Nước để mà sống.

 

Đến lúc này thì quí vị chắc không ngạc nhiên về những điều tôi muốn nói, nhưng tôi nói có đủ không, vẫn còn thiếu nhiều lắm; chúng ta hãy cùng nhau nói lên tiếng nói Việt Nam.

 

Ở nước Mỹ, sau 1975, dư luận thường nhắc đến cái gọi là: “Hội Chứng Việt Nam”. Tôi lại nghĩ rằng, không chỉ người Mỹ mới chịu đựng cái “hội chứng” đó, mà cả thế giới cộng sản hay thế giới tự do gởi những đạo quân quốc tế tham chiến ở Việt Nam cũng phải chịu đựng cái “hội chứng” đó; không những thế, ngay cả phe CS Hà Nội, phe Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, phe Cộng Hòa Sàigòn, phe Thành phần thứ ba cũng phải chịu đựng cái “Hội Chứng Việt Nam”.

 

Tôi xin chứng minh:

- Thượng nghị sĩ Mc Cain nói: “Kẻ gian đã thắng”. (1)

- Cựu Tổng Thống Bill Clinton viết: “Lê Khả Phiêu và Trần Đức Lương vẫn còn mang trong đầu óc giáo điều cộng sản”.(2)

- Tổng thống George Bush nói: “Gạt vào quá khứ lịch sử cay đắng về Việt Nam”.(3)

- Nhà văn Nguyễn Quốc Trụ viết: “Muốn vượt qua được cái mốc lịch sử 30 tháng 1975 là Lò Cải Tạo, hoặc đau rất đau, là Cái Nhục Thắng Trận! (4)

- Viện Bảo tàng Oakland Museum of California viết: “Trong những năm của thập-niên 1980s, người Mỹ sẵn lòng bỏ qua những nỗi ưu tư về cuộc chiến tại Đông-Nam-Á, nhưng họ vẫn phải chịu đựng những hậu-quả”. (5)

- Viện Đại học Boston Massachusett-Chương trình nghiên cứu về Việt Nam đòi: “Tái cấu trúc lại cộng đồng Việt Nam hải ngoại”. (6)

- Bình luận gia Ngô Nhân Dụng viết: “Muốn xây dựng lại một xã hội văn hiến cần có thời gian, phải tập sống theo các quy tắc lễ giáo trong vài thế hệ; mà phá hủy nền văn hiến của xã hội thì dễ hơn là xây dựng lên, muốn dựng lại cũng phải hàng thế hệ nữa”. (7)

V,v...

 

Ta thử tìm hiểu một góc lý do của nó. Trên tấm thiệp mời của quí vị đã nói lên phần nào: “Cốt lõi của vấn đề Việt Nam là độc lập dân tộc và canh tân đất nước kéo dài từ nhiều thế kỷ trước cho đến nay vẫn chưa được giải quyết rốt ráo. Giải đáp chung cho hai bài toán liên hoàn này là một cuộc cách mạng toàn diện...!”

 

Thưa quí vị và các bạn, đó là lý do. Thế còn nguyên nhân và hệ quả sâu xa của lý do đó là gì? Tôi nghĩ rằng quí vị và các bạn đã có lời giải đáp thỏa đáng.

 

Riêng tôi, tôi xin mạo muội bày tỏ thêm đôi điều suy nghĩ:

Từ lý do đi tới nguyên nhân và hệ quả là một quãng đường gậm nhấm lịch sử. Sử quan của người Cộng sản cho rằng: tiến trình tất yếu của một dân tộc phong kiến nô lệ phải kinh qua chặng đường giải phóng bằng chuyên chính vô sản; Sử quan của người Tư sản cho rằng không cần trả giá bằng sinh mạng mà theo qui luật thời thế vẫn có độc lập tự do! Thế còn sử quan của bọn cơ hội chủ nghĩa là gì???

 

Một nhà tư tưởng Việt Nam nói rằng: Hoa Độc lâp phải bón bằng máu! Hoa Tự do phải tưới bằng xương!

 

Người ta phân vân tự hỏi: máu thịt người cộng sản và máu thịt người không cộng sản có cùng một màu đỏ không, khi tưới lên mảnh đất Việt Nam? Ghê sợ thay cái lý tắc chủ nghĩa xa lạ ở đâu đâu trôi sông lạc chợ đến nước Việt, nó làm thay đổi diện mạo dân tộc đến tận cùng gốc rễ.

Cho đến bây giờ, khi mà niềm nhức nhối về di sản cuộc chiến Bắc-Nam vẫn chưa tàn lụi, ý thức hệ Mác-Lê chưa kịp “xóa đói giảm nghèo” thì “thặng dư giá trị” đã lên ngôi thống trị.

 

Người ta lại vội vã giương cao khẩu hiệu mới.

Có thể chúng ta, người Việt tự do hải ngoại sẽ không cần đòi hỏi những lời kêu gọi “xóa bỏ hận thù” hay cần phải “thực tâm sám hối”.

Có thể chúng ta, người Việt hải ngoại sẽ “về nguồn” mà không cần thiết quên đi quá khứ.

Có thể chúng ta nghi ngờ tấn tuồng “hòa giải – hòa hợp” trước sau gì sẽ đi đến “hòa tan”.

Có thể, đối với suy nghĩ của cộng đồng Việt Nam tự do hải ngoại: đồng bào ta không hề hận thù! đồng bào ta ra đi vẫn giữ nguyên nguồn cội! đồng bào ta không hề chia rẽ!

Vấn đề là mọi thuộc tính dân chủ của dân tộc đều thiếu sót từ một căn bản đối trọng pháp quyền, dân quyền, nhân quyền. Thí dụ: Nghị quyết thống trị 36. Vấn đề là “Sau 1975, sơn hà kể như thống nhất... Nhưng đảng Cs vẫn tiếp tục cách ăn ở đến nỗi chia cắt đất nước, chia cắt dân tộc, chia cắt lòng người...” (****)

 

Thưa quí vị; tôi nghĩ rằng, hôm nay, để có một phương trình khả thể tiến tới tự do dân chủ cho một Việt Nam hậu cộng sản phải là tiến trình của xu thế đa nguyên đa đảng.

 

 Nhưng, để cảnh giác, chúng ta, một dân tộc thấm đòn hơn hơn hết về hàng loạt ngôn từ tự do - dân chủ - độc lập - công bằng - hạnh phúc, chúng ta hiểu rằng: từ ngữ này từ khái niệm để biến thành một khát vọng, rồi từ khát vọng để biến thành một hiện thực, chúng ta phải trả bằng một giá gian nan phi thường. Phi thường ấy, sẽ dành cho những ai cả gan xẻ đường tiên phong, phi thường ấy là niềm mơ ước thiêng liêng cho những ai dám từng sống và chết vì tự do, dân chủ. 

Nhưng, xẻ đường tiên phong bằng cách nào? Bằng chuyên chính tàn ác, bằng hận thù đằng đêằng hay bằng diễn biến hòa bình? Biện pháp nào có khả năng chuyển hoán chế độ độc tài đảng trị hiện nay trong hòa bình và đối thoại? Điều đó chưa thể kết luận ngay được.

 

Chúng ta thử đưa ra phương trình: Thiết lập đảng đối lập với đảng cộng sản trong một nước cộng sản.Vậy thế nào là một Đảng Đối Lập?

Có người sẽ cho rằng đảng đối lập chỉ là đảng “cuội” mà thôi!

Thế nhưng, có ai ngờ rằng: Công đoàn Đoàn kết Ba Lan, Lech Walesa, lãnh tụ cuộc cách mạng Solidarnosc, tổ chức chính trị đối lập với đảng cộng sản Ba Lan, tháng 12 năm 1990 cướp đựơc chính quyền! Có ai ngờ rằng, Václav Havel, nhà văn, nhà soạn kịch Tiệp Khắc, lãnh tụ một tổ chức chính trị đối lập với đảng cộng sản Tiệp cướp đựơc chính quyền! Có ai ngờ rằng, trong lúc hàng vạn đảng viên của các tổ chức cách mạng sờ sờ trước mắt lại để cho đảng Việt Minh mùa thu 45 cướp được chính quyền! Lịch sử có những oái oăm bất ngờ của nó, nhưng giá trị bất biến của những bài học lịch sử vẫn còn nóng hổi, ta phải học lại lịch sử theo góc độ mới. Tất nhiên, đối lập cũng có những bất trắc của nó.

 

Tại sao nhu cầu của thế - lực chính trị hôm nay, cần phải có đảng đối lập?

Đối lập có đứng ngoài ngưỡng cửa của xu thế giao lưu đa phương toàn cầu hóa hay không?

Đối lập có phải là một ranh giới của chính trị hay không?

Đối lập có cần phải đối thoại trực tiếp hay gián tiếp hay không?

Tiên quyết, đối lập là cái quyền có tiếng nói, cái quyền có phát biểu, cái quyền có tuyên truyền đến khắp mọi nơi, mọi chốn, mọi người.

Chỉ có đối lập mới biết phải: “Xây dựng cái gì cần xây dựng, phá vỡ những gì cần phá vỡ, đập tan những bức tường ngăn cách cần đập tan”. (8)

 

Đã đến lúc đối lập bên trong khi xác định mục tiêu trường kỳ là chống lại mọi biện pháp cường quyền áp đặt lên đầu lên cổ nhân dân trong nước về chính sách văn hóa, chính sách chính trị, chính sách kinh tế, chính sách an ninh quốc phòng, chính sách quốc kế dân sinh,v.v... Thí dụ: hàng chục, hàng trăm nhân vật cấp tiến, ly khai, hiện đang bị trù dập, quản chế, bỏ tù.

Đã đến lúc đối lập bên ngoài tạo một thực thể chính trị, một tập hợp trí tuệ  Thí dụ:  Ngay tại Little Saigon nam California, cuộc xuống đường của mấy chục ngàn người biểu tình chống biểu tượng cộng sản và lá cờ vàng vẫn còn tượng trưng cho một công việc chưa xong.

 

Vậy thì, đã đến lúc đảng cộng sản Việt Nam hãy lắng nghe quyền lên tiếng của đối lập.

Vậy thì đã đến lúc đảng cộng sản Việt Nam hãy nhường sân chơi cho quyền tham chính của đối lập.

Chỉ khi nào có đối lập thực sự, mới thực sự nói đến tự do-dân chủ-độc lập-công bằng-hạnh phúc.

Thế giới của thế kỷ 21, nơi đất nước Hoa Kỳ mà người Việt tự do đang sống, cho chúng tôi quyền phát biểu tư tưởng; chúng tôi ao ước một ngày không xa, quyền phát biểu tư tưởng đối lập hiện diện cụ thể và tràn lan ở Việt Nam.

 

Thưa quí vị và các bạn; đến lúc này thì quí vị chắc không ngạc nhiên về những điều tôi muốn nói, nhưng tôi nói có đủ không, vẫn còn thiếu nhiều lắm; chúng ta hãy cùng nhau nói lên tiếng nói Việt Nam.

 

Tôi tin rằng, tôi không lên tiếng cô đơn, mà chung quanh tôi có quí vị và các bạn.

Tương lai trong tầm tay của quí vị và các bạn.

Lý tưởng của đối lập là trái tim Việt Nam.

Xin cám ơn toàn thể quí vị và các bạn./

 

Lý Kiến Trúc

Bá Linh 19/9/2004

 

* Chữ của Trần Ngọc Ninh.

** Chữ của Phạm Duy

*** Chữ của Nguyễn Đình Toàn.

**** Chữ của LM Phêro Nguyễn Hữu Giải, LM Phêrô Phan Văn Lợi.

(1) Mc Cain, W.D.C., 2003.

(2) Bill Clinton, My Life.

(3) George W. Bush, Philadelphia, 7-2004.

(4) Nguyễn Quốc Trụ: “Nếu Đi Hết Biển”, VĂN HÓA 1-8-2004.

(5) Oakland Museum of Califonia – Triển lãm chủ đề: WHAT’S  GOING ON? EXHIBITION Khai mạc ngày 28-8-2004.

(6) Boston Massachusett University.

(7) Ngô Nhân Dụng, nhật báo Người Việt 20 tháng 8-2004.

(8) Teresa Heinz Kerry, Đại hội đảng Dân Chủ Hoa Ky, Boston 27-7-2004.

26 Tháng Tư 2015(Xem: 19870)
Vì sao "Chính Hà Nội đã khởi xướng ý kiến thành lập một hiệp định đối tác chiến lược Việt-Phi, và còn đề nghị mở một cuộc họp song phương trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh ASEAN? ... "Vì lịch trình của Tổng thống Aquino không thể thực hiện chuyến thăm tới Việt Nam trong tháng này, Bộ Ngoại giao Philippines đang thu xếp để ký vào tháng 5 hoặc tháng 6!"
23 Tháng Tư 2015(Xem: 18050)
Chiến dịch Balikatan 4/2015 (Vai kề Vai) thao dợt trận mạc ở đảo Luzon cách bãi đá cạn Scarborough 220 km về phía biển Tây Philippines. Cùng một lúc, ngoại ô Manila tập trận "tái chiếm đảo". • Tổng thống Philippines Aquino báo động: "Chiến tranh đã gần kề Biển Đông". • Chuyên gia Nga: "Đông Nam Á đang tiến dần đến chiến tranh".
21 Tháng Tư 2015(Xem: 16360)
(xem chi tiết ở mục BIỂN ĐÔNG FORUM) * Mỹ-Nhật: bàn chiến lược đối phó. * Phi: VN đề nghị họp đối tác. * TQ: "Không cản nổi đâu!". * Báo Đức: "Đá hóa đảo" chẳng thiệt hại ai. * Báo TQ: Philippines là “đứa trẻ ngoan phục tùng Mỹ”.
19 Tháng Tư 2015(Xem: 16774)
I. Quần đảo Hoàng Sa nguyên trạng biến dạng. (Bài 1) XEM CHI TIẾT: - mục BIỂN DÔNG FORUM.
16 Tháng Tư 2015(Xem: 18601)
* Thái độ của các Tư lệnh Mỹ đối với Đông Nam Á. * TQ bồi đắp diện tích đảo, xây phi cảng-hải cảng, lập vành đai hỏa lực từ bãi Chữ Thập - Châu Viên - Gạc Ma - Vành Khăn tới Scarborough. * Thái độ của các quốc gia Đông Nam Á (xem mục Châu Á). * Phán quyết sắp tới của La Haye về vụ kiện của Philippines (xem mục Diễn Đàn).
14 Tháng Tư 2015(Xem: 24251)
* Hoa kỳ cử Bộ trưởng Quốc phòng đến Châu Á; cử Tư lệnh Hải quân đến Đà Nẵng. * Báo TQ công kích VN ngay sau chuyến thăm của ông Trọng. * Báo Mỹ: Đánh Việt Nam, Trung Quốc sẽ va phải địa đạo dưới biển. * Hội nghị Quốc tế về tranh chấp Biển ở Manila: Văn Hóa phỏng vấn Thạc sĩ Hoàng Việt và Ls Trịnh Hội. XEM THÊM: Bài viết của Tâm Việt. Mời quý bạn đọc theo dõi loạt bài trong mục Tin Nóng trang trong. (*) tựa của Văn Hóa.
12 Tháng Tư 2015(Xem: 22521)
* Bộ trưởng Hải quân Ray Mabus đến tận Đà Nẵng thị sát, ủy lạo sĩ quan thủy thủ.* Khu trục hạm tên lửa của Hạm đội 7 sẵn sàng "cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển" (CUES).* Hải quân Đại tá Hạm trưởng Lê Bá Hùng: "Việt Nam trong trái tim tôi." “Tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth (LCS 3) hiện nay đã được biên chế cố định tại Hạm đội 7" ... "Ngoài hai tàu Fitzgerald và Fort Worth, các đơn vị Hoa Kỳ khác tham gia đợt giao lưu lần này bao gồm lực lượng Đặc nhiệm 73, Biên đội tàu khu trục số 7, Trung tâm Hoạt động Cứu hộ Dưới nước tại San Diego, Đơn vị cơ động rà phá vật liệu nổ số 5 và Ban nhạc Hạm đội 7 "Orient Express".
09 Tháng Tư 2015(Xem: 16803)
"Tiếp tục phát huy tốt vai trò của Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt - Trung." “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”; Cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ có hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trên cơ sở hiệp thương thống nhất, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định ở Biển Đông." "Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan." “Hiệp định về hợp tác dẫn độ giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”;“Thỏa thuận về các vấn đề về thuế đối với Dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.” Do tính thời sự cấp bách về chuyến đi Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng, Văn Hóa xin gác lại 1 kỳ về Hội nghị Quốc tế Manila. Trân trọn
07 Tháng Tư 2015(Xem: 23975)
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Roilo Golez: "Thực ra tôi không chống đối vấn đề này, (đổi tên biển) nhưng mà làm sao trong cái quá trình nào đó, một cái tiến trình nào đó, nó có thể tiến tới việc đó được, đó là cả một vấn đề". Gs Nguyễn Ngọc Bích: "Khi chúng tôi đề nghị đổi tên của "Biển Đông" thành "Biển Đông Nam Á" là để cho Quốc tế dễ chấp nhận hơn và các nước Đông Nam Á cũng dễ chấp nhận , ngay cả ông Carl Thayer cũng đứng lên nói ngay là ông ủng hộ đề nghị đó". XEM THÊM: Lê Hồng Anh đi "sứ" Bắc Kinh.
05 Tháng Tư 2015(Xem: 19740)
1/ Tiến sĩ Carlyle A. Thayer: Acquiescing to China’s Assertiveness in the South China Sea: U.S. and Australian Policies of Not Taking Sides. 2/ Tiến sĩ Phó Đề đốc Ota Fumio: Chinese Maritime Expansion: Strategy and Counter-measures (Summary) 3/ Tiến sĩ Sophie Boisseau du Rocher: The EU and the South China Sea Issue : wishful thinking or real added value? 4/ Học giả Bill Hayton: Mistranslation and misunderstanding – the unlikely origins of China’s ‘U-shaped line’ claim in the South China Sea. 5/ Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích: Toward a Peaceful Solution to The Conflict in The Southeast Asia Sea. 6/Tiến sĩ Trần Huy Bích: Giải thích việc phát hiện 5 tấm bản đồ cổ ở Đại học UCLA. 7/ Thạc sĩ Hoàng Việt: Institutions and methods for resolving maritime territorial disputes under international law. 8/ Tiến sĩ Phạm Cao Dương: Tác giả danh xưng biển "Đông Nam Á" góp ý về Biển Đông 2015. 9/ Thông cáo chung Hội nghị Quốc tế về Biển ở Manila: VIETNAM PHILIPPINES CIVIL SOCIETY - JOINT STATEME
02 Tháng Tư 2015(Xem: 19511)
MANILA (VH) - Gần 40 tham dự viên, quan sát viên, các tổ chức Xã hội Dân sự - Dân chủ, và các nhân vật nổi tiếng quốc tế đến tham dự, tham luận, hội thảo ngày "Hội nghị Quốc tế về Tranh chấp biển Đông Nam Á - International Conference on the Southeast Asia Sea Disputes" tại hội trường Ateneo Law School, Makati, thủ đô Manila, Philippines vào ngày 27 tháng 3, 2015.
29 Tháng Ba 2015(Xem: 17813)
Biến chuyển cuối cùng trong ngày "Hội nghị Quốc tế về biển Nam Hải" diễn ra tại thủ đô Manila, Philippine ngày 27 tháng 3, 2015 đã mang lại chữ ký bản "Thông Cáo Chung" giữa các nhân vật và tổ chức Xã hội Dân sự - Dân chủ Việt (hải ngoại) và Phi đối với tình hình Biển Đông. Mời quý bạn đọc theo dõi số báo tới toàn bộ diễn tiến hội nghị./
25 Tháng Ba 2015(Xem: 18429)
Đáp chuyến máy bay thẳng từ Los Angeles, nhà báo Lý Kiến Trúc có mặt tại Manila để kịp tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông tại trường Đại học Ateneo Law School, Manila
24 Tháng Ba 2015(Xem: 16154)
Tổng Thống Indonesia Joko Widodo nói rằng một trong những lập luận chủ yếu mà Trung Quốc viện ra để đòi chủ quyền trên hầu hết Biển Đông không có cơ sở pháp lý dựa trên luật pháp quốc tế, tuy nhiên ông nói thêm rằng Jakarta vẫn muốn đóng vai trò của một nước trung gian thành thực trong một trong những cuộc tranh chấp gay gắt nhất tại Châu Á.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 22691)
Kể từ Thứ Hai 23/3/2015, chủ đề: "Mê Hồn Trận Biển Đông" sẽ lần lượt được tường trình cùng quý bạn đọc về tình hình và diễn biến ở biển Đông. Ban biên tập Văn Hóa cố gắng trong khả năng, sẽ đưa tin tức, bài vở, tổng hợp các nguồn tin, diễn biến đã và đang xẩy ra, đặc biệt ở khu vực biển - quần đảo Trường Sa, hiển thị ở các mục: Tin Nóng; Thế Giới Hôm Nay; Biển Đông; Hoàng Sa; Theo Dòng Thời Sự A & B; Bộ Ảnh A & B... Văn Hóa trân trọng cám ơn quý cơ quan truyền thông thân hữu; quý tác giả, quý diễn giả. Kính mời quý độc giả theo dõi. (VH)
19 Tháng Ba 2015(Xem: 16114)
"Việt đánh đẹp trận HD-981, lại cho Cam Ranh tiếp dầu Nga "xỏ" Mỹ? Trả thù Ucraina Nga giúp Tàu? Mỹ giúp Phi lại gần Việt? Không có gì là không thể... chơi nhau tới bến!" BBC: "Nga có thể biến Trung Quốc thành ông vua ở biển Đông," đó là tiêu đề bài phân tích chi tiết được đăng trên trang mạng chuyên về quan hệ chính trị quốc tế nationalinterest.org hồi cuối tháng Hai 2015.
17 Tháng Ba 2015(Xem: 19468)
Ngày 16/03/2015, Philippines đã đệ trình lên Tòa án Trọng Tài Thường trực La Haye một tài liệu bổ sung bao gồm nhiều luận cứ, chứng cứ và bản đồ để chứng minh bản đồ « đường lưỡi bò » của Trung Quốc trên Biển Đông là vô giá trị. Vụ kiện của Philippines là vụ kiện đầu tiên đối với Trung Quốc về các lãnh thổ đang tranh chấp trên Biển Đông. Vụ kiện này đã được chính phủ nhiều nước hoan nghênh, trong đó có chính phủ Hoa Kỳ, xem đây là một giải pháp pháp lý bền vững cho các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 19039)
Nguồn tin riêng của báo Văn Hóa cho biết, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ sau một tuần giải phẫu nhiếp hộ tuyến tại một bệnh viện lớn ở Sàigon đã xuất viện hơn nửa tháng nay. Hiện nay sức khỏe của Ngài đã bình phục. Khi xuất viện, Ngài vẫn phải trở lại nơi "quản chế" nghiêm ngặt là Thanh minh Thiền viện. Mọi liên lạc bên ngoài với HT Quảng Độ thường xuyên vẫn bị phong tỏa.
12 Tháng Ba 2015(Xem: 17595)
Mỹ: "Yêu cầu Việt Nam không nên cho Nga sử dụng Cam Ranh làm phi trường cho IL 78 lên xuống tiếp săng cho oanh tạc cơ TU 95". Nga: "Đề nghị của Mỹ về Cam Ranh là thô lỗ". Việt:1. Không liên minh quân sự; 2. Không căn cứ quân sự; 3. Không sử dụng quan hệ song phương nhắm vào nước thứ ba. Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ từng đề xuất thuê lại căn cứ Cam Ranh với giá 500 triệu đôla/năm nhưng Việt Nam đã quyết định sẽ không cho nước ngoài vào đây. Tuy nhiên thời thế đã thay đổi. Để thể hiện thiện chí, Hà Nội nay thuận cho Nga lập cơ sở hậu cần và kỹ thuật ở Cam Ranh, tuy chưa rõ giá thuê là bao nhiêu.
10 Tháng Ba 2015(Xem: 24282)
NV: Theo lời kể của thầy Thích Nhuận Thư, trụ trì của chùa, và là người đứng ra tổ chức chuyến hành hương cho các Phật tử: “Tối thứ Bảy, lúc 9 giờ tối, tôi ra ngoài mừng sinh nhật của một đệ tử. Toàn bộ vé máy bay và hộ chiếu của những Phật tử tham gia chuyến hành hương đều được tôi đặt trên bàn bên trong phòng. Trước khi đi, tôi khóa cửa phòng, và có để máy sưởi ở mức rất nhỏ. Tôi không khóa cửa chính của chùa.”