Mekong: Mong manh sinh thái vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long

28 Tháng Hai 201610:52 CH(Xem: 21574)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 29 FEB  2016

Mekong: Mong manh sinh thái vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long

 

image008image009image010

Bài 1

Thái Lan muốn chuyển nước Mekong: Con đường của Việt Nam

Sông Mekong mang theo những giá trị đặc biệt về kinh tế, lịch sử, văn hóa và môi trường cần được bảo vệ.

Chuyển nước là dự án được ấp ủ từ lâu

Chính phủ Thái Lan đang xem xét kế hoạch chuyển nước từ các dòng Mekong, Moei và Salween để tưới tiêu cho các vùng đất nông nghiệp, trong bối cảnh khô hạn đang tiếp tục gây thiệt hại 48 huyện trên 9 tỉnh của nước này.

image011

Nhánh sông Salween, một trong hàng trăm nhánh của dòng sông mẹ Mékong chảy qua đất Lào.

Trao đổi với Đất Việt, ngày 9/8, trước thông tin này, TS Nguyễn Nhân Quảng, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Quản lý Tổng hợp Tài nguyên Nước (CIWAREM), nguyên Phó tổng Phó tổng thư ký Ủy ban Sông Mê Kông VN cho biết: "Sông Mekong được nhìn nhận là tài sản chung, không chỉ của các quốc gia lưu vực sông mà còn là tài sản của nhân loại".

Bắt nguồn từ Tây Tạng, chảy qua 6 nước, đổ ra biển Đông qua cửa ngõ đồng bằng Cửu Long (Việt Nam), sông Mê Kông mang theo những giá trị đặc biệt về kinh tế, lịch sử, văn hóa và môi trường cần được bảo vệ.

Mọi hành động đe dọa “sinh mạng” dòng sông này đều bị cộng đồng quốc tế phản đối. Nó không chỉ liên quan đến 4 nước: Lào, Thái, Campuchia và Việt Nam trong Ủy hội sông Mekong, mà còn liên quan và thể hiện vai trò của cộng đồng ASEAN, các nước lớn và tổ chức quốc tế có uy tín và tầm ảnh hưởng".

Theo ông Quảng, đây là vùng tam giác vàng giao Myanmar - Lào - Thái Lan, tại đây có một con sông nhánh tên là sông Cốc - Thái Lan, nước này định làm dự án ngăn nước trên dòng sông này. Tất nhiên nguồn nước sẽ lấy từ sông Mekong, nhưng đầu tiên sẽ đào một tuylen để bơm nước chuyển sang sông Chao Phraya.

Dự án này đã được ấp ủ từ lâu, nhưng bây giờ Thái Lan muốn khởi động lại, thực tế được chuẩn bị trong tiến trình lâu năm. Điều khác biệt, trong dự án mới này ngoài sông Mekong, Thái Lan định chuyển nước từ sông Moei và Salween, theo Hiệp định Mekong năm 1995, thì chuyển nước dòng nhánh trong mùa mưa sẽ không ảnh hưởng nhiều, nhưng nghiêm cấm chuyển nước trong mùa khô.

Mặt khác, ông Quảng cho hay: "Về mặt kỹ thuật mang tiếng là dòng nhánh nhưng trong ngã ba sông nếu đào sâu dòng nhánh xuống, thì nước từ dòng chính sẽ chảy vào dòng nhánh. Từ đó sẽ bơm nước rồi chuyển đi mà như vậy sẽ rất nguy hiểm cho khu vực hạ lưu".

Đặc biệt, trước việc Trung Quốc hiện nay cũng đang chuẩn bị thực hiện dự án đồ sộ chuyển nước Nam - Bắc trên lãnh thổ Trung Quốc với ba tuyến chuyển Đông, Trung và Tây. Trong đó, tuyến phía Tây có chuyển nước từ sông Mekong và sông Salween, theo ông Quảng, đúng hơn là chưa thấy Trung Quốc đưa thông tin chính thức về kế hoạch chuyển nước sông Mekong.

image012

Thái Lan đang lên kế hoạch chuyển nước sông Mekong

Thế nhưng, bản thân Trung Quốc lại không tham gia vào Ủy ban sông Mekong, cho nên, những điều kiện, tham vấn giữa các nước được quy định trong Hiệp định Mekong năm 1995 sẽ khó được tuân thủ.

Bởi bản thân Trung Quốc là nước lời nói chưa chắc đã đi cùng với việc làm, vô cùng quan ngại chuyện đó.

Mặt khác, trước việc Lào, Campuchia cũng đang có những kế hoạch chuyển nước từ sông Mekong, ông Quảng nhận định: "Nằm ở khu vực hạ lưu nên hệ quả mà VN nhìn thấy rõ ràng đó là lượng nước mùa khô về ĐBSCL sẽ ít đi, ngoài chuyện số lượng nước mặn xâm nhập vào sâu hơn.

Hơn thế, cơ bản nhất hệ sinh thái thủy sinh sẽ bị tác động, ảnh hưởng, từ hệ sinh thái cửa sông, các loài cá sinh sống cũng sẽ bị tác động.

Bên cạnh đó, dòng nước cũng bị ảnh hưởng về lượng phù sa, gây sói lở, Mekong VN đang có nghiên cứu đến kịch bản này".

Sông mẹ Mekong - tài sản chung của nhiều quốc gia

Điều đáng nói, là các nước trong Ủy ban sông Mekong, không có quyền phủ quyết các quyết định của một đất nước, tất cả chỉ là nhằm đạt được thỏa thuận. Nếu tác động lớn mà vẫn xây dựng thì được coi là vi phạm Hiệp định, các nước có quyền nêu ra và yêu cầu xem xét. Những ý kiến của các nước vẫn được xem xét nếu hợp tác chân thành, thế nhưng thay đổi hay không, thì do đất nước đó.

Thế nhưng, nếu các nước trong mùa khô mà vẫn thực hiện các dự án chuyển nước là không thể chấp nhận được, bởi có mấy loại hạt: hạt thủy văn, hạt khí tượng, tức là không có mưa, khô rang, thủy văn là nước trên dòng sông bị lấy đi, hút lên tưới. Cộng với biến đổi khí hậu, rõ ràng tiềm năng của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng.

Đặc biệt, trong trường hợp này, nghĩa vụ chứng minh giải pháp an toàn, không gây hại thuộc về bên chủ động xây dựng công trình. Đó cũng là “nguyên tắc cẩn trọng” đã được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc công nhận tại Hiến chương thế giới về thiên nhiên năm 1982 và nhiều công ước, tuyên bố chung tại hội nghị quốc tế thừa nhận mà các quốc gia thành viên Ủy hội sông Mekong phải có nghĩa vụ tôn trọng./

+++++++++++++++++++++++++++++

Bài 2

Thái Lan muốn chuyển nước Mekong: "Đừng trích máu dòng sông"

Việc các nước chặn họng hay trích máu dòng sông dù là đáp ứng nhu cầu chính đáng thì cũng không nên thực hiện.

Ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã có những chia sẻ với Đất Việt trước việc Chính phủ Thái Lan đang xem xét chuyển nước sông Mekong, Moei và Salween. Báo Đất Việt xin trân trọng đăng tải những ý kiến của ông.

Phải đảm bảo được nguyên tắc đồng thuận

Sông Mekong không chỉ là “tài sản thiên nhiên” có giá trị đặc biệt mà còn là biểu tượng đoàn kết của các quốc gia, dân tộc cùng chia sẻ nguồn nước sông Mekong như mạch máu của cơ thể, nguồn sống của cộng đồng dân cư. Sự tồn tại, phát triển ổn định, hoà bình và thịnh vượng hay xung đột, chia rẻ giữa các quốc gia lưu vực sông Mekong phụ thuộc vào cách ứng xử như thế nào với con sông quốc tế này.

Trước đe dọa, thách thức và tác động không tránh khỏi của thiên tai, hạn hán, lũ lụt, biến đổi khí hậu, nước biển dâng; trước yêu cầu phát triển, nhu cầu bổ sung nguồn năng lượng, phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản, các quốc gia lưu vực triển khai các dự án sử dụng nước con sông này là nhu cầu chính đáng.

Nhưng sông Mekong là tài “sản dùng chung”, nên việc khai thác, sử dụng nó, đặc biệt là những công trình, dự án lớn tác động đến các quốc gia liên quan, phải có tham vấn và đồng thuận của các nước bị tác động, cụ thể là Hiệp định sông Mekong năm 1995 và luật pháp quốc tế có liên quan.

Cũng giống như các đập thủy điện Xayaburi, Don Sahong (Lào), Stung Treng (Campuchia) và các đập thủy điện trên dòng chính Mekong khác, việc triển khai các công trình xả lũ hay lấy nước từ dòng Mekong của Thái Lan hay bất kỳ quốc gia nào có liên quan phải đảm bảo nguyên tắc đồng thuận, cẩn trọng và không hối tiếc, không được gây hại cho lợi ích chung.

Với “khung nguyên tắc” chung đó, việc Thái Lan dự định triển khai chuyển nước dòng Mekong, sông Moei và Salween phục vụ tưới tiêu cho các vùng đất nông nghiệp rộng lớn cần được tính toán, đánh giá các tác động kinh tế, xã hội, môi trường, và cụ thể những thay đổi đối với dòng sông, lưu vực, những mặt được - mất, nhất là thực hiện Quy trình thông báo trước, tham vấn trước đối với các quốc gia liên quan, tạo sự đồng thuận của các thành viên Ủy hội sông Mekong.

image013

Chính đương kiêm Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-Ocha, mặc dù coi đây là một cơ hội giúp hồi sinh các vùng canh tác nông nghiệp đang bị khô hạn, tối đa hóa lợi ích quốc gia, nhưng cũng thừa nhận trước tiên cần đàm phán với các quốc gia khác có liên quan. Cần phải tăng cường hợp tác và đấu tranh để đảm bảo việc thực thi quy trình thông báo trước, tham vấn trước và thỏa thuận (PNPCA) để đánh giá các tác động xuyên biên giới.

Trên thực tế, Chính phủ Thái đã gặp phải sự phản đối phải dừng dự án khi dự định triển khai đào kênh xả lũ dài 281 Km, với tổng vốn đầu tư lên đến 5 tỉ USD. Dự án này được kỳ vọng giải quyết tình trạng ngập lụt như đã từng xảy ra tại trận lũ lịch sử năm 2008, nhưng nó cũng dẫn đến nhiều hệ lụy về môi trường, ảnh hưởng sinh kế người dân. Chúng ta cần chủ động hợp tác và đấu tranh trong vấn đề này.

Cũng giống như các đập thủy điện trên dòng chính, các công trình lớn chuyển nước sông Mekong, mặc dù mang lại những lợi ích trước mắt cho quốc gia chủ đầu tư, nhưng dẫn đến những hệ lụy khôn lường đối với sự phát triển bền vững của dòng sông, nhất là khu vực hạ lưu.

image014

Ông Trần Hữu Hiệp trong chuyến công tác thực địa tại sông Mekong qua Thái Lan

ĐBSCL “cửa ngõ” ra biển Đông và chắc chắn chịu ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp từ tác động đó. Tác hại nhãn tiền là giảm lượng phù sa, làm thay đổi dòng chảy, lượng nước, chất lượng nước và mùa nước tự nhiên của sông Mekong, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học, thủy sản, nông nghiệp, giao thông thủy, đời sống và sinh kế không chỉ đối với người dân ĐBSCL. Kéo theo là “tác động kép” là tình trạng xói lở và xâm nhập mặn từ biển vào như “hai gọng kiềm” đối với ĐBSCL.  

Yếu tố Trung Quốc

Không chỉ có Thái Lan mà Trung Quốc cũng đang dậm dịch thực hiện dự án đồ sộ chuyển nước Nam - Bắc trên lãnh thổ Trung Quốc với ba tuyến chuyển Đông, Trung và Tây. Lào, Campuchia cũng đang có ý định thực hiện dự án chuyển nước, mặc dù không phải là thành viên Ủy hội sông Mekong quốc tế, nhưng yếu tố Trung Quốc có tác động to lớn đến dòng sông.

Việc xây các đập thủy điện trên thượng nguồn như Lan Thương, đoạn sông chiếm gần ½ chiều dài dòng Mekong, cùng với các đập thủy điện Nọa Trác Độ, công suất hơn 5.800 MW, các đập Tiểu Loan, Mãn Loan… tác động mạnh mẽ đối với môi trường sinh thái, thủy sản các quốc gia hạ lưu./

+++++++++++++++++++++++++++++

Bài 3

Thất Long hay Cửu Long?

Báo Thanh Niên (9/7/2010) có bài viết : Sông Cửu Long chỉ còn “Thất Long”? được nhiều độc giả quan tâm. Để rộng đường dư luận, phóng viên báo Thanh Niên phỏng vấn tiến sĩ Tô Văn Trường chuyên gia tài nguyên nước và môi trường, thành viên Ban chủ nhiệm chương trình KC08/06-10 của Bộ Khoa học công nghệ xung quanh vấn đề nói trên.

image007 

PV: Sông Cửu Long có ảnh hưởng to lớn, sống còn đến cuộc sống của người dân ở đồng bằng sông Cửu Long nhưng hiện nay 2 cửa sông chết dần, chỉ còn 7 cửa đang hoạt động. Theo ông, nguyên nhân và xu thế sẽ diễn biến tiếp tục như thế nào về các cửa sông Cửu Long?

TVT: Sông Cửu Long còn gọi là sông Mê Công dài khoảng 4.800 km bắt nguồn từ Trung Quốc, (Hy Mã Lạp Sơn) chảy qua 5 nước Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam, đổ ra Biển Đông. Cửu Long theo từ Hán Việt có nghĩa là 9 cửa sông, tượng trưng cho 9 con Rồng. Nguồn nước đổ ra sông Cửu Long qua nhánh sông Hậu xưa kia có 3 cửa đổ ra biển là Định An, Bát Sát và Tranh Đề (nay gọi là Trần Đề). Do quá trình biến đổi tự nhiên của các cù lao, diễn biến của dòng chảy bùn cát và sự giao thoa của 2 đường đứt gẫy về địa chất nên chỉ còn lại 2 cửa là Định An và Trần Đề. Hiện tượng này là do tự nhiên, giống như các cửa sông ở Miền Trung nước ta.

Cần phải phân biệt rõ tác động của tự nhiên và con người. Theo xu thế dòng chảy thì đồng bằng sẽ mở rộng dần về phía Tây mỗi năm khoảng 100 ha ra biển ở mũi Cà Mâu. Phân bố dòng chẩy các nhánh sông Cửu Long tăng dần từ Đông sang Tây. Cửa Đại, cửa Tiểu phân bố dòng chẩy gần như bằng 0, rồi tăng dần từ cửa Hàm Luông, Cổ Chiên đến Định An, Trần Đề. Xu thế chung sẽ tăng thêm lưu lượng phía sông Hậu và giảm phía sông Tiền, bởi vậy tăng thêm thoát lũ về biển Tây và bồi lắng ở cửa sông Hậu nhiều hơn. Còn tác động của con người có làm chậm lại hoặc thay đổi phần nào chứ không thể chống lại được quy luật tự nhiên. Xu thế diễn biến tự nhiên về các cửa sông là chuyện của trời đất, chúng ta phải theo dõi, cập nhật thông tin, số liệu, dự báo để có các biện pháp chủ động ứng phó.

PV: Có ý kiến của nhà khoa học cho rằng cửa Ba Lai là một ví dụ về sự tàn lụi của một cửa sông do tác động của con người. Năm 1999, hệ thống cống đập ở cửa sông Ba Lai được xây dựng, hệ quả làm cho quá trình bồi lấp xảy ra nhanh hơn và đến nay thì cửa sông này đã ngừng chảy. Ông có thể giải thích rõ hơn vì sao lại ngăn cửa Ba Lai, làm thế nào giải quyết hậu quả để dòng sông tiếp tục chảy ra biển ?

TVT: Bản thân sông Ba Lai không có nguồn, sống nhờ thủy triều nếu để lâu ngày sẽ chết lụi như cửa Bát Sát bên sông Hậu. Do yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, năm 2000, Chính phủ phê duyệt dự án thủy lợi Bắc Bến Tre gồm 5 cụm công trình mục tiêu ngăn mặn, dẫn ngọt phục vụ ngọt hóa hơn 100 nghìn ha đất nông nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 800 nghìn người, cải thiện tình hình giao thông. Hệ thống công trình thủy lợi gồm : Cống đập Ba Lai, cống đập, âu thuyền An Hóa và Bến Tre, cống lấy nước Bến Rớ, cống Tân Phú; Đê sông Hàm Luông, sông Mỹ Tho, đê hạ lưu cống đập Ba Lai và các cống dưới đê; Nạo vét, cải tạo phần thượng nguồn sông Ba Lai và hệ thống kênh cấp 1; Nâng cấp hệ thống thủy lợi nội đồng; và các công trình phụ trợ, kết hợp giao thông, trữ nước ngọt. Cho đến nay mới chỉ có cống đập Ba Lai được xây dựng, các hạng mục công trình khác đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Do đầu tư không đồng bộ nên vừa qua, mới có hiện tượng bồi lấp cửa sông Ba Lai. Biện pháp khắc phục là tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh các công trình còn lại, đặc biệt là ưu tiên nạo vét thượng nguồn, xây cống Bến Rớ lấy nguồn nước cho công trình Ba Lai. Khi có đủ lưu lượng cần thiết, cống Ba Lai được vận hành theo quy trình với tốc độ thích hợp, kết hợp với nạo vét sẽ giải quyết được việc bồi lấp ở hạ lưu cống (vùng cửa sông Ba Lai). Đây là tác động của con người làm sống lại cửa sông Ba Lai.

image015 

PV: Hai thập niên gần đây, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đặc biệt vùng đầu nguồn thuộc các tỉnh An Giang, Đồng Tháp tốc độ về xói lở bờ sông tăng rất nhanh. Theo ông, nguyên nhân và biện pháp ứng phó, khắc phục trước mắt cũng như lâu dài như thế nào?

TVT: Việc xói bồi lòng sông, cửa biển là chuyện của trời đất, trong đó có cả yếu tố tác động của con người gây ra. ĐBSCL thuộc loại đồng bằng trẻ, địa chất yếu, nên càng dễ bị tác động của tự nhiên và con người. Phía thượng nguồn xây các nhà máy thủy điện, lượng phù sa về hạ lưu ngày càng giảm dần. Do phát triển sản xuất nông nghiệp, người dân phải lên bờ bao, đã biến dòng chảy tràn thành dòng chảy tập trung mạnh hơn vào dòng chính trên sông Hậu, sông Tiền. Phát triển giao thông thủy, khai thác cát không theo quy hoạch, tải trọng công trình quá lớn bên các bờ sông vv…là các nguyên nhân gây nên xói lở bờ sông.

Giải pháp ứng phó với việc xói lở bờ sông về lâu dài phải theo xu thế của thế giới là tôn trọng xu thế tự nhiên của sông rạch, bảo vệ môi trường sinh thái. Nguyên tắc chỉnh trị sông là phải theo thế sông, không thể chỉ theo ý chí của con người. Bài học trả thù của thiên nhiên không phải ai cũng thuộc. Ở những vùng thành phố, thị xã, thị trấn ven sông bắt buộc phải sử dụng các công trình cứng để bảo vệ. Lòng sông Cửu Long rất sâu, có nơi đến 40-50 m, làm công trình mỏ hàn rất khó, khối lượng lớn, rất tốn kém cho nên thường áp dụng bờ kè, việc bảo vệ bờ cần chú ý giải quyết phần ổn định của công trình dưới nước. Cần tăng cường công tác dự báo để người dân có các biện pháp ứng phó chủ động với xói lở bờ. Đối với vùng cửa biển việc xói lở chủ yếu do tự nhiên, cần có các đề tài nghiên cứu thiết thực để làm cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch chỉnh trị cửa sông.

PV: Theo GS Nguyễn Ngọc Trân việc đi lại của tàu biển theo luồng vào sông Hậu qua cửa Định An ngày càng khó, bởi quy luật bồi lắng bùn cát ở cửa sông, và mặt khác bởi cách nạo vét cầm chừng, không tới nơi, tới chốn từ nhiều năm nay. Ông Trân cho biết thêm, từ 20 năm qua, chỉ riêng công tác nạo vét luồng Định An đã tiêu tốn mỗi năm khoảng 1 triệu USD. Tuy nhiên, các nhà chuyên môn cho rằng công tác này là lãng phí và kém hiệu quả vì quá trình bồi lắng diễn ra quá nhanh. Chẳng nhẽ chúng ta lại bó tay, ngồi chờ trời cứu?

TVT: Giao thông thủy là ưu thế đặc biệt do thiên nhiên ban tặng cho ĐBSCL. Ngoài việc phải giải quyết đủ mớn nước cho các tầu trọng tải lớn vào sông Hậu còn phải đầu tư tăng cường tốc độ bốc xếp của các cảng, hạ giá thành để cạnh tranh với các nơi khác. Đối với cửa Định An, biện pháp nạo vét cửa sông, lợi dụng đỉnh triều để cho tầu vào cảng Cần Thơ chỉ là giải pháp tình thế. Hiện nay, Chính phủ đang có giải pháp thực hiện đào kênh tắt Quan Chánh Bố để tránh cửa Định An. Nhiều nơi trên thế giới đã dùng giải pháp này. Ngay ở miền bắc để tránh sự bồi lấp ở sông Cấm, đã đào kênh tắt từ cảng Hải Phòng đến sông Nam Triệu, ngày nay đang nối sông Nam Triệu sang sông Tranh ở cửa Lạch Huyện. Đối với dự án kênh tắt Quan Chánh Bố ở sông Hậu cần nghiên cứu kỹ lưỡng, bài bản, khống chế cửa sông bằng đê ngăn cát, giảm sóng để đạt hiệu quả tốt nhất.

PV: Chiến lược phát triển và khai thác sử dụng nguồn nước sông Cửu Long có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống của nhân dân đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nước nói chung. Xin ông cho biết ý kiến về vần đề nêu trên?

TVT: Đúng thế. Nhìn rộng hơn, lâu nay chúng ta bị động bởi vì vai trò của Bộ Kế hoạch đầu tư xây dựng quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long thường vừa chậm, vừa yếu về chất lượng cho nên không làm tròn trách nhiệm của vai trò “nhạc trưởng” cho các quy hoạch phát triển của các ngành, các địa phương. Cần phải thay đổi tư duy về phương pháp luận và cách tiếp cận làm chiến lược phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch phát triển trong điều kiện biến đổi khí hậu và tác động của nước biển dâng. Chính phủ nhiệm kỳ mới cần tổ chức lại công tác quản lý lưu vực sông của 2 Bộ Tài nguyên Môi trường và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn trên nền tảng của mối quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất lấy hiệu quả thực tế làm thước đo. Chúng ta ở hạ lưu sông Cửu Long, phải hứng chịu mọi tác động ở thượng lưu cả về số lượng và chất lượng nước. Phải đẩy mạnh sự hợp tác quốc tế về việc sử dụng nguồn nước sông Cửu Long một cách vững bền.

Xu thế, dân số các nước trong lưu vực sông Cửu Long ngày càng tăng, nguồn nước ngọt ngày càng khan hiếm cho nên trong quy hoạch của các ngành phải có các giải pháp chủ động bằng cả công trình và phi công trình với các lộ trình cụ thể vì cuộc sống của nhân dân.

PV: Xin cám ơn ông.

24 Tháng Năm 2015(Xem: 16543)
Hôm qua, 21/05/2015, Hải quân Mỹ đã cho công bố hai cuộn băng video và băng thu âm cuộc khẩu chiến giữa Hải quân Trung Quốc và máy bay tuần tra Mỹ P8-A Poseidon xẩy ra hôm trước, ngày 20/04/2015/, trên không phận các hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông. Hải quân Trung Quốc đã tám lần yêu cầu máy bay Mỹ rời khỏi khu vực. Phi công Mỹ trên máy bay do thám đáp lại đó là không phận quốc tế, nhưng Hải quân Trung Quốc vẫn tiếp tục xua đuổi máy bay Mỹ.
24 Tháng Năm 2015(Xem: 18147)
"Trung tướng David Berger, người chỉ huy TQLC Viễn chinh số 1 tại Camp Pendleton, cho biết hầu hết các quốc gia tham dự cuộc tập trận đổ bộ đang tìm cách tăng tốc độ mua lại kỹ năng đổ bộ. Các quốc gia - hầu hết trong số họ -. Đang ở trong giai đoạn đầu của việc phát triển năng lực, họ không muốn mất 50 năm để phát triển; Vì vậy, cách tốt nhất để làm điều đó là để đi học hỏi từ người khác." HONOLULU MAY 19/15 (AP)
19 Tháng Năm 2015(Xem: 17179)
Trong 22 chiến hạm có 2 Hàng Không Mẫu Hạm USS George Washington và USS Carl Vinson và một Hàng Không Mẫu Hạm lớp đổ bộ USS Bonhomme Richard.
17 Tháng Năm 2015(Xem: 21099)
VNTB: Ngày 13/5/2015, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam - Ted Osius - lại xuất hiện. Lần này, phát ngôn của ông phát ra trên làn sóng Đài tiếng nói VN (VOV). Nội dung cuộc trả lời phỏng vấn xoay quanh kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ và tương lai Mỹ - Việt. Song chi tiết có lẽ được dư luận đặc biệt chú ý trong bài trả lời phỏng vấn của Ted Osius không ngoài vấn đề: 'Chúng tôi sẽ đón tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng với những nghi thức cấp cao nhất'.
14 Tháng Năm 2015(Xem: 17654)
Trong cuộc họp báo ngày 14 tháng 5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói: "Các cơ quan chức năng của Việt Nam đang theo dõi chặt chẽ hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc và có những hoạt động chuẩn bị để sẵn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra trên biển." Ông Bình cũng cho biết giàn khoan hiện nằm ngoài vùng biển của Việt Nam.
12 Tháng Năm 2015(Xem: 16878)
"Một trận động đất mạnh xảy ra ở phía đông Nepal, gần Đỉnh Everest, hai tuần sau khi hơn 8.000 người thiệt mạng vì một trận động đất khác. "Trên cả khu vực, có ít nhất 42 người chết ở Nepal, Ấn Độ và Tây Tạng sau cơn động đất mới nhất xảy ra gần thị trấn Namche Bazar, gần núi Everest, các báo Anh loan tin. "Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) nói trận động đất mạnh 7.3 độ."
10 Tháng Năm 2015(Xem: 24650)
LTS: Trong bài Văn Hóa phỏng vấn Gs Lê Xuân Khoa "post" lên mục TIN NÓNG trang nhất báo Văn Hóa mấy ngày vừa qua, tòa soạn nhận được nhiều phản hồi của quý bạn đọc. Chúng tôi có trao đổi với Gs Lê Xuân Khoa và cả hai đều nhận thấy các phản hồi đó rất đúng vì đã có nhiều sai sót lỗi đánh máy, lỗi chính tả và văn phong câu đoạn; do đó, sau khi ra soát, tòa soạn và Gs Khoa cần phải bổ túc bài phỏng vấn cho mạch lạc,hoàn chỉnh. Chúng tôi hy vọng sẽ đáp ứng yêu cầu của quý bạn đọc và trân trọng cáo lỗi vì những sai sót trong bài trước. (VH)
26 Tháng Tư 2015(Xem: 19920)
Vì sao "Chính Hà Nội đã khởi xướng ý kiến thành lập một hiệp định đối tác chiến lược Việt-Phi, và còn đề nghị mở một cuộc họp song phương trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh ASEAN? ... "Vì lịch trình của Tổng thống Aquino không thể thực hiện chuyến thăm tới Việt Nam trong tháng này, Bộ Ngoại giao Philippines đang thu xếp để ký vào tháng 5 hoặc tháng 6!"
23 Tháng Tư 2015(Xem: 18097)
Chiến dịch Balikatan 4/2015 (Vai kề Vai) thao dợt trận mạc ở đảo Luzon cách bãi đá cạn Scarborough 220 km về phía biển Tây Philippines. Cùng một lúc, ngoại ô Manila tập trận "tái chiếm đảo". • Tổng thống Philippines Aquino báo động: "Chiến tranh đã gần kề Biển Đông". • Chuyên gia Nga: "Đông Nam Á đang tiến dần đến chiến tranh".
21 Tháng Tư 2015(Xem: 16401)
(xem chi tiết ở mục BIỂN ĐÔNG FORUM) * Mỹ-Nhật: bàn chiến lược đối phó. * Phi: VN đề nghị họp đối tác. * TQ: "Không cản nổi đâu!". * Báo Đức: "Đá hóa đảo" chẳng thiệt hại ai. * Báo TQ: Philippines là “đứa trẻ ngoan phục tùng Mỹ”.
19 Tháng Tư 2015(Xem: 16825)
I. Quần đảo Hoàng Sa nguyên trạng biến dạng. (Bài 1) XEM CHI TIẾT: - mục BIỂN DÔNG FORUM.
16 Tháng Tư 2015(Xem: 18642)
* Thái độ của các Tư lệnh Mỹ đối với Đông Nam Á. * TQ bồi đắp diện tích đảo, xây phi cảng-hải cảng, lập vành đai hỏa lực từ bãi Chữ Thập - Châu Viên - Gạc Ma - Vành Khăn tới Scarborough. * Thái độ của các quốc gia Đông Nam Á (xem mục Châu Á). * Phán quyết sắp tới của La Haye về vụ kiện của Philippines (xem mục Diễn Đàn).
14 Tháng Tư 2015(Xem: 24316)
* Hoa kỳ cử Bộ trưởng Quốc phòng đến Châu Á; cử Tư lệnh Hải quân đến Đà Nẵng. * Báo TQ công kích VN ngay sau chuyến thăm của ông Trọng. * Báo Mỹ: Đánh Việt Nam, Trung Quốc sẽ va phải địa đạo dưới biển. * Hội nghị Quốc tế về tranh chấp Biển ở Manila: Văn Hóa phỏng vấn Thạc sĩ Hoàng Việt và Ls Trịnh Hội. XEM THÊM: Bài viết của Tâm Việt. Mời quý bạn đọc theo dõi loạt bài trong mục Tin Nóng trang trong. (*) tựa của Văn Hóa.
12 Tháng Tư 2015(Xem: 22563)
* Bộ trưởng Hải quân Ray Mabus đến tận Đà Nẵng thị sát, ủy lạo sĩ quan thủy thủ.* Khu trục hạm tên lửa của Hạm đội 7 sẵn sàng "cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển" (CUES).* Hải quân Đại tá Hạm trưởng Lê Bá Hùng: "Việt Nam trong trái tim tôi." “Tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth (LCS 3) hiện nay đã được biên chế cố định tại Hạm đội 7" ... "Ngoài hai tàu Fitzgerald và Fort Worth, các đơn vị Hoa Kỳ khác tham gia đợt giao lưu lần này bao gồm lực lượng Đặc nhiệm 73, Biên đội tàu khu trục số 7, Trung tâm Hoạt động Cứu hộ Dưới nước tại San Diego, Đơn vị cơ động rà phá vật liệu nổ số 5 và Ban nhạc Hạm đội 7 "Orient Express".
09 Tháng Tư 2015(Xem: 16845)
"Tiếp tục phát huy tốt vai trò của Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt - Trung." “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”; Cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ có hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trên cơ sở hiệp thương thống nhất, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định ở Biển Đông." "Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan." “Hiệp định về hợp tác dẫn độ giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”;“Thỏa thuận về các vấn đề về thuế đối với Dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.” Do tính thời sự cấp bách về chuyến đi Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng, Văn Hóa xin gác lại 1 kỳ về Hội nghị Quốc tế Manila. Trân trọn
07 Tháng Tư 2015(Xem: 24022)
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Roilo Golez: "Thực ra tôi không chống đối vấn đề này, (đổi tên biển) nhưng mà làm sao trong cái quá trình nào đó, một cái tiến trình nào đó, nó có thể tiến tới việc đó được, đó là cả một vấn đề". Gs Nguyễn Ngọc Bích: "Khi chúng tôi đề nghị đổi tên của "Biển Đông" thành "Biển Đông Nam Á" là để cho Quốc tế dễ chấp nhận hơn và các nước Đông Nam Á cũng dễ chấp nhận , ngay cả ông Carl Thayer cũng đứng lên nói ngay là ông ủng hộ đề nghị đó". XEM THÊM: Lê Hồng Anh đi "sứ" Bắc Kinh.
05 Tháng Tư 2015(Xem: 19798)
1/ Tiến sĩ Carlyle A. Thayer: Acquiescing to China’s Assertiveness in the South China Sea: U.S. and Australian Policies of Not Taking Sides. 2/ Tiến sĩ Phó Đề đốc Ota Fumio: Chinese Maritime Expansion: Strategy and Counter-measures (Summary) 3/ Tiến sĩ Sophie Boisseau du Rocher: The EU and the South China Sea Issue : wishful thinking or real added value? 4/ Học giả Bill Hayton: Mistranslation and misunderstanding – the unlikely origins of China’s ‘U-shaped line’ claim in the South China Sea. 5/ Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích: Toward a Peaceful Solution to The Conflict in The Southeast Asia Sea. 6/Tiến sĩ Trần Huy Bích: Giải thích việc phát hiện 5 tấm bản đồ cổ ở Đại học UCLA. 7/ Thạc sĩ Hoàng Việt: Institutions and methods for resolving maritime territorial disputes under international law. 8/ Tiến sĩ Phạm Cao Dương: Tác giả danh xưng biển "Đông Nam Á" góp ý về Biển Đông 2015. 9/ Thông cáo chung Hội nghị Quốc tế về Biển ở Manila: VIETNAM PHILIPPINES CIVIL SOCIETY - JOINT STATEME
02 Tháng Tư 2015(Xem: 19552)
MANILA (VH) - Gần 40 tham dự viên, quan sát viên, các tổ chức Xã hội Dân sự - Dân chủ, và các nhân vật nổi tiếng quốc tế đến tham dự, tham luận, hội thảo ngày "Hội nghị Quốc tế về Tranh chấp biển Đông Nam Á - International Conference on the Southeast Asia Sea Disputes" tại hội trường Ateneo Law School, Makati, thủ đô Manila, Philippines vào ngày 27 tháng 3, 2015.
29 Tháng Ba 2015(Xem: 17861)
Biến chuyển cuối cùng trong ngày "Hội nghị Quốc tế về biển Nam Hải" diễn ra tại thủ đô Manila, Philippine ngày 27 tháng 3, 2015 đã mang lại chữ ký bản "Thông Cáo Chung" giữa các nhân vật và tổ chức Xã hội Dân sự - Dân chủ Việt (hải ngoại) và Phi đối với tình hình Biển Đông. Mời quý bạn đọc theo dõi số báo tới toàn bộ diễn tiến hội nghị./
25 Tháng Ba 2015(Xem: 18472)
Đáp chuyến máy bay thẳng từ Los Angeles, nhà báo Lý Kiến Trúc có mặt tại Manila để kịp tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông tại trường Đại học Ateneo Law School, Manila