Đồng bằng Cửu Long Giang lãnh đủ! Thủ phạm là ai?

08 Tháng Ba 201610:35 CH(Xem: 16685)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ 09  MAR  2016

Tổng hợp loạt bài về sông Mekong và Cửu Long Giang

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc chống hạn, mặn”

Thứ hai, 07/03/2016

- Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu cả hệ thống chính trị cấp bách cùng người dân miền Tây ứng phó thiên tai; đề nghị Trung Quốc xả đập trên sông Mekong. 

image074

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp phòng chống hạn, mặn sáng nay.

Ngày 7/3, báo cáo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về công tác phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng nhất trong 100 năm qua, Bộ trưởng Nông nghiệp Cao Đức Phát nói: “Với diễn biến như hiện nay thì chúng ta đang trải qua trận thiên tai lịch sử”.

Theo ông Phát, do mùa mưa năm 2015 đến muộn và kết thúc sớm, dòng chảy thượng nguồn sông Mekong bị thiếu hụt, mực nước thấp nhất trong 90 năm nên xâm nhập mặn xuất hiện sớm gần hai tháng. Trong các tỉnh thành ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) chỉ Đồng Tháp và Cần Thơ chưa bị mặn tấn công nhưng nắng hạn lại đang hoành hành.

Tại các khu vực sông Vàm Cỏ, sông Tiền, sông Hậu, ven biển Tây, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền 45-93 km; nhiều nơi có độ mặn cao nhất đạt 20,3-31,5g/l.

“Điều này chưa từng xuất hiện trong lịch sử quan trắc xâm nhập mặn. Nhiều lĩnh vực kinh tế và đời sống người dân ở Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau và Hậu Giang bị ảnh hưởng nghiêm trọng”, báo cáo của Bộ Nông nghiệp nêu.

image076

Bản đồ xâm nhập mặn nghiêm trọng nhất trong lịch sử tại miền Tây.

Ông Võ Thành Hạo – Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre – tỏ ra lo lắng khi có tới 161 trên 165 xã, phường, thị trấn của tỉnh bị mặn bủa vây; hơn 90% diện tích lúa đông xuân mất trắng. Nhiều nơi không có cỏ, rơm cho trâu bò ăn nên người dân phải bán với giá rẻ. Nước ngọt sinh hoạt thiếu trầm trọng.

Trong khi đó, tỉnh Kiên Giang thiệt hại lên đến 1.200 tỷ đồng do đợt thiên tai này.

Đến nay, toàn vùng có gần 140.000 ha lúa bị thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn. Hiện, 155.000 hộ gia đình (khoảng 575.000 người) thiếu nước ngọt sử dụng. Các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Long An, Cà Mau, Sóc Trăng và Kiên Giang đã công bố tình trạng thiên tai. Dự báo, mùa khô năm nay, xâm nhập dài đến đầu tháng 6, muộn hơn hai tháng so với cùng kỳ nhiều năm.

Trước vấn đề cấp bách, một số địa phương đã chủ động ứng vốn dự phòng để đắp đập tạm, nạo vét kênh mương, tổ chức bơm chuyền, lắp đặt các điểm cấp nước công cộng cho dân sử dụng. Trong đó, Kiên Giang đắp 82/89 đập tam; khoan nước ngầm với công suất 20.000 m3 một ngày đêm. Tỉnh Tiền Giang đầu tư hệ thống bơm công suất 32.000 m3 một giờ để đưa nước ngọt bổ sung cho vùng ngọt hóa Gò Công. Tỉnh Bến Tre dùng sà lan chở nước ngọt cho dân vùng bị mặn nghiêm trọng. Sóc Trăng mở nhiều điểm cấp nước công cộng miễn phí.

Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, ĐBSCL cần 32.500 tỷ đồng để thực hiện các công trình cấp thiết ứng phó với biến đổi khí hậu. Hiện, đã bố trí khoảng 50%. “Bức xúc nhất là cần 1.060 tỷ đồng cho các địa phương trong vùng thực hiện những công trình cấp bách ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ đời sống và sản xuất của người dân”, ông nói.

image077

Có gần 140.000 ha lúa đông xuân ở miền Tây bị thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn.

Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ĐBSCL là vùng kinh tế trọng điểm, vị trí chiến lược, có vai trò quan trọng trong sự phát triển của cả nước. Tuy nhiên, khu vực này đang bị thiên tai rất nghiêm trọng và còn diễn biến phức tạp, nặng nề hơn. “Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc cùng với nhân dân ứng phó thiên tai, khắc phục hậu quả, sớm ổn định đời sống, sản xuất; coi đây là nhiệm vụ trọng tâm”, ông nhấn mạnh.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu trước mắt phải đảm bảo nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho người dân, đề phòng tình trạng dịch bệnh tràn lan. Tập trung tất cả các biện pháp có thể làm để ngăn mặn, giữ ngọt bảo vệ diện tích lúa đông xuân đang còn trên đồng cũng như vườn cây ăn trái tại các địa phương. Hướng dẫn kỹ thuật cho người nuôi thủy sản ứng phó với dịch bệnh phát sinh trong điều kiện nắng hạn, độ mặn tăng cao.

Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính và các địa phương nhanh chóng cấp kinh phí để thực hiện những công trình cấp bách ứng phó thiên tai, hỗ trợ người dân bị thiệt hại sớm vượt qua khó khăn. Ngân hàng nhà nước khoanh nợ cho người dân đối với diện tích thiệt hại và cho vay mới ngay để khôi phục sản xuất.

Thủ tướng cũng đôn đốc các ngành liên quan làm sớm công hàm yêu cầu Trung Quốc xả đập trên sông Mekong để đưa nước ngọt về hạ nguồn nhiều hơn.

“Vốn thực hiện các công trình cấp thiết cho ĐBSCL đang thiếu 15.000 tỷ đồng, sẽ được bố trí từ nguồn trái phiếu Chính phủ, ODA… Theo dự báo, trong vòng 100 năm tới, ĐBSCL chắc sẽ ngập hết. Vì thế phải có giải pháp thích ứng thiên tai thật căn cơ”, ông Dũng chỉ đạo.

image078

Infographic về tình trạng xâm nhập mặn ở Đồng bằng Sông Cửu Long. 

(Theo Vnexpress)

+++++++++++++++++++++++++++++++

Điểm nhấn:

image080

Hai trong số chín cửa sông Cửu Long là Ba Lai và Bát Sắc đã bị nghẽn và nước đã không còn lưu thông được nữa.

Nguyên nhân bị nghẽn cửa sông Bát Sắc do các cồn cát ở hai cửa sông này phát triển mạnh tạo nên rào chắn lớn làm nghẽn đường chảy của cửa sông.

Còn nguyên nhân nghẽn sông trên cửa sông Ba Lai là do tác động của con người, do xây dựng hệ thống cống đập. Việc hai cửa sông đã chết đã gây ra ảnh hưởng lớn như làm tăng tình trạng sạt lở đất và vận tải giảm sút.[1] Sông Cửu Long đem lại nhiều lợi ích cho trồng trọt và thủy sản, nhất là trong mùa lũ. Nguồn cung cấp nước tưới, phù sa và rửa phèn cho đất lúa, cùng với lượng tôm cá dồi dào đã khiến cư dân nơi đây chấp nhận sống chung cùng lũ hơn là đắp đê như ở đồng bằng châu thổ sông Hồng. Nhưng dòng sông cũng gây ra nhiều mặt bất lợi, điển hình là úng ngập thường xuyên trong các tháng mùa mưa, hoặc tình trạng xâm nhập mặn vào mùa khô.  

Chín cửa sông nguyên thủy (Cửu Long - nay chỉ còn tám cửa sông. cửa Ba Thắc khoảng thập niên 1960 đã bị bồi lấp nên sông Hậu chỉ còn hai cửa biển ngày nay) mà sông Mê Kông đoạn qua Việt Nam còn được gọi là sông Cửu Long, tức "sông chín rồng". Hiện có khoảng 17 triệu người dân Việt Nam đang sinh sống tại lưu vực của hệ thống sông Cửu Long, còn được gọi là đồng bằng sông Cửu Long

Ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (tổng diện tích khoảng 3,3 triệu hecta đất nông nghiệp) khi chảy vào Việt Nam, có khoảng 17 triệu người đang sinh sống vào thời điểm đầu 2006, tăng 5 triệu so với 16 năm trước đó. Trong số họ, có khoảng 9,5 triệu người trong độ tuổi lao động (trên 15 tuổi), hay 55%. (Theo Wikipedia).

Đập Xayabury

Đập Xayabury là một con đập thủy điện đang được xây dựng trên sông Mê Kông, vào khoảng 30 kilômét (19 mi) về phía đông của huyện Xayabury ở miền bắc Lào. Mục đích chủ yếu của đập là sản xuất thủy điện. Các nhà hoạt động phản đối dự án vì các ảnh hưởng cho môi trường và người ở dọc sông. Chính phủ đã bắt đầu xây dựng sơ bộ vào đầu năm 2012 nhưng hoãn việc xây đập sau đó vì CampuchiaViệt Nam phản đối.[1][2] Sau khi chỉnh sửa thiết kế của đập, Lào sẽ chính thức tiếp tục xây dựng đập ngày 7 tháng 11 năm 2012. (Theo Wikipedia)

image082

Vị trí của Đập Xayabury

Quốc gia

Lào

Địa phương

Xayaboury

Tọa độ

19°15′14,46″B 101°48′49,2″ĐTọa độ: 19°15′14,46″B 101°48′49,2″Đ

Tình trạng

Preliminary construction

Khánh thành

2019 (expected)

Chi phí xây dựng

3.8 tỉ dollar

Chủ sở hữu

Ch. Karnchang Public Company

Đập và đập tràn

Đập chính và đập tràn

Chắn qua

Mekong

Dung tích đập tràn

3.980 m3/s (141.000 cu ft/s)

Hồ chứa

Dung tích

1,3 km3 (1.100.000 acre·ft)

Lưu vực

272.000 km2 (105.000 sq mi)

Diện tích bề mặt

49 km2 (19 sq mi)

Trạm phát điện

Áp lực cột nước

18 m (59 ft)

Tua bin

7x175 + 1x60 MW

Công suất tối đa

1,285 MW

Đến 6 tháng 2, 2011


Tác động của đập thủy điện hạ lưu
Mekong lên đồng bằng Cửu Long

image086

Một đoạn sông Mêkông ở khu vực Tam Giác Vàng ( biên giới Thái Lan, Lào và Miến Điện ).

Reuters

 

Làm thế nào để dung hòa giữa nhu cầu phát triển thủy điện với bảo vệ môi sinh và an ninh lương thực, đó là bài toán ngày càng nan giải đối với các quốc gia lưu vực sông Mekong. Đây còn là nguồn gốc gây mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa các nước trong khu vực, đặc biệt là giữa Lào và hai nước Cam Bốt, Việt Nam, nhất là vì đối với Việt Nam, tác động của những đập như Xayaburi lên đồng bằng sông Cửu Long sẽ rất nghiêm trọng.

 

Trong hội nghị lần thứ 18 của Ủy hội Sông Mekong ( MRC ) tổ chức vào ngày 7-8/12/2011 tại Siem Reap, Hội đồng Bộ trưởng bốn nước Cam Bốt, Lào, Thái Lan và Việt Nam đã quyết định hoãn việc xây dựng đập Xayaburi. Thế nhưng, chính phủ Lào có vẻ như vẫn quyết tâm theo đuổi dự án này tới cùng và sẽ tiếp tục vận động.

 

Nhóm Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai Cửu Long tại Úc, tuy là một tổ chức có mục đích biên khảo về văn hoá và lịch sử nhưng rất quan tâm đến sự phát triển bền vững của vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long. Trước những nguy cơ tiềm tàng của các dự án đập thủy điện trên sông Mekong, nhóm này đang vận động với các tổ chức quốc tế và giới chính trị của những quốc gia tài trợ Uỷ hội Sông Mekong để kêu gọi hủy bỏ dự án Xayaburi.

 

Tiến sĩ Huỳnh Long Vân của Nhóm Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai Cửu Long vừa hoàn tất một bài nghiên cứu tựa đề : “Tác động của đập thủy điện Xayaburi và chuỗi các đập bậc thang xây trên dòng chính sông Mekong: Số phận của vùng hạ lưu và châu thổ ĐBCLVN”.

 

Trả lời phỏng vấn RFI hôm nay, tiến sĩ Huỳnh Long Vân nêu lên một số điểm chính trong bài nghiên cứu này:

 

Sông Mekong là một dòng sông quốc tế quan trọng, bắt nguồn từ Tây Tạng và chảy qua tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, trước khi đến Miến Điện, Lào, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam. Nếu tính về lưu lượng của dòng chảy thì sông Mekong đứng hàng thứ 8 trên thế giới, nhưng là con sông có khối lượng thủy sản nội địa dồi dào nhứt trên toàn cầu; thuộc loại vĩ đại, nhưng chưa được khai thác có quy củ, mặc dù có một lịch sử hợp tác quốc tế hơn 50 năm.

 

Lưu vực Mekong là một trong những khu vực nghèo nhất thế giới, bị tàn phá bởi bom đạn. Vì thế nên sau khi chiến tranh Đông Dương chấm dứt, các cơ quan tài chánh thế giới và một số cường quốc như Hoa Kỳ, Úc châu, Nhựt Bản, Liên hiệp các Quốc gia Âu châu, Liên hiệp Quốc, đã tập trung những nỗ lực để giúp tái thiết và phát triển khu vực qua các chương trình xóa đói giảm nghèo. Trong nhiều thập niên vừa qua, nền kinh tế của khu vực Mekong được tăng trưởng, tuy nhiên điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt điện năng.

 

Các dự án Đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong

 image088

Nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng điện năng trên, các quốc gia trong lưu vực Mekong, được sự hỗ trợ của các tổ chức tài chánh quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Á châu đã phác họa các kế hoạch khai thác nguồn nước sông Mekong trong đó có việc xây dựng các đập thủy điện.

 

Trung Quốc là nước đầu tiên khai thác quy mô tiềm năng thủy điện của sông Mekong và đã đi được nửa đoạn đường trong công trình xây một chuỗi những đập thủy điện khổng lồ trên dòng chính thượng nguồn sông Mekong, với 4 đập lớn đã được đưa vào xử dụng và 4 đập khác trong dự trù. Trong khi đó thì ở vùng hạ lưu sông Mekong các đập thủy điện chỉ được xây dựng trên các phụ lưu như Pak Mun ở Thái Lan, Nam Theun ở Lào và Sesan, Seprok ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam.

 

Tuy nhiên gần đây Cam Bốt và Lào đã thiết lập những kế hoạch xây đập thủy điện trên dòng chính ở hạ lưu sông Mekong với tất cả 11 dự án: 9 nằm trong lãnh thổ Lào và 2 trong phần đất của Cambốt. Trong số 9 dự án thủy điện ở Lào (6 ở Bắc Lào, 2 ở Trung Lào và 1 ở Nam Lào) Xayaburi là đập thủy điện thứ 3 trong chuỗi 6 đập bực thang được dự định xây dựng ở Bắc Lào. Xayaburi là đề án đầu tiên được đem ra cứu xét và gây ra nhiều tranh cãi trong thời gian hơn 1 năm qua.

 

Đập Xayaburi nằm cách Luang Prabang 150km về phía Nam, thuộc loại “đập tràn”, xử dụng dòng chảy cơ bản để vận hành các động cơ phát điện, có công xuất 1.285MW, được 4 ngân hàng Thái Lan: Kasikorn Bank, Bangkok Bank, Krung Thai Bank và Siam Commercial Bank tài trợ; đầu tư công trình là công ty SEAN và Ch. Karnchang của Thái Lan và phần lớn điện lượng sản xuất sẽ bán cho công ty EGAT-Thailand.

 

image090

Theo thỏa ước Mekong năm 1995, thì các quốc gia thành viên của MRC, Cam Bốt, Lào, Thái Lan và Việt Nam ngoài việc cam kết hợp tác để đảm bảo sự phát triển bền vững sông Mekong, còn đồng ý về quy trình tham vấn liên chính phủ “Thông Báo-Tiền Tham Khảo-Đồng thuận” (Procedures for Notification, Prior Consultation and Agreement- PNPCA); đây là một quá trình mà các thành viên của Ủy hội phải tuân theo, khi có ý định khai thác dòng chính sông Mekong thí dụ như xây đập thủy điện.

 

Vì thế, đối với đề án Xayaburi chánh phủ Lào phải tuân thủ tiến trình PNPCA này và ngày 21/09/2010 thông báo với MRC ý định xây đập thủy điện Xayaburi. Tiếp đến MRC chuyển hồ sơ của đề án đến các quốc gia thành viên Cam Bốt, Thái Lan, và Việt Nam cứu xét. Ủy ban hỗn hợp MRC đã lần lượt nhóm họp nhiều lần để thảo luận về đề án thủy điện này. Trong lần họp sau cùng tại Vientiane vào ngày 19/04/2011 kết thúc thời gian ấn định 6 tháng của quy trình PNPCA, Ủy ban Hổn hợp đã không đạt được sự đồng thuận và phải đệ trình lên Hội đồng Bộ trưởng MRC để lấy quyết định. Đại diện của phía Cam Bốt và Việt Nam cho rằng báo cáo EIA (Environmental Impact Assessment) của Lào về những tác động của đập thủy điện Xayaburi trên Môi trường của hạ lưu Mekong thiếu trung thực và có nhiều thiếu sót.

 

Tác động của 11 đập thủy điện trên hạ lưu sông Mekong và châu thổ ĐBCL VN

 

image091

Qua các tài liệu tham khảo, chúng ta có thể nhận ra những ảnh hưởng tiêu cực rất trầm trọng mà các đập thủy điện xây trên dòng chính hạ lưu sông Mekong có thể gây ra đối với môi trường, cũng như trên các mặt kinh tế và xã hội.

 

Môi trường

 

Nếu dự án xây đập Xayaburi được chấp thuận sẽ tạo ra một tiền lệ để 10 đập thủy điện khác được xây tiếp trên dòng chính của hạ nguồn sông Mekong.

 

Bảng “Đánh giá Môi trường Chiến lược” (Strategic Environmental Assessment-SEA) của Ủy hội Sông Mekong MRC cho thấy nếu tất cả 11 đập thủy điện này được xây thì 90% khối lượng phù sa sẽ bị giữ lại, ảnh hưởng đến đặc tính phì nhiêu và khả năng bành trướng của châu thổ ĐBCLVN.

 

Sự sút giảm phù sa vận chuyển xuống hạ lưu còn ảnh hưởng đến cấu trúc của dòng sông và trạng thái cân bằng của nguồn dinh dưỡng: khiến bờ sông bị sạt lở, lòng sông bị bào mòn, các thảm thực vật và các vùng đất trũng bị hủy hoại; nguồn dinh dưỡng N và P bị xáo trộn, tạo điều kiện cho các loài rong, tảo bộc phát, làm tắc nghẽn dòng sông, với hậu quả hệ thủy sinh học bị hủy diệt.

 

Di trú theo mùa là đặc tính sinh học mang tính sinh tồn của các loài cá và hầu hết khoảng 1700 loài cá của sông Mekong cần phải thay đổi nơi sống, lội xuôi ngược dòng sông hoặc di chuyển đến những vùng đất trũng, vùng ngập nước tìm những nơi thích nghi để sinh sản và tăng trưởng. Vì dòng sông là hành lang hoán trú của loài cá, nên xây các đập thủy điện trên dòng chính sẽ làm gián đoạn chu trình sinh lý thiết yếu của cá, như đẻ trứng, gây giống và tăng trưởng. Đập Xayaburi ngăn cản lộ trình hoán trú của ít nhất 23 loài cá đến vùng thượng nguồn Luang Prabang ở Lào, Chiang Khong và Chiang Saen ở Thái Lan và tối thiểu 41 loài cá có thể bị diệt chủng.

 

Những ảnh hưởng tiêu cực này sẽ rõ rệt hơn khi tất cả 11 đập được xây và hơn nữa chiều dài của dòng sông sẽ trở thành một chuỗi những hồ nước đọng. Nếu tất cả các đề án được thực hiện, sẽ có đến 40% khối lượng thủy sản trong hạ lưu bị thất thoát, tương đương với khoảng trên 1 triệu tấn cá và trị giá mất mát có thể lên đến 4-5 tỉ Mỹ kim mỗi năm.Ấy là chưa kể đến khối lượng cá sống gần các cửa sông đổ ra biển của châu thổ ĐBCLVN. Tương tự như thế, đối với Cam Bốt, những tác động của 11 đập thủy điện cũng rất nghiêm trọng.

 

Các quốc gia trong lưu vực hạ nguồn sông Mekong cùng chia xẻ các trận lũ hằng năm. Lũ là món quà thiên nhiên ban cho cư dân lưu vực Mekong. Lũ mang lại sự sống cho hệ sinh thái phức tạp của lưu vực, làm sạch đồng ruộng và đem đến thủy sản cho người dân địa phương. Nếu tất cả 11 đề án thủy điện trên hạ lưu Mekong được xây, thì vào mùa khô các ”đập tràn” phải tích lũy nước để vận hành và như thế miền Tây Nam phần VN sẽ bị cạn kiệt, nước biển tràn sâu hơn vào nội địa làm trầm trọng thêm tình trạng ruộng vườn vốn bị nhiễm mặn vào mùa khô, giảm diện tích canh tác và ngành nuôi trồng thủy sản vùng ven biển cũng gặp khó khăn.

 

Kinh tế và xã hội

 

Tất cả 11 đập thủy điện nếu được xây sẽ làm thay đổi vĩnh viễn lối sống có từ ngàn đời của người dân trong vùng, tăng thêm khoảng cách giàu nghèo, làm đổ vỡ cho kế hoạch giảm nghèo trong khu vực, ấy là chưa kể đến những mất mát về mặt kinh tế nông-ngư nghiệp. Như thế, thử hỏi thủy điện có phải là kế hoạch phát triển hợp lý để đánh đổi tiềm năng phong phú và hệ sinh thái đa dạng của hạ lưu sông Mekong mà trong nhiều thế kỷ qua đã nuôi sống khoảng 60 triệu cư dân trong lưu vực?

 

Những vận động của nhóm Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai Cửu Long tại Úc châu

 

Do tầm vốc quốc tế của các dự án xây đập thủy điện trên sông Mekong nên trong thời gian qua nhóm đã nỗ lực kết hợp với các tổ chức quốc tế và giới chính trị của các quốc gia tài trợ MRC kêu gọi sự hỗ trợ và tìm cách tạo dựng một kênh pháp lý thích hợp để những nhận định khách quan của Nhóm được chuyển đạt đến các giới chức có thẩm quyền quyết định về đề án Xayaburi.

 

Hợp tác với The Australian Mekong Resource Centre (AMRC), Sydney University

 

Tác động của các đập thủy điện xây trên dòng chính hạ lưu Mekong gây ra những biến đổi phức tạp liên quan đến các lãnh vực khoa học, kinh tế, xã hội, nhân sinh.... Học viện Nghiên cứu Tài nguyên Sông Mekong (AMRC) thuộc Đại học Sydney, Australia là một trung tâm nghiên cứu khoa học quốc tế về khu vực Mekong, ngoài công tác nghiên cứu giảng dạy còn là một tổ chức khoa học có mục đích hỗ trợ chiều hướng phát triển hợp lý duy trì sự toàn vẹn, đa dạng của hệ sinh thái khu vực Mekong và tính cộng sinh giữa cuộc sống, những nét văn hoá đặc thù của khu vực, vì thế Nhóm NCVHĐNCL Úc châu đã kết hợp chặt chẽ với AMRC để trao đổi và tiếp thu những kiến thức mới liên quan đến sự phát triển của khu vực Mekong và châu thổ ĐBCLVN.

 

Kết giao với Tổ chức International Rivers

 

Nhóm đã kết giao với Tổ chức International Rivers, qua Giám đốc Chương trình Đông Nam Á, Bà Ame Trandem ở Bangkok , cùng với 263 tổ chức phi chánh quyền (NGOs) và trên 22 ngàn người dân của hơn 100 quốc gia trên thế giới kêu gọi hai chánh phủ Lào và Thái Lan hủy bỏ đề án xây đập thủy điện Xayaburi và 10 đập khác trên dòng chính sông Mekong vì những đập này gây ra những tác hại nghiêm trọng đến tương lai vùng hạ nguồn.

 

Tham khảo với giới chức ngoại giao

 

Những tranh chấp trước đây trong việc sử dụng nguồn nước và chia sẻ quyền lợi riêng lẻ của từng quốc gia trong các lưu vực sông Nile thuộc vùng đông bắc Phi châu (giữa Ai Cập, Sudan, Tanzania, Ethiopa, Congo, Tanzania, Kenya…..), sông Zambezi ở Phi châu (giữa Zambia, Angola, Zimbawe, Malawi, Tanzania, Botswana, Mozambique và Nambia), sông Jordan ở Trung Đông (giữa Israel, Jordan, Syria và Lebanon), hệ thống sông Ganges-Brahmaputra-Meghna (giữa Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc và Bangladesh) hay chính trong hệ thống sông Murray-Darling-Murrumbidgee (giữa các tiểu bang và vùng lãnh thổ của Úc châu) khiến chúng ta không khỏi băn khoăn nghĩ rằng địa chính trị và lợi ích phe nhóm sẽ đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến những quyết định về các đề án thủy điện Mekong. Vì thế Nhóm NCVH ĐNCL Úc châu đã ra sức tranh thủ sự ủng hộ của giới chánh trị ở Úc và Hoa Kỳ.

 

Úc là quốc gia có những chương trình viện trợ cho Việt Nam với mục đích xóa nghèo và đồng thời cũng là một trong số các quốc gia cốt yếu tài trợ cho MRC, nên nhóm NCVHĐNCL đã viết văn thư gởi đến chánh phủ liên bang Úc, Ngoại trưởng Kevin Rudd, trình bày quan điểm của nhóm về những ảnh hưởng tiêu cực không thể đảo ngược của 11 đập thủy điện trên cuộc sống của người dân vùng hạ lưu và châu thổ ĐBCLVN. Cùng lúc Nhóm cũng gởi văn thư đến bà Dân biểu Julie Bishop, Phó chủ tịch đảng Tự do và phát ngôn viên ngoại giao của Liên đảng Tự do-Quốc gia, đối lập ở Quốc hội, nêu lên mối quan ngại về những ảnh hưởng tiêu cực của đập Xayaburi. Ngoài ra, chúng tôi đã gởi văn thư đến Thượng nghị sĩ Jim Webb, Chủ Tịch Tiểu bang Đông Á và Thái Bình Dương tại Thượng viện Hoa Kỳ.

 

Đối với chúng tôi, việc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, theo đề nghị của Thượng nghị sĩ Jim Webb, vào ngày 29/11/2011 đã nhất trí thông qua một nghị quyết kêu gọi bảo vệ lưu vực sông Mekong và đình hoãn việc xây dựng các đập thủy điện trên dòng chảy chính của con sông này cùng những lời tuyên bố tại Bali vào tháng 11/2011 của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton trước Diễn đàn Khu vực Đông Nam Á rằng Washington đang hợp tác với Ngân hàng Phát triền Á châu và Liên hiệp các quốc gia Âu châu để cải thiện cơ sở hạ tầng và môi trường ở hạ nguồn sông Mekong cùng kêu gọi ngưng tất cả mọi việc xây thêm đập cho đến khi nào đánh giá toàn bộ các tác động đối với môi trường là những tin tức rất khích lệ, cho thấy sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới dành cho công trình bảo vệ sông và khu vực Mekong.

 

Lào vẫn kiên quyết thực hiện dự án Xayaburi

 

Trong hội nghị lần thứ 18 của MRC tổ chức vào ngày 7-8/12/2011, tại Siem Reap, Hội đồng Bộ trưởng bốn nước Cam Bốt, Lào, Thái Lan và Việt Nam quyết định hoãn việc xây dựng đập Xayaburi. Bản thông cáo được Ủy hội Sông Mekong công bố sau cuộc họp, cho biết các nước thành viên đã đồng ý là cần phải “ nghiên cứu bổ sung về sự phát triển bền vững và quản lý dòng sông Mekong, kể cả đối với tất cả các dự án thủy điện”. Thông cáo còn cho biết chính quyền Nhật Bản sẽ được tiếp cận để giúp thực hiện việc nghiên cứu bổ sung và những công trình nghiên cứu mới sẽ cung cấp “một bức tranh hoàn chỉnh hơn” về các vấn đề nẩy sinh từ việc xây đập.

 

Các nhà bảo vệ môi trường, trong đó có Nhóm NCVHĐNCL Úc châu và chánh phủ hai quốc gia Cam Bốt và Việt Nam tỏ ra phấn khởi với kết quả trên. Tuy nhiên kết quả này không có nghĩa là đề án thủy điện Xayaburi đã được khai tử, vì Lào cho thấy sẽ kiên trì vận động.

 

Đồng ý “nghiên cứu bổ sung” có thể là một chiến thuật để các bên có thêm thời gian thương lượng. Tối thiểu, Lào không lo ngại về phía Thái Lan, vì đầu tư công trình là một tổng công ty của Thái Lan, đề án được 4 ngân hàng Thái Lan đồng ý tài trợ và hầu hết nguồn điện sản xuất sẽ được bán cho Thái Lan; thêm vào đó Bộ trưởng Tài nguyên Thiên nhiên & Môi trường, Ông Preecha Reongsomboonsuk khẳng định là Thái Lan không phản đối đề án.

 

Điều mà nhiều người đang chờ xem là bằng cách nào chính phủ Lào thuyết phục được Cam Bốt và Việt Nam.

Xayaburi không phải là con đập duy nhất được dự định xây trên dòng chính hạ lưu Mekong. Các tổ chức kinh doanh, các tổng công ty của Cam Bốt, Thái Lan và Việt Nam đã có những kế hoạch tham gia xây thêm 10 đập khác. Cả 4 quốc gia hạ lưu Mekong tuy đều có những lo ngại về các tác động tiêu cực đến môi trường, nhưng đồng thời cũng có những lợi ích trong việc xây dựng các con đập.

Vì thế, kế tiếp là những màn vận động chánh trị bên trong hậu trường với những mặc cả cũng như đánh đổi, để Phnom Penh và Hà Nội chấp nhận đề án Xayaburi của Lào.

 

Hơn thế nữa, vấn đề của 11 đập thuỷ điện cần được tìm hiểu trên một phạm vi rộng lớn hơn, qua khuôn khổ hợp tác của tổ chức Tiểu vùng Mekong mở rộng (Greater Mekong Subregion- GMS), vì trong tổ chức này Trung Quốc là một đối tác rất quan trọng và lại có mối quan hệ song phương mạnh mẽ ảnh hưởng đến các chính sách, chủ trương và đường lối của chánh phủ Lào. Thế thì, liệu mối bang giao chặt chẽ này cùng sự kiện Trung Quốc đã từng đơn phương xây đập ở thượng nguồn, bất chấp những phản đối của các quốc gia khác trong lưu vực, đủ khuyến khích Lào theo đuổi con đường cứng rắn đối đầu với Việt Nam trong vấn đề đập Xayaburi không?

 

Chúng ta ghi nhận sự đóng góp của Nhật Bản trong kế hoạch “nghiên cứu bổ sung”, nhưng qua hai tổ chức MRC và GMS, Nhật Bản đã hợp tác, hỗ trợ mạnh mẽ các chương trình phát triển khu vực Mekong, xem đây là “thị trường thương mại rộng lớn đông người tiêu thụ và có nhiều cơ hội kinh doanh”. Tuy nhiên, để có thể duy trì được vị thế là một điểm đến thực sự hấp dẫn đầu tư, các quốc gia trong khu vực Mekong phải nâng cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt trong các lãnh vực như điện, giao thông và thể hiện được tinh thần hợp tác.

 

Có thể do nhận thức được những ràng buộc trên, nên Lào đồng ý về vai trò của Nhật Bản trong kế hoạch “nghiên cứu bổ sung” và xem đây như một giải pháp giữ thể diện cho mọi bên, trong khi tìm kiếm một mẫu số chung cho 4 quốc gia hạ lưu về đập thủy điện.

 

Kết quả của phiên họp Hội đồng Bộ trưởng MRC ở Siem Reap không có nghĩa là sứ mệnh cứu sống dòng sông Mekong đã hoàn tất. Khối đoàn kết gồm những nhà bảo vệ môi trường, các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và các xã hội dân sự, với thành phần quan tâm đến sự sống còn của vùng hạ lưu Mekong và châu thổ ĐBCLVN sẽ phải tiếp tục tích cực vận động để giữ cho dòng sông được xuôi chảy, nhằm bảo đảm cuộc sống của hơn 60 triệu cư dân trong lưu vực./

 

Thanh Phương (RFI)

 

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

 

Cần hoãn quyết định xây đập Xayaburi

 image090

Vị trí đập Xayaburi trên dòng chính sông Mê-kông. Ảnh Terra

(TBKTSG Online) – Cho đến nay, quan điểm của Ủy ban sông Mê-kông Việt Nam (VNMC) là cần phải đình hoãn việc ra quyết định xây dựng đập Xayaburi trên dòng chính sông Mê-kông ở Lào do các thông tin, số liêụ chưa đầy đủ.

 

Xayaburi là con đập đầu tiên và cũng là dự án đầu tiên phải trải qua quá trình tham vấn chính phủ các nước thành viên Ủy hội sông Mê-kông; thời gian tham vấn là 6 tháng kể từ ngày phía Lào trình hồ sơ lên Ủy hội sông Mê-kông và sẽ kết thúc vào ngày 22-4 tới.

Theo ông Trương Hồng Tiến, Phó văn phòng VNMC, đến nay Ủy hội đã có phiên họp nhóm công tác lần thứ 3 xem xét báo cáo của phía Lào và kết quả tham vấn quốc gia; trong đó đại diện của Campuchia và Việt Nam đều bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về dự án này.

Tuy vậy, cho đến nay, chưa có quốc gia thành viên nào trong Ủy hội sông Mê Kông gửi thông báo chính thức quan điểm của mình do tiến trình tham vấn vẫn chưa kết thúc. Phía Việt Nam đang tích cực tổ chức các cuộc đối thoại mở về việc này để phân tích những được/mất mà công trình thủy điện Xayaburi gây ra.

Sáng nay 15-3, sáu tổ chức xã hội dân sự liên quan trực tiếp đến nguồn tài nguyên nước ở Việt Nam như Mạng lưới cộng tác vì nước của VN (VNWP), Mạng lưới sông ngòi VN (VRN), Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật VN (VUSTA) …đã tổ chức một cuộc đối thoại mở tại Hà Nội nhằm cung cấp thông tin rộng rãi, lấy ý kiến phản biện về việc xây đập Xayaburi, quy trình đầu tư và những ảnh hưởng to lớn của nó đến đời sống, môi trường của hàng trăm ngàn người ở vùng hạ lưu sông Mê-kông, trong đó có Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam.

VRN gọi đập Xayaburi, một trong số 11 đập thủy điện mà Lào dự kiến xây dựng ở hạ lưu Mê-kông “một hiểm họa”. Theo đại diện VNR, nếu được thông qua, con đập sẽ hủy hoại nghiêm trọng tài nguyên nước và ngư nghiệp của địa phương cũng như toàn bộ lưu vực, khoảng 2100 người sẽ phải tái định cư, hơn 202.000 người sống gần con đập sẽ phải chịu những tác hại về sinh kế, thu nhập và an ninh lương thực. Việt Nam ở cuối nguồn sông Mê-kông, với 65.000 km2 diện tích trong lưu vực, nên sẽ chịu thiệt hại nặng nề nhất.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược của Ủy ban sông Mêkông (MRC) về 11 con đập thủy điện dự kiến sẽ được xây trên dòng chảy chính của con sông cho thấy, chúng sẽ làm giảm lượng phù sa hiện có hơn 50%, gây hậu quả nghiêm trọng tới việc lưu chuyển chất dinh dưỡng để bồi dưỡng bờ sông và đồng bằng; điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng nông nghiệp, sản lượng cá.

Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của Trung tâm quốc tế về quản lý môi trường cũng khẳng định, việc xây con đập Xayaburi sẽ khiến cho lượng phù sa về ĐBSCL hàng năm giảm từ 26 triệu tấn xuống còn 7 triệu tấn, mất khoảng 20 đến 25% giống cá có tính di truyền, giảm sản lượng khai thác thủy sản tới 900.000 tấn, trong đó ĐBSCL bị giảm 400.000 tấn. Có khoảng 14 triệu người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi việc xây dựng con đập. Sau hai lần tổ chức các cuộc tham vấn cấp quốc gia, Việt Nam đã đề nghị đình hoãn việc quyết định thực hiện dự án do tài liệu mà Lào cung cấp rất hạn chế, đặc biệt thông tin đến tác động môi trường và kinh tế-xã hội.

Không chỉ Việt Nam mà Campuchia cũng hết sức lo lắng về tác động tiêu cực của dự án Xayaburi. Campuchia cho rằng thời gian tham vấn 6 tháng là rất ngắn và không đủ để hoàn thành quá trình tham vấn; do vậy phía Campuchia đề nghị xem xét kiến nghị của chuyên gia quốc tế về việc đình hoãn quyết định xây dựng đập thủy điện trên dòng chính sông Mê-kông (trong đó có đập Xayaburi) trong vòng 10 năm để các quốc gia tiếp tục nghiên cứu.

Ngay cả Thái Lan, quốc gia của nhà đầu tư đập Xayaburi và là nơi dự kiến mua nguồn điện sản xuất tại nơi này, cũng cho rằng các tài liệu của Lào về con đập là hạn chế và yêu cầu Ủy ban sông Mê kông Thái Lan đóng vai trò tham vấn tích cực hơn.

Phía Lào cũng thừa nhận là họ chưa công nhận kết quả đánh giá môi trường chiến lược các công trình thủy điện dòng chính hạ lưu sông Mê-kông do báo cáo chưa được Hội đồng ủy hội sông Mê kông thông qua. Họ cũng chỉ tiến hành xây dựng công trình khi đã hoàn tất quá trình tham vấn. Tuy nhiên, Lào không quên đề nghị các quốc gia gửi thông báo chính thức cho Ủy hội về quan điểm đối với công trình và mong muốn quá trình tham vấn sẽ sớm hoàn tất để Lào có thể triển khai công trình như dự kiến.

Quan điểm của VNMC là không cần kéo dài quá trình tham vấn về đập Xayaburi nhưng cần đình hoãn việc ra quyết định xây con đập này do các thông tin, số liệu chưa đầy đủ./

Ngọc Lan 15/3/2011 Kinh tế Saigon Online

 

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Động thổ đập Xayaburi phá vỡ tinh thần hợp tác Mê Công

15/11/2012

 

Chính phủ CHDCND Lào vừa thông báo họ sẽ tổ chức lễ động thổ xây dựng công trình đập thủy điện Xayaburi trên dòng chính sông Mê Công vào ngày 7/11/2012.

 

image091

Động thổ đập Xayaburi phá vỡ tinh thần hợp tác Mê Công


Chúng tôi, VRN và các thành viên, kêu gọi Chính phủ CHDCND Lào dừng ngay lễ động thổ và rút lại quyết định đơn phương tiếp tục tiến hành hoạt động xây dựng đập Xayaburi, quyết định này được đưa ra mà không có sự đồng thuận của các quốc gia thành viên Ủy hội Sông Mê Công (Mekong River Commission – MRC)./

 

++++++++++++++++++++++++++++++++

Nông dân Thái Lan thua vụ kiện liên quan đến đập Xayaburi

ThienNhien.Net – Theo Đài BBC, Tòa án Hành chính Thái Lan đã bác đơn kiện của 37 nông dân Thái Lan từ 8 tỉnh thành, khởi kiện công ty điện nhà nước EGAT và 4 công ty khác vì mua điện từ nhà máy thủy điện Xayaburi.

Năm 2011, EGAT và 4 công ty khác đã đồng ý mua 95% lượng điện do nhà máy thủy điện Xayaburi sản xuất ra khi xây xong, trị giá 3,5 tỷ USD.

Một trong số các lý do nông dân khởi kiện là họ không được cung cấp thông tin về nguy cơ ảnh hưởng của thủy điện Xayaburi với dòng sông Mekong. Tòa Hành chính Thái Lan bác bỏ lý do này, nói các công ty đã đăng công khai thông tin về dự án “trên website của Bộ Năng lượng Thái Lan” và “website của công ty” nên không có việc không công bố thông tin cho người dân.

Phán quyết cũng khẳng định Sở Tài nguyên nước đã tổ chức họp tham vấn đầy đủ với người dân 8 tỉnh sống dọc sông Mekong, với khoảng 80-120 người dân tham gia, và thế là đủ cho quá trình tham vấn trước về thủy điện Xayaburi.

Đây là vụ kiện đầu tiên của nông dân Thái Lan trước việc chính phủ đồng ý mua điện từ một nhà máy thủy điện của nước láng giềng.

image092

Công trình xây dựng đập thủy điện Xayaburi tại Lào (Ảnh: AFP)

Luật sư Sor Rattanamanee Polkla, đại diện cho nhóm 37 dân làng khởi kiện, nói: “Kết quả này là điều đáng xấu hổ. Chúng tôi đã tranh luận, nói rằng chỉ đăng thông tin như vậy làm sao người dân biết được. Những nông dân này rất nghèo, sao họ có thể vào Internet để tìm ra website cung cấp thông tin về thủy điện?”

Xayaburi là đập thủy điện xây trên dòng chính sông Mekong tại Lào. Các chuyên gia môi trường đánh giá việc xây đập Xayaburi có thể gây ra các tác động môi trường và ảnh hưởng tới nghề cá, nông nghiệp, hệ sinh thái cũng như đời sống của 60 triệu cư dân sống trên dòng Mekong. Vụ kiện căn cứ trên trách nhiệm của các công ty chính phủ của Thái Lan đối với các cộng đồng chịu ảnh hưởng từ việc Thái Lan quyết định mua điện từ thủy điện Xayaburi.

Thiên Nhiên 28/12/2015  Nguồn: VietnamPlus

++++++++++++++++++++++++++++++++++

Hạ nguồn sông Mekong là đồng bằng sông Cửu Long lãnh đủ

Việt Nam không còn chống dự án đập Xayaburi của Lào

image093

Trang bìa dự án công trình thủy điện Xayaburi do nhà thầu thực hiện. DR

Thanh Phương


Hôm qua, 08/11/2012, sau một năm rưỡi đình hoãn, Lào xác nhận đã khởi công xây dựng đập Xayaburi trên sông Mêkông, một công trình đã gây rất nhiều tranh cãi, do mối quan ngại về những tác hại của đập lên môi trường và sự đa dạng sinh thái của vùng Mêkông.

Thứ trưởng Năng lượng Lào Viraphonh Viravong cho hãng tin AFP biết là trong lễ khởi công đập thủy điện Xayaburi hôm thứ Tư có sự tham dự của hai đại sứ Việt Nam và Cam Bốt.

Sau khi phản đối quyết liệt việc Lào xây đập Xayabrui, Việt Nam dường như không còn chống dự án này nữa. Trong cuộc họp báo thường kỳ tại Hà Nội hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã tuyên bố là chính phủ Lào quyết định khởi công xây dựng thủy điện Xayaburi « sau khi đã điều chỉnh thiết kế của công trình để giảm thiểu tác động đối với hạ du và trong quá trình xây dựng, nếu phát hiện công trình gây tác hại lớn sẽ dừng ngay dự án ».

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam không phản đối việc Viên Chăn khởi công dự án này, mà chỉ nói là Việt Nam hy vọng rằng Lào « sẽ tiếp tục tiến hành nghiên cứu tác động môi trường và hoàn thiện thiết kế của đập Xayaburi ».

Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen cũng đã đồng ý « trên nguyên tắc » việc xây đập Xayaburi, sau khi hội đàm với Chủ tịch Lào Choummaly Sayasone.

Tháng 5 năm ngoái, Ủy hội sông Mêkông ( bao gồm bốn nước Việt Nam, Lào, Cam Bốt, Thái Lan ) đã đình chỉ dự án Xayaburi, do tập đoàn Thái Lan Ch Karnchang thực hiện với chi phí tổng cộng 3,8 tỷ đôla. Sau đó, chính phủ Viên Chăn khẳng định đã sửa đổi thiết kế dự án để đáp ứng những mối quan ngại của hai nước vùng hạ lưu Mêkông là Việt Nam và Cam Bốt.

Theo các nhà bảo vệ môi trường, đập thủy điện Xayaburi với công suất 1.260 megawatt, sẽ gây tác hại rất nặng nề đối với 60 triệu dân vẫn sống nhờ vào con sông Mêkông về mặt vận chuyển, lương thực và kinh tế./

05 Tháng Ba 2015(Xem: 16871)
BBC: Kẻ tấn công đã hô lớn: "Nam Hàn và Bắc Hàn phải được thống nhất!" trước khi xông vào ông đại sứ. Phóng viên của chúng tôi nói thêm rằng nhiều người miền Nam tin rằng hiện diện quân sự của Mỹ tại Nam Hàn cản trở quá trình thống nhất hai miền.
01 Tháng Ba 2015(Xem: 24902)
Phan Nhật Nam: "Chúng ta (Những Người Lính VNCH) và thế hệ kế tục (KHG Dương Nguyệt Ánh) không có liên hệ về vật chất. tinh thần nào trong vụ án gọi là “vu cáo/mạ lỵ” giữa cá nhân HDT/ĐN/SGN và nhân sự Báo NV". Dương Nguyệt Ánh: "Việc ông (PNN) viết một bức thư ngỏ và cho phổ biến rộng rãi trên các diễn đàn không phải là lối cư xử của một người thân hay đồng chí. Trái lại, nó cho thấy lời ông viết trong thơ và việc ông làm không hề đi đôi với nhau". Trần Diệu Chân: "Đây là chiến thắng của sự thật, của công lý và là chiến thắng chung cho những nạn nhân bị chụp mũ là thân cộng hay bị cáo buộc là cộng sản, cũng như bị vu khống về nhân cách khiến thanh danh họ bị xúc phạm, đời sống của họ bị tác hại".
24 Tháng Hai 2015(Xem: 24219)
Phái đoàn FJC (Freelance Journalists Club) - Câu Lạc Bộ Nhà báo Tự do gồm Điếu Cày và 8 thành viên nam nữ mặc đồng phục đen, áo pull in hàng chữ "CLB NHÀ BÁO TỰ DO FJC" đi bộ dọc theo đại lộ Bolsa gần cây số, trên tay 4 cô cầm một biểu ngữ hàng ngang lớn "Fighting for Freedom of Vietnam", diễu hành qua khán đài dưới sự chứng kiến các viên chức chánh quyền sở tại và của hàng ngàn đồng hương Việt tị nạn đứng dọc hai bên đại lộ.
23 Tháng Hai 2015(Xem: 244908)
Theo báo Tiền Phong – cơ quan ngôn luận của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh vừa phải tháo gỡ những bức ảnh về nội thất xa hoa, kệch cỡm trong tư dinh của cựu tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Động thái trên xảy ra sau khi dư luận tại Việt Nam liên tục có những lời đàm tiếu và chỉ trich về lối ăn chơi đồng bóng đến mức lố bịch của vị cựu tổng bí thư đảng cộng sản VN.Trước đó, trong bài tường thuật chuyến đi chúc tết các cựu lãnh đạo đảng và nhà nước hôm 19/2/2015, báo Tiền Phong đã đăng bức ảnh ông Nông Đức Mạnh tiếp đón bí thư trung ương đoàn Nguyễn Đắc Vinh trên bộ ngai vàng đầu rồng, xung quanh là nội thất gian phòng được trang hoàng theo kiểu vua chúa, đằng sau có bức tượng Hồ Chí Minh được mạ vàng...
12 Tháng Hai 2015(Xem: 19765)
Luật sư Trần Thu Nam, nói rằng Toà án tỉnh Đồng Nai đã kết tội hai ông Phạm Minh Vũ18 tháng tù, Đỗ Nam Trung 14 tháng tù và cô Lê Thị Phương Anh12 tháng tù vì đã “lạm dụng các quyền tự do, xâm hại các lợi ích nhà nước.” Ông Phạm Minh Vũ là bị cáo duy nhất bác bỏ cáo trạng này.
10 Tháng Hai 2015(Xem: 17261)
Trong thư gửi gia đình hồi năm 2014, cô Mueller cố trấn an mọi người rằng cô vẫn an toàn và không bị làm hại."Con chỉ có thể viết từng đoạn thư một vì cứ nghĩ đến cả nhà là con lại khóc nức nở."Con biết cả nhà đều muốn con cứng rắn. Và đó chính là điều con đang gắng làm."
08 Tháng Hai 2015(Xem: 17787)
Theo Vietnamnet, người dân thôn Nhân Vũ (xã Nguyễn Trãi, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên) vừa phát hiện một chiếc chuông cổ ở cánh đồng thuộc khu di tích đền thờ nữ tướng Ngọc Chi (thời Hai Bà Trưng). Một công việc vô tình đi dò tìm kim loại dưới lòng đất, mà "cơ trời", "ý Phật" cho phát hiện ra báu vật của quốc gia.
05 Tháng Hai 2015(Xem: 19344)
Thế nhưng bác sĩ Barry Kerzin, một bác sĩ của lãnh tụ tinh thần Tây tạng, Đức Dalai Lama, nói với tờ Thời báo Siberia rằng vị sư đó đang ở một trạng thái thiền rất hiếm có tên gọi là “tukdam”. “Nếu người ngồi thiền này có thể tiếp tục duy trì trạng thái thiền định này, ông có thể trở thành một Đức Phật."
03 Tháng Hai 2015(Xem: 40496)
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng nói "Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã có gần 160.000 đảng viên hy sinh..."; Trang Bách khoa Toàn thư Anh Quốc Britannica viết rằng trong cuộc chiến Mỹ - Việt" có 2 triệu thường dân và chừng 1,1 triệu quân nhân Bắc Việt và lực lượng cộng sản miền Nam bị chết"." Nguồn của Mỹ ước tính VNCH bị giết chừng 200 nghìn đến 250 nghìn quân, và quân Mỹ là 57 nghìn 939 người." Chưa có thống kê chính xác về số sĩ quan và viên chức dân sự VNCH chết trong các trại cải tạo là bao nhiêu người (không kể số dân chúng chết vì phải đi kinh tế mới).
31 Tháng Giêng 2015(Xem: 34476)
Được mô tả như là một con cáo già quỷ quyệt của tình báo ngoại giao, Henry Kissinger vẫn được chính phủ Mỹ trọng dụng, mặc dù rất nhiều nhà phân tích chính trị đã chỉ rõ là những sách lược của ông ta từ những năm 60-70 đã gây tổn hại tức thì cho nhiều quốc gia, cũng như về sau đó của nước Mỹ.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 19303)
Mỗi khi anh Val Gruener đến mở cửa trang trại Modisa thì sư tử Sirga lúc nào cũng nhảy chồm lên ôm cổ “ân nhân” Gruener, còn anh thì mở vòng tay ôm Sirga thắm thiết.Video Sirga nhảy lên ôm cổ Gruener được đồng nghiệp John Hawkins đưa lên kênh You Tube ngày 21-8-2014, đến nay thu hút hơn 10 triệu lượt người xem.
27 Tháng Giêng 2015(Xem: 19149)
Trong một động tác "Ngoại giao Đại sứ" hiếm có, tân Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Ted Osius biệt danh Hanoi Ted, đã mời các Đại sứ Mỹ - Việt quy tụ về Hà Nội tham dự buổi Hội nghị Song phương Việt -Mỹ hôm thứ Hai 26.01.2015. Hội nghị gồm có các diễn văn phát biểu của diễn giả và quan khách, sau đó là phần trả lời phỏng vấn của báo giới Việt trong nước. Viên chức cao cấp trong chính phủ tham dự là ông Thứ trưởng Bộ ngoại giao Hà Kim Ngọc. Nhân dịp này, báo Văn Hóa ở California có dịp phỏng vấn nguyên Đại sứ Lê Công Phụng qua điện thoại.
25 Tháng Giêng 2015(Xem: 22909)
Nhà văn Giao Chỉ San Jose: "Ngày cuối ở Việt Nam là ngày cuối của ai?... Đó là ngày cuối của người Mỹ ở Việt Nam... Theo ý tôi, đây là một phim chết tiệt. Nên gọi là Sự phản bội cuối cùng"... Người Mỹ làm được cuốn phim những ngày cuối cùng ở Việt Nam đã hãnh diện gọi là sự thật trần truồng. Nhà báo Lý Kiến Trúc: "Không ai có thể lãng quên dù quá khứ trôi đi phũ phàng; dù 40 năm qua, người dân Việt Nam trong ngoài nước đều muốn quên đi tháng Tư 1975. Nhưng Last Days in Vietnam, thêm một lần nữa, làm mũi dao trí mạng đâm vào tim. Vẫn biết rằng, Việt Mỹ đã lật sang trang sử mới ..."
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 19791)
Những phát biểu quan trọng của Đức Giáo Hoàng Francis:“Cô bé là người duy nhất đã đưa ra một câu hỏi mà hiện không có câu trả lời và cô bé thậm chí không thể biểu hiện nó bằng lời nói mà chỉ bằng nước mắt”...; Câu hỏi của con…hầu như không có câu trả lời”... "Người Công giáo không phải ‘sinh đẻ như thỏ"... "Không hề có chuyện Ngài từ chối gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma vì sợ gặp khó khăn với Trung Quốc... "Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã đang mắc ‘15 căn bệnh"... "Không ai có quyền mang tôn giáo ra để chế diễu, không ai được quyền trêu chọc niềm tin của người khác"... Ảnh trái: Giáo hoàng John Paul II tại Denver Colorado. Photo: LKT. Ảnh phải Giáo hoàng Francis tại Manila. Photo: AFP
20 Tháng Giêng 2015(Xem: 19092)
Khi nghĩ về người chồng đã quá cố trong ngày 19/1, bà Sinh nói bà ‘buồn nhưng hãnh diện’. Bà cho biết sau khi bà chuyển về nhà mới hồi năm ngoái với sự trợ giúp một phần của Quỹ Nhịp cầu Hoàng Sa thì giờ đây ông Thà ‘đã có bàn thờ đàng hoàng’. Khi được hỏi chính quyền địa phương nơi bà cư trú có ai đến thăm viếng, ủy lạo nhân ngày kỷ niệm hải chiến Hoàng Sa hay không, bà Sinh nói: “Làm sao có chuyện đó? Họ không có biết gì hết. Mình có phải là người của chế độ mới đâu.”
18 Tháng Giêng 2015(Xem: 18090)
Sáng ngày 15-1-2015, ĐTC giã từ Sri Lanka sau 2 ngày viếng thăm, và bay sang Philippines để tiếp tục cuộc tông du. Máy bay chở ĐTC băng ngang không phận các nước Sri Lanka, Ấn độ, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Theo thông lệ, Người đều gửi điện văn đến quốc trưởng các nước liên hệ để chào thăm. Điện văn cho Việt Nam có nội dung như sau:
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 21980)
Hoàn cầu Thời báo gọi ông Đinh La Thăng đã "tìm cách khơi gợi lại tư tưởng chống Trung Quốc ở trong nước" khi cảnh cáo nhà thầu Trung Quốc. Phản hồi lại bài báo này, báo Giao thông Vận tải nói bài của báo Hoàn cầu cố tình "chính trị hóa", thổi phồng sự việc theo kiểu suy diễn, quy chụp trắng trợn.
13 Tháng Giêng 2015(Xem: 19007)
BBC: Theo một cuộc khảo sát gần đây do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương thực hiện, trong giai đoạn 2010-2012 có chừng 57% tổng số tiền Việt kiều gửi về từ Hoa Kỳ, tiếp đến là từ Canada 8,4%, Đức 6%, Campuchia và Pháp mỗi nước 4%. Theo thống kê chính thức của nhà nước, từ 1991 tới nay nguồn tiền kiều hối VN nhận được đã đạt trên 90 tỷ đôla. VOA: Việt Nam được dự báo sẽ nhận từ 13 đến 14 tỷ đô la kiều hối trong năm nay, tăng từ mức 12 tỷ đô la của năm 2014. Hơn phân nửa số này xuất phát từ Hoa Kỳ.
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 30048)
Sau Đại hội VI "glasnost-perestroika", Nguyễn Văn Linh Tổng bí thư đảng CSVN tuyên bố thời kỳ mở cửa không tránh khỏi ruồi nhặng bay vào... Oái ăm thay, chẳng thấy ruồi mà chỉ thấy giòi từ trong mâu thuẫn nội tại lòi ra lúc nhúc. Theo Chân dung Quyền lực 9.1.15: Không thể phản biện, không thể phủ nhận những thông tin mà CDQL đã đưa, thậm chí truyền thông nhà nước truyền tải theo ngay sau đó, đặc biệt liên quan đến những âm mưu chính trị thấp hèn, khối tài sản tham nhũng cực lớn ở đỉnh cao quyền lực…
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 19433)
Tiến sỹ Nguyễn Quang A:“Ngay khi mà ông ấy từ Đà Nẵng bắt đầu ra Hà Nội thì tôi đã đánh giá là tương lai chính trị của ông ấy đã chấm dứt, bởi vì chưa ra đến Hà Nội thì ông ấy đã kêu là “nhận [hối lộ] thì hốt hết”. Nguyên một cách phát ngôn như vậy thì ông ấy đã tự kết liễu con đường chính trị của ông ấy. Bằng những phát ngôn tưởng như được lòng dân nhưng mà đối với một chính trị gia thì đấy là phát ngôn rất là không khôn ngoan.”