Ông John Kerry ơi: Nước Nam bộ cạn rồi!

13 Tháng Ba 20167:11 CH(Xem: 15489)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 14  MAR  2016

Loạt bài thứ 3 về đồng bằng Cửu Long Giang

Ông John Kerry ơi: Nước Nam bộ cạn rồi!

Vài nét về Mekong và Cửu Long Giang hiện nay:

Bắt đầu từ Phnom Penh, nó chia thành 2 nhánh: bên phải là sông Bassac (sang Việt Nam gọi là Hậu Giang hay sông Hậu) và bên trái là Mê Kông (sang Việt Nam gọi là Tiền Giang hay sông Tiền), cả hai đều chảy vào khu vực đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam Bộ Việt Nam, dài chừng 220–250 km mỗi sông. Khi chảy vào Việt Nam, sông Mê Kông còn có tên gọi là sông Lớn, sông Cái, hay sông Cửu Long.

Lưu lượng hai sông này rất lớn, khoảng 6.000 m³/s về mùa khô, lên đến 120.000 m³/s vào mùa mưa, và chuyên chở rất nhiều phù sa bồi đắp đồng bằng Nam Bộ.

Ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (tổng diện tích khoảng 3,3 triệu hecta đất nông nghiệp) khi chảy vào Việt Nam, có khoảng 17 triệu người đang sinh sống vào thời điểm đầu 2006, tăng 5 triệu so với 16 năm trước đó. Trong số họ, có khoảng 9,5 triệu người trong độ tuổi lao động (trên 15 tuổi), hay 55%. (Theo wikipedia)

*Theo ước tính, Nam Bộ hiện nay có trên 20 triệu dân.

* TTCSVN Nguyễn Tấn Dũng: “Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc chống hạn, mặn”

* Người đứng đầu Chính phủ VN yêu cầu cả hệ thống chính trị cấp bách cùng người dân miền Tây ứng phó thiên tai; đề nghị Trung Quốc xả đập trên sông Mekong.

* Ngoại trưởng John Kerry 16/12/2013, phát biểu bên bờ sông ở ấp Kiến Vàng, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, Ngoại trưởng Kerry nói tài nguyên của sông Mekong phải ‘làm lợi cho người dân không chỉ ở một nước, không chỉ ở quốc gia nơi dòng sông đó xuất phát mà còn phải ở tất cả các nước mà dòng sông đó chảy qua ... “Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với những thách thức to lớn,” ông nói “Chúng ta phải gìn giữ và bảo vệ hệ sinh thái mong manh ở đây.”

* Tương lai đó, nhất là đối với nguồn sống dựa vào sông nước của hàng triệu người sống ở Đồng bằng sông Cửu Long, đang bị đe dọa, ông nói và cam kết khoản viện trợ trị giá 17 triệu đô la cho chương trình thích nghi với biến đổi khí hậu.

image010image011

Ngoại trưởng John Kerry trên sông nước Kiến Vàng, Cà Mau trong lần đến thăm VN thứ 14. Reuters 16/12/2013 Trước đó, trên đường đến ấp Kiến Vàng, khi ca nô chở Kerry đang đi trên sông Cái Nước, Kerry nhớ lại mùi củi cháy khi ca nô của ông chạy ngang qua một xóm nhỏ ven sông. Mùi củi này, theo Kerry, vẫn như xưa dù đã gần 50 năm trôi qua. Có lúc, có một gia đình đang đi trên ghe ngược chiều vẫy tay chào và cười với ông Kerry. Ông vẫy tay chào lại và khi thấy gia đình có nuôi một con chó trên ghe, ông nói: “Tôi cũng có nuôi một con chó. Tên nó là VC.”

image012image014

Ngoại trưởng John Kerry thăm hỏi người dân ở ấp Kiến Vàng, Cà Mau. Reuters 16/12/2013

image016

Những đập thủy điện Trung Quốc ngăn dòng thượng nguồn Mekong cùng với sự thỏa thuận của Lảo và Cambodia. Tỉnh An Giang là địa bàn đầu nguồn của sông Mekong chảy vào Việt Nam đã bị hạn hán nặng nề,

++++++++++++++++++++++++++++

07/03/2016

- Người đứng đầu Chính phủ, ông Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu cả hệ thống chính trị cấp bách cùng người dân miền Tây ứng phó thiên tai; đề nghị Trung Quốc xả đập trên sông Mekong. 

Ngày 7/3/16, báo cáo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về công tác phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng nhất trong 100 năm qua, Bộ trưởng Nông nghiệp Cao Đức Phát nói: “Với diễn biến như hiện nay thì chúng ta đang trải qua trận thiên tai lịch sử”.

image018

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp phòng chống hạn 7/3/16.

VN muốn TQ phối hợp trong việc xả lũ

image020

Sông Hồng bị ảnh hưởng trong một lần Trung Quốc xả lũ hồ thủy điện. AFP photo

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn Việt Nam, ông Hoàng Văn Thắng đã xin chỉ đạo của thủ tướng, bộ trưởng chủ quản, bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Tài Nguyên - Môi trường về việc thúc đẩy phía Trung Quốc phối hợp xả nước hồ chứa thủy điện ở thượng nguồn sông Mê kong.

Theo lời ông Hoàng Văn Thắng thì có nhận được phản hồi mà ông cho là tích cực từ phía Trung Quốc.

Chánh văn phòng Ủy ban Sông Mê kong Việt Nam, ông Lê Đức Trung, cũng cho biết từ ngày 15 đến 17 tháng 3 tới đây cơ quan do ông này phụ trách dự kiến có cuộc họp với 4 quốc gia Trung Quốc, Thái Lan, Lào và Myanmar để bàn về giải pháp điều tiết nước cho vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

Thời gian vừa nêu cũng là dịp diễn ra phiên họp lần thứ 43 Ủy ban Liên hợp Ủy hội Sông Mê kong quốc tế./

RFA 10.03.2016

+++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

John Kerry về vùng sông nước Năm Căn

Matthew Lee

Phóng viên hãng AP đi cùng ông Kerry 15/12/2013

“Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với những thách thức to lớn,” ông nói “Chúng ta phải gìn giữ và bảo vệ hệ sinh thái mong manh ở đây.”

image021

Ngoại trưởng Kerry bước trên đường phố ở trung tâm Sài Gòn 15/12/2013

Hôm Chủ nhật ngày 15/12, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã quay trở lại vùng sông nước chằng chịt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long thuộc tây nam Việt Nam, nơi ông đã từng ngồi thuyền máy truy tìm Việt Cộng.

Nhưng gần 50 năm sau, Kerry quay trở lại để thúc đẩy giao thương và nuôi trồng thủy sản bền vững ở một đất nước mà kinh tế đang phát triển nhanh chóng.

Khi thuyền của Kerry rời cầu tàu đi vào sông Cái Nước, ông nói với người hướng dẫn: “Tôi đã đi trên con sông này không biết bao nhiêu lần.”

Khi được hỏi ông có cảm giác thế nào khi lần đầu tiên quay trở lại chiến trường nơi ông từng phục vụ trong quân ngũ, Kerry nói: “Cảm giác lạ và sẽ còn lạ hơn nữa.”

“Tôi vẫn có thể nhắm mắt và hình dung ra hình ảnh đất nước mà tôi đã thấy trong cuộc chiến: hình ảnh những con trâu, những con rạch hẹp đến không ngờ, rừng đước, những người giăng câu trên ghe,” Kerry nói trong một đoạn video được đăng tải trên trang mạng của Sứ quán Mỹ ở Hà Nội trước thềm chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên của ông trên cương vị người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ.

“Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với những thách thức to lớn,” ông nói “Chúng ta phải gìn giữ và bảo vệ hệ sinh thái mong manh ở đây.”

"Tôi vẫn có thể nhắm mắt và hình dung ra hình ảnh đất nước mà tôi đã thấy trong cuộc chiến: hình ảnh những con trâu, những con rạch hẹp đến không ngờ, rừng đước, những người giăng câu trên ghe"

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry

Lần đầu tiên John Kerry đến Việt Nam là 44 năm trước. Khi đó ông là một sỹ quan Hải quân Hoa Kỳ tình nguyện đi chiến đấu ở Việt Nam bởi vì như ông nói ‘đó là điều đúng đắn nên làm’.

Ông đã được tặng thưởng ba Chiến Thương Bội Tinh (Purple Hearts), một Ngôi sao Bạc và một Ngôi sao Đồng vì thành tích trong một cuộc chiến mà sau này ông lên án và gọi đó là ‘sai lầm to lớn’ – một cuộc chiến đã có ảnh hưởng sâu sắc đến con đường chính trị và nhãn quan chiến lược của ông.

“Khi tôi về nước sau hai lần phục vụ chiến trường, tôi đã rút ra một điều rằng phục vụ ở một chiến trường như thế đòi hỏi ở tôi nhiều hơn nữa,” ông viết trong một cuốn sách hồi năm 2003 khi ông thua trong cuộc bầu cử tổng thống, “Điều này khiến tôi phản đối chính cuộc chiến mà tôi đã tham gia chiến đấu.”

14 lần đến thăm

“Bài học mà tôi học được ở Việt Nam là chúng ta sẽ gặp rắc rối nếu chúng ta để cho chính sách ngoại giao và an ninh quốc gia đi quá xa khỏi những giá trị của chúng ta với tư cách là một đất nước và một dân tộc.”

Đây là lần thứ 14 ông quay trở lại Việt Nam kể từ khi chiến tranh kết thúc nhưng lại là lần đầu tiên trong vòng 13 năm. Chuyến đi này nhằm thúc đẩy cách tiếp cận với Việt Nam mà ông chủ trương và kiến tạo khi còn là một thượng nghị sỹ vào những năm 1990.

Theo đó, Hoa Kỳ sẽ cho Hà Nội những đảm bảo an ninh và hướng đến thúc đẩy các cải cách kinh tế và dân chủ ở quốc gia cộng sản này.

image022

Ông Kerry đã có cuộc gặp với đại diện cộng đồng doanh nghiệp ở Sài Gòn

Lần đến Việt Nam gần nhất của ông Kerry là hồi năm 2000 khi Bill Clinton trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Việt Nam kể từ khi chiến tranh chấm dứt vào năm 1975.

Trong khoảng thời gian từ năm 1991 cho đến năm 2000, Kerry đã đến Việt Nam 13 lần trong nỗ lực bình thường hóa quan hệ, bắt đầu bằng các chuyến thăm để giải tỏa các vấn đề còn tồn tại về số phận của tù binh Mỹ và những người lính Mỹ mất tích.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh hay còn gọi là Sài Gòn, thủ phủ của miền Nam Việt Nam trước đây, Ngoại trưởng Kerry đã gặp gỡ cộng đồng doanh nhân ở đây hôm thứ Bảy ngày 14/12 để thông báo về Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương, tức TPP, một thỏa thuận thương mại rộng lớn mà Mỹ hiện đang đàm phán với Việt Nam và chín nước châu Á khác.

Để hưởng lợi nhiều nhất từ các cơ hội kinh tế khi thỏa thuận này được ký kết, Kerry nhắc Việt Nam, vốn bị cộng đồng quốc tế lên án rộng rãi vì thành tích nhân quyền của họ, phải ‘thay đổi’.

Nhắc nhở nhân quyền

“Cam kết đảm bảo môi trường Internet cởi mở, một xã hội cởi mở hơn, cam kết bảo đảm quyền con người được trao đổi ý kiến, một nền giáo dục chất lượng cao, một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các công ty năng động, cam kết bảo vệ nhân quyền của mỗi người dân và quyền của họ phối hợp cùng nhau lên tiếng – tất cả những điều này sẽ tạo ra một nền kinh tế cũng như một xã hội mạnh mẽ hơn và cởi mở hơn,” ông phát biểu.

"Cam kết đảm bảo môi trường Internet cởi mở, một xã hội cởi mở hơn, cam kết bảo đảm quyền con người được trao đổi ý kiến...tất cả những điều này sẽ tạo ra một nền kinh tế cũng như một xã hội mạnh mẽ hơn và cởi mở hơn."

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry

“Nó làm cho một quốc gia mạnh hơn, chứ không phải yếu đi,” ông nói thêm, “Hoa Kỳ kêu gọi các nhà lãnh đạo ở đây hãy đi theo hướng đó và bảo vệ những quyền này.”

Ông đưa ra những phát biểu này sau khi tham dự thánh lễ ở Nhà thờ Đức Bà do người Pháp xây dựng ở trung tâm Sài Gòn trong một động thái bày tỏ sự ủng hộ quyền tự do tín ngưỡng ở Việt Nam.

Trong chuyến đi Đồng bằng sông Cửu Long hôm Chủ nhật ngày 15/12, Kerry đã đi khảo sát các dự án nông nghiệp vốn là chủ lực của kinh tế ở đây và đánh giá tác động của các dự án trên thượng nguồn sông Mekong và tình trạng biến đổi khí hậu.

Trong các cuộc hội kiến với giới lãnh đạo Việt Nam ở Hà Nội, Ngoại trưởng Kerry dự kiến sẽ nêu lên vấn đề tôn trọng nhân quyền, nhất là quyền tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng, là yếu tố thiết yếu để nâng tầm quan hệ Việt-Mỹ.

Ông cũng dự kiến sẽ nêu vấn đề các tù nhân chính trị mà Hoa Kỳ muốn Hà Nội thả.

Tuy nhiên trọng tâm trong các cuộc thảo luận giữa ông và các lãnh đạo Việt Nam sẽ là an ninh hàng hải và tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông./RFI Chủ nhật 15 Tháng Mười Hai 2013./

BBC - chủ nhật, 15 tháng 12, 2013

+++++++++++++++++++++++++++++++++++

 Ngoại trưởng John Kerry trên sông nước Kiến Vàng

image023

“Sông Mekong không phải của riêng ai”

Matthew Lee

Phóng viên hãng AP đi cùng ông Kerry

thứ hai, 16 tháng 12, 2013

Dọc trên các con kênh rạch chằng chịt đục phù sa ở Đồng bằng sông Cửu Long, nơi John Kerry từng đi tuần tra tìm quân Việt Cộng, giờ đây với tư cách là Ngoại trưởng Mỹ, ông chuyển hướng sang một kẻ thù mới: biến đổi khí hậu.

Ở miệt này của Nam phần Việt Nam, nước biển dâng, tình trạng xói mòn và tác động của việc xây đập ở thượng nguồn sông Mekong đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng hơn những người lính Việt Cộng mà Kerry từng chiến đấu vào những năm 1968 và 1969.

Chỉ trích Trung Quốc?

Phát biểu bên bờ sông ở ấp Kiến Vàng, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, Ngoại trưởng Kerry nói tài nguyên của sông Mekong phải ‘làm lợi cho người dân không chỉ ở một nước, không chỉ ở quốc gia nơi dòng sông đó xuất phát mà còn phải ở tất cả các nước mà dòng sông đó chảy qua’.

Trong một phát ngôn được cho là nhắm vào Trung Quốc, nước định xây một số đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong vốn sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho người dân ở hạ nguồn, Kerry nói: “Không một nước nào có quyền tước bỏ nguồn sống, hệ sinh thái của nước khác. Sông Mekong là tài sản toàn cầu, là báu vật của cả khu vực.”

"Sông Mekong phải làm lợi cho người dân không chỉ ở một nước, không chỉ ở quốc gia nơi dòng sông đó xuất phát mà còn phải ở tất cả các nước mà dòng sông đó chảy qua."

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry

Kerry cũng nói rằng một ưu tiên cá nhân của ông là đảm bảo rằng trong số sáu nước cùng nằm trong lưu vực sông Mekong với 60 triệu người sống dựa vào dòng sông này không có nước nào khai thác nó mà gây hại cho những người dân còn lại.

“Mấy chục năm trước đây cũng ở vùng sông nước này, tôi là một trong những người đã chứng kiến thời khắc khó khăn trong lịch sử chung của hai nước chúng ta,” Kerry phát biểu trước một số thanh niên địa phương gần một cầu tàu ở ấp Kiến Vàng, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

“Hôm nay cũng trên vùng sông nước này tôi đang chứng kiến hai nước chúng ta đã cùng nhau đi xa như thế nào và chúng ta đang nói về tương lai. Mọi thứ phải nên như thế,” ông nói.

Tương lai đó, nhất là đối với nguồn sống dựa vào sông nước của hàng triệu người sống ở Đồng bằng sông Cửu Long, đang bị đe dọa, ông nói và cam kết khoản viện trợ trị giá 17 triệu đô la cho chương trình thích nghi với biến đổi khí hậu.

Số tiền này sẽ giúp cho người nông dân trồng lúa, người nuôi tôm, nuôi cua và người chài lưới thích nghi với những biến đổi do mực nước biển dâng cao gây nên khiến cho hệ sinh thái bị nhiễm mặn.

'Chẳng thay đổi nhiều'

 image024

Ông Kerry đã đi dạo trong ấp Kiến Vàng trước khi có bài phát biểu.

Trước đó, trên đường đến ấp Kiến Vàng, khi ca nô chở Kerry đang đi trên sông Cái Nước, Kerry nhớ lại mùi củi cháy khi ca nô của ông chạy ngang qua một xóm nhỏ ven sông. Mùi củi này, theo Kerry, vẫn như xưa dù đã gần 50 năm trôi qua.

Có lúc, có một gia đình đang đi trên ghe ngược chiều vẫy tay chào và cười với ông Kerry.

Ông vẫy tay chào lại và khi thấy gia đình có nuôi một con chó trên ghe, ông nói: “Tôi cũng có nuôi một con chó. Tên nó là VC.”

Khi đến ấp Kiến Vàng, Ngoại trưởng Kerry đã đi vào xóm của người dân. Ông ghé một tiệm tạp hóa mua kẹo cho các em nhỏ. Ông còn nói vài câu Tiếng Việt để làm cho các em cười.

Nhìn về phía tán cây bên bờ sông, Kerry nói: “Mọi thứ chẳng thay đổi bao nhiêu. Phần lớn vẫn như hồi nào.”

“Đây là vùng mà chúng tôi gọi là vùng ‘hỏa lực tự do’,” ông nói, “Việt Cộng hầu như có mặt khắp nơi.”

Vào tối Chủ nhật ngày 15/12, ông Kerry đã có mặt ở Hà Nội, nơi ông có các cuộc tiếp xúc với giới lãnh đạo Việt Nam vào sáng thứ Hai ngày 16/12.

++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Hạn mặn ngày càng khốc liệt, 5 triệu người ở ĐBSCL bị ảnh hưởng

Chủ nhật, 13/03/2016

 image026image028image030

- Hạn, mặn tại ĐBSCL đang ngày càng có sức tấn công mới khốc liệt và gây ra những tác hại khôn lường.

Dù mới bước vào đầu mùa khô, vựa lúa của quốc gia ĐBSCL đang đối mặt gay gắt với hạn mặn, khiến 8/13 tỉnh, thành trong vùng phải công bố tình trạng thiên tai để đối phó. Nỗ lực của Chính phủ, các Bộ, ngành, các địa phương và nhân dân trong vùng trong thời gian qua và sắp tới là đáng ghi nhận, song ngay từ bây giờ rất cần các giải pháp căn cơ, đồng bộ.

Nước mặn đã xâm nhập vào đất liền hơn 90km, nhiều nơi sẽ nghèo đói

VOV đưa tin, hạn mặn cộng với biến đổi khí hậu mà ĐBSCL sẽ chịu tác động lớn nhất so với cả nước dù đã được cảnh báo từ trước, nhưng đến thời điểm này, sức tấn công mới khốc liệt và gây ra những tác hại khôn lường bởi nước mặn đã xâm nhập vào đất liền hơn 90km.

Gần như toàn bộ tỉnh Bến Tre đã bị mặn bủa vây khắp các xã, phường; nước có ở khắp nơi, nhưng toàn bộ là nước mặn không thể sử dụng. Các vùng cách cửa biển từ 30-40km trải dài từ Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang không thể lấy nước ngọt.

Phát biểu tại buổi làm việc với các Bộ, ngành và địa phương bàn về giải pháp phòng chống hạn mặn vùng ĐBSCL mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhận định: Hiện nay, với 160.000ha bị hạn mặn sẽ có 320.000 hộ trong vùng bị ảnh hưởng và thiệt hại, nguy cơ mất mùa lúa và rơi vào khó khăn, có nơi sẽ rơi vào cảnh nghèo đói.

Nếu mặn xâm nhập kéo dài đến tháng 6/2016, sẽ có 500.000ha lúa vụ hè thu bị ảnh hưởng lớn, tương đương 1 triệu hộ với khoảng 5 triệu người gặp khó; trong đó, có 150.000 hộ thiếu nước sinh hoạt. Hạn mặn không chỉ gây thiệt hại đối với cây lúa, nước sinh hoạt mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây ăn trái, thủy sản và là nguy cơ dẫn đến cháy rừng.

image031

Những cánh đồng nứt toác do hạn hán. (Ảnh Dân trí)

Trao đổi với Dân trí xung quanh vấn đề này, GS.TSKH Lê Huy Bá – nguyên Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ và Quản lý môi trường – cho biết, nguyên nhân của đợt hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng đang diễn ra tại vùng ĐBSCL là do hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2015 đến nay.

Ở thời điểm hiện tại, miền Nam đang trong giai đoạn cao điểm của El Nino, tức cao điểm của nắng nóng, hạn hán. Mùa này, nước thượng nguồn sông Mê Kông lại đổ về rất ít do bị ngăn cản bởi hàng loạt các công trình thủy điện của Trung Quốc, Lào, Campuchia. Vì thế nước không đủ để có thể đẩy mặn ra biển được. Hậu quả là vùng ĐBSCL bị mặn xâm nhập.

Theo đánh giá của GS Lê Huy Bá, mặn sẽ còn tiếp tục xâm nhập vào sâu trong đồng bằng trước khi kết thúc. Đặc biệt khi mặn xâm nhập vào những cánh đồng rộng lớn ở huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu) thì sẽ bị giữ lại ở đó chứ không được rửa đi do đây vốn là vùng trũng. Mặt khác, đây còn là một vùng đất nhiều phèn nên người dân vùng này sẽ bị tác động nặng nề của mặn và phèn trong giai đoạn này.

Về thiệt hại khủng khiếp do tình trạng ngập mặn gây ra hiện nay, GS Lê Huy Bá cho rằng: “Chúng ta chưa có khả năng chung sống với biến đổi khí hậu. Những giải pháp hiện tại như đắp đê bao ngăn mặn, đào vét kênh để giữ ngọt cũng chỉ là những giải pháp mang tính tức thời mà thôi”.

Bộc lộ nhiều bất cập

Cũng chính sự tấn công của hạn mặn đã làm bộc lộ những bất cập của nhiều công trình thủy lợi bấy lâu nay được xây dựng ở ĐBSCL. Điển hình như ở Sóc Trăng, trong khi ở một số địa phương chỉ có đóng các cửa cống thì mới lấy được nước ngọt để dùng, thì kề sát bên Bạc Liêu buộc phải mở cống để có nước mặn nuôi tôm. Sở dĩ xảy ra tình trạng này là do phân vùng quy hoạch sản xuất của 2 tỉnh khác nhau, nơi trồng lúa, nơi kề bên lại nuôi tôm.

Một nguyên nhân nữa theo nhiều chuyên gia, việc chống ngập lũ cho các vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên với hàng loạt kênh thoát lũ ra biển Tây trước đây là hợp lý, thì nay khi nước vùng thượng nguồn Mê Kông bị chặn, lũ gần như không về thì các kênh dẫn dòng vô tình lại đưa nước ngọt trôi nhanh ra biển, các tỉnh thượng nguồn cũng thiếu nước ngọt, trong khi các tỉnh cuối nguồn mặn có điều kiện xâm nhập sâu hơn.

image032

Nhiều diện tích lúa bị héo khô do thiếu nước. (Ảnh: Dân trí)

Bên cạnh đó, một thời gian dài, một số tỉnh chủ trương “mặn hóa” để nuôi tôm đã không tập trung cao độ cho các giải

Trong các tầng lớp nhân dân, cơ quan đơn vị, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp ý thức về tiết kiệm nước ngọt trong sản xuất, đời sống cũng chưa được quan tâm đúng mức.

Con người nên tìm cách sống chung với hạn

GS Lê Huy Bá nhấn mạnh, đối với những tác động do biến đổi khí hậu gây ra, con người chỉ có một cách duy nhất là phải tìm cách “chung sống”, thích nghi chứ không thể nào chống lại hay tránh né được.

Ông nói: “Theo kịch bản diễn biến của biến đổi khí hậu và tình hình phát triển thủy điện ở các nước thượng nguồn sông Mê Kông thì trong tương lai vùng ĐBSCL sẽ phải hứng chịu tác động ngày càng nặng nề. Đó là tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, ngập mặn, đất thiếu phù sa hoặc là bị ngập lụt nghiêm trọng vào mùa mưa do thủy điện thượng nguồn đồng loạt xả nước… Tất cả đều có thể sẽ diễn ra. Và khi đó, “vựa lúa lớn nhất nước” bị đe dọa trực tiếp!”.

Trong thực tế thì sự đe dọa này đã bắt đầu diễn ra, nhất là trong vụ lúa Đông Xuân này. Hàng chục nghìn ha lúa cháy khô vì hạn hán và mặn xâm nhập. Nước mắt nông dân đã rơi trên cánh đồng của mình khi hạt mầm xuống nhưng không thể thu hoạch về. Họ mất trắng cả một vụ mùa!

“Đối với vùng ĐBSCL ở hiện tại và tương lai thì không nên nghĩ mãi về “vựa lúa Việt Nam” nữa mà thay vào đó phải khẩn trương chuyển đổi giống vật nuôi, cây trồng phù hợp!”, GS Bá trăn trở.

Ông nói: “Cụ thể, đối với trồng trọt thì phải tìm những giống chịu mặn, chịu phèn. Song song đó là tích cực chuyển đổi sang nuôi thủy sản trên từng khu vực có điều kiện sinh thái phù hợp”.

“Tôi kiến nghị là dần dần thu hẹp diện tích trồng lúa, chỉ trồng trên những cánh đồng thuộc dạng “bờ xôi ruộng mật” thôi, tức là có khả năng cho năng suất cao nhất. Chúng ta làm sao phải đảm bảo được vấn đề an ninh lương thực quốc gia nhưng không thể ôm mộng làm giàu từ trồng lúa được. Đối với những khu vực đang và sẽ trực tiếp chịu tác động của biến đổi khí hậu, bị khô hạn hay xâm nhập mặn thì không trồng lúa nữa mà chuyển sang trồng giống cây khác; thậm chí làm đồng cỏ nuôi bò, trồng cây thuốc hoặc phát triển công nghiệp chẳng hạn…” – GS Bá chia sẻ.

(Theo Báo Giao Thông)

16 Tháng Hai 2016(Xem: 14151)
"Đông đảo các cộng đồng sắc dân Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, người Mỹ bản xứ đã tập trung ở khu vực ngã tư "tọa độ nóng" Bob Hop - Gerald Ford, con đường chính dẫn vào cổng trang trại "Tòa Bạch Ốc Viễn Tây" Sunnylands, Palm Springs trước khi hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN diễn ra vào sáng Thứ Hai 15/02/16".
16 Tháng Hai 2016(Xem: 15338)
"Như báo Văn Hóa đã loan tin, Hội nghị thượng đỉnh Obama+ ASEAN hay US - ASEAN được bố trí theo chương trình nghị sự TT Obama + ASEAN, sau đó là các cuộc họp riêng giữa TT Obama + 1 (từng nguyên thủ mỗi nước). Ảnh bên cho thấy TT Obama đang lắng nghe lời đề nghị của TT Dũng trong phiên họp kéo dài 40 phút tại Tòa Bạch Ốc Viễn Tây Sunnylands, Palm Springs California vào chiều thứ Hai 15/6/2016 - giờ địa phương. Ngồi bên phải TT Obama là Ngoại trưởng John Kerry và bà Cố vấn An ninh quốc gia Hoa Kỳ Susan Rice. Ngồi bên trái TT Dũng là hai tân Ủy viên Bộ chính trị: Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đang cầm bút ghi chép và Thượng tướng Tô Lâm". Ảnh TTXVN
16 Tháng Hai 2016(Xem: 16204)
VH - Chuyên cơ B-787 hiện đại nhất của Việt Nam đã hạ cánh vào lúc 4giờ chiều hôm Chủ Nhật 14/2/2016 tại phi trường Quốc tế Sunnylands thành phố Palm Springs. Bà Vụ phó vụ lễ tân Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã ra tận cầu thang trải thảm đỏ đón TT Nguyễn Tấn Dũng và phái đoàn.
12 Tháng Hai 2016(Xem: 17965)
- "Tin nội bộ khả tín từ một chuyên gia bộ ngoại giao cao cấp cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ qua California hội kiến với Tổng thống Obama tại điền trang Sunnylands vào ngày 15-16/2/2016. Đảng đã giao nhiệm vụ tối quan trọng về chính sách quốc gia 5 năm tới vào tay ông Thủ tướng Dũng?" - "Bàn cờ thế trên bộ ở Đông Dương đã chấm dứt nhường chỗ cho bàn cờ thế ở Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu hồ sơ Biển Đông được đặt trên bàn nghị sự trước mặt Tổng thống Obama ở Sunnylands, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ nói gì về "thế trận" ở Biển Đông?" (lkt-VH)
11 Tháng Hai 2016(Xem: 17719)
"Cá nhân người viết cho rằng, với những gì Trung Quốc đã làm bất hợp pháp ở Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đặc biệt là bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông trong 2014, 2015 thì 2016 Biển Đông sẽ căng thẳng hơn là điều đương nhiên và khó tránh". "Mặt khác, không thể đổ tại Âm Dương, Ngũ Hành, mà đó là một kế hoạch dài hơi của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông thành ao nhà đã manh nha từ năm 1947, Trung Quốc đẩy mạnh việc quân sự hóa Biển Đông thì nguy cơ xung đột đối đầu tăng cao là chuyện tất yếu". (HT)
11 Tháng Hai 2016(Xem: 18265)
Tục ngữ Việt có câu: "Cái cầy đặt trước con trâu; Đầu năm đi buôn có bạn, bán chỉ một mình; Không khéo thì mất cả vốn lẫn lãi; Mà nếu chẳng đặng đừng thì "Chẳng được ăn cũng lăn lấy vốn". Trong cuộc tranh chấp biển đảo ở Biển Đông, báo Văn Hóa từng đưa ra chủ đề: "Mạnh ai nấy chiếm - Hồn ai nấy giữ". Đầu năm con khỉ, cả nước trông vào "tài đi dây qua vực" của nhà ngoại giao Phạm Bình Minh. (lkt-VH)
31 Tháng Giêng 2016(Xem: 17253)
- "Tin nội bộ khả tín từ một chuyên gia bộ ngoại giao cao cấp cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ qua California hội kiến với Tổng thống Obama tại điền trang Sunnylands vào ngày 15-16/2/2016. Đảng đã giao nhiệm vụ tối quan trọng về chính sách quốc gia 5 năm tới vào tay ông Thủ tướng Dũng?" - "Bàn cờ thế trên bộ ở Đông Dương đã chấm dứt nhường chỗ cho bàn cờ thế ở Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu hồ sơ Biển Đông được đặt trên bàn nghị sự trước mặt Tổng thống Obama ở Sunnylands, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ nói gì về "thế trận" ở Biển Đông?" (lkt-VH)
28 Tháng Giêng 2016(Xem: 23148)
-" Đối với Việt Nam, hồ sơ Biển Đông cố gắng được đẩy lên là một trong các nghị sự chính; tuy nhiên, biển Đông có tác động vào TT Obama như thế nào sẽ là chuyện mà các nhà lãnh đạo Việt Nam cần biết - hiểu rõ hơn hết, để hoặch định phản ứng đối với sự bành trướng hung hãn của Trung Quốc hiện nay". - "Trong tứ trụ mới hiện nay, ai sẽ là người dẫn đầu đảng CSVN đi California dự phó hội Obama: ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Xuân Phúc hay vẫn là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng?" (lkt-VH)
26 Tháng Giêng 2016(Xem: 15527)
XEM LẠI: 17 Tháng Giêng 2016 8:12 CH - "Chuyến đi Hoa Thịnh Đốn hôm 7/7/15, ông Tổng Trọng lại cũng được đón bằng nghi thức cao nhất, chưa từng có đối với Mỹ'. - "Đương kim Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam đầu tiên trên thế giới bước vào Phòng bầu dục tòa Bạch Ốc đàm đạo với TT Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ; nâng ly "lẩy Kiều" với Phó Tổng Thống Joe Biden; hội đàm với các nhân vật lưỡng đảng Cộng Hòa, Dân Chủ'.
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 17274)
- " Ba khuôn mặt dự đoán sẽ được Hội đồng 1510 Đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm vào chức vụ tổng bí thư là ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng.Thật ra. việc đề cử một trong "Tứ trụ triều đình" gọi là để thể hiện sự "đổi mới" không quan trọng bằng sự "thay đổi" một Cơ chế lãnh đạo trẻ trung mà người dân có quyền hy vọng rằng đó là những bộ óc có tinh thần dân chủ cấp tiến".
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 15952)
" Giáo sư Carlyle Thayer Tôi không nghĩ là Việt Nam sẽ từ bỏ chính sách « đa dạng hóa và đa phương hóa » trong quan hệ đối ngoại và trở thành một đối tác đáng tin tưởng đối với tất cả các nước". Ảnh Giáo sư Carlyle Thayer tại Hội nghị về biển Đông tại Manila March 2015. Photo LKT.
21 Tháng Giêng 2016(Xem: 17899)
http://danquyenvn.blogspot.co.uk/2016/01/o-viet-nam-hoat-ong-vi-loi-ich-xa-hoi.html https://www.youtube.com/watch?v=4olUcDH1CsU&feature=youtu.be
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 20066)
"Trả lời Zing.vn, Phó văn phòng Trung ương Đảng Lê Quang Vĩnh cho biết, Tổng bí thư phải là người tiêu biểu nhất cho toàn Đảng, Tổng bí thư phải là nhà lãnh đạo xứng tầm, không có giới hạn tuổi với chức danh này".
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 20376)
- Hà Sĩ Phu: "Muốn thoát Tàu cần phải thoát Cộng, nhưng quyền lực và quyền lợi đã giữ chặt những người cầm quyền trong vòng kim cô cộng sản. dù họ chẳng tin gì vào chủ nghĩa này..." - Nguyễn Thanh Giang: "Nếu phải xét trường hợp “đặc biệt” thì nên lưu giữ Nguyễn Tấn Dũng hoặc Trương Tấn Sang. Tốt hơn, nên trẻ hóa “tứ trụ”. Các nhân vật sau đây chắc chắn tạo được “triều đình” mới khả úy hơn “triều đình Nguyễn Phú Trọng”: Nguyễn Thiện Nhân, Trần Đại Quang, Vũ Đức Đam/Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn thị Kim Ngân".
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 71164)
- 46 lần bay Tàu khựa ra vào Chữ Thập đúng vào dịp Đại hội XII. - Nguyễn Phú Trọng sẽ ở lại thêm 2 năm để dàn xếp? - Dũng sẽ lật thế cờ lên ngôi Tổng vào giờ thứ 25?
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 23269)
- Bùi Tín: "Đây thực chất là một kiểu đảo chính tiền Đại hội, không nổ súng, chưa từng có trong 11 đại hội trước đây, vi phạm trắng trợn Điều lệ của đảng CSVN, vi phạm chế độ dân chủ tập trung, là một cuộc tiếm quyền của BCHTƯ Khóa XI đối với quyền hạn của Đại hội XII chưa nhóm họp, nhằm áp đặt «tứ trụ» do Khóa XI bầu bán xong xuôi cho Đại Hội XII từ khi nó chưa họp". - Cù Huy Hà Vũ: "Người viết bài này xin trả lời ngay rằng do có bài bản, tức không phải là hành vi của một kẻ tham tàn tự phát, nên hành vi bán nước của Nguyễn Tấn Dũng chỉ có thể là sản phẩm của một “điệp viên chiến lược” của Trung Quốc". Ảnh bên: ô.Nguyễn Phú Trọng, ô. Nguyễn Tấn Dũng: "Kẻ tám lạng, người nửa cân".
14 Tháng Giêng 2016(Xem: 17561)
"Ông Dũng đi nước cờ cao. Một mặt ông không xin tái cử, một mặt, đại quân xe-pháo-mã của ông sang sông áp sát xe-pháo-mã ông Trọng. Tẩy Sì trong canh bạc ông Dũng nắm chắc trong tay. Như vậy, có khả năng ra đến Đại Hội (19/1/2016), giờ thứ 25, đại đa số phiếu của 1500 đại biểu sẽ đồng thanh "thỉnh cử" ông Nguyễn Tấn Dũng vào danh sách ứng viên chức Tổng bí thư".
14 Tháng Giêng 2016(Xem: 16222)
" ...Không những thế, ông còn là một biểu tượng cho chủ trương hòa hợp dân tộc của Đảng và Nhà nước. Chiến tranh đã lùi xa 40 năm, dù đứng ở chiến tuyến nào cũng là dân tộc Việt Nam, mang dòng máu Lạc Hồng. Hà cớ gì lịch sử đã lùi xa mà vẫn khư khư giữ mối thù hằn dân tộc?"