Giải mã việc Thường Vạn Toàn sang VN làm gì trong thời điểm hiện nay

31 Tháng Ba 20169:29 CH(Xem: 14837)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU 01  APRIL  2016

Giải mã việc Thường Vạn Toàn sang VN làm gì trong thời điểm hiện nay

Thông điệp lạ từ chuyến thăm Việt Nam của ông Thường Vạn Toàn

Ts Trần Công Trục

31/03/16 10:05

 (GDVN) - Cách tốt nhất để "phản bác luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch" là giải quyết một cách sòng phẳng, khách quan, cầu thị...

LTS: Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được bài viết của Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ về nhận định của ông xung quanh chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn và quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay.

Để rộng đường dư luận, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam xin gửi đến quý bạn đọc bài phân tích này của Tiến sĩ Trần Công Trục. Văn phong và nội dung bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn của tác giả.

image005

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ trả lời phỏng vấn đài Phố Bolsa TV về quan hệ Việt - Trung. Ảnh do tác giả cung cấp.

Sau chuyến thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên của ông Tập Cận Bình trên cương vị nguyên thủ quốc gia Trung Quốc tháng 11 năm ngoái, một sự kiện ngoại giao thu hút sự chú ý của dư luận là chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn.

Bối cảnh đặc biệt của chuyến thăm

Chuyến thăm diễn ra từ ngày 26 đến ngày 29/3 năm nay. Ngày 30, 31/3 Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh lại sang Quảng Tây dự hội đàm cấp cao biên giới Việt - Trung với ông Thường Vạn Toàn, theo vtv.vn.

Như vậy hoạt động của ông Thường Vạn Toàn trên lãnh thổ Việt Nam kéo dài 4 ngày, trên lãnh thổ Trung Quốc sát biên giới với Việt Nam 2 ngày, một chuyến thăm khá dài và hiếm gặp.

Trong khi tại Trung Quốc sáng 26/3 cả thảy 9 Thượng tướng, thành viên Quân ủy trung ương Trung Quốc sau cải cách đồng loạt hiện diện trong lễ Nghĩa vụ trồng cây tại xã Tôn Hà khu Triều Dương, Bắc Kinh, vắng mỗi ông Tập Cận Bình - Chủ tịch Quân ủy và ông Thường Vạn Toàn - Bộ trưởng Quốc phòng. Hai ông đều đi công du nước ngoài.

Còn tại Hà nội, Quốc hội khóa XIII đang họp kỳ họp cuối cùng để quyết định nhiều vấn đề hệ trọng, trong đó có vấn đề chuyển giao quyền lực của 3 vị lãnh đạo chủ chốt của đất nước. Trên Biển Đông, các hoạt động của Trung Quốc vi phạm các quyền và lợi ích của các quốc gia xung quanh vẫn không ngừng diễn ra.

Gần nhất là vụ giàn khoan 943 rục rịch kéo ra hoạt động tại khu vực chồng lấn ở cửa vịnh Bắc Bộ, bất chấp quy định của Luật Biển quốc tế và thỏa thuận chính trị giữa 2 nước.

Ngay trong ngày hôm qua 30/3 khi Bộ trưởng Quốc phòng hai nước còn đang hội đàm ở Quảng Tây, thì ông Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc công khai thừa nhận thông tin báo giới phản ánh tuần trước, Trung Quốc đã bố trí bất hợp pháp tên lửa chống hạm YJ-62 ở đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam).

Hồng Lỗi nói, chuyện này bình thường thôi, không phải "quân sự hóa".

Như vậy với Trung Quốc, chuyến thăm Việt Nam lần này của ông Thường Vạn Toàn cũng là một hoạt động ẩn chứa nhiều ý nghĩa đáng được dư luận quan tâm.

Thông điệp lạ từ chuyến thăm Việt Nam của ông Thường Vạn Toàn

Người viết lấy làm lạ khi đọc được bài báo "Bộ trưởng Quốc phòng TQ thăm VN, phản bác luận điệu xuyên tạc" đăng trên báo điện tử vietnamnet.vn ngày 23/3/2016. Trong đó khi giới thiệu về nội dung chuyến thăm có đoạn:

"Đồng thời phản bác lại những luận điệu xuyên tạc sai trái của các thế lực thù địch về những vướng mắc, bất đồng trong quan hệ giữa hai nước thời gian qua."

Lạ là vì đến giờ này khi ông Thường Vạn Toàn đã rời khỏi lãnh thổ Việt Nam về Quảng Tây, Trung Quốc, nhưng chưa thấy ông hay tùy tùng có phát biểu nào nhằm "phản bác lại những luận điệu xuyên tạc sai trái của các thế lực thù địch về những vướng mắc, bất đồng trong quan hệ giữa hai nước thời gian qua".

image006

Các cựu binh Trung Quốc tham gia chiến tranh xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam giai đoạn 1979 - 1989 hôm 28/3 tập trung tảo mộ binh lính Trung Quốc chết trận trong cuộc chiến phi nghĩa này tại Phòng Thành Cảng, Quảng Tây. Ảnh: QQ News.

Trong khi theo QQ News, ngày 28/3 hơn 4500 cựu binh và quyến thuộc từng tham gia Chiến tranh xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam giai đoạn 1979-1989 tập trung về Phòng Thành Cảng, Quảng Tây để tảo mộ binh lính chết trận và kỷ niệm cái họ gọi là "chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam", một sự xuyên tạc lịch sử trắng trợn về bản chất của cuộc xung đột.

Cho đến nay, Trung Quốc cùng với Nga được các nhà ngoại giao Việt Nam xếp vào diện "đối tác chiến lược - toàn diện", nhưng lịch sử quan hệ Việt Nam - Trung Quốc kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức đến nay đã trải qua nhiều thăng trầm, có lúc hợp tác mật thiết, có lúc xung đột đối đầu và để lại nhiều hệ lụy ngày hôm nay vẫn chưa giải quyết hết được.

Sau các sự kiện năm 1974 Trung Quốc xâm lược nốt nửa phía Tây quần đảo Hoàng Sa, thì năm 1979 Trung Quốc cất quân xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam và xung đột kéo dài đến mãi năm 1989.

Năm 1988 Trung Quốc xâm lược 6 bãi đã ở quần đảo Trường Sa, và gần nhất là năm 2014 giàn khoan 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam gây ra cuộc khủng hoảng tồi tệ trong quan hệ 2 nước. 

Vụ giàn khoan 981 là một kế nghi binh ngoạn mục để Trung Quốc thúc đẩy việc bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo trái phép với quy mô chưa từng có trên ít nhất 7 thực thể họ chiếm đóng trái phép ở Trường Sa. Đó là những sự thật lịch sử rõ như ban ngày mà không một "thế lực thù địch" nào có thể xuyên tạc được.

Với mỗi người Việt Nam yêu nước, dù một tấc đất do cha ông để lại cũng có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng cao cả và sẵn sàng hy sinh tính mạng và tài sản để bảo vệ, giữ gìn cơ đồ cha ông cho con cháu mai sau.

Quyết không thể coi đó là "chuyện nhỏ" hay "tiểu cục" như ông Tập Cận Bình nói trong chuyến thăm Việt Nam năm ngoái, hay nói như bài báo trên vietnamnet.vn chỉ là "những vướng mắc, bất đồng trong quan hệ giữa hai nước thời gian qua".

Cá nhân người viết luôn ủng hộ chủ trương giải quyết các tranh chấp bất đồng giữa Việt Nam - Trung Quốc bằng biện pháp hòa bình, đối thoại trên cơ sở luật pháp quốc tế. Mà muốn đối thoại, thì những cuộc gặp cấp cao giữa lãnh đạo hai nước có vai trò quan trọng.

Bởi vậy nên người viết hoan nghênh các chuyến thăm Việt Nam của các nhà lãnh đạo Trung Quốc và ngược lại. Vấn đề chính đặt ra là, trong nội dung chuyến thăm và làm việc, lãnh đạo cấp cao hai nước đã đề cập và có hướng xử lý như thế nào về các tranh chấp, bất đồng ấy.

Bởi lẽ chỉ có thái độ khách quan, sòng phẳng và cầu thị với lịch sử mới giúp củng cố quan hệ hợp tác giữa 2 nước thực sự bền vững, thực chất, mới hy vọng có được “niềm tin chiến lược” như ai đó vẫn nói.

Cũng chỉ có khách quan, sòng phẳng và cầu thị với lịch sử mới giúp Việt Nam và Trung Quốc vượt qua những khúc quanh lịch sử, giải quyết tranh chấp bất đồng hiện tại và hướng tới tương lai hợp tác, ổn định, lâu dài mà không một "thế lực thù địch" nào có thể xuyên tạc hay chống phá được.

Nhưng người viết chưa thấy thiện chí nhìn thẳng sự thật lịch sử với thái độ khách quan, sòng phẳng và cầu thị từ các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Dường như họ chỉ muốn tìm cách khuyên răn chúng ta “khép kín” để quên đi quá khứ, muốn chúng ta "duy trì hiện trạng" còn họ thì "lấn tới tương lai". 

Mọi người Việt Nam yêu nước đều ghi nhớ, Trung Quốc chính thức cất quân tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam ngày 17/2/1979 gây ra cuôc chiến tranh xâm lược đẫm máu ác liệt kéo dài suốt 10 năm. Ngày 17/2 năm nay, người dân và các tổ chức Việt Nam đã tưởng niệm đồng bào, chiến sĩ ngã xuống trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc vĩ đại này.

image002

Ông Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, ảnh: AP

Nhưng tại sao các cựu binh Trung Quốc lại "đợi" đúng ngày 28/3 khi ông Thường Vạn Toàn đang ở Việt Nam để tổ chức kỷ niệm, tảo mộ, dù vẫn còn nhận thức khác nhau về bản chất và nguyên nhân cuộc chiến? Với người viết, đó là một sự việc "lạ mà không lạ".

Mục đích và kết quả chuyến thăm Việt Nam của ông Thường Vạn Toàn

Mục đích thực chất chuyến thăm Việt Nam của ông Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc thì chỉ có cá nhân ông Thường Vạn Toàn và cộng sự mới biết rõ nhất. Những gì thể hiện trên truyền thông có lẽ chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Cũng giống như mọi hoạt động đối ngoại khác trên thế giới, giới phân tích và quan sát chỉ có thể "nhìn quả đoán cây", chứ hiếm có người biết được chính xác mục đích, ý đồ của người trong cuộc.

Kết quả chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam của ông Toàn được báo Thanh Niên phản ánh có thể tóm lại thành mấy nội dung chính:

1) Đánh giá quan hệ hai nước về tổng thể phát triển ổn định;

2) Trao đổi thẳng thắn về tranh chấp trên biển, nhấn mạnh tiếp tục xử lý thỏa đáng qua đàm phán hòa bình hữu nghị, căn cứ vào chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp lâu dài hai bên có thể chấp nhận được;

3) Nghiêm chỉnh tuân thủ thỏa thuận và nhận thức chung lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, thực hiện DOC và xúc tiến xây dựng COC;

4) Quân đội hai nước phải bình tĩnh, kiềm chế, kiểm soát tốt tình hình, không để xảy ra xung đột, tăng cường hợp tác thực chất và hiệu quả, tiếp tục khẳng định hợp tác quốc phòng tiếp tục là một trong những trụ cột của quan hệ song phương.

Cũng với nguyên tắc "nhìn quả đoán cây", người viết xin dẫn ra nhận định của tờ Đa Chiều, một tờ báo người Hoa hải ngoại tại New York có quan điểm thân chính phủ Trung Quốc, bình luận ngày 28/3 về mục đích chuyến thăm Việt Nam của ông Thường Vạn Toàn lần này:

image008

Ảnh chụp tiêu đề và một phần đầu  bài báo trên Đa Chiều ngày 28/3 bình luận về mục đích chuyến thăm Việt Nam của ông Thường Vạn Toàn.


1)
Xoa dịu phản ứng của Việt Nam với việc tàu cá Việt Nam bị tấn công trên vùng biển Hoàng Sa ngày 6/3 và ngày 7/3 do lo ngại có thể bùng lên phản ứng dữ dội từ dư luận như vụ giàn khoan 981 năm 2014.

Nhất là gần đây Indonesia đã có những động thái phản ứng gay gắt với hành vi của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Natuna, Indonesia phía Nam Biển Đông;

2) Nhấn mạnh hợp tác giữa Trung Quốc với các nước ASEAN vẫn lớn hơn bất đồng trên Biển Đông. Trong trường hợp này là Việt Nam;

3) Trấn an Việt Nam về các hoạt động quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Biển Đông. (BBC tiếng Trung Quốc ngày 29/3 lưu ý, tháp tùng ông Toàn thăm Việt Nam còn có tướng Thẩm Kim Long, Tư lệnh Hạm đội Nam Hải).

4) Thăm dò thái độ của các nhà lãnh đạo Việt Nam sau Đại hội 12 về Biển Đông và quan hệ Việt - Trung.

Còn cá nhân người viết cho rằng, ngoài 4 mục đích mà tờ Đa Chiều chỉ ra, có thể còn có 2 mục đích quan trọng khác trong chuyến thăm Việt Nam của ông Thường Vạn Toàn:

1) Thêm một lần nữa tìm cách ngăn cản Việt Nam không được khởi kiện Trung Quốc như Philippines đã làm, nhất là ngày ra phán quyết của PCA đang đến gần;

2) Cản trở khả năng Việt Nam hợp tác quân sự với Hoa Kỳ, như việc đặt kho hậu cần tại Việt Nam mà một số quan chức Mỹ đã tiết lộ, hoặc tìm kiếm việc truy cập cảng Cam Ranh…

Dù với mục đích nào, thì người viết vẫn đánh giá cao kết quả chuyến thăm này, đặc biệt là việc thống nhất quan điểm giải quyết tranh chấp trên Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS và quân đội 2 bên kiềm chế không để xảy ra xung đột đối đầu.

Vấn đề còn lại là chúng ta đấu tranh như thế nào trong khuôn khổ luật pháp quốc tế? Hiểu và vận dụng luật pháp quốc tế bao gồm UNCLOS như thế nào? Hiểu như thế nào về duy trì hiện trạng trong khi Trung Quốc vẫn thúc đẩy quân sự hóa Biển Đông?

“Binh bất yếm trá”

Người Trung Quốc có câu “Binh bất yếm trá” với ý nghĩa, trong việc dùng binh, việc quân sự thì không loại trừ gian kế, dối trá. Điều này khiến người viết bất giác nhớ đến Tập 35 "Khổ nhục kế" của tác phẩm điện ảnh kinh điển Trung Hoa "Tam Quốc diễn nghĩa" bản 1986 thể hiện rõ tư tưởng "binh bất yếm trá" của các nhà lãnh đạo quân sự, chính trị Trung Quốc.

Sau khi Tưởng Cán trúng kế Chu Du làm Tào Tháo giết nhầm 2 tướng thủy quân Sái Mạo, Trương Doãn, Tháo tức tối tìm cách đối phó. Tào Tháo sai Sái Trung, Sái Hòa em họ Sái Mạo sang trá hàng.

Chu Du tương kế tựu kế, dùng Hoàng Cái vào "khổ nhục kế" trá hàng Tào Tháo để triển khai kế hỏa công trong trận Xích Bích. Khổng Minh đứng ngoài quan sát, không một động tĩnh nào của Chu Du thoát khỏi mắt ông ta, bởi trong "Tam Quốc diễn nghĩa", Khổng Minh là bậc thầy của "binh bất yếm trá".

Sở dĩ người viết nhắc tới tác phẩm văn học và điện ảnh kinh điển này là muốn nhấn mạnh, chính người Trung Quốc đã dạy con cháu họ, việc quân sự và bang giao giữa các nước thì không loại trừ gian kế, không ngại dối trá. Câu chuyện này còn nhắc nhở chúng ta phải biết tương kế tựu kế hóa giải mưu gian của đối phương.

Nếu như Trung Quốc muốn dùng "đại cục - tiểu cục" để ràng buộc Việt Nam thì chúng ta phải dùng cái gốc của "đại cục" để hóa giải. Gốc rễ của "đại cục" chính là lòng dân.

image009

Ông Tập Cận Bình thăm Việt Nam tháng 11 năm ngoái nhấn mạnh "đại cục - tiểu cục". Sau đó sang Singapore, ông lại nhắc lại tuyên bố Trung Quốc có "chủ quyền từ thời cổ đại với các đảo ở Biển Đông", ảnh: AP.

Việt Nam rất coi trọng và mong muốn chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị với Trung Quốc. Nhưng để củng cố được quan hệ hợp tác hữu nghị phát triển lâu dài, những mầm mống xung đột cần phải được giải quyết dứt điểm một cách khách quan, cầu thị, sòng phẳng và dựa trên luật pháp quốc tế.

Ngư dân Việt Nam vẫn bị tấn công ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa - một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc đang bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp. Trung Quốc vẫn tiếp tục quân sự hóa Biển Đông thì lấy đâu ra lòng tin và cơ sở củng cố quan hệ hai nước?

Họ muốn sang thăm dò mình, cũng tốt thôi, hãy nhân những cơ hội thăm dò để chuyển tải thiện chí, lập trường kiên định của mình bằng những thủ pháp mềm dẻo, khéo léo, nên tìm cách tương kế tựu kế.

Do đó, về mặt đối ngoại thiết nghĩ chúng ta vẫn phải vừa hợp tác, vừa đấu tranh trên cơ sở công pháp quốc tế, lẽ phải và sự thật. Chúng ta hoan nghênh các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc như ông Thường Vạn Toàn sang thăm, vì đó là cơ hội cho đối thoại giải quyết các tranh chấp bất đồng, củng cố đoàn kết, hòa bình, hữu nghị giữa 2 nước.

Tuy nhiên cũng phải hết sức tỉnh táo trước bài toán "đại cục - tiểu cục" mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang triển khai. Về mặt ngoại giao chúng ta lắng nghe để sau đó phản hồi, phản biện lại một cách thấu tình đạt lý, họ nghe được và ta nghe được.

Còn về chính sách đối ngoại nói chung, chúng ta cần giải thích cho họ hiểu, Việt Nam nhất quán chủ trương muốn làm bạn bè tin cậy, đối tác có trách nhiệm với tất cả các quốc gia yêu chuộng hòa bình và công lý.

Trung Quốc cũng là một đối tác bình đẳng của Việt Nam như Hoa Kỳ hay Nhật Bản, Singapore, Philippines...Để dư luận khu vực và thế giới hiểu lầm Việt Nam và Trung Quốc "nói riêng" với nhau gì đó trên Biển Đông sẽ vô cùng nguy hại.

Về mặt đối nội, cũng cần giải thích rõ cho nhân dân về phương châm vừa hợp tác, vừa đấu tranh trong quan hệ với Trung Quốc, vừa bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, vừa bảo vệ hòa bình ổn định khu vực và Biển Đông như thế nào.

Có như thế mới tạo được đồng thuận xã hội, loại trừ bất ổn và tăng sức mạnh quốc gia trong đàm phán, giải quyết tranh chấp với Trung Quốc và các nước khác trên Biển Đông.

Nhân dân Việt Nam, nhân dân Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng mong mỏi được sống trong hòa bình, hợp tác và phát triển. Nhưng lãnh đạo một số quốc gia có vẻ xem nhẹ điều này. Với họ trở thành siêu cường số một số hai thế giới mới thực sự là mục tiêu, bởi lẽ ấy xung đột, chiến tranh trên thế giới mới liên miên không dứt.

Vì vậy, người Việt Nam mặc dù  không bao giờ quên được những trang sử thấm đẫm máu và nước mắt của biết bao thế hệ đã ngã xuống để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền thiêng liêng của mình. Nhưng vì các quyền và lợi ích chính đáng của mỗi quốc gia, dân tộc, vì hòa bình, hợp tác và phát triển, tiến bộ, người Việt Nam sẵn sàng “gác lại quá khứ” để hướng tới tương lai.

Người Việt Nam rất coi trọng hòa bình, hữu nghị với nhân dân Trung Quốc, nhưng cũng kiên quyết bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Người dân Việt Nam mong muốn các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiểu rằng, cách tốt nhất để "phản bác luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch" là giải quyết một cách sòng phẳng, khách quan, cầu thị theo đúng tinh thần luật pháp quốc tế các tranh chấp, bất đồng giữa hai nước trên Biển Đông và nhìn nhận đúng đắn, khách quan về các sự kiện lịch sử, chứ không phải tìm cách lảng tránh, che đậy nó để "thế lực thù địch" nào đó lợi dụng.

Cách tốt nhất để tránh chiến tranh, vun đắp cho quan hệ hòa bình hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc là phải nỗ lực loại bỏ tận gốc các mầm mống của chiến tranh xung đột trên cơ sở đàm phán hòa bình, căn cứ theo luật pháp quốc tế./

Ts Trần Công Trục

29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17963)
"05/8/2015: HT Quảng Độ nói với ông Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Tom Malinowski: "Hà Nội không nên sợ hãi để “chấp nhận đa nguyên chính trị. Đa nguyên là của báu, chứ không là sự hăm doạ”. Ngài cũng xác nhận rằng GHPGVNTN không là kẻ thù của Việt Nam Cộng sản". (Tin&Ảnh PhòngTTPGQT) "Có rất nhiều quốc gia thường đãi bôi chuyện nhân quyền nhưng lại tránh né giải quyết thực tế để làm ăn với chế độ Cộng sản..." "GHPGVNTN là một trong những sức mạnh chủ yếu của quần chúng có tín ngưỡng; Tôi thì tin cậy và tín nhiệm Hoa Kỳ không đi vào con đường này". Ht Huyền Quang: "Vả lại, từ trước đến nay, nhà nước Việt Nam cũng chưa hề có một văn bản pháp lý nào qui định tội trạng, và cũng chưa có văn kiện chính thức nào “khai tử” Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất..." (trích Tâm thư HT Huyền Quang -xem trên Văn Hóa).
22 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 15604)
- Vì sao Chùa 850,000 đô ở Santa Ana rộng 22,000Sq ft mà lại đi mua Chùa 1 triệu 3 đô ở Huntington Beach rộng 11, 000Sq ft? - HT Trí Lãng: Con xin thưa lên quý Ngài hãy cho con rút lui vì 4 lý do...; còn lý do Tt Giác Đẳng nêu lên là: Ht Trí Lãng muốn Đạo Tràng Pháp Hoa đứng tên chùa Phật Quang có đúng không? - Vì sao từ Ht Viên Lý cho đến Tt Giác Đẳng lọt được vào "mắt xanh" của Ht Đệ ngũ Tăng Thống Quảng Độ mà không là Ht Trí Lãng? - Vì sao Ht Viên Lý, Viện chủ chùa Diệu Pháp & chùa Điều Ngự bị cách chức Chủ tịch VPII có y như lời buộc tội của Giáo Chỉ ký ngày 9/12/2013? - Vì sao ông Võ Văn Ái ngăn cản "ý" của Ht Quảng Độ ý muốn "di dời" VP II VHĐ ra hải ngoại? - Bao nhiêu tiền gây quỹ tập Thơ Tù của Ht Quảng Độ có trả về cho GHPGVNTN không? - Những ai liên quan đến các buổi ra mắt gây quỹ Thơ Tù? Để làm sáng tỏ những câu hỏi bấy lâu nay đồng bào Phật tử thắc mắc nêu trên, tòa soạn báo Văn Hóa kính gởi đến quý Thầy, quý thân hữu, quý huynh trưởng Gia đình Phật tử, có th
20 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16533)
- Vì sao kế hoặch mua chùa Phật Quang ở Santa Ana của Ht Trí Lãng bị phá hủy? - Ht Trí Lãng kết tội 3 người: Ht Huyền Việt, Tt Giác Đẳng, Ông Võ Văn Ái là thủ phạm. - Tố cáo nguồn thu nhập của ông Võ Văn Ái hàng trăm ngàn đô la. - Tố cáo tiền gây quỹ tập Thơ Tù của Ht Quảng Độ hô biến!
17 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18952)
Công bố 2 bản Chúc thư của Ht Đệ Tứ Tăng Thống Huyền Quang Kỳ 2: Ai đã thực hiện "quỉ kế soán ngôi" Tăng Thống?
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18765)
Kỳ 2: Trả lời phỏng vấn. Kỳ 3: HT Quảng Độ giữa hai thế lực giằng, kéo! Xem tiếp trang trong
13 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 21834)
- Đảo Koh Kood thuộc tỉnh Trat, Thái Lan, (nhìn trên bản đồ thấy khá gần thủ đô Bangkok). Nơi Cảnh sát biển Thái được tin có khoảng 10 tầu cá VN đang hoạt động ngoài khơi cách đảo này khoảng 20 dặm. Các tàu cá bỏ chạy nhưng bị bắt lại 2 tàu. Dữ kiện thông tin này gời đến Cảnh sát Thái vào thời điểm Hoa Kỳ và Singapore thỏa thuận dùng phi trường quốc tế Singapore Chngi Airport cho thám thính cơ P-8A làm căn cứ. - Như báo Hải đồ báo Văn Hóa loan tin, khu vực quan sát của thám thính cơ P-8A rất rộng, P-8A có thể nhìn thấy các hoạt động diễn ra trên mặt biển, trải dài từ căn cứ Hải quân Hoàng Gia Kota Kinabalu Malaysia, đến biển Singapore, đảo Natuna của Indonesia, biển Cà Mau, đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu, Vịnh Thái Lan, đảo Koh Kood, eo biển Malacca ... chưa nói tới trên mặt đất. Chấm đỏ trên hải đồ là đảo Koh Kood của Thái.
10 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17869)
Biển Đông rộng khoảng 3 triệu 5 km2 có khoảng138 đảo lớn nhỏ. Vịnh Bắc bộ rộng khoảng 126.250 km². Vịnh Thái Lan rộng khoảng 320.000 km2. Nước Cộng Hòa Singapore là một đảo quốc nhỏ xíu nằm tận cùng mũi phía nam của Tây Malaysia, rộng có hơn 700km2 so với Malaysia là 329.847 km². Ảnh Hải đồ Văn Hóa. (Xem tiếp trang trong).
08 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17085)
- Theo BBC: Hoa Kỳ cho hay sẽ điều máy bay do thám P-8 Poseidon tới hoạt động lần đầu ở Singapore. - Theo RFI: Trong một động thái chắc chắn sẽ làm Trung Quốc giận dữ, Singapore vào hôm qua, 07/12/2015 đã đồng ý cho quân đội Mỹ triển khai loại phi cơ do thám tối tân P8 Poseidon trên lãnh thổ của mình, để từ đó thực hiện các phi vụ tuần tra trên Biển Đông. Đợt triển khai đầu tiên được tiến hành ngay tức khắc, kể từ ngày 7 đến 14 tháng 12.
06 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 15519)
"Theo báo chí trong nước, lên tiếng trước sự chứng kiến của hàng trăm người, ông Nén cho rằng ông “bị đi tù hơn 17 năm vì sai sót có chủ đích của những người làm trong cơ quan tố tụng”. Ông Nén cũng bày tỏ hy vọng rằng, với những “đòn roi và oan ức” mà ông phải chịu đựng, ông mong “các điều tra viên, thẩm phán khi đặt bút phán quyết một điều gì hãy cân nhắc thật kĩ, không chỉ bằng lý trí mà còn bằng pháp lý để không làm oan cho một người nào nữa”. Ảnh bên: Một Thế Giới.
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 15975)
“Có nên yêu cầu ông Huỳnh Văn Nén, người tù 17 năm và gia đình - và các luật sư giải oan truy cứu trách nhiệm hình sự đối với nạn nhân chịu “đòn roi và oan ức" này không?
01 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16996)
TÓM TẮT CÁC BẢN TIN TRANG TRONG: 1- Theo văn bản Hội nghề cá Việt Nam, ngày 26-11, khi tàu cá QNg-95861 của ông Nguyễn Văn Cu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) cùng 14 ngư dân đang neo đậu gần đảo đá Suối Ngọc thuộc quần đảo Trường Sa (khi đó trên tàu còn 2 thuyền viên, 12 thuyền viên khác xuống ca nô đi đánh bắt thủy sản) thì bị một tàu cá của Philippines tiếp cận. 2-Trên tàu Philippines có 8 người và 3 người trên tàu này với hai khẩu súng đã nhảy sang tàu cá QNg-95861 lục soát đồ đạc và bắn ông Trương Đình Bảy làm ông gục chết tại chỗ. 3- 4g15 sáng 1-12 tàu cá QNg-95861 của ngư dân Bùi Văn Cu về cảng Sa Kỳ cập bến. 4- Đến 6g30, thi thể của ông Bảy vẫn còn được để trong khoang đá để bảo vệ. tiếp trang trong)
24 Tháng Mười Một 2015(Xem: 51502)
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 23175)
- Hoàng Cơ Minh: “Tôi không tin là trong đời mình sẽ thấy Việt Nam được giải phóng khỏi chế độ Cộng sản. Nhưng tôi thà chết trong rừng như một thảo khấu còn hơn làm một người tỵ nạn ở hải ngoại.”* - "Bài viết không đề cập đến những công việc kỹ thuật gây sóng gió". - "Tất cả, cuối cùng, suối vàng thiên thu là nơi tụ họp của nghĩa sĩ đài dũng lược. Lẽ Sống và Cái Chết của một con người mang giòng máu cách mạng đã đi vào huyền thoại: Huyền thoại Hoàng Cơ Minh".
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17830)
- Tòa soạn xin cám ơn những quý vị, những bạn đọc đã gởi các bài viết đến Văn Hóa gồm các tác giả như: Các ông: Nguyễn Hữu Nguyên, Bằng Phong Đặng Văn Âu, Ts Nguyễn Phúc Liên, Kiêm Ái, Đoàn Thạch Hãn, Giao Chỉ Vũ Văn Lộc, Dũng Đinh, Huỳnh Nguyên Thi, Lữ Giang, Ngô Kỷ, Ngọc Lan, Nguyễn Văn Chức, Tôn Nữ Hoàng Hoa, Trung Lĩnh, Phạm Văn Thành, Nguyễn Thanh Tú ... Xin trân trọng và ghi nhận các ý kiến của quí vị. - Đóng góp vào chủ đề số báo kỳ này, Văn Hóa trích đăng nguyên văn các bài phát biểu, thông tin của các vị: Thông cáo Báo chí (Hoàng Tứ Duy),Tiến sĩ Đỗ Hùng, TNS Janet Nguyen, Tiến sĩ Trần Diệu Chân, Kỹ sư Đỗ Hoàng Điềm và Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng. - Ngoài ra, Văn Hóa cũng trích và loan tải lại các hình ảnh thu thập từ các nguồn thông tin khác. Tất cả các bài viết, tư liệu, hình ảnh loan tải trên http://www.nhatbaovanhoa.com đều dựa trên tinh thần thông tin khách quan, không thiên kiến, vô tư. Mọi nhận định, phán xét xin dành cho quí vị. Mời quý vị theo dõi. * Chú t
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18707)
- K-9 là gì? Ai lập ra? - Con trai nhà báo Nguyễn Đạm Phong bị giết tường trình. - Các cây bút và cơ quan truyền thông viết về "Terror in Little Saigon". - A.C. Thompson chỉ nói đến Mặt Trận, chưa hề đề cập đến Việt Tân. - Bá Linh 19/9/2004: Việt Tân - một thực thể chính trị đối lập. - Ra tòa hay huề cả làng?
12 Tháng Mười Một 2015(Xem: 19202)
VĂN HÓA - "25 năm sau, thiên phóng sự điều tra mang tên “Terror in Little Saigon” – Khủng bố ở Little Saigon – dài 54 phút đã được chiếu trên kênh truyền hình PBS tối thứ Ba 3/11/2015, nhằm lật lại hồ sơ năm nhà báo người Mỹ gốc Việt ở Hoa Kỳ bị ám sát một cách bí ẩn trong thời gian từ 1981 đến 1990 mà FBI đã đóng dấu "đóng". Sự kiện PBS hiện đang dựng lên một cơn sóng "nhức nhối", "choáng", lan truyền dồn dập đến tập thể cộng đồng Việt lưu vong tỵ nạn, không những ở Mỹ mà rúng động đến tâm tư người Việt Nam cư ngụ trên khắp thế giới". Chưa hết, vụ việc sẽ còn đi xa hơn nữa... (Xem tiếp trang trong)
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18369)
Lời tòa soạn: Thiên phóng sự điều tra mang tên “Terror in Little Saigon” – Khủng bố ở Little Saigon – dài 54 phút đã được chiếu trên kênh truyền hình PBS tối thứ Ba 3/11/2015. A.C. Phim do Phóng viên A.C. Thompson thực hiện và làm việc chung với cơ sở ProPublica và chương trình Frontline của hệ thống truyền hình PBS trong gần hai năm để thực hiện phóng sự về những vụ ám sát nhà báo gốc Việt tại Mỹ. (Ảnh bìa báo OC Weekly - xem tiếp trang trong)
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17211)
*Tập Cận Bình tại Singapore 7/11/15: "Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa". * Trương Tấn Sang phát biểu tại CSIS và New York 27/9/15 : "Phản đối đường lưỡi bò; Hoàng Sa và Trường Sa là của tổ tiên Việt Nam". * Đặc phái viên của Tbt Nguyễn Phú Trọng ký kết với Bắc Kinh nguyên tắc 3 điểm thỏa thuận Biển Đông. * Nếu ngày 5/11/2015 dân Saigon-Hà Nội xuống đường một trăm nghìn người thì họ Tập sẽ nói khác!
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17769)
Một số kết quả từ chuyến đi VN của ông Tập Cận Bình ngày 5/11/15: • Hai bên cam kết kiểm soát tốt bất đồng trên biển, duy trì đại cục quan hệ Trung-Việt và hòa bình, ổn định ở Biển Đông. • Việt Nam hoan nghênh Chính phủ Trung Quốc chuyển khoản vay ưu đãi bên mua 300 triệu USD sang sử dụng cho dự án đường cao tốc Móng Cái-Vân Đồn và bổ sung khoản vay ưu đãi Chính phủ 250 triệu USD cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông • Việt Nam cảm ơn Trung Quốc tuyên bố cung cấp viện trợ 1 tỷ nhân dân tệ trong 5 năm tới để giúp Việt Nam xây dựng các công trình cải thiện dân sinh như trường học, bệnh viện. • Hai bên ký kết các văn bản thỏa thuận hợp tác, trong đó có “Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2016-2020,” “Hiệp định về tàu thuyền đi lại tại khu vực đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa,” “Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tà