Phỏng vấn Gs Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm về Văn Hóa Đồng Nai - Cửu Long

07 Tháng Tư 20169:51 CH(Xem: 15734)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU 08 APRIL 2016

Phỏng vấn Gs Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm về Văn Hóa Đồng Nai-Cửu Long

Kỳ 1

image007

Gs Nguyễn Thanh Liêm

Lời tòa soạn: - Thiên tai "hạn hán" và Nhân tai "Mekong cạn dòng" (chữ của Bs Ngô Thế Vinh) hiện đang gây cơn "sốt" thời sự; nhưng bất ngờ khi đọc cuốn Tuyển tập Nguyễn Thanh Liêm (Tiến sĩ Trần Huy Bích viết lời tựa) mới thấy rằng Giáo sư Liêm đã khảo cứu Địa lý - Nhân văn  - Văn hóa khu vực Đồng Nai - Cửu Long như một lời báo động về miền đất "trời cho".

Có thể nói không quá đáng, Tuyển tập Nguyễn Thanh Liêm là một cuốn sách khá "đồ sộ" kết tụ hầu hết những bài chọn lọc về "Nghiên cứu và bình luận liên hệ tới Giáo Dục, Văn Hoá, Chính Trị, Tôn Giáo, Danh Nhân" , . . . ở Việt Nam của Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm.

Lời tựa của Ts Trần Huy Bích viết rằng: " đưa đi in khi đã trên 80 "Văn chương chi sự, thốn tâm thiên cổ". Câu chuyện văn chương, tư tưởng, vẫn là tấc lòng gởi lại muôn đời.

Giáo sư Tiến sĩ  Nguyễn Thanh Liêm năm nay đã ngoài 80 tuổi; ông là người gốc Nam Bộ. Tuyển tập của ông ghi chép lại những khảo cứu và kinh nghiệm của một thế hệ từng trải qua bao thăng trầm từ trong nước ra tới hải ngoại; thiết npghĩ, âu cũng tâm tình tích lũy của một "Ông Thầy" đã nhìn thấy những gì cần để lại và những gì phải bỏ đi. Từ một nhà Giáo dục, ông bước sang vòm trời nghiên cứu của một học giả để lại "gia tài" cho thế hệ mai sau.

Sách dầy 578 trang, 7 chương lớn và 49 tiểu mục.

Đặc biệt, trong chương III viết về Đồng Nai Cửu Long mục 14: Tìm hiểu Văn Hóa Đồng Nai Cửu Long từ trang 149 - 183; chương này tuy viết trước đây nhưng  nghiên cứu của tác giả gần như đáp ứng được tính thời sự cho những ai quan tâm đến tình trạng đồng bằng sông Cửu Long và nạn " thiên tai hay nhân tai" đang diễn ra hiện nay ở Nam Bộ.  

Tuyển tập bao gồm nhiều vấn đề lớn, với sự đồng ý của Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, chúng tôi thu gọn ít lời phỏng vấn qua điện thư do sức khỏe Gs không cho phép. (Kỳ 1).

Kính mời quý bạn đọc theo dõi:  

image009

 

 CÂU HỎI :

1/ LKT: - Thưa Giáo sư, khi viết về chương Đồng Nai Cửu Long, Giáo sư có đưa ra thuyết "Dân đi trước, chánh quyền đi sau"; phải chăng đó là đường lối chánh trị của các Chúa Nguyễn đàng trên bước đường bành trướng về phương Nam? Thuyết này có tương hợp với tình trạng người Hoa đang sống lẫn lộn với người Việt trên các miền đất nước?  

2/ LKT - Có một nhà nghiên cứu đưa ra câu hỏi: Dân Việt "Nam tiến" đây là dân nào? Xin Gs cho biết ý kiến?

3/ LKT: - Những nhận xét về ranh giới địa phận nước Việt xứ Đàng Trong tiến dần về phương Nam, nếu kể từ sông Gianh kéo xuống Bình Thuận (tức là Phan Rang) rồi kéo xuống Mỏ Xoài (tức là Bà Rịa) rồi xuống Cà Mau, Châu Đốc; Gs dường như ít đề cập tới lịch sử dân tộc Kampuchia Krome trong thời kỳ "Nam tiến" và vì sao gần đây có phong trào dân Kampuchia Krome lên tiếng đòi đất?  

image011

4/ LKT: - Những nghiên cứu của Gs về khu vực vùng Đồng Nai - Cửu Long  (ĐNCL) hầu như nghiêng về lãnh vực Địa lý - Nhân văn; riêng về vấn đề môi trường, Gs có cho rằng hàng triệu năm trước, môi trường thiên nhiên là yếu tố hàng đầu đã "bão hòa", điều hòa hệ thống sông ngòi kênh rạch việc tạo dựng "miền đất hứa của trời" để dành cho con người vùng ĐNCL, nhưng hiện nay "Thiên tai" đang làm biến dạng, r

 

ồi mai đây "thiên tai" nó cứ tiếp tục, Nam kỳ Lục tỉnh sẽ như thế nào?

5/ LKT: - Giáo sư có để ý tới "Thiên tai" tại ngoại và "Nhân tai" nội tại bắt nguồn từ việc thực hiện các chính sách sai lầm trong việc "xử lý" đồng bằng sông Cửu Long vì thế mới dẫn đến hậu quả "thiếu nước ngọt" và "mất lũ"?

6/LKT: - Thưa Giáo sư có một câu hỏi có nhiều người ưu tư: Xã hội sinh ra con người hay con người sinh ra xã hội? Một hệ thống Văn Hóa khác du nhập vào một xã hội có làm thay đổi bản chất truyền thống và hiện trạng của xã hội đó hay không? Nơi trang 183, dòng 3, Gs đã viết: "Văn Hóa làm nên con người bởi khi sinh ra trong xã hội văn hóa nào thì con người sẽ được xã hội hóa (socialized) vào trong xã hội, văn hóa đó. Xin giáo sư cho biết ý kiến về miền đất và con người Đồng Nai - Cửu Long hiện nay ra sao?

7/ LKT: - Câu hỏi cuối: LKT trong lần đi lễ miễu Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc, bản thân lên tận đỉnh núi Sam chiêm ngưỡng tảng đá bằng phẳng nơi Bà Chúa Xứ ngồi nhìn về phương Bắc cố đô Huế, bổn báo có lân la hỏi chuyện dân bản địa về tung tích Bà Chúa Xứ, vào đền thờ Bà không được chụp hình, nhưng ngắm linh tượng Bà khuôn mặt có nước da ngăm ngăm (người Nam gọi là da bánh mật); phải chăng "huyền thoại" Hoàng hậu Sam Đát (trang 155 dòng 3) chính là Công chúa Ngọc Vạn đã "Miên hóa" để "lấy đất" cho nước Việt, mà người dân khai hoang Nam bộ tôn thờ Công chúa Ngọc Vạn vì húy kỵ nên gọi chệch đi là Bà Chúa Xứ?

Kính mời quý bạn đọc xem tiếp số báo tới. (VH)

03 Tháng Bảy 2016(Xem: 13678)
Biển xanh biển sâu Formosa: TTO - Từ việc giải quyết thảm họa cá chết ở các tỉnh miền Trung Việt Nam, chúng ta cần nhìn thấu đáo cả hai khía cạnh: “vượt qua sự cố” và “lớn lên từ thất bại”.
30 Tháng Sáu 2016(Xem: 14979)
Sau nhiều ngày chờ đợi, thủ phạm gây cá chết hàng loạt ở miền Trung được công bố với kết quả không bất ngờ: Formosa! Kết quả này được công bố ngày 30-6, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 13650)
"Kết quả cho thấy có tới hơn 90 nội dung cần sửa đổi. “Không thể tin được một bộ luật quan trọng được gần 500 ĐBQH bấm nút thông qua lại mắc phải những sai sót nghiêm trọng như vậy”
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 14424)
Ghi nhận các dữ kiện hiện nay vụ CASA-21 Thượng tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, cho biết sau khi tìm thấy hộp đen, Airbus sẵn sàng hỗ trợ phân tích dữ liệu tìm nguyên nhân vụ tai nạn (đem sang Madrid - Tây Ban Nha).
26 Tháng Sáu 2016(Xem: 13719)
Vịnh Bắc Bộ 6/2016 vẫn tiếp tục "bao trùm bí ẩn" "Hiện nay, các lực lượng chức năng đang tiếp tục tìm kiếm hộp đen cũng như những vật thể liên quan đến máy bay CASA-212 và Su 30-MK2"
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 13305)
Tầu khựa thượng cờ đỏ ở Hoàng Sa "Hôm nay, 22/06/2016, báo chí Nhà nước Trung Quốc loan tin là nước này sẽ mở các chuyến du lịch thường xuyên đến quần đảo Trường Sa".
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 13852)
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ 6/2016
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 14535)
"BBC theo một chuyến du lịch của Trung Quốc ra quần đảo Hoàng Sa, được Bắc Kinh bắt đầu tổ chức từ ba năm qua".
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 17303)
Diễn tiến SUKHOI, CASA lâm nạn; vài giả định; tạm dừng tìm kiếm SU-30; Airbus nhập cuộc tìm CASA. - Bộ quốc phòngVN: "Tạm dừng tìm kiếm SU-30; Airbus nhập cuộc.
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 16938)
"Vừa rồi ở hội nghị Singapore với tọa đàm ba bên Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Về phần quan hệ Việt Trung, tôi có nói rằng chúng tôi là “ba không” đấy nhưng mà có “một có”. Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 21870)
Diễn tiến Su-30, CASA-212 "lâm nạn" và vài giả định
14 Tháng Sáu 2016(Xem: 16037)
NGUYỄN QUANG DY: - Từ đám cháy Bình Dương và Vũng Áng. - Đến biểu tình “cá cần biển sạch, dân cần minh bạch”. - Hiện tượng Tạ Bích Loan và Tôn Nữ Thị Ninh. - Và những chuyện lạ khác… - Hệ quả không định trước. - 'Đổi mới thể chế hay là chết'. XEM THÊM: - Đại sứ TEd Osius lên tiếng về vụ cá chết và vụ ông Bob Kerrey
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 16157)
Ảnh trái: Bà Tôn nữ thị Ninh; ảnhphải: Chủ tịch Hội đồng Tín thác Đại học Fulbright Việt Nam Bob Kerrey đón nhận quyết định thành lập trường từ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong. Bà Đàm Bích Thủy (thứ hai bên phải), tân Hiệu trưởng FUV. Ảnh: Trung Dũng / nguoidothi.vn.
09 Tháng Sáu 2016(Xem: 13493)
"đây là đất nước của họ [phía Việt Nam] và là quyết định của họ".
07 Tháng Sáu 2016(Xem: 13549)
- Bộ trưởng Ashton Carter: “Dựng lên Vạn lý Trường thành của tự cô lập” - Đô đốc Tôn Kiến Quốc: "Trung Quốc sẽ không bị cô lập" - Việt Nam có nhiều cuộc tiếp xúc song phương; Tướng Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu đoàn VN tham dự Shangri-La gặp riêng Thượng nghị sĩ McCain. - Thứ trưởng Bộ Công An Bùi Văn Nam dẫn đầu đoàn công an tham dự Shangri-La 2016.
05 Tháng Sáu 2016(Xem: 14101)
"Trả lời câu hỏi về các hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông, Tướng Vịnh cho rằng mọi hoạt động quân sự hóa trên Biển Đông của tất cả các nước cần cân nhắc rất kỹ vì nếu không kiềm chế, thì đến một lúc nào đấy các hoạt động quân sự sẽ nhiều lên, dẫn đến xung đột, va chạm, tạo ra những tình huống bất thường không kiểm soát được".