Điêu tàn hệ sinh thái đa dạng đáy biển Quảng Bình? / Phái đoàn Mỹ đi thăm Sơn Đòong

13 Tháng Năm 201612:04 SA(Xem: 14951)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU 13  MAY  2016

Điêu tàn! Đâu rồi hệ sinh thái đa dạng đáy biển Quảng Bình?

08/05/2016

Chùm ảnh được cắt ra từ những clip mà các phóng viên và ngư dân thực hiện (không thấy cơ quan chức năng và các nhà khoa học làm việc này). Bộ ảnh này này không thể nói là cuộc sống đáy biển Quảng Bình tươi đẹp ngay lúc này. Phải đau đớn thừa nhận điều đó để những ai có lạnh lùng đến mấy cũng phải hiểu điều đó.

Không một bóng dáng con cá nào, không một bóng dáng con cua nào, không một dấu hiệu đàn cá nào có thế hồi sinh sau thảm họa cá chết vừa rồi ở biển xã Quang Phú, thành phố Đồng Hới.

Đâu rồi hệ sinh thái đa dạng?. Đó là câu hỏi mà người dân muốn có câu trả lời rõ ràng. Cá chết đã ba đợt, vậy ai đã giết cá? Ai đã giết biển? Ai đã gây ra tai họa này?

Chùm ảnh được cắt ra từ những clip mà các phóng viên và ngư dân thực hiện:

image012

Ngư dân Quang Phú cho biết, trước khi có thảm nạn môi trường biển, dưới rạn san hô khoe nhiều màu sắc, vô số đàn cá bơi lội đông đúc, chúng đi nườm nượp hơn cả trẫy hội. Cua tôm, cá lớn, cá nhỏ, phù du bình an chung sống. Nay chúng hoang vắng đến điêu tàn. Chốn này không thể nói là đã an toàn, bởi màu nước nhờ nhờ, nhừa nhựa, mùi tanh của các loài đã phân rữa phát tán vào nước, những màu kết tủa lắng xuống đầy cảnh báo bất trắc.

Điêu tàn!.Biển không còn sinh khí, không cả phù du, tảo …làm sao cá tôm sống được và con người cũng sẽ ngắc ngoải theo. (PH)

+++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

“Chắc ông Obama sẽ ghen tỵ vì không thể thám hiểm Sơn Đoòng”

 (GDVN) - Đó là câu nói hài hước của ông Tom Malinowski, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ khi chuẩn bị tham gia chuyến du lịch thám hiểm hang Sơn Đoòng (Quảng Bình).

Sáng 11/5, Đại sứ các nước Cộng hòa Czech, Argentina, Thụy Điển, Anh, Italia, Australia, Vụ trưởng Vụ văn hóa đối ngoại và UNESCO (Bộ Ngoại giao) Phạm Sanh Châu, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ - Tom Malinowski và Á hậu Dương Trương Thiên Lý đã đến Quảng Bình để tham gia chuyến du lịch thám hiểm hang Sơn Đoòng, hang động lớn nhất thế giới.

Ông Tom Malinowski, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ được giới thiệu đi thay cho Đại sứ Mỹ - ông Ted Osius vì ông không thể tham dự do điều kiện công việc.

image013

Ông Tom Malinowski, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ: “Tổng thống Obama sẽ cảm thấy ghen tỵ với chúng tôi vì không thể thực hiện được chuyến thám hiểm Sơn Đoòng lần này” (Ảnh: Hải Sâm)


Tại cuộc gặp gỡ, Tom Malinowski cho biết, ông đã chuẩn bị rất lâu cho chuyến thám hiểm lần này.

Một vài ngày nữa, Tổng thống Obama sẽ đến Việt Nam. Tổng thống luôn muốn được đến thăm nhiều đất nước. Chắc ông ấy sẽ cảm thấy ghen tỵ với chúng tôi vì không thể thực hiện được chuyến thám hiểm Sơn Đoòng lần này.

Ngay khi về Mỹ, tôi sẽ cho các đồng nghiệp của mình ở Nhà Trắng xem những bức ảnh được chụp ở Sơn Đoòng, mọi người sẽ ghen tỵ với tôi lắm đây
”, Tom Malinowski hài hước nói.

Bà Camilla Mellander, Đại sứ Thụy Điển cũng chia sẻ, bà đã từng đến Quảng Bình và tham gia một số chuyến du lịch trải nghiệm. Còn với Sơn Đoòng, bà biết đến hang động này sau khi xem hình ảnh và thước phim của một phóng viên. 

Tôi đã rất ấn tượng và tin rằng, đây mới là chuyến đi có một không hai trong cuộc đời”, bà Camilla Mellander nói.

image009

Đoàn thám hiểm đã đặt chân đến Quảng Bình sáng 11/5 (Ảnh: Hải Sâm)

Các Đại sứ cho biết, sẽ làm những gì tốt nhất để quảng bá cho du lịch Quảng Bình nói riêng và Việt Nam nói chung.

Tại buổi gặp gỡ, ông Trần Tiến Dũng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, từ khi hang Sơn Đoòng được đưa vào khai thác đến nay (từ năm 2013), số người được khám phá chưa đến con số 1000.

Những vị khách lần này là một trong 1000 người đầu tiên thám hiểm hang động lớn nhất thế giới này.

Các vị nằm trong số 1000 người đầu tiên thám hiểm Sơn Đoòng, con số này thậm chí còn nhỏ hơn số lượng những người đặt chân lên vũ trụ”, ông Dũng nói. 

Được biết, để chuẩn bị cho cuộc thám hiểm này, đoàn thám hiểm đã phải trải qua các đợt thẩm định về sức khỏe, trau dồi kinh nghiệm du lịch mạo hiểm và đi rừng.

Sáng 12/5, đoàn đại sứ sẽ chính thức lên đường thám hiểm hang Sơn Đoòng./

Thủy Phan  12/05/16

05 Tháng Mười 2016(Xem: 14032)
Cảng Cam Ranh chụp ngày 17/8/16. Ảnh minh họa
29 Tháng Chín 2016(Xem: 13511)
- Tại họp báo ở Hà Nội ngày 29/9, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay tiết lộ ông Duterte đã bàn về vấn đề Biển Đông khi gặp Chủ tịch Trần Đại Quang. - Tin mới nhất từ trang rappler.com cho biết, phía Philippines cho rằng đàm phán song phương với Trung Quốc là cần thiết, nhưng có vẻ phía Việt Nam hướng về đàm phán đa phương trong vấn đề Biển Đông.
27 Tháng Chín 2016(Xem: 12845)
VH: Từ Hiệp định Paris 1973 đến Phán quyết PCA 12/7/2016: "Sau chiến tranh VN là Philippines?" Trước báo giới, ông Rodrigo Duterte phát biểu : « Tôi thật sự không muốn cắt đứt quan hệ với Hoa Kỳ nhưng tôi sẽ lập thêm liên minh mới với Trung Quốc và ông Medvedev (thủ tướng Nga) đang chờ chuyến thăm của tôi ». Ông nói tiếp : « Tôi đang trên đường vượt qua lằn ranh giới hạn trong quan hệ giữa tôi và Hoa Kỳ. Đây là điểm quyết định, không lùi lại được ».
27 Tháng Chín 2016(Xem: 13171)
* Tổng Thống Philipines Duterte sẽ thảo luận với VN về Biển Đông Nam Á ra sao? * Ngoại trưởng Mỹ John Kerry họp với các Ngoại trưởng ASEAN ở New York về những gì? Hải đồ bàn cờ mặt trận biển nam Trung Hoa / biển Đông VN / biển Tây Phi / biển Malaysia-Brunei / biển Indonesia. VĂN HÓA MAP
15 Tháng Chín 2016(Xem: 13635)
Hậu chấn PCA - Philippines: Manila công nhận không có đủ phương tiện để đương đầu với các quốc gia cùng đòi hỏi chủ quyền trong vùng Biển Đông. Ngày 14/09/2016, điều trần trước Ủy ban Quốc phòng của Hạ viện về ngân sách quốc phòng cho năm 2017, bộ trưởng Philippines Delfin Lorenzana tuyên bố Manila chủ trương « giữ nguyên trạng » trong vùng biển Tây Philippines, nơi có tranh chấp chủ quyền với một số quốc gia trong khu vực. - Việt Nam: 11. Hai bên đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí tiếp tục tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”; 12. ủng hộ sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hoạt động chia rẽ “Đài Loan độc lập” dưới mọi hình thức, không phát triển bất kỳ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập t
14 Tháng Chín 2016(Xem: 15389)
"Tuần tra" phá "Thế trận" DIỄN BIẾN SỰ KIỆN LIÊN QUAN 1- 30/8 Bắc Kinh: Thường Vạn Toàn + Ngô Xuân Lịch ký bản ghi nhớ. XEM THÊM: Việt - Hoa: Ký kết "Nguyên tắc 3 điểm về Nam Hải" 2- 30/8 Singapore: Trần Đại Quang: "Phe nào cũng thua!". 3. 31/8 Ấn Độ: John Kerry: "Phán quyết PCA là cuối cùng và mang tính ràng buộc về pháp lý”. 4- 8/9 ASEAN-Lào: Obama: "Phán quyết PCA cuối cùng và ràng buộc pháp lý". 5- 12/9 Quảng Đông: Hải quân Nga-Hoa tập trận. 6- 13/9 Bắc Kinh: Tập Cận Bình "an ủi" Nguyễn Xuân Phúc. 7- 13/9 Manila: Duterte: "Mỹ hãy rút cố vấn về nước / Phi không tuần tra chung với quân ngoại quốc". 8- 16/9 Tokyo: Mỹ - Nhật tuần tra. 9- 17/9 Quảng Đông: Nga-Hoa tiếp tục tập trận 'chiến lược". 10- 19/9 Quảng Đông: "Tập trận" phá "Thế trận" Mỹ-Nhật. 11- 21/9 Manila: Duterte đứng giữa "Tập trận" và "Thế trận". XEM THÊM: - Tầu ngầm, lực lượng chiến lược. XEM THÊM: - Tiên đoán về bãi Cỏ Mây. XEM THÊM: - W. DC. Hillary Clinton "Từ chối TPP". XEM THÊM: - TPP: VN nín thở
09 Tháng Chín 2016(Xem: 13199)
"Các nhân vật đấu tranh dân chủ mà tổng thống Pháp mong muốn Việt Nam trả tự do bao gồm một nhà hoạt động theo Công giáo, một blogger, một người vận động quyền đất đai và một nhà đấu tranh để thành lập phong trào đối lập." theo AFP.
06 Tháng Chín 2016(Xem: 15984)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20 Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm nay 05/09/2016 gọi nguyên thủ Hoa Kỳ Barack Obama là « đồ chó đẻ », thề rằng sẽ không để cho nhà lãnh đạo Mỹ khiển trách về vấn đề nhân quyền khi gặp gỡ tại Lào.