Biển Đông và tư thế Việt Nam hiện nay

26 Tháng Sáu 201611:58 CH(Xem: 13777)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 27  JUNE 2016

Biển Đông và tư thế Việt Nam hiện nay


image009

Image caption Philippines đã đệ đơn kiện Trung Quốc vào 22/1/2013 trước Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc về “Thẩm quyền trên các vùng biển của Philippines đối với Biển Tây Philippines”

Mấy ngày nay, dư luận lại một lần nữa bị khuấy động về việc Philippines kiện Trung Quốc ở tòa quốc tế, và vì vụ kiện này sắp có phán quyết, mà theo dư luận đánh giá là “sẽ có lợi cho phía nguyên đơn là Philippines”.

Trong bối cảnh đó, Trung Quốc càng tăng cường sức ép lên chính quyền Philippines và đe dọa quân sự. Ngược lại, trong vai trò đồng minh quân sự và có hiệp ước thủ hộ Philippines, Mỹ điều thêm hàng không mẫu hạm vào Biển Đông cũng như khẳng định sẽ bảo vệ nếu Philippines “bị tấn công”.

Cần thấy là theo nhiều nhà nghiên cứu, chưa bao giờ Mỹ điều động nhiều quả đấm chiến thuật - hàng không mẫu hạm - như lần này, đến các khu vực có tranh chấp và có khả năng va chạm vũ trang.

Cùng bị ảnh hưởng bởi chính sách bành trướng của Trung Quốc như Philippines là Việt Nam, và vì là công dân Việt Nam, nên tôi chú trọng bình xét chuyện Việt Nam.

Việt Nam và ASEAN

Phán quyết của tòa quốc tế trong vụ Trung Quốc-Philippines sẽ là một bước ngoặt quan trọng với tình hình tranh chấp Biển Đông về sau nên một sự đánh giá toàn diện, tổng hợp lúc này để tất cả cùng nhìn rõ là hết sức cần thiết.

Trong bối cảnh là một nước nhỏ yếu và nội lực chưa đủ mạnh để bảo vệ chủ quyền vốn có ở Hoàng Sa-Trường Sa, Việt Nam chọn lựa quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông cũng như tìm kiếm một sự đoàn kết từ ASEAN để đề kháng Trung Quốc là một việc có thể hiểu được.


image011

Image caption TQ tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông dựa trên bản đồ 'lưỡi bò'

Tuy nhiên, e rằng lựa chọn này còn thiếu tính khả thi trong bối cảnh khối ASEAN rời rạc, thiếu đồng nhất vì lợi ích riêng của từng quốc gia ở Biển Đông là khác nhau, chưa kể chính sách đối ngoại của từng quốc gia cũng khác nhau.

Sự kiện hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN vừa qua rút lại tuyên bố chung về Biển Đông vào giờ chót là một bằng chứng cho thấy nỗ lực này của Việt Nam đã không mang lại nhiều kết quả.

Vì Trung Quốc cần chiếm Biển Đông để giữ cân bằng cho việc mất kiểm soát eo biển Malacca, nên gần như chỉ có các nước ở khu vực Malacca trong khối ASEAN là có lợi ích trong việc chống bành trướng từ Trung Quốc. Đó là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore.

Các quốc gia khác như Thái Lan, Campuchia, Lào, Brunei, Myanmar hầu như không thiết tha trong việc này, vì họ hầu như chẳng bị ảnh hưởng gì nếu Trung Quốc thành công trong kế sách đường chín đoạn, nên việc họ thờ ơ và đôi khi ngả về Trung Quốc nếu được cho thêm lợi ích là điều dễ hiểu.

Họ chỉ phản ứng lại khi Trung Quốc đe dọa trực tiếp đến chủ quyền của họ, điển hình như Campuchia.

Còn lại, dĩ nhiên họ theo Trung Quốc vì lợi ích của Trung Quốc với các nước đó lớn hơn bất kỳ lợi ích nào của một nước trong ASEAN, như Việt Nam, có thể mang lại cho họ. Chúng ta đã học được nhiều bài học từ phản ứng của Thái Lan, Malaysia, Campuchia lâu nay.

Do đó, tôi tổng kết là Việt Nam chỉ có khoảng 3-4 quốc gia trong ASEAN có thể coi là đồng minh trong tranh chấp Biển Đông, còn lại thì không hi vọng gì nhiều.

Việc dựa vào ASEAN để “kháng Trung” coi như chỉ thành công được một phần ba, e rằng hơi ít.


image013

Image copyright Reuters Image caption Cuộc họp các ngoại trưởng khối ASEAN đã rút lại tuyên bố chung về Biển Đông vào phút chót, hồi trung tuần tháng Sáu 2016

Việt Nam và Nga

Nga là nước có quan hệ lâu đời về lịch sử với Việt Nam từ thời kỳ Xô Viết.

Hiện nay Nga cũng là một quốc gia mà Việt Nam đang kỳ vọng có thể ủng hộ Hà Nội trong vấn đề an ninh khu vực. Chuyến đi đối ngoại đầu tiên mà tân thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lựa chọn là Nga cho thấy điều đó.

Tuy nhiên, tôi e rằng việc kỳ vọng vào Nga ủng hộ Việt Nam trong lúc này cũng khó khả thi. Quan hệ Nga-Trung đang được củng cố, và bằng chứng mới nhất là ngoại trưởng Nga đã có những phát ngôn “ủng hộ Trung Quốc” trong tranh chấp Biển Đông.

Chưa kể tình hình nước Nga lúc này cũng đã suy yếu, vì nội lực suy yếu, ảnh hưởng và tiếng nói của Nga lúc này trên quốc tế không còn như trước.

Đảng Cộng sản Nga không còn là đảng cầm quyền, nên quan hệ của hai đảng cộng sản Việt-Nga cũng không ảnh hưởng gì đến chính sách ngoại giao của Nga lúc này.

Thành ra dùng Nga như một đối trọng để hy vọng có thể làm giảm uy hiếp từ Trung Quốc trên Biển Đông theo tôi e rằng hiệu quả kém.


image015

Image copyright Getty Image caption Giới lãnh đạo của Nga trong những năm gần đây đã có các chuyến thăm Việt Nam

Việt Nam và Mỹ

Chuyến đi của Tổng thống Obama đến Việt Nam vừa rồi chỉ là một điều cần thiết cho việc phát triển quan hệ Mỹ -Việt, còn xa lắm nó mới có hiệu quả trong việc Mỹ “giúp Việt Nam bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông”.

Về tư, Mỹ không có lợi ích cũng như cơ hội có chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông, nên Mỹ không có động cơ riêng cá nhân trong việc ủng hộ một phe nào đó trong tranh chấp ở vùng biển này.

Về công, quan hệ Việt –Mỹ chưa có đủ hành lang pháp lý để hậu thuẫn quân sự bảo vệ như quan hệ Mỹ-Philippines. Mỹ là nước thượng tôn pháp trị, nếu Mỹ muốn đưa quân bảo vệ Việt Nam, giữa hai nước cần ít nhất một hiệp ước quân sự làm cơ sở pháp lý để chính phủ Mỹ hành động.

Về liên minh địa-chính trị để cùng chia lợi ích, vì Obama không nhận được 21 phát đại bác như Tập Cận Bình ở Việt Nam, nên Mỹ cũng chưa thể coi Việt Nam là quan hệ anh em như Mỹ-Israel để mà ra tay giúp.

Do đó, nếu Việt-Trung xảy ra va chạm lúc này trên Biển Đông, Mỹ chỉ có thể ngồi nhìn, và hô hào “stop, stop” là chính.

Khi đó, vì nhỏ yếu hơn, khả năng Việt Nam mất hết các khu vực còn lại ở Trường Sa là chuyện dễ thấy.


image017

Image copyright JIM WATSON AFP GETTY Image caption Tuy được đón tiếp nồng nhiệt tại Việt Nam, nhưng ông Obama đã không được nghênh đón với loạt 21 phát đại bác như ông Tập Cận Bình

Việt Nam và Trung Quốc

Vì Trung Quốc đã chiếm hẳn Hoàng Sa từ 1974, và nhiều đảo ở Trường Sa từ năm 1988 bất chấp tình hữu nghị giữa hai đảng cộng sản Trung –Việt, nên chúng ta cần dẹp bỏ hi vọng vì “16 vàng 4 tốt” mà Trung Quốc sẽ dừng lại trong việc lấn chiếm thêm.

Tuy nhiên, việc giữ tấm mặt nạ hữu nghị Trung-Việt để giảm sức ép nội bộ trong hai nước là cần thiết, nên Trung Quốc dù hô hào to lớn thế nào, họ vẫn sẽ hết sức tránh việc chủ động nổ súng trước khi Việt Nam nổ súng.

Và vì Việt Nam khó chủ động va chạm trước, nên tình hình vẫn sẽ như lâu nay là Trung Quốc âm thầm bành trướng chiếm lãnh hải và không phận, vốn thuộc về Việt Nam, ở Biển Đông.

Trung Quốc sẽ dùng tàu chiến, tàu cá, máy bay… để bao vây, cô lập tiếp tế ở các đảo mà Việt Nam còn chiếm giữ, dẫn đến Việt Nam phải từ bỏ.

Chưa kể Trung Quốc đang và sẽ tiếp tục tung “hạm đội dân quân” tàu đánh cá có vũ trang, trá hình dân sự, để tung hoành và độc chiếm ở Biển Đông, ngăn chặn các tầu đánh cá của ngư dân Việt Nam.

Sau đó, Trung Quốc chỉ việc lý luận rằng do Việt Nam tự từ bỏ chứ Trung Quốc không đánh chiếm vũ trang, và thế là Việt Nam mất nốt những gì còn lại.

Qua thực tế từ 1974 đến nay, tôi e rằng Trung Quốc có đủ máy bay và tàu chiến để thực thi kế hoạch này.


image018

Image copyright XINHUA Image caption TQ hồi đầu 2016 đã cho tiến hành một số chuyến bay dân sự ra sân bay nhân tạo xây trên Bãi Chữ Thập ở Biển Đông

Giải pháp ngắn và trung hạn

Việc khởi kiện Trung Quốc thì có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng cá nhân tôi vẫn nhớ lời phát ngôn của Hồng Lỗi, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc trước đây, lúc đó tại Việt Nam nổ ra nhiều cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc (giai đoạn 2007-2008).

“Chúng tôi nhận thấy chính quyền Việt Nam có những tuyên bố khác nhau vào các thời điểm khác nhau,” ông Hồng Lỗi đã nói thế khi nhận định về chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa-Trường Sa.

Tôi e ngại rằng những điều ẩn sau phát ngôn này có thể gây bất lợi cho Việt Nam khi kiện Trung Quốc. Nên giải pháp khởi kiện cần cân nhắc cẩn thận.

Thiết lập liên minh phòng thủ với Philippines là điều có thể và cần làm ngay.

Với vị trí chiến lược của cảng Subic của Philippines, cảng Cam Ranh của Việt Nam, đảo Phú Quốc ở Vịnh Thái Lan, các nước có thể hình thành tam giác phòng tuyến hải-không quân án ngữ Trung Quốc bành trướng ra thêm, giữ vững ưu thế ASEAN ở Malacca, để có thêm điều kiện lôi kéo các nước trung lập còn lại trong khối này.

Hiện nay ba nước Indonesia-Malaysia-Singapore đang liên kết lại là một thuận lợi theo chiều hướng này.

Nên tạo cơ chế đấu tranh nhân dân, khuyến khích, hỗ trợ ngư dân Việt Nam khởi kiện tàu Trung Quốc khi có va chạm dẫn đến thiệt hại người và của trái luật quốc tế, và thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao Việt-Trung.

Bài học của Nhật Bản trong quan hệ Nhật-Mỹ sau 1945 nên và cần được áp dụng cho quan hệ Việt-Trung hiện nay, khi dân chúng Nhật ngày ngày biểu tình “chống Mỹ” trong khi chính phủ Nhật vẫn đi gặp Mỹ xin viện trợ và thiết lập cơ chế đồng minh.

Chính quyền Việt Nam nên cho phép dân chúng biểu tình khi Trung Quốc có hành động bành trướng phi pháp, còn việc quan hệ hữu nghị Việt Trung vẫn duy trì là việc khác của đảng.

Về đối ngoại, ngoài Nga, chính phủ Việt Nam cần củng cố quan hệ quân sự-đối ngoại với các quốc gia tuy chưa bằng Mỹ nhưng có sức mạnh và không ủng hộ Trung Quốc như Ấn Độ, Nhật, Úc..., nhất là những quốc gia có lợi ích bị tổn hại khi Trung Quốc có thể mạnh lên.

Cũng còn nhiều giải pháp khác, nhưng trong phạm vi bài viết này, tôi không đi vào chi tiết.

Rất đáng tiếc, với sự kiện những máy bay bị nạn vừa qua, theo tôi, với việc từ chối đề nghị từ Mỹ hỗ trợ trong việc tìm kiếm các máy bay bị nạn, cũng như chậm công bố thông tin từ chính quyền đã làm quần chúng hoài nghi "có yếu tố Trung Quốc" trong đó.

Nếu từ bây giờ chúng ta không có những hành động thiết thực mà chỉ ngồi phản đối và hô hào suông, mai này con cháu chúng ta dựa vào cái gì, có sức mạnh gì để có thể đòi lại Hoàng Sa-Trường Sa?

Nguyễn An Dân Gửi tới BBC từ TPHCM

BBC 23 tháng 6 2016

Bài viết phản ánh văn phong và quan điểm của riêng tác giả, hiện đang sống tại TP HCM.

28 Tháng Năm 2015(Xem: 17091)
"Về mặt luật pháp quốc tế học giả Jeffrey Bader lưu ý, 7 rặng san hô, bãi đá ngầm mà Trung Quốc (xâm lược, chiếm đóng bất hợp pháp của Việt Nam từ 1988, 1995 đến nay) đang xây dựng bồi lấp không được hưởng bất kỳ quy chế nào về vùng lãnh hải 12 hải lý chứ chưa nói tới vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982..." "Tổng thống thường xuyên đề cập đến đến tầm quan trọng của an ninh trên Biển Đông. Điều này đặc biệt quan trọng đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ"./
26 Tháng Năm 2015(Xem: 19137)
"Một tờ báo của nhà nước Trung Quốc hôm nay nói chiến tranh là "không thể tránh khỏi” giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông ..." The National Interests: "Làm thế nào để khẳng định quyền tự do đi lại trên biển, và quyền sử dụng không phận trên các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, dựa trên Công ước Quốc tế về Luật Biển mà Hoa Kỳ tuân thủ, nhưng không ký kết, trong khi ngược lại, Trung Quốc ký kết nhưng lại không tuân thủ." "Phản ánh những lo ngại sâu sắc của Hà Nội, Việt Nam có thể bị kẹt giữa hai lằn đạn, nếu chiến tranh bùng nổ." "154 phi đạn Tomahawk có khả năng phá hủy "căn cứ không quân" trên đảo Chữ Thập chỉ trong vài phút."
24 Tháng Năm 2015(Xem: 16552)
Hôm qua, 21/05/2015, Hải quân Mỹ đã cho công bố hai cuộn băng video và băng thu âm cuộc khẩu chiến giữa Hải quân Trung Quốc và máy bay tuần tra Mỹ P8-A Poseidon xẩy ra hôm trước, ngày 20/04/2015/, trên không phận các hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông. Hải quân Trung Quốc đã tám lần yêu cầu máy bay Mỹ rời khỏi khu vực. Phi công Mỹ trên máy bay do thám đáp lại đó là không phận quốc tế, nhưng Hải quân Trung Quốc vẫn tiếp tục xua đuổi máy bay Mỹ.
24 Tháng Năm 2015(Xem: 18172)
"Trung tướng David Berger, người chỉ huy TQLC Viễn chinh số 1 tại Camp Pendleton, cho biết hầu hết các quốc gia tham dự cuộc tập trận đổ bộ đang tìm cách tăng tốc độ mua lại kỹ năng đổ bộ. Các quốc gia - hầu hết trong số họ -. Đang ở trong giai đoạn đầu của việc phát triển năng lực, họ không muốn mất 50 năm để phát triển; Vì vậy, cách tốt nhất để làm điều đó là để đi học hỏi từ người khác." HONOLULU MAY 19/15 (AP)
19 Tháng Năm 2015(Xem: 17195)
Trong 22 chiến hạm có 2 Hàng Không Mẫu Hạm USS George Washington và USS Carl Vinson và một Hàng Không Mẫu Hạm lớp đổ bộ USS Bonhomme Richard.
17 Tháng Năm 2015(Xem: 21115)
VNTB: Ngày 13/5/2015, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam - Ted Osius - lại xuất hiện. Lần này, phát ngôn của ông phát ra trên làn sóng Đài tiếng nói VN (VOV). Nội dung cuộc trả lời phỏng vấn xoay quanh kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ và tương lai Mỹ - Việt. Song chi tiết có lẽ được dư luận đặc biệt chú ý trong bài trả lời phỏng vấn của Ted Osius không ngoài vấn đề: 'Chúng tôi sẽ đón tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng với những nghi thức cấp cao nhất'.
14 Tháng Năm 2015(Xem: 17672)
Trong cuộc họp báo ngày 14 tháng 5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói: "Các cơ quan chức năng của Việt Nam đang theo dõi chặt chẽ hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc và có những hoạt động chuẩn bị để sẵn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra trên biển." Ông Bình cũng cho biết giàn khoan hiện nằm ngoài vùng biển của Việt Nam.
12 Tháng Năm 2015(Xem: 16904)
"Một trận động đất mạnh xảy ra ở phía đông Nepal, gần Đỉnh Everest, hai tuần sau khi hơn 8.000 người thiệt mạng vì một trận động đất khác. "Trên cả khu vực, có ít nhất 42 người chết ở Nepal, Ấn Độ và Tây Tạng sau cơn động đất mới nhất xảy ra gần thị trấn Namche Bazar, gần núi Everest, các báo Anh loan tin. "Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) nói trận động đất mạnh 7.3 độ."
10 Tháng Năm 2015(Xem: 24665)
LTS: Trong bài Văn Hóa phỏng vấn Gs Lê Xuân Khoa "post" lên mục TIN NÓNG trang nhất báo Văn Hóa mấy ngày vừa qua, tòa soạn nhận được nhiều phản hồi của quý bạn đọc. Chúng tôi có trao đổi với Gs Lê Xuân Khoa và cả hai đều nhận thấy các phản hồi đó rất đúng vì đã có nhiều sai sót lỗi đánh máy, lỗi chính tả và văn phong câu đoạn; do đó, sau khi ra soát, tòa soạn và Gs Khoa cần phải bổ túc bài phỏng vấn cho mạch lạc,hoàn chỉnh. Chúng tôi hy vọng sẽ đáp ứng yêu cầu của quý bạn đọc và trân trọng cáo lỗi vì những sai sót trong bài trước. (VH)
26 Tháng Tư 2015(Xem: 19937)
Vì sao "Chính Hà Nội đã khởi xướng ý kiến thành lập một hiệp định đối tác chiến lược Việt-Phi, và còn đề nghị mở một cuộc họp song phương trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh ASEAN? ... "Vì lịch trình của Tổng thống Aquino không thể thực hiện chuyến thăm tới Việt Nam trong tháng này, Bộ Ngoại giao Philippines đang thu xếp để ký vào tháng 5 hoặc tháng 6!"
23 Tháng Tư 2015(Xem: 18116)
Chiến dịch Balikatan 4/2015 (Vai kề Vai) thao dợt trận mạc ở đảo Luzon cách bãi đá cạn Scarborough 220 km về phía biển Tây Philippines. Cùng một lúc, ngoại ô Manila tập trận "tái chiếm đảo". • Tổng thống Philippines Aquino báo động: "Chiến tranh đã gần kề Biển Đông". • Chuyên gia Nga: "Đông Nam Á đang tiến dần đến chiến tranh".
21 Tháng Tư 2015(Xem: 16415)
(xem chi tiết ở mục BIỂN ĐÔNG FORUM) * Mỹ-Nhật: bàn chiến lược đối phó. * Phi: VN đề nghị họp đối tác. * TQ: "Không cản nổi đâu!". * Báo Đức: "Đá hóa đảo" chẳng thiệt hại ai. * Báo TQ: Philippines là “đứa trẻ ngoan phục tùng Mỹ”.
19 Tháng Tư 2015(Xem: 16847)
I. Quần đảo Hoàng Sa nguyên trạng biến dạng. (Bài 1) XEM CHI TIẾT: - mục BIỂN DÔNG FORUM.
16 Tháng Tư 2015(Xem: 18677)
* Thái độ của các Tư lệnh Mỹ đối với Đông Nam Á. * TQ bồi đắp diện tích đảo, xây phi cảng-hải cảng, lập vành đai hỏa lực từ bãi Chữ Thập - Châu Viên - Gạc Ma - Vành Khăn tới Scarborough. * Thái độ của các quốc gia Đông Nam Á (xem mục Châu Á). * Phán quyết sắp tới của La Haye về vụ kiện của Philippines (xem mục Diễn Đàn).
14 Tháng Tư 2015(Xem: 24370)
* Hoa kỳ cử Bộ trưởng Quốc phòng đến Châu Á; cử Tư lệnh Hải quân đến Đà Nẵng. * Báo TQ công kích VN ngay sau chuyến thăm của ông Trọng. * Báo Mỹ: Đánh Việt Nam, Trung Quốc sẽ va phải địa đạo dưới biển. * Hội nghị Quốc tế về tranh chấp Biển ở Manila: Văn Hóa phỏng vấn Thạc sĩ Hoàng Việt và Ls Trịnh Hội. XEM THÊM: Bài viết của Tâm Việt. Mời quý bạn đọc theo dõi loạt bài trong mục Tin Nóng trang trong. (*) tựa của Văn Hóa.
12 Tháng Tư 2015(Xem: 22583)
* Bộ trưởng Hải quân Ray Mabus đến tận Đà Nẵng thị sát, ủy lạo sĩ quan thủy thủ.* Khu trục hạm tên lửa của Hạm đội 7 sẵn sàng "cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển" (CUES).* Hải quân Đại tá Hạm trưởng Lê Bá Hùng: "Việt Nam trong trái tim tôi." “Tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth (LCS 3) hiện nay đã được biên chế cố định tại Hạm đội 7" ... "Ngoài hai tàu Fitzgerald và Fort Worth, các đơn vị Hoa Kỳ khác tham gia đợt giao lưu lần này bao gồm lực lượng Đặc nhiệm 73, Biên đội tàu khu trục số 7, Trung tâm Hoạt động Cứu hộ Dưới nước tại San Diego, Đơn vị cơ động rà phá vật liệu nổ số 5 và Ban nhạc Hạm đội 7 "Orient Express".
09 Tháng Tư 2015(Xem: 16861)
"Tiếp tục phát huy tốt vai trò của Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt - Trung." “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”; Cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ có hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trên cơ sở hiệp thương thống nhất, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định ở Biển Đông." "Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan." “Hiệp định về hợp tác dẫn độ giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”;“Thỏa thuận về các vấn đề về thuế đối với Dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.” Do tính thời sự cấp bách về chuyến đi Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng, Văn Hóa xin gác lại 1 kỳ về Hội nghị Quốc tế Manila. Trân trọn
07 Tháng Tư 2015(Xem: 24036)
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Roilo Golez: "Thực ra tôi không chống đối vấn đề này, (đổi tên biển) nhưng mà làm sao trong cái quá trình nào đó, một cái tiến trình nào đó, nó có thể tiến tới việc đó được, đó là cả một vấn đề". Gs Nguyễn Ngọc Bích: "Khi chúng tôi đề nghị đổi tên của "Biển Đông" thành "Biển Đông Nam Á" là để cho Quốc tế dễ chấp nhận hơn và các nước Đông Nam Á cũng dễ chấp nhận , ngay cả ông Carl Thayer cũng đứng lên nói ngay là ông ủng hộ đề nghị đó". XEM THÊM: Lê Hồng Anh đi "sứ" Bắc Kinh.
05 Tháng Tư 2015(Xem: 19824)
1/ Tiến sĩ Carlyle A. Thayer: Acquiescing to China’s Assertiveness in the South China Sea: U.S. and Australian Policies of Not Taking Sides. 2/ Tiến sĩ Phó Đề đốc Ota Fumio: Chinese Maritime Expansion: Strategy and Counter-measures (Summary) 3/ Tiến sĩ Sophie Boisseau du Rocher: The EU and the South China Sea Issue : wishful thinking or real added value? 4/ Học giả Bill Hayton: Mistranslation and misunderstanding – the unlikely origins of China’s ‘U-shaped line’ claim in the South China Sea. 5/ Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích: Toward a Peaceful Solution to The Conflict in The Southeast Asia Sea. 6/Tiến sĩ Trần Huy Bích: Giải thích việc phát hiện 5 tấm bản đồ cổ ở Đại học UCLA. 7/ Thạc sĩ Hoàng Việt: Institutions and methods for resolving maritime territorial disputes under international law. 8/ Tiến sĩ Phạm Cao Dương: Tác giả danh xưng biển "Đông Nam Á" góp ý về Biển Đông 2015. 9/ Thông cáo chung Hội nghị Quốc tế về Biển ở Manila: VIETNAM PHILIPPINES CIVIL SOCIETY - JOINT STATEME
02 Tháng Tư 2015(Xem: 19563)
MANILA (VH) - Gần 40 tham dự viên, quan sát viên, các tổ chức Xã hội Dân sự - Dân chủ, và các nhân vật nổi tiếng quốc tế đến tham dự, tham luận, hội thảo ngày "Hội nghị Quốc tế về Tranh chấp biển Đông Nam Á - International Conference on the Southeast Asia Sea Disputes" tại hội trường Ateneo Law School, Makati, thủ đô Manila, Philippines vào ngày 27 tháng 3, 2015.