"Thảm họa môi trường hay thảm họa chính trị?"

03 Tháng Bảy 20169:10 CH(Xem: 13763)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 04  JULY 2016

Lớn lên từ thất bại

02/07/2016

TTO - Từ việc giải quyết thảm họa cá chết ở các tỉnh miền Trung Việt Nam, chúng ta cần nhìn thấu đáo cả hai khía cạnh

 

: “vượt qua sự cố” và “lớn lên từ thất bại”.

Ở khía cạnh “vượt qua sự cố”, đó là sự nỗ lực của Chính phủ, các bộ ngành liên quan với ý thức trách nhiệm, và khả năng phối hợp thực hiện để giải quyết vụ việc bước đầu đã thành công.

Các bước tiếp theo cần theo dõi là công tác giải quyết bồi thường, giúp người dân và môi trường phục hồi sau thảm họa.

Còn ở khía cạnh “lớn lên từ thất bại” thì sao? Đây là một nội dung đặc biệt quan trọng để đánh giá khả năng lớn lên từ thất bại của một quốc gia, được đánh giá ở ba mức độ. Mức khởi đầu là “học hỏi từ thất bại”; mức thứ hai là “biến thất bại thành cơ hội thành công”; và mức cao nhất là “trỗi dậy từ thất bại”.

Một việc quan trọng trong nỗ lực “học hỏi từ thất bại” là thành lập một ủy ban đánh giá thấu đáo mọi nguyên nhân dẫn đến thảm họa trên ba khía cạnh: thể chế (luật pháp, chính sách và sự minh bạch), tổ chức (người đứng đầu, cơ chế điều hành, giám sát và báo cáo) và nhân lực (trình độ năng lực, ý thức trách nhiệm, điều kiện hỗ trợ).

Báo cáo này cần đưa ra kiến nghị với sự phản biện của toàn xã hội để Chính phủ nghiên cứu thực thi và áp dụng toàn quốc.

“Biến thất bại thành cơ hội thành công” thể hiện một bước đi lớn hơn trong nỗ lực lớn lên từ thất bại. Trong hướng đi này, chúng ta tạo nên một chương trình rộng khắp trong toàn dân, các doanh nghiệp và các cơ quan công quyền về nỗ lực bảo vệ môi trường.

Tất cả các khu công nghiệp và khu dân cư đều lắp đặt hệ thống quan trắc về chất lượng nước thải và không khí.

Thông tin này được cập nhật thường xuyên trên trang web của Ủy ban Bảo vệ môi trường quốc gia. Người dân có thể so sánh và đánh giá kết quả bảo vệ môi trường của các địa phương, các khu công nghiệp và các khu dân cư.

“Trỗi dậy từ thất bại” là mức cao nhất trong “lớn lên từ thất bại”. Nó không chỉ làm người dân hôm nay thấy một lòng cảm kích mà còn làm thế giới phải kinh ngạc. Nó sẽ để lại một dấu ấn lịch sử mà thế hệ hôm nay có thể tự hào.

Chẳng hạn, chúng ta có thể lập đặc khu kinh tế Hà Tĩnh với lựa chọn cán bộ ưu tú nhất có thể tìm được từ mọi nguồn với phẩm chất đặc trưng là tầm nhìn toàn cầu, phẩm chất hiến dâng, năng lực hành động.

Tận dụng lợi thế của cảng nước sâu Vũng Áng và khu công nghiệp này, chúng ta có thể biến Hà Tĩnh thành một trung tâm công nghiệp đẳng cấp hàng đầu châu Á về công nghệ, thân thiện môi trường và tiết kiệm năng lượng.

Kinh nghiệm Singapore với Khu công nghiệp hóa dầu Jurong cho thấy chỉ với 3.000ha, chính phủ có thể thu hút đầu tư để tạo ra một tổ hợp kinh tế hùng mạnh, xuất khẩu hàng trăm tỉ đôla và tạo một động lực mạnh mẽ cho công nghiệp hóa và bảo vệ môi trường.

Nỗ lực trỗi dậy sẽ giúp Việt Nam không chỉ mạnh hẳn lên về kinh tế mà cả về quốc phòng. Nó cũng là một thông điệp mạnh mẽ với nhân dân và thế giới rằng chúng ta là một dân tộc có khả năng vượt lên mạnh mẽ từ thất bại và thách thức./

PGS.TS VŨ MINH KHƯƠNG (Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, ĐHQG Singapore)
19 Tháng Mười Một 2017(Xem: 11408)
- Mỹ, Trung ký hơn 250 tỷ đô la hiệp định thương mại. - Tổng thống Trump hủy bỏ họp thượng đỉnh với 10 nước Asean. - Trung Quốc bắt đầu đàm phán xây dựng Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông. - Tân Hoa Xã : Trung Quốc-Việt Nam đạt ''đồng thuận'' về Biển Đông.
16 Tháng Mười Một 2017(Xem: 10801)
Hội nghị thượng đỉnh các nền kinh tế APEC 2017 đã kết thúc thành công tốt đẹp tại Đà Nẵng.
16 Tháng Mười Một 2017(Xem: 11042)
Việc trực tiếp nghe Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc lần lượt nêu chính sách với châu Á - Thái Bình Dương là cơ hội có một không hai.
14 Tháng Mười Một 2017(Xem: 12179)
Bước ngoặt lớn "Mặt trận Biển Đông"
14 Tháng Mười Một 2017(Xem: 13430)
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 12469)
Đà Nẵng: Hội nghị Thượng đỉnh VBS 2017
31 Tháng Mười 2017(Xem: 13280)
- Tổng thống Trump hủy bỏ họp thượng đỉnh với 10 nước Asean.
29 Tháng Mười 2017(Xem: 11860)
Ông Tập Cận Bình là người ra quyết định bồi đắp đảo và thành lập Tam Sa ở Biển Đông, theo bài xã luận trên tạp chí của Trường Đảng Trung ương của Đảng CS Trung Quốc.
29 Tháng Mười 2017(Xem: 16109)
- “Sau này nhất định tôi sẽ đưa các anh về với quê hương”