Nhân định của Gs Carlyle A. Thayer về VN và phán quyết của Tòa Trọng Tài

07 Tháng Bảy 20167:16 CH(Xem: 15315)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU  08  JULY 2016

Nhân định của Gs Carlyle A. Thayer:

Biển Đông : Việt Nam và phán quyết của Tòa Trọng Tài

image012

Trụ sở Tòa Án Trọng Tài Thường Trực, La Haye, Hà Lan(wikipedia.org)

Ngày 12/07/2016, Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye ra phán quyết trong vụ Philippines kiện các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Vậy Việt Nam sẽ phản ứng ra sao ? Sau đây là nhận định của giáo sư Carlyle A. Thayer, Học viện Quốc phòng Úc, khi trả lời các câu hỏi của báo giới, ngày 03/07.

1/ Theo giáo sư, Việt Nam theo dõi vụ kiện này ra sao?

Việt Nam theo dõi rất sát sao vụ kiện lên Tòa Án Trọng Tài La Hya. Trong vụ này, Việt Nam đã đệ trình lên Tòa một tuyên bố về các quyền lợi của mình và đã được phép gửi quan sát viên đến theo dõi các phiên điều trần. Việt Nam cũng đã chính thức tuyên bố là Tòa có thẩm quyền trong vụ kiện này.

Việt Nam cũng theo dõi xem các thủ tục này ảnh hưởng ra sao đến ổn định tại Biển Đông. Mọi đối đầu về chính trị-ngoại giao hoặc trên một lĩnh vực nào khác, sẽ có các tác động tiêu cực đối với môi trường an ninh trực tiếp của Việt Nam.

2/ Phán quyết của Tòa có hệ lụy ra sao đối với Việt Nam?

Các cuộc điều trần tại Tòa cho thấy tất cả các nước, dù lớn hay bé, đều có các quyền, chiểu theo luật pháp quốc tế. Việt Nam đã thăm dò khả năng kiện nhưng đã kìm lại, không làm. Thắng lợi của Philippines sẽ mở cửa cho Việt Nam dùng tới điều chỉnh của pháp luật nếu Trung Quốc trở nên quyết đoán hơn.

Nếu Tòa Án Trọng Tài giải quyết vấn đề mà Philippines đưa ra qua việc xác định quy chế hợp pháp của các thực thể – đảo, đá, thực thể nửa chìm nửa nổi – thì Việt Nam sẽ chịu áp lực là phải làm rõ quy chế pháp lý các thực thể mà Việt Nam đang chiếm giữ.

Nếu Việt Nam làm như vậy, thì có thể là sẽ có những vùng biển chồng lấn với Philippines và Trung Quốc. Điều này sẽ tạo cơ sở cho việc phân định vùng biển với Philippines nhưng công việc này sẽ không được Trung Quốc thừa nhận.

3/ Trong thời gian sắp tới, liên quan đến những tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông, Việt Nam sẽ hành động ra sao ?

Trong các tuyên bố của mình, Việt Nam khẳng định ủng hộ luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Do vậy, Việt Nam sẽ rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan hoặc kêu gọi Trung Quốc tôn trọng và thực hiện các phán quyết của Tòa Án Trọng Tài hoặc nói một cách ít nhất có thể để tránh làm Trung Quốc nổi giận.

Cho đến nay, các quan chức Việt Nam vẫn tuyên bố rằng kiện tụng là giải pháp cuối cùng. Việt Nam có thể dành ưu tiên cho các cuộc đối thoại song phương với Trung Quốc về các tranh chấp trên biển giữa hai nước mà không liên quan gì đến nước khác.

Việt Nam sẽ có lập trường theo kiểu “chúng tôi có thể nghĩ tới việc kiện tụng, nhưng chúng tôi lại muốn để nước khác làm việc này”. Việt Nam luôn luôn thận trọng và thực dụng, cân nhắc cách tiếp cận có lợi nhất./ (Theo RFI 06-07-2016)

Một số hình ảnh về đảo Sơn Ca do VN chiếm giữ tọa độ giữa trung tâm quần đảo Trường Sa cách đảo Ba bình Đài loan khoảng 6 km.

Ảnh chụp ngày 21/4/2014


image014

Ca nô xuất phát từ Hải vận hạm HQ-571 tiến vào đảo Sơn Ca.


image016

Đảo Sơn Ca nhìn từ trên đỉnh tháp hải đăng.


image018

Ông Đặng Thái Hùng phó Chủ tịch Ủy ban Người Việt nước ngoài bắt tay các sĩ quan binh sĩ hải quân VN trong lễ thượng kỳ trên đảo Sơn Ca.

 

image020

Ông Nguyễn Thanh Sơn nguyên Thứ trưởng bộ Ngoại giao (áo nâu đứng giữa) chụp hình kỷ niệm với các sĩ quan binh sĩ và khách Việt nước ngoài trước bia chủ quyền đảo Sơn Ca.


image022

Bổn báo Lý Kiến Trúc được viên sĩ quan chỉ huy đảo Sơn Ca tặng kỷ niệm con sò 6 càng - đặc sản của Trường Sa. Sức nóng Sơn Ca vào thời điểm này xấp sỉ 40 độ C.

12 Tháng Chín 2017(Xem: 12308)
- Mỏ khí Cá Voi Xanh có nằm trong vùng tranh chấp?
10 Tháng Chín 2017(Xem: 14261)
Bộ phim tài liệu về thiền sư Thích Nhất Hạnh mang tên Walk With Me - Hãy bước đi cùng tôi sẽ được công chiếu trên toàn nước Mỹ từ ngày 12-9-2017.
04 Tháng Chín 2017(Xem: 13728)
Nhà trí thức bất đồng hàng đầu của Việt Nam chọn ngày Quốc khánh để từ bỏ Đảng Cộng sản và muốn đi tìm một "phương thức đấu tranh mới".
04 Tháng Chín 2017(Xem: 14149)
Nhân chuyến về VN lần 4 của Thiền sư Nhất Hạnh 91 tuổi, nhìn lại
29 Tháng Tám 2017(Xem: 14838)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh nhà tranh đấu nổi tiếng cho hòa bình thời chiến tranh Việt Nam đã về tới Đà Nẵng trên chuyến bay của hãng hàng không Bangkok Airways hôm 29/8/2107. Báo Văn Hóa Online-California hy vọng Thiền sư Nhất Hạnh sẽ gởi thông điệp đến TT Trump kêu gọi hòa bình cho Biển Đông tại Hội nghị cấp cao APEC Đà Năng từ ngày 5/11 - 11/11/2017. Ảnh từ nguồn Vĩnh Nghiêm & Google. (lkt)
24 Tháng Tám 2017(Xem: 15159)
- Ai cấm VN bồi đắp Đá Lát thành đảo nhân tạo?
10 Tháng Tám 2017(Xem: 14879)
Thượng nghị sị John McCain và phái đoàn lập pháp đến thăm Chiến hạm USS McCain hôm 02/6//2107 tại cảng Cam Ranh. Phái đoàn gồm có các Nghị sĩ John Barrasso, Chris Coons, Dân biểu Mac Thornberry và nữ Dân biểu gốc Việt Stephanie Murphy. Nguôn: Tòa Đại sứ Mỹ
01 Tháng Tám 2017(Xem: 14248)
- Lê Duẩn: Bè lũ phản động Bắc Kinh xâm lược từ Biển Đông.