Nhân định của Gs Carlyle A. Thayer về VN và phán quyết của Tòa Trọng Tài

07 Tháng Bảy 20167:16 CH(Xem: 15308)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU  08  JULY 2016

Nhân định của Gs Carlyle A. Thayer:

Biển Đông : Việt Nam và phán quyết của Tòa Trọng Tài

image012

Trụ sở Tòa Án Trọng Tài Thường Trực, La Haye, Hà Lan(wikipedia.org)

Ngày 12/07/2016, Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye ra phán quyết trong vụ Philippines kiện các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Vậy Việt Nam sẽ phản ứng ra sao ? Sau đây là nhận định của giáo sư Carlyle A. Thayer, Học viện Quốc phòng Úc, khi trả lời các câu hỏi của báo giới, ngày 03/07.

1/ Theo giáo sư, Việt Nam theo dõi vụ kiện này ra sao?

Việt Nam theo dõi rất sát sao vụ kiện lên Tòa Án Trọng Tài La Hya. Trong vụ này, Việt Nam đã đệ trình lên Tòa một tuyên bố về các quyền lợi của mình và đã được phép gửi quan sát viên đến theo dõi các phiên điều trần. Việt Nam cũng đã chính thức tuyên bố là Tòa có thẩm quyền trong vụ kiện này.

Việt Nam cũng theo dõi xem các thủ tục này ảnh hưởng ra sao đến ổn định tại Biển Đông. Mọi đối đầu về chính trị-ngoại giao hoặc trên một lĩnh vực nào khác, sẽ có các tác động tiêu cực đối với môi trường an ninh trực tiếp của Việt Nam.

2/ Phán quyết của Tòa có hệ lụy ra sao đối với Việt Nam?

Các cuộc điều trần tại Tòa cho thấy tất cả các nước, dù lớn hay bé, đều có các quyền, chiểu theo luật pháp quốc tế. Việt Nam đã thăm dò khả năng kiện nhưng đã kìm lại, không làm. Thắng lợi của Philippines sẽ mở cửa cho Việt Nam dùng tới điều chỉnh của pháp luật nếu Trung Quốc trở nên quyết đoán hơn.

Nếu Tòa Án Trọng Tài giải quyết vấn đề mà Philippines đưa ra qua việc xác định quy chế hợp pháp của các thực thể – đảo, đá, thực thể nửa chìm nửa nổi – thì Việt Nam sẽ chịu áp lực là phải làm rõ quy chế pháp lý các thực thể mà Việt Nam đang chiếm giữ.

Nếu Việt Nam làm như vậy, thì có thể là sẽ có những vùng biển chồng lấn với Philippines và Trung Quốc. Điều này sẽ tạo cơ sở cho việc phân định vùng biển với Philippines nhưng công việc này sẽ không được Trung Quốc thừa nhận.

3/ Trong thời gian sắp tới, liên quan đến những tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông, Việt Nam sẽ hành động ra sao ?

Trong các tuyên bố của mình, Việt Nam khẳng định ủng hộ luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Do vậy, Việt Nam sẽ rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan hoặc kêu gọi Trung Quốc tôn trọng và thực hiện các phán quyết của Tòa Án Trọng Tài hoặc nói một cách ít nhất có thể để tránh làm Trung Quốc nổi giận.

Cho đến nay, các quan chức Việt Nam vẫn tuyên bố rằng kiện tụng là giải pháp cuối cùng. Việt Nam có thể dành ưu tiên cho các cuộc đối thoại song phương với Trung Quốc về các tranh chấp trên biển giữa hai nước mà không liên quan gì đến nước khác.

Việt Nam sẽ có lập trường theo kiểu “chúng tôi có thể nghĩ tới việc kiện tụng, nhưng chúng tôi lại muốn để nước khác làm việc này”. Việt Nam luôn luôn thận trọng và thực dụng, cân nhắc cách tiếp cận có lợi nhất./ (Theo RFI 06-07-2016)

Một số hình ảnh về đảo Sơn Ca do VN chiếm giữ tọa độ giữa trung tâm quần đảo Trường Sa cách đảo Ba bình Đài loan khoảng 6 km.

Ảnh chụp ngày 21/4/2014


image014

Ca nô xuất phát từ Hải vận hạm HQ-571 tiến vào đảo Sơn Ca.


image016

Đảo Sơn Ca nhìn từ trên đỉnh tháp hải đăng.


image018

Ông Đặng Thái Hùng phó Chủ tịch Ủy ban Người Việt nước ngoài bắt tay các sĩ quan binh sĩ hải quân VN trong lễ thượng kỳ trên đảo Sơn Ca.

 

image020

Ông Nguyễn Thanh Sơn nguyên Thứ trưởng bộ Ngoại giao (áo nâu đứng giữa) chụp hình kỷ niệm với các sĩ quan binh sĩ và khách Việt nước ngoài trước bia chủ quyền đảo Sơn Ca.


image022

Bổn báo Lý Kiến Trúc được viên sĩ quan chỉ huy đảo Sơn Ca tặng kỷ niệm con sò 6 càng - đặc sản của Trường Sa. Sức nóng Sơn Ca vào thời điểm này xấp sỉ 40 độ C.

02 Tháng Năm 2017(Xem: 12459)
Ngày 28/04/2017, ngoại trưởng 10 nước ASEAN bắt đầu họp lại tại Manila (Philippines) để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30 mở ra ngày 29/04/17. Trong những ngày qua, rất nhiều tín hiệu cho thấy là Philippines trong vai trò chủ tịch ASEAN năm nay sẽ cố tránh đụng chạm Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, mà dấu hiệu rõ nhất là một bản thông cáo chung sẽ chỉ đề cập đến vấn đề Biển Đông một cách thoáng qua.(RFI)
02 Tháng Năm 2017(Xem: 12065)
Bia khẳng định chủ quyền Việt Nam do một đơn vị lính bảo an người Việt dựng trên đảo Hoàng Sa vào tháng 6-1938. Trên bia có khắc những dòng chữ bằng tiếng Pháp: Cộng hòa Pháp - Vương quốc An Nam - Quần đảo Hoàng Sa 1816 - Đảo Hoàng Sa 1938 - Ảnh tư liệu của UBND huyện Hoàng Sa
25 Tháng Tư 2017(Xem: 12382)
Khi tổ công tác đến nơi, bà Lệ mở cửa cho 6 người (trong đó có 2 công an) vào kiểm tra khu đất nghi bị lấn chiếm.Tuy nhiên, lúc 6 người này vào phía sau nhà, bà Lệ bất ngờ đóng cửa rồi rồi yêu cầu tổ công tác xuất trình giấy kiểm tra nhà.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 14590)
Từ trái: Cổng làng Hoành được bít kín trong thời gian dân làng Hoành xã Đồng Tâm tranh đấu với chính quyền; Bà Nguyễn Thị Lan bí thư xã Đồng Tâm tuyên đọc bản cam kết viết tay của chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung trong buổi họp tay đôi giữa ông Chung và dân làng Hoành ; Ông Chung xuống tận làng đi bắt tay từng người dân, ông đi tới đâu dân (cử tri) vỗ tay hoan nghênh tới đó; Trung đoàn phó cảnh sát cơ động chắp tay lậy dân như tế sao khi đoàn Hà Nội dàn xếp 19 con tin cảnh sá
20 Tháng Tư 2017(Xem: 13066)
Chủ tịch Hà Nội về huyện đối thoại, dân làng cố thủ không gặp không tin lập "áp chiến lược" giữ con tin
18 Tháng Tư 2017(Xem: 12621)
- Dân vẫn giữ 20 lãnh đạo, cán bộ, công an huyện Mỹ Đức. - Dân Mỹ Đức thả 15 cảnh sát, đòi chính quyền đối thoại. - Để hiểu vụ Đồng Tâm, hãy xem lại vụ Xuân Dương. - Chủ tịch Hà Nội đã 'không về Đồng Tâm' hôm 18 tháng 4.
16 Tháng Tư 2017(Xem: 12596)
“Để xảy ra sai sót là điều vô cùng đáng tiếc. Đây chỉ là chi tiết nhỏ thôi nhưng là sự nhầm lẫn kiến thức sơ đẳng nên càng đáng tiếc hơn. Ai cũng biết Hàn Mạc Tử và Yến Lan là hai nhà thơ hoàn toàn khác nhau. Mặc dù hai ông đều có trong danh sách “Con đường thi nhân”. BTC đã họp và nghiêm khắc rút ra kết luận để không lặp lại vào các năm sau nữa”, nhà thơ Hữu Thỉnh cho biết.
13 Tháng Tư 2017(Xem: 11435)
Tổng thống Mỹ cho rằng hãng hàng không có thể đưa ra mức bồi thường cao hơn để hành khách tự nguyện nhường chỗ, thay vì cưỡng ép họ rời khỏi máy bay. "Họ (United Airlines) lẽ ra nên thương lượng với mức tiền cao hơn. Nhưng việc chỉ bước vào và yêu cầu 'Ông phải rời khỏi máy bay' thì thật khủng khiếp", ông Trump nói.
13 Tháng Tư 2017(Xem: 12167)
Ông David Đào bị gãy mũi, mất 2 răng cửa và choáng.