Đã đến lúc trả lại cái tên thực sự cho Biển Đông

18 Tháng Bảy 201612:45 SA(Xem: 14358)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 18  JULY 2016


Đã đến lúc trả lại cái tên thực sự cho Biển Đông


Chủ nhật, 17/07/2016


(Biển Đảo) - Biển Đông không thuộc chủ quyền riêng của nước nào, nếu chỉ dựa vào tên biển để khẳng định chủ quyền là không có cơ sở pháp lý. Cần phải thay đổi tên gọi cũ của Biển Đông (South China sea) theo tên quốc tế phù hợp hơn.


image003

Từ lâu, vùng Biển Đông theo cách gọi của Việt Nam có tên tiếng Anh được biết dưới tên gọi “Biển Nam Trung Hoa” (South China Sea) – được sử dụng phổ biến trong các văn bản chính thức xuất phát từ những thủy thủ người Bồ Đào Nha vào thế kỷ XVI trong quá trình tìm kiếm cơ hội giao thương với Trung Hoa.


Lúc đầu là “Biển Trung Hoa” (China Sea), sau đó để phân biệt với các vùng biển khác bao quanh đại lục, nó được gọi lại là “Biển Nam Trung Hoa”. Tổ chức Thủy văn Quốc tế (International Hydrographic Organization – IHO, trụ sở đóng tại công quốc Monaco) cũng đã sử dụng tên gọi “Biển Nam Trung Hoa”.


Xét chiều dài lịch sử, xuất hiện nhiều tên gọi vùng biển này từ các nước khác nhau trong khu vực. Trước thế kỷ XVI, vương quốc Champa, một quốc gia hướng biển hùng mạnh, đã gọi vùng này là “Biển Champa” (Champa Sea).


Nhật Bản thì gọi là “Minami Shina Kai” vốn cũng mang nghĩa là vùng biển phía Nam của Trung Hoa, tương tự với tên gọi khác của các nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia hay Thái Lan. Philippines sử dụng tên gọi “Biển Luzon”.


Cũng phải lưu ý thêm rằng, trong các thư tịch cổ của Trung Quốc có nhắc đến tên “Giao Chỉ Dương” hay biển Giao Chỉ (Giao Chỉ là tên gọi của Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc). Tại Việt Nam, hầu hết lãnh thổ hướng chính ra biển là hướng Đông nên danh từ “Biển Đông” dùng để gọi tên vùng biển phía Đông Việt Nam.


Google vừa xóa tên tiếng Trung của một bãi cạn tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông khỏi dịch vụ bản đồ của mình.


Các tên biển đã xuất hiện từ thời xa xưa như “Biển Nhật Bản” hay “Biển Nam Trung Hoa” vô hình trung đã khiến cho các nước có tên liên quan như Nhật Bản hay Trung Quốc có được một lợi thế lớn.


Họ đã dựa vào đó nhằm tự hợp pháp hóa các lợi ích của mình và xem đó như “các chứng cứ lịch sử” bất chấp sự thật rằng những cái tên đó chỉ nhằm mục đích tạo ra một sự thuận tiện trong giao thông hàng hải.


Do đó, nếu chỉ dựa vào tên biển để khẳng định chủ quyền thì sẽ không ổn bởi nếu biển Nam Trung Hoa là biển của Trung Quốc thì Ấn Độ Dương (India Ocean) sẽ là của Ấn Độ và Mexico có thể tuyên bố vịnh Mexico (Gulf of Mexico) thuộc về mình.


Qua đó, có thể nhận thấy việc giữ lại tên gọi “Nam Trung Hoa” là không hợp lý. Thực chất, có tên gọi biển “Nam Trung Hoa” vì lúc đó, Trung Quốc là quốc gia lớn nhất, phát triển hơn so với các quốc gia khác cũng như đã có giao thương với phương Tây.


Tên gọi của một vùng biển hay đại dương nào đó thường căn cứ vào vị trí của chúng so với vùng đất gần đó cho dễ nhận biết và không có ý xác định chủ quyền. Một vài ví dụ như Ấn Độ Dương ở phía nam Ấn Độ, biển Nhật Bản được bao quanh bởi nhiều quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên hay Nga.


Nếu xét về địa dư, Đông Nam Á bao bọc hầu như toàn bộ chu vi của Biển Đông với tổng chiều dài bờ biển vào khoảng 130.000km trong khi đường bờ biển của các tỉnh duyên hải phía nam Trung Quốc chỉ vào khoảng 2.800km.


Trên góc nhìn thông lệ quốc tế, không tồn tại một nguyên tắc thống nhất. Việc đặt tên thường dựa vào ý chí chủ quan của một người hay một nhóm người khi họ sử dụng những đặc điểm hay tính chất của vùng biển đó.


Tên “Vịnh Ba Tư” là do hai nhà sử học Hy Lạp đặt theo tên của đế quốc Ba Tư hùng mạnh lúc bấy giờ, Địa Trung Hải theo tiếng Latin là “trung tâm của thế giới”, Biển Đỏ với màu đỏ của một loài tảo đặc trưng hay biển Bering được đặt theo tên của một nhà thám hiểm người châu Âu thế kỷ XVIII có tên Vitus Bering…


Hiện nay, Liên Hiệp Quốc có một số cơ chế tham vấn nhằm chuẩn hóa các tên gọi địa lý ở cấp độ quốc gia và phổ biến những tên gọi ấy ra thế giới như “Hội nghị Liên Hiệp Quốc về chuẩn hóa tên gọi địa lý” (UNCSGN) hay “Nhóm các chuyên gia Liên Hiệp Quốc về tên gọi địa lý” gọi tắt là UNGEGN.


Tổ chức Thủy văn quốc tế cũng đóng vai trò là một diễn đàn để các quốc gia thành viên có thể thảo luận về các vấn đề liên quan đến biển và đại dương. Một trong các chức năng của tổ chức là giúp đưa ra các quy định về việc đặt tên cũng như tiến hành đo đạc các khu vực biển.


Tuy nhiên, việc thỏa thuận cụ thể về tên gọi vẫn phải do các nước có liên quan tự thỏa thuận với nhau. Điển hình như trường hợp của Biển Nhật Bản, với việc cả Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên đều phản đối cách gọi tên như vậy.


Thế nhưng, tại cuộc họp của UNCSGN vào năm 1992 và cả hai lần tiếp theo vào các năm 1998 và 2002, Hội đồng cũng chỉ yêu cầu các nước liên quan ngồi lại với nhau để tìm ra được tiếng nói chung.


Cuộc tranh luận về tên gọi của Biển Đông đang trở nên nóng hơn với ba đề nghị khác nhau. Trung Quốc vẫn muốn giữ nguyên tên hiện nay là “Biển Nam Trung Hoa”, Philippines muốn gọi là “Biển Tây Philippines” (West Philippines Sea), còn Việt Nam lâu nay vẫn gọi là Biển Đông.


Gần đây một số học giả – sử gia kiến nghị đổi tên thành “Biển Đông Nam Á” (Southeast Asia Sea) là khá phù hợp vì đây là một tên biển không phụ thuộc vào địa lý của một quốc gia.


Khá nhiều chuyên gia đã đánh giá việc đổi tên Biển Đông là rất cần thiết trong bối cảnh Trung Quốc vẫn nhất quyết khẳng định chủ quyền của mình ở Biển Đông mà bác bỏ phán quyết hôm 12/7 của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) “kết luận rằng không có căn cứ pháp lý nào để Trung Quốc đòi chủ quyền lịch sử, vượt quá các quyền mà Công ước về Luật Biển cung cấp, trong vùng biển thuộc phạm vi ‘đường chín đoạn’”.


Theo ý kiến của ông Termsak Chalermpalanupap, Giám đốc ban điều hành An ninh và Chính trị của ASEAN, đổi tên Biển Đông thành những cái tên trung lập hơn như Biển Thân thiện (Friendly Sea) hay Biển Hòa bình (Sea of Peace) có thể sẽ là chìa khóa của những bước đầu tiên mở ra khả năng tái thương lượng và giải quyết các tranh chấp đang hiện hữu.


(Theo Báo Phụ Nữ TPHCM)

23 Tháng Tư 2017(Xem: 14524)
Từ trái: Cổng làng Hoành được bít kín trong thời gian dân làng Hoành xã Đồng Tâm tranh đấu với chính quyền; Bà Nguyễn Thị Lan bí thư xã Đồng Tâm tuyên đọc bản cam kết viết tay của chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung trong buổi họp tay đôi giữa ông Chung và dân làng Hoành ; Ông Chung xuống tận làng đi bắt tay từng người dân, ông đi tới đâu dân (cử tri) vỗ tay hoan nghênh tới đó; Trung đoàn phó cảnh sát cơ động chắp tay lậy dân như tế sao khi đoàn Hà Nội dàn xếp 19 con tin cảnh sá
20 Tháng Tư 2017(Xem: 12994)
Chủ tịch Hà Nội về huyện đối thoại, dân làng cố thủ không gặp không tin lập "áp chiến lược" giữ con tin
18 Tháng Tư 2017(Xem: 12542)
- Dân vẫn giữ 20 lãnh đạo, cán bộ, công an huyện Mỹ Đức. - Dân Mỹ Đức thả 15 cảnh sát, đòi chính quyền đối thoại. - Để hiểu vụ Đồng Tâm, hãy xem lại vụ Xuân Dương. - Chủ tịch Hà Nội đã 'không về Đồng Tâm' hôm 18 tháng 4.
16 Tháng Tư 2017(Xem: 12513)
“Để xảy ra sai sót là điều vô cùng đáng tiếc. Đây chỉ là chi tiết nhỏ thôi nhưng là sự nhầm lẫn kiến thức sơ đẳng nên càng đáng tiếc hơn. Ai cũng biết Hàn Mạc Tử và Yến Lan là hai nhà thơ hoàn toàn khác nhau. Mặc dù hai ông đều có trong danh sách “Con đường thi nhân”. BTC đã họp và nghiêm khắc rút ra kết luận để không lặp lại vào các năm sau nữa”, nhà thơ Hữu Thỉnh cho biết.
13 Tháng Tư 2017(Xem: 11377)
Tổng thống Mỹ cho rằng hãng hàng không có thể đưa ra mức bồi thường cao hơn để hành khách tự nguyện nhường chỗ, thay vì cưỡng ép họ rời khỏi máy bay. "Họ (United Airlines) lẽ ra nên thương lượng với mức tiền cao hơn. Nhưng việc chỉ bước vào và yêu cầu 'Ông phải rời khỏi máy bay' thì thật khủng khiếp", ông Trump nói.
13 Tháng Tư 2017(Xem: 12088)
Ông David Đào bị gãy mũi, mất 2 răng cửa và choáng.
11 Tháng Tư 2017(Xem: 24380)
- Chà đạp 5 tình ca Bolero cũ mà đòi đi "hòa giải" dân tộc! - Nguyên Tt Dũng "mê" ca khúc Thành phố buồn của Lam Phương.
11 Tháng Tư 2017(Xem: 13565)
- Trump: Sau 59 quả Tomahawk nã vào Syrie, USS Carl Vinson tiến vào bán đảo Bắc Hàn
09 Tháng Tư 2017(Xem: 13119)
Hải đồ Văn Hóa Map mô tả đường đi của USS Carl Vinson từ Sigapore băng qua biển Đông tiến vào bán đảo Bắc Hàn.
07 Tháng Tư 2017(Xem: 13007)
Vào lúc 10 giờ 30 phút sáng ngày 6.4 (giờ Mỹ), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, bang Florida và gặp mặt Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Trump đã ra tận cửa đón tiếp ông Tập và phu nhân Bành Lệ Viện bước xuống từ chiếc limousine màu đen. Hai lãnh đạo cấp cao bắt tay nhau với những cử chỉ rất hòa nhã, thân thiện.
07 Tháng Tư 2017(Xem: 12271)
« Mar-a-Lago » tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là « Biển Hồ », hoặc « Biển trở nên hồ ». Tổng thống Donald Trump và chủ tịch Tập Cận Bình có thể chú ý đến cái tên của dinh cơ ông Trump ở Palm Beach, nơi họ đang gặp gỡ để thảo luận về quan hệ Mỹ-Trung.
07 Tháng Tư 2017(Xem: 12376)
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đón tiếp Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm khu nghỉ mát của ông ở bang Florida hôm nay, thứ Năm 6/4 vào lúc bắt đầu cuộc họp thượng đỉnh hai ngày. Nhà lãnh đạo Mỹ hy vọng tăng sức ép để TQ kiềm chế nỗ lực của Bắc Hàn nhằm phát triển chương trình hạt nhân của nước này. Mời quý vị theo dõi chi tiết.