Đã đến lúc trả lại cái tên thực sự cho Biển Đông

18 Tháng Bảy 201612:45 SA(Xem: 14389)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 18  JULY 2016


Đã đến lúc trả lại cái tên thực sự cho Biển Đông


Chủ nhật, 17/07/2016


(Biển Đảo) - Biển Đông không thuộc chủ quyền riêng của nước nào, nếu chỉ dựa vào tên biển để khẳng định chủ quyền là không có cơ sở pháp lý. Cần phải thay đổi tên gọi cũ của Biển Đông (South China sea) theo tên quốc tế phù hợp hơn.


image003

Từ lâu, vùng Biển Đông theo cách gọi của Việt Nam có tên tiếng Anh được biết dưới tên gọi “Biển Nam Trung Hoa” (South China Sea) – được sử dụng phổ biến trong các văn bản chính thức xuất phát từ những thủy thủ người Bồ Đào Nha vào thế kỷ XVI trong quá trình tìm kiếm cơ hội giao thương với Trung Hoa.


Lúc đầu là “Biển Trung Hoa” (China Sea), sau đó để phân biệt với các vùng biển khác bao quanh đại lục, nó được gọi lại là “Biển Nam Trung Hoa”. Tổ chức Thủy văn Quốc tế (International Hydrographic Organization – IHO, trụ sở đóng tại công quốc Monaco) cũng đã sử dụng tên gọi “Biển Nam Trung Hoa”.


Xét chiều dài lịch sử, xuất hiện nhiều tên gọi vùng biển này từ các nước khác nhau trong khu vực. Trước thế kỷ XVI, vương quốc Champa, một quốc gia hướng biển hùng mạnh, đã gọi vùng này là “Biển Champa” (Champa Sea).


Nhật Bản thì gọi là “Minami Shina Kai” vốn cũng mang nghĩa là vùng biển phía Nam của Trung Hoa, tương tự với tên gọi khác của các nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia hay Thái Lan. Philippines sử dụng tên gọi “Biển Luzon”.


Cũng phải lưu ý thêm rằng, trong các thư tịch cổ của Trung Quốc có nhắc đến tên “Giao Chỉ Dương” hay biển Giao Chỉ (Giao Chỉ là tên gọi của Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc). Tại Việt Nam, hầu hết lãnh thổ hướng chính ra biển là hướng Đông nên danh từ “Biển Đông” dùng để gọi tên vùng biển phía Đông Việt Nam.


Google vừa xóa tên tiếng Trung của một bãi cạn tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông khỏi dịch vụ bản đồ của mình.


Các tên biển đã xuất hiện từ thời xa xưa như “Biển Nhật Bản” hay “Biển Nam Trung Hoa” vô hình trung đã khiến cho các nước có tên liên quan như Nhật Bản hay Trung Quốc có được một lợi thế lớn.


Họ đã dựa vào đó nhằm tự hợp pháp hóa các lợi ích của mình và xem đó như “các chứng cứ lịch sử” bất chấp sự thật rằng những cái tên đó chỉ nhằm mục đích tạo ra một sự thuận tiện trong giao thông hàng hải.


Do đó, nếu chỉ dựa vào tên biển để khẳng định chủ quyền thì sẽ không ổn bởi nếu biển Nam Trung Hoa là biển của Trung Quốc thì Ấn Độ Dương (India Ocean) sẽ là của Ấn Độ và Mexico có thể tuyên bố vịnh Mexico (Gulf of Mexico) thuộc về mình.


Qua đó, có thể nhận thấy việc giữ lại tên gọi “Nam Trung Hoa” là không hợp lý. Thực chất, có tên gọi biển “Nam Trung Hoa” vì lúc đó, Trung Quốc là quốc gia lớn nhất, phát triển hơn so với các quốc gia khác cũng như đã có giao thương với phương Tây.


Tên gọi của một vùng biển hay đại dương nào đó thường căn cứ vào vị trí của chúng so với vùng đất gần đó cho dễ nhận biết và không có ý xác định chủ quyền. Một vài ví dụ như Ấn Độ Dương ở phía nam Ấn Độ, biển Nhật Bản được bao quanh bởi nhiều quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên hay Nga.


Nếu xét về địa dư, Đông Nam Á bao bọc hầu như toàn bộ chu vi của Biển Đông với tổng chiều dài bờ biển vào khoảng 130.000km trong khi đường bờ biển của các tỉnh duyên hải phía nam Trung Quốc chỉ vào khoảng 2.800km.


Trên góc nhìn thông lệ quốc tế, không tồn tại một nguyên tắc thống nhất. Việc đặt tên thường dựa vào ý chí chủ quan của một người hay một nhóm người khi họ sử dụng những đặc điểm hay tính chất của vùng biển đó.


Tên “Vịnh Ba Tư” là do hai nhà sử học Hy Lạp đặt theo tên của đế quốc Ba Tư hùng mạnh lúc bấy giờ, Địa Trung Hải theo tiếng Latin là “trung tâm của thế giới”, Biển Đỏ với màu đỏ của một loài tảo đặc trưng hay biển Bering được đặt theo tên của một nhà thám hiểm người châu Âu thế kỷ XVIII có tên Vitus Bering…


Hiện nay, Liên Hiệp Quốc có một số cơ chế tham vấn nhằm chuẩn hóa các tên gọi địa lý ở cấp độ quốc gia và phổ biến những tên gọi ấy ra thế giới như “Hội nghị Liên Hiệp Quốc về chuẩn hóa tên gọi địa lý” (UNCSGN) hay “Nhóm các chuyên gia Liên Hiệp Quốc về tên gọi địa lý” gọi tắt là UNGEGN.


Tổ chức Thủy văn quốc tế cũng đóng vai trò là một diễn đàn để các quốc gia thành viên có thể thảo luận về các vấn đề liên quan đến biển và đại dương. Một trong các chức năng của tổ chức là giúp đưa ra các quy định về việc đặt tên cũng như tiến hành đo đạc các khu vực biển.


Tuy nhiên, việc thỏa thuận cụ thể về tên gọi vẫn phải do các nước có liên quan tự thỏa thuận với nhau. Điển hình như trường hợp của Biển Nhật Bản, với việc cả Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên đều phản đối cách gọi tên như vậy.


Thế nhưng, tại cuộc họp của UNCSGN vào năm 1992 và cả hai lần tiếp theo vào các năm 1998 và 2002, Hội đồng cũng chỉ yêu cầu các nước liên quan ngồi lại với nhau để tìm ra được tiếng nói chung.


Cuộc tranh luận về tên gọi của Biển Đông đang trở nên nóng hơn với ba đề nghị khác nhau. Trung Quốc vẫn muốn giữ nguyên tên hiện nay là “Biển Nam Trung Hoa”, Philippines muốn gọi là “Biển Tây Philippines” (West Philippines Sea), còn Việt Nam lâu nay vẫn gọi là Biển Đông.


Gần đây một số học giả – sử gia kiến nghị đổi tên thành “Biển Đông Nam Á” (Southeast Asia Sea) là khá phù hợp vì đây là một tên biển không phụ thuộc vào địa lý của một quốc gia.


Khá nhiều chuyên gia đã đánh giá việc đổi tên Biển Đông là rất cần thiết trong bối cảnh Trung Quốc vẫn nhất quyết khẳng định chủ quyền của mình ở Biển Đông mà bác bỏ phán quyết hôm 12/7 của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) “kết luận rằng không có căn cứ pháp lý nào để Trung Quốc đòi chủ quyền lịch sử, vượt quá các quyền mà Công ước về Luật Biển cung cấp, trong vùng biển thuộc phạm vi ‘đường chín đoạn’”.


Theo ý kiến của ông Termsak Chalermpalanupap, Giám đốc ban điều hành An ninh và Chính trị của ASEAN, đổi tên Biển Đông thành những cái tên trung lập hơn như Biển Thân thiện (Friendly Sea) hay Biển Hòa bình (Sea of Peace) có thể sẽ là chìa khóa của những bước đầu tiên mở ra khả năng tái thương lượng và giải quyết các tranh chấp đang hiện hữu.


(Theo Báo Phụ Nữ TPHCM)

19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17873)
- Tòa soạn xin cám ơn những quý vị, những bạn đọc đã gởi các bài viết đến Văn Hóa gồm các tác giả như: Các ông: Nguyễn Hữu Nguyên, Bằng Phong Đặng Văn Âu, Ts Nguyễn Phúc Liên, Kiêm Ái, Đoàn Thạch Hãn, Giao Chỉ Vũ Văn Lộc, Dũng Đinh, Huỳnh Nguyên Thi, Lữ Giang, Ngô Kỷ, Ngọc Lan, Nguyễn Văn Chức, Tôn Nữ Hoàng Hoa, Trung Lĩnh, Phạm Văn Thành, Nguyễn Thanh Tú ... Xin trân trọng và ghi nhận các ý kiến của quí vị. - Đóng góp vào chủ đề số báo kỳ này, Văn Hóa trích đăng nguyên văn các bài phát biểu, thông tin của các vị: Thông cáo Báo chí (Hoàng Tứ Duy),Tiến sĩ Đỗ Hùng, TNS Janet Nguyen, Tiến sĩ Trần Diệu Chân, Kỹ sư Đỗ Hoàng Điềm và Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng. - Ngoài ra, Văn Hóa cũng trích và loan tải lại các hình ảnh thu thập từ các nguồn thông tin khác. Tất cả các bài viết, tư liệu, hình ảnh loan tải trên http://www.nhatbaovanhoa.com đều dựa trên tinh thần thông tin khách quan, không thiên kiến, vô tư. Mọi nhận định, phán xét xin dành cho quí vị. Mời quý vị theo dõi. * Chú t
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18761)
- K-9 là gì? Ai lập ra? - Con trai nhà báo Nguyễn Đạm Phong bị giết tường trình. - Các cây bút và cơ quan truyền thông viết về "Terror in Little Saigon". - A.C. Thompson chỉ nói đến Mặt Trận, chưa hề đề cập đến Việt Tân. - Bá Linh 19/9/2004: Việt Tân - một thực thể chính trị đối lập. - Ra tòa hay huề cả làng?
12 Tháng Mười Một 2015(Xem: 19242)
VĂN HÓA - "25 năm sau, thiên phóng sự điều tra mang tên “Terror in Little Saigon” – Khủng bố ở Little Saigon – dài 54 phút đã được chiếu trên kênh truyền hình PBS tối thứ Ba 3/11/2015, nhằm lật lại hồ sơ năm nhà báo người Mỹ gốc Việt ở Hoa Kỳ bị ám sát một cách bí ẩn trong thời gian từ 1981 đến 1990 mà FBI đã đóng dấu "đóng". Sự kiện PBS hiện đang dựng lên một cơn sóng "nhức nhối", "choáng", lan truyền dồn dập đến tập thể cộng đồng Việt lưu vong tỵ nạn, không những ở Mỹ mà rúng động đến tâm tư người Việt Nam cư ngụ trên khắp thế giới". Chưa hết, vụ việc sẽ còn đi xa hơn nữa... (Xem tiếp trang trong)
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18414)
Lời tòa soạn: Thiên phóng sự điều tra mang tên “Terror in Little Saigon” – Khủng bố ở Little Saigon – dài 54 phút đã được chiếu trên kênh truyền hình PBS tối thứ Ba 3/11/2015. A.C. Phim do Phóng viên A.C. Thompson thực hiện và làm việc chung với cơ sở ProPublica và chương trình Frontline của hệ thống truyền hình PBS trong gần hai năm để thực hiện phóng sự về những vụ ám sát nhà báo gốc Việt tại Mỹ. (Ảnh bìa báo OC Weekly - xem tiếp trang trong)
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17251)
*Tập Cận Bình tại Singapore 7/11/15: "Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa". * Trương Tấn Sang phát biểu tại CSIS và New York 27/9/15 : "Phản đối đường lưỡi bò; Hoàng Sa và Trường Sa là của tổ tiên Việt Nam". * Đặc phái viên của Tbt Nguyễn Phú Trọng ký kết với Bắc Kinh nguyên tắc 3 điểm thỏa thuận Biển Đông. * Nếu ngày 5/11/2015 dân Saigon-Hà Nội xuống đường một trăm nghìn người thì họ Tập sẽ nói khác!
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17811)
Một số kết quả từ chuyến đi VN của ông Tập Cận Bình ngày 5/11/15: • Hai bên cam kết kiểm soát tốt bất đồng trên biển, duy trì đại cục quan hệ Trung-Việt và hòa bình, ổn định ở Biển Đông. • Việt Nam hoan nghênh Chính phủ Trung Quốc chuyển khoản vay ưu đãi bên mua 300 triệu USD sang sử dụng cho dự án đường cao tốc Móng Cái-Vân Đồn và bổ sung khoản vay ưu đãi Chính phủ 250 triệu USD cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông • Việt Nam cảm ơn Trung Quốc tuyên bố cung cấp viện trợ 1 tỷ nhân dân tệ trong 5 năm tới để giúp Việt Nam xây dựng các công trình cải thiện dân sinh như trường học, bệnh viện. • Hai bên ký kết các văn bản thỏa thuận hợp tác, trong đó có “Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2016-2020,” “Hiệp định về tàu thuyền đi lại tại khu vực đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa,” “Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tà
03 Tháng Mười Một 2015(Xem: 21770)
- "Luật sư Nam cho hay hôm thứ Ba, ông cùng luật sư đồng nghiệp Lê Văn Luân đã tới nhà của bà Đỗ Thị Mai, là mẹ đẻ của Đỗ Đăng Dư, để tìm hiểu 'đúng, sai' về việc bà Mai nói bà bị Công an Hà Nội 'ép phải từ chối luật sư' bảo vệ quyền lợi của gia đình, mà cụ thể là từ chối Luật sư Nam. Tuy nhiên, khi ra về ông và ông Luân đã bị tám người bịt mặt 'bằng khẩu trang' dùng xe máy chặn đầu xe ô tô và 'hành hung, đánh đập'. - "Trước khi bàn giao chức Giám đốc CA Hà Nội, Tướng (Nguyễn Đức) Chung nên cho khởi tố, bắt, điều tra ngay những kẻ "cản trở các luật sư thi hành công lý" này. Hành động bây giờ của Tướng Chung sẽ rất có ý nghĩa, nó giúp ông rũ bỏ những đồn đoán liên quan tới các thế lực ngầm. Giúp ông đặt chân lên một con đường, rất có thể còn đi xa, với tư thế của một người cầm quyền chính danh," nhà báo Huy Đức nêu quan điểm".
28 Tháng Mười 2015(Xem: 21799)
- "Chùa Phật Quang" đã bước vào pháp đình. Phiên xử sẽ diễn ra tại Houston Texas theo sự tố tụng của Tổ hợp Luật sư The Tammy Tran Law Firm. - Ba nhân vật sẽ đối chứng trước tòa là ông Phạm Đăng tức Tt Thích Giác Đẳng, luật sư Steve Điêu và ông Hoàng Bách và sẽ kéo thêm nhiều người khác liên quan ra hầu tòa, làm chứng. - Biến cố chùa Phật Quang dẫn tới vụ án Phật Quang có phải là hệ quả tất yếu từ bản "Chúc thư của Ht Huyền Quang"? Xem tiếp trang trong.
26 Tháng Mười 2015(Xem: 16574)
- "Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair xin lỗi về điều ông gọi là "sai lầm" trong cuộc tiến quân vào Iraq do Mỹ lãnh đạo năm 2003". - "Trong con mắt phương Tây, Saddam Hussein là một nhà độc tài, đàn áp đẫm máu người dân Iraq trong hơn ba thập kỷ cầm quyền, kích động các cuộc chiến tranh với láng giềng Iran và Kuwait, sử dụng vũ khí hóa học chống lại người Kurd ở miền Bắc Iraq".
20 Tháng Mười 2015(Xem: 20478)
"Đây là một hiểu lầm đưa đến hậu quả nghiêm trọng đáng tiếc. Vấn đề chuyển pháp lý khác xa với chuyện di dời Viện Hóa Đạo ra hải ngoại. Mãi cho đến giờ phút này, ngay trong Đại Hội 2015 tại San Jose, Thượng Tọa vẫn thừa nhận trước đại hội và ống kính truyền thông rằng ĐTT đã chỉ định cho TT toàn quyền điều hành Viện Hóa Đạo trong và ngoài nước. Do chính nhận định này TT đã cho rằng giáo hội vừa được đăng bạ pháp lý tại bang Texas Hoa Kỳ với danh xưng “The Unified Buddhist Church of Vietnam” (UBCV) – Văn Phòng II Viện Hóa Đạo là giáo hội duy nhất, và TT toàn quyền điều phối nhân sự và các ban ngành".
19 Tháng Mười 2015(Xem: 161778)
-"Biến cố chùa Phật Quang" bước vào giai đoạn pháp lý .Bản tin từ Phòng TTPGQT ở Paris ngày 16/10/2015 cho biết: "Phía Sư Giác Đẳng và Steven Điêu không hồi đáp lòng mong mỏi đối thoại và hòa giải bằng đường lối Lục hòa, nên bước thứ hai bắt đầu hôm thứ năm 15-10 khai mở thủ tục pháp lý của sự Tố tụng". - Tuy nhiên, bản tin PTTPGQT không giải trình rõ bước một "đối thoại" với nhau những gì? "hòa giải" với nhau những gỉ? (Bấm vào đây đọc tiếp trang trong). Ảnh từ trái: Các ông: Mai Xuân Châu, Steve Dieu, sư Giác Đẳng và Trần Đình Minh.
16 Tháng Mười 2015(Xem: 18608)
LTS: Sau khi báo Văn Hóa loan tin: "Liệu cái búa Tố tụng của Huyền Việt có đập nát vụ lường gạt chùa Phật Quang? Tòa soạn nhận được hai e-mail: Thư mời họp báo + Thông báo khẩn tạm hoãn họp báo; tòa soạn có cuộc trao đổi với ông Trí Tâm Đặng Đức Kiên và bà Diệu Nghiêm ... :
15 Tháng Mười 2015(Xem: 20391)
LTS: Sau khi báo Văn Hóa loan tin: "Liệu cái búa Tố tụng của Huyền Việt có đập nát vụ lường gạt chùa Phật Quang? Tòa soạn nhận được hai e-mail: Thư mời họp báo + Thông báo khẩn tạm hoãn họp báo; tòa soạn có cuộc trao đổi với ông Trí Tâm Đặng Đức Kiên và bà Diệu Nghiêm ... : (Đọc tiếp trang trong).
11 Tháng Mười 2015(Xem: 21888)
- "Ngày 9 tháng 10, 2015, theo nguồn tin chính thức của Phòng TTPGQT ở Paris do ông Võ Văn Ái làm giám đốc đã thông tư một bản Thông cáo Báo chí nội dung nói Hoà thượng Xử lý Thường vụ Thích Huyền Việt đã nhờ Văn phòng Luật sư The Tammy Tran Law Firm với Tập đoàn các Luật sư về tố tụng tại thành phố Houston giải quyết bằng pháp luật". "Hạn chót là ngày 14/10/2015 phải nộp hết hồ sơ". - "Với tinh thần Từ Bi của Đức Phật, liệu cái búa Tố tụng của Ht Huyền Việt có đập nát vụ lường gạt Phật giáo - Phật tử đóng góp công quả mua chùa Phật Quang làm trụ sở cho VPII/VHĐ? Tiếp theo loạt bài "biến cố chùa Phật Quang" liên tục hai tháng nay, báo Văn Hóa tiếp tục theo dõi "hậu biến cố chùa Phật Quang". Ảnh có tính minh họa".
08 Tháng Mười 2015(Xem: 20611)
- "Chúng con/chúng tôi nghĩ rằng Quyết Định số 21/VTT/QĐ/TT không có giá trị, ngoài Đức Tăng Thống, còn phải kể đến Ngài Phụ tá Đức Tăng Thống, quý Thầy Chánh Thư Ký, Phó Thư ký phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về viêc làm cẩu thả, sai trái này". - "Người phổ biến Quyết Định này là đạo hữu Võ văn Ái, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Truyền Thông kiêm Phát Ngôn nhân chính thức của GHPGVNTN, kiêm Giám đốc PTTPGQT. Chúng con/chúng tôi nghĩ rằng với những chức vụ như thế, đạo hữu Võ văn Ái không thể không liên đới trách nhiệm".
06 Tháng Mười 2015(Xem: 18269)
Ngày 1 tháng 10, 2015, Viện Hóa Đạo trong nước ra Thông bạch ký tên Quyền Viện trưởng VHĐ Tỳ kheo Thích Thanh Quang, qua phòng TTPGQT phổ biến cho Phật tử hải ngoại các nội dung chính yếu như sau: - Những yêu cầu chính đáng của Viện Hóa Đạo. - Thái độ chống phá Gíao Hội của Thượng tọa Giác Đẳng. - Quyết định của Viện Hóa Đạo. - Viện Hóa Đạo thỉnh nguyện Đức Đệ ngũ Tăng thống chuẩn thuận các thỉnh nguyện ... * Báo Văn Hóa xin đóng góp ý kiến về phần III/Quyết định của Viện Hóa Đạo và các tiểu mục A, B, C Viện Hóa Đạo thỉnh nguyện Ht Tăng thống chấp thuận các thỉnh nguyện.
04 Tháng Mười 2015(Xem: 19836)
- Dưới đây là bài viết của bà Ỷ Lan về tiền căn của vụ Đăng bạ pháp lý cho GHPGVNTN tại Hoa Kỳ và hệ quả việc ông Steve Điêu bán chùa Phật Quang: - "Tôi tên Ỷ Lan Penelope Faulkner, Giám đốc Phòng Liên Lạc Quốc tế thuộc Tổng vụ Truyền Thông Viện Hoá Đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), kiêm Tổng Ủy Viên Đặc trách Liên Lạc Quốc Tế của Văn phòng II Viện Hoá Đạo, xin thông báo chư Tôn đức Tăng Ni cùng đồng bào Phật tử về những hành vi bất hợp pháp của Thượng toạ Giác Đẳng, Cựu Quyền chủ tịch Văn phòng II Viện Hoá Đạo." (Xem tiếp trang trong trích từ http://pttpgqt.org) - Ảnh trên: chùa Phật Quang bị rào kín do Phật tử cung cấp. Ảnh dưới: bà Ỷ Lan trong buổi Đại Lễ Phật Đản PL. 2556 do Văn Phòng II Viện Hóa Đạo Tổ Chức tại Chùa Điều Ngự ngày 29 tháng 4, năm 2012.
30 Tháng Chín 2015(Xem: 21924)
Báo Văn Hóa nhận được E-mail từ các thân hữu ở Houston cho biết thông tin nhất về vụ chùa Phật Quang như sau: Xin kính gởi đến quí đạo hữu hai hồ sơ của Orange County. Hồ sơ thứ nhất chuyển chủ quyền (bán) chùa Phật Quang cho một công ty ở Texas dưới tên Phương Que Bui Inc.