Một cái nhìn mới lạ về VN - Hillary Clinton: 'không ủng hộ TPP'

31 Tháng Bảy 20165:10 CH(Xem: 13668)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 01  AUGUST 2016


Một cái nhìn mới lạ về VN - Hillary Clinton: 'không ủng hộ TPP'


image005

TT Obama và bộ tham mưu họp tại Phủ chủ tịch Hà Nội hôm 23/5/2016.


Hillary Clinton 'không ủng hộ TPP'


image007

Image copyright Reuters Image caption Cựu ngoại trưởng Hillary Clinton đã chính thức là ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ


Cố vấn thân cận về ngoại giao của bà Hillary Clinton khẳng định bà sẽ không ủng hộ thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nếu trở thành Tổng thống Mỹ.


Cựu ngoại trưởng Hillary Clinton đã chính thức là ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ, và sẽ tranh chức tổng thống với ứng viên Donald Trump của đảng Cộng hòa.


TPP là nỗ lực của Tổng thống Mỹ Barack Obama, tập hợp 12 nước thành viên, trong đó có Việt Nam.


Một số nhận định cho rằng Việt Nam sẽ hưởng lợi nhiều nhất khi vào TPP, và Đảng Cộng sản Việt Nam đã ủng hộ ký kết hiệp định này.


Tuy vậy, tại Mỹ vẫn không chắc TPP sẽ được Quốc hội Mỹ thông qua hay không.


Trả lời phóng viên BBC Vincent Ni, bà Laura Rosenberger, cố vấn ngoại giao của bà Hillary Clinton, khẳng định bà Clinton sẽ không ủng hộ TPP nếu trở thành tổng thống Mỹ.


“Bà Clinton tin rằng các thỏa thuận thương mại cần có lợi cho nhân dân Mỹ. Bà có ba trắc nghiệm cho bất kỳ thỏa thuận nào: nó cần tạo ra việc làm cho người Mỹ, cần tăng lương cho người lao động Mỹ, và nó cần thúc đẩy an ninh quốc gia của Mỹ.”


image009

Image copyright AFP Image caption Chính phủ Việt Nam ủng hộ gia nhập TPP


“Khi xem bản chung cuộc của TPP, bà thấy nó không đáp ứng được ba trắc nghiệm trên. Vì thế bà quyết định rằng bà không thể ủng hộ.”


Bà Laura Rosenberger nhấn mạnh: “Nghĩa là hiện nay bà không thể ủng hộ nó, cũng không ủng hộ nó sau bầu cử tháng 11, cũng như tháng Giêng năm sau.”


Khi được hỏi liệu việc này có làm các nước như Việt Nam thất vọng, bà Laura Rosenberger cho rằng quan hệ của Hoa Kỳ với các nước trong vùng châu Á “rất đa dạng, sâu sắc”.


“Thương mại không phải là điều duy nhất trong quan hệ. Với Việt Nam, chúng tôi đã thúc đẩy quan hệ về cả ngoại giao, quốc phòng, kinh tế, ngoại giao nhân dân.”


Bà đề cập ví dụ chương trình Peace Corps vừa mới được phép mở tại Việt Nam trong chuyến thăm của Tổng thống Obama hồi tháng Năm.


“Bà Clinton quyết tâm làm sâu sắc thêm quan hệ với khu vực. Khi còn là ngoại trưởng, bà tin rằng Hoa Kỳ chưa có mặt đủ ở châu Á, một khu vực có tiềm năng to lớn trong thế kỷ 21.”


“Hoa Kỳ cần đầu tư đủ vào khu vực. Nếu trở thành tổng thống, bà sẽ tiếp tục điều này.”


Phán quyết The Hague


Trong cuộc phỏng vấn tại Mỹ của phóng viên Vincent Ni, cố vấn ngoại giao của bà Clinton, người từng nhiều năm làm tại Bộ Ngoại giao Mỹ, nhắc lại khi còn là ngoại trưởng, bà Clinton can dự rất sâu trong vấn đề Biển Đông.


"Mọi người còn nhớ năm 2010 bà đến Hà Nội dự hội nghị thượng đỉnh khu vực và đã đề ra những nguyên tắc chung mà bà cho rằng quan trọng cho Hoa Kỳ và khu vực.”


“Phán quyết gần đây của tòa ở The Hague, về nhiều mặt, đã chứng thực cho những nguyên tắc mà bà từng đề ra.”


“Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đứng cạnh các đồng minh và đối tác để giúp bảo đảm tranh chấp được giải quyết trong hòa bình. Đây là điều rất quan trọng với bà.”


Trung Quốc đã tuyên bố nước này không công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực tại The Hague về vụ kiện của Philippines tại Biển Đông.


image011

Image copyright Reuters Image caption Người Philippines vui mừng vì phán quyết ở Hague, nhưng Trung Quốc nói không công nhận


Nhưng trả lời BBC, bà Laura Rosenberger cho rằng Hoa Kỳ có thể có tác động quan trọng.


“Hoa Kỳ giúp đồng minh và đối tác có niềm tin rằng chúng tôi ở bên cạnh họ, và gửi tín hiệu rõ ràng cho Trung Quốc là không thể phá vỡ quy tắc.”


“Anh không thể bỏ qua phán quyết của một tòa án là một phần của hiệp định mà anh đã ký. Anh không thể phá vỡ quy tắc thương mại của WTO, không thể phá vỡ quy tắc về nhân quyền.”


“Bà Clinton rất coi trọng làm sao Trung Quốc sẽ là đối tác xây dựng và tuân thủ các quy tắc.”


Nói về quan hệ tương lai với Việt Nam, bà Laura Rosenberger nhận định Việt Nam đang có mối quan hệ “rất quan trọng, rất tiềm năng” với Hoa Kỳ.


“Nhưng tôi cũng nghĩ rằng Việt Nam cũng cần có thêm những bước về cải tổ, tôn trọng nhân quyền. Đó là những khía cạnh được bà Clinton quan sát kỹ.”


“Nhưng bà rất ủng hộ và khi là ngoại trưởng, bà đã khuyến khích mối quan hệ phát triển rộng và sâu hơn.”/ (BBC 29/7/16)

18 Tháng Mười 2016(Xem: 15144)
VN ủng hộ Mỹ "can dự" vào Biển Đông Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS John S. McCain tại cảng Cam Ranh.
16 Tháng Mười 2016(Xem: 16405)
05 Tháng Mười 2016(Xem: 14124)
Cảng Cam Ranh chụp ngày 17/8/16. Ảnh minh họa
29 Tháng Chín 2016(Xem: 13559)
- Tại họp báo ở Hà Nội ngày 29/9, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay tiết lộ ông Duterte đã bàn về vấn đề Biển Đông khi gặp Chủ tịch Trần Đại Quang. - Tin mới nhất từ trang rappler.com cho biết, phía Philippines cho rằng đàm phán song phương với Trung Quốc là cần thiết, nhưng có vẻ phía Việt Nam hướng về đàm phán đa phương trong vấn đề Biển Đông.
27 Tháng Chín 2016(Xem: 12885)
VH: Từ Hiệp định Paris 1973 đến Phán quyết PCA 12/7/2016: "Sau chiến tranh VN là Philippines?" Trước báo giới, ông Rodrigo Duterte phát biểu : « Tôi thật sự không muốn cắt đứt quan hệ với Hoa Kỳ nhưng tôi sẽ lập thêm liên minh mới với Trung Quốc và ông Medvedev (thủ tướng Nga) đang chờ chuyến thăm của tôi ». Ông nói tiếp : « Tôi đang trên đường vượt qua lằn ranh giới hạn trong quan hệ giữa tôi và Hoa Kỳ. Đây là điểm quyết định, không lùi lại được ».
27 Tháng Chín 2016(Xem: 13197)
* Tổng Thống Philipines Duterte sẽ thảo luận với VN về Biển Đông Nam Á ra sao? * Ngoại trưởng Mỹ John Kerry họp với các Ngoại trưởng ASEAN ở New York về những gì? Hải đồ bàn cờ mặt trận biển nam Trung Hoa / biển Đông VN / biển Tây Phi / biển Malaysia-Brunei / biển Indonesia. VĂN HÓA MAP
15 Tháng Chín 2016(Xem: 13738)
Hậu chấn PCA - Philippines: Manila công nhận không có đủ phương tiện để đương đầu với các quốc gia cùng đòi hỏi chủ quyền trong vùng Biển Đông. Ngày 14/09/2016, điều trần trước Ủy ban Quốc phòng của Hạ viện về ngân sách quốc phòng cho năm 2017, bộ trưởng Philippines Delfin Lorenzana tuyên bố Manila chủ trương « giữ nguyên trạng » trong vùng biển Tây Philippines, nơi có tranh chấp chủ quyền với một số quốc gia trong khu vực. - Việt Nam: 11. Hai bên đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí tiếp tục tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”; 12. ủng hộ sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hoạt động chia rẽ “Đài Loan độc lập” dưới mọi hình thức, không phát triển bất kỳ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập t