Phòng thủ ở Trường Sa là quyền chính đáng và hợp pháp của VN

11 Tháng Tám 20167:10 CH(Xem: 14240)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA"  THỨ  SÁU 12  AUGUST 2016


Phòng thủ ở Trường Sa là quyền chính đáng và hợp pháp của Việt Nam


Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ là nhà nước đầu tiên đã xác lập, thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách hợp pháp, hòa bình và liên tục từ khi chúng còn là đất vô chủ.


Sau này các bên liên quan nhảy vào tranh chấp, trong đó đặc biệt là Trung Quốc đã sử dụng vũ lực xâm lược, chiếm đóng bất hợp pháp quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và ít nhất 6 thực thể trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Gạc Ma, Chữ Thập, Xu Bi, Tư Nghĩa, Châu Viên, Vành Khăn) năm 1988, 1995.


Không những thế, kể từ khi chiếm đóng trái phép, Trung Quốc đã xây dựng các pháo đài quân sự kiên cố bất hợp pháp ở các điểm chiếm đóng này.


Đặc biệt từ năm 2013, Trung Quốc đẩy mạnh việc bồi đắp các đảo nhân tạo quy mô lớn trên 6 thực thể ở Trường Sa làm biến đổi hoàn toàn cấu trúc, diện mạo các thực thể này. Đồng thời họ cũng bồi đắp mở rộng một số thực thể ở Hoàng Sa.


3 đường băng Trung Quốc xây dựng trái phép ở Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn có thể sử dụng cho mục đích quân sự và các máy bay quân sự hiện đại nhất của nước này có thể cất hạ cánh.


Mới đây nhất, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS), Hoa Kỳ đã công bố ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc xây xong các nhà chứa máy bay bên cạnh đường băng quân sự ở Trường Sa.


image013

Cùng với hoạt động bố trí bất hợp pháp tên lửa phòng không HQ-9, tên lửa chống hạm YJ-63 ở Phú Lâm, Hoàng Sa, 3 sân bay ở Trường Sa sẽ tạo ra mối uy hiếp an ninh nghiêm trọng tới lãnh thổ các nước trong khu vực ven Biển Đông, đặc biệt là Việt Nam. [4]


Do đó, việc nâng cao năng lực phòng thủ chống lại các mối đe dọa này là quyền lợi hợp pháp, chính đáng của Việt Nam cũng như các nước khác ven Biển Đông


Việc này giống như Indonesia tăng cường phòng thủ Natuna [5], Malaysia tăng cường phòng thủ ở Sabah, Sarawak và Biển Đông [6], và Philippines cho phép Hoa Kỳ sử dụng 5 căn cứ quân sự trên lãnh thổ.


Giáo sư người Nga Dmitry Mosyakov ngày 11/8 bình luận trên Sputnik tiếng Việt rằng:


"Lịch sử thập kỷ gần đây là câu chuyện về cách quần đảo Trường Sa dần dần chuyển vào sự kiểm soát của Trung Quốc như thế nào. Trong đó cũng đã rõ trận hải chiến năm 1988, khi  người Trung Quốc đánh chìm ba tàu của Việt Nam. 


Và nếu bây giờ Trung Quốc bố trí căn cứ của mình trên các hòn đảo, chuẩn bị  để sử dụng  vào mục đích quân sự, thì chuyện đương nhiên là Việt Nam thông qua biện pháp đáp trả với mục đích đảm bảo quyền của nước mình với những hòn đảo.


image015

Giáo sư Dmitry Mosyakov, ảnh: Russian Council


Chính Trung Quốc đã bác bỏ phán quyết của Tòa án Hague, thay vì đàm phán lại bắt đầu quân sự hóa những hòn đảo, và như vậy không thể không tạo phản ứng đáp lại". [7]


Người viết cho rằng nhận xét của Giáo sư Dmitry Mosyakov về quyền phòng thủ của Việt Nam là rất thỏa đáng. Trung Quốc hãy xem lại những hành động leo thang, uy hiếp láng giềng từ phía mình thì sẽ hiểu tại sao các nước láng giềng lại cảnh giác với mình đến thế.


Việt Nam luôn phản ứng một cách kiềm chế, đề cao đối thoại, giải quyết tranh chấp một cách hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế nhưng quyết tâm giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ


Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đã nói với Reuters bên lề Đối thoại Shangri-la tại Singapore tháng Sáu vừa qua, Việt Nam không có bệ phóng tên lửa hay vũ khí nào đã bố trí sẵn sàng ở Trường Sa, nhưng Việt Nam có quyền thực hiện bất kỳ biện pháp phòng thủ nào.


"Chúng tôi có quyền lợi hợp pháp để phòng thủ và di chuyển bất kỳ loại vũ khí nào đến bất kỳ đâu trong phạm vi chủ quyền, lãnh thổ của mình." Reuters dẫn lời tướng Vịnh.


Cá nhân người viết cho rằng, phát biểu này của tướng Vịnh phản ánh rõ thiện chí mong muốn bảo vệ hòa bình, ổn định và giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại trên cơ sở luật pháp quốc tế từ phía Việt Nam.


Điều này không mâu thuẫn gì với trả lời của Bộ Ngoại giao Việt Nam đến Reuters rằng "thông tin này không chính xác" và không có giải thích gì thêm, theo hãng tin của Anh. [1]


Tuy nhiên nếu thiếu những tiếng nói giải thích cho rõ có thể dẫn đến những băn khoăn, lo lắng trong dư luận Việt Nam về quyết tâm bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông.


Những người Việt trong và ngoài nước quan tâm và đau đáu hướng về Hoàng Sa, Trường Sa sẽ không khỏi lo ngại trước thông tin dồn dập về các hành vi leo thang của Trung Quốc ở Biển Đông, trong khi rất thiếu thông tin chính xác, kịp thời từ các cơ quan chức năng.


Một khi thông tin về các diễn biến mới ở Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông nói chung chủ yếu đến từ nước ngoài, cụ thể là Hoa Kỳ và Trung Quốc thì không tránh khỏi những cái bẫy hoặc chí ít là sự hiểu lầm.


Người viết cho rằng, đã đến lúc các cơ quan chức năng cần chủ động hơn trong việc cung cấp các thông tin về hoạt động bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông nói chung, với Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng.


Đây không chỉ là việc làm quan trọng, cần thiết và cấp bách để củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, đồng bào trong cũng như ngoài nước, mà còn là hình thức đấu tranh hiệu quả chống lại các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc từ phía Trung Quốc hoặc một bên thứ 3 nào đó có ý đồ chính trị riêng.


Điều này hoàn toàn không mâu thuẫn với DOC, không phải là "quân sự hóa" Biển Đông như tuyên truyền xuyên tạc của Trung Quốc. Bởi lẽ:


Thứ nhất, Việt Nam là nước có chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì việc thực thi chủ quyền của mình là đương nhiên và cần thiết. Nó khác về bản chất với các hoạt động của Trung Quốc trên các thực thể nước này xâm lược và chiếm đóng trái phép từ năm 1974, 1988.


Thứ hai là tính chất và quy mô của các hoạt động củng cố năng lực phòng thủ ngoài thực địa.


Hoa Kỳ và dư luận quốc tế cũng đã đều thấy và thừa nhận rằng, các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp ở Trường Sa không chỉ thay đổi hoàn toàn cấu trúc, diện mạo các thực thể, mà diện tích còn lớn chưa từng có, gấp nhiều lần tổng diện tích bồi đắp củng cố của các bên cộng lại.


Thứ ba là các công trình Trung Quốc xây dựng như sân bay quân sự, ra đa cao tần có mục đích tấn công chứ không phải phòng thủ.


Các công trình và hoạt động củng cố năng lực quân sự của Việt Nam ở Trường Sa là để phòng thủ chứ không phải tấn công hay đe dọa bất kỳ nước nào.


Người viết hiểu rằng, vì thể hiện thái độ thiện chí và không để các bên, đặc biệt là Trung Quốc lợi dụng tuyên truyền xuyên tạc các hoạt động phòng thủ chính đáng của Việt Nam qua đó kích động đối đầu, xung đột nên lâu nay chúng ta vẫn im lặng.


Mặc dù trên thực tế xương máu của biết bao chiến sĩ, đồng bào đã đổ xuống cùng mồ hôi, nước mắt, tất cả các nguồn lực quốc gia đã được dồn cho việc củng cố, bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa cũng như các quyền chủ quyền, quyền tài phán hợp pháp đối với các bãi cạn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa từ năm 1975 đến nay.


Ngay cả trong những thời kỳ đất nước đối mặt với những tình thế ngặt nghèo nhất, ngàn cân treo sợi tóc, thì củng cố phòng thủ và bảo vệ Trường Sa cũng như thềm lục địa phía Nam vẫn là ưu tiên hàng đầu.


Nếu không có tầm nhìn chiến lược cùng với những nỗ lực bền bỉ, hết mình và sự hi sinh đó, thì liệu các bãi cạn trong thềm lục địa phía Nam và nhiều điểm đảo quan trọng ở Trường Sa có còn không, khi Trung Quốc luôn lăm le thôn tính bất cứ khi nào có thể?


Những nhà dàn DK1, DK2 đứng chân trên các bãi cạn thềm lục địa phía Nam là minh chứng hùng hồn cho quyết tâm, ý chí và nỗ lực không mệt mỏi của Đảng, Nhà nước, Nhân dân và Quân đội Việt Nam trong việc bảo vệ quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích hợp pháp của mình.


image017

Người viết cho rằng, bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và các quyền, lợi ích hợp pháp của Tổ quốc, Dân tộc là nghĩa vụ, trách nhiệm thiêng liêng của mỗi người Việt Nam, mà tập trung cao độ nhất là nhiệm vụ và công việc cụ thể của Quân đội Nhân dân Việt Nam.


Do đó những nghiên cứu đánh giá về vũ khí khí tài, chiến lược chiến thuật, so sánh tương quan lực lượng hay dự kiến các tình huống và kế hoạch phòng thủ, bảo vệ Tổ quốc là thiên chức mặc nhiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam.


Tuy nhiên không nhất thiết, không nên đi quá sâu vào việc mổ xẻ công khai những vấn đề có tính chất quốc phòng, bí mật quân sự. Do đó thông tin công khai đến đâu là việc cần tính toán kỹ lưỡng, cân nhắc tác động và ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định trong khu vực.


Còn đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, truyền thông thuộc về các cơ quan khác, trong đó có mỗi người Việt ở trong và ngoài nước. 


Điều mà mỗi người Việt Nam có thể đóng góp thiết thực nhất lúc này là tìm hiểu cặn kẽ chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam đến đâu, trên cơ sở pháp lý quốc tế nào, tranh chấp nảy sinh từ bao giờ, giải quyết theo cơ chế pháp lý nào...Nhất là về phán quyết trọng tài vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc hôm 12/7.


Như vậy chúng ta sẽ không bị choáng ngợp và ngụp lặn trong biển thông tin dồn dập thời đại internet, và cũng không bị bất kỳ thế lực nào qua mặt vì thiếu các kiến thức pháp lý cơ bản.


Tài liệu tham khảo:


[1]http://www.reuters.com/article/us-southchinasea-vietnam-idUSKCN10K2NE


[2]http://www.thefiscaltimes.com/latestnews/2016/08/10/US-says-its-aware-reports-Vietnam-fortified-South-China-Sea-islands


[3]http://www.china.org.cn/world/2016-08/11/content_39066256.htm


[4]http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Hoc-gia-Macau-Ten-lua-YJ62-Trung-Quoc-co-the-de-doa-an-ninh-bien-Viet-Nam-post166644.gd


[5]http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Indonesia-dieu-quan-doi-bao-ve-vung-dac-quyen-kinh-te-truc-tiep-pha-luoi-bo-post168864.gd


[6]http://www.vietnamplus.vn/malaysia-tang-nang-luc-phong-thu-o-sabah-sarawak-va-bien-dong/341146.vnp


[7]http://vn.sputniknews.com/opinion/20160810/2256302/nga-thuc-te-cong-nan-phan-quyet-cua-toa-an-hague.html?utm_source=https%3A%2F%2Fwww.facebook.com%2F&utm_medium=short_url&utm_content=bTtF&utm_campaign=URL_shortening


Hồng Thủy

16 Tháng Ba 2017(Xem: 13797)
Báo Văn Hóa nhận được E-mail của quý độc giả bản tin như sau: Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia yêu cầu Ông Nguyễn Bảo chấm dứt việc sử dụng chức vụ này trong mọi liên lạc và chúng tôi không chịu trách nhiệm về việc làm của Ông kể từ ngày, giờ kể trên**** Nghị Quyết 170311 V/v Chấm Dứt Chức Vụ Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ của Ông Nguyễn Bảo (Nguoi Viet Viet Murder At The Vietnam National --Cong requirements Nguyen Bao terminate the use of this position in all communications and we are not responsible for the employment of Mr since the date and time listed above * *** Resolution 170 311 V / v End Position of Vice President of External Affairs Mr. Nguyen Bao)
14 Tháng Ba 2017(Xem: 12546)
Một số nhà hoạt động tại Hà Nội cho hay lễ tưởng niệm trận chiến Gạc Ma ở Trường Sa hôm 14/3 diễn ra với quy mô nhỏ và nhanh chóng bị giải tán. Trong trận đánh hôm 14/3/1988, ít nhất 64 bộ đội Việt Nam thiệt mạng. Sau đó Trung Quốc đã chiếm và hiện xây đảo nhân tạo ở Gạc Ma.
07 Tháng Ba 2017(Xem: 12757)
Sau khi đại sứ Bắc Triều Tiên Kang Chol bị Malaysia trục xuất vào ngày 06/03/2017, đến lượt Bình Nhưỡng cấm kiều dân Malaysia rời lãnh thổ Bắc Triều Tiên. Kuala Lumpur trả đũa tức khắc : phong tỏa sứ quán Bắc Triều Tiên. Thủ tướng Najib Razak lên án hành động « bắt con tin ». Hiện có 11 công dân Malaysia đang lưu trú tại Bắc Triều Tiên.
05 Tháng Ba 2017(Xem: 11955)
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump được yêu cầu đưa bằng chứng cho cáo buộc người tiền nhiệm, ông Barack Obama, ra lệnh nghe lén điện thoại của ứng viên Cộng Hòa khi tranh cử. Thượng nghị sĩ Cộng Hòa Ben Sasse nói cáo buộc của ông Trump là 'nghiêm trọng' và ông ta cần phải giải thích làm cách nào ông ấy biết được về vụ nghe lén.
01 Tháng Ba 2017(Xem: 13550)
TIN LIÊN QUAN: - Kinh tế biển Việt Nam và tư duy “làm ruộng trên cạn”.
27 Tháng Hai 2017(Xem: 13637)
Tân Hoa Xã dẫn lời một chuyên gia về quan hệ quốc tế của Trung Quốc nhân định, chuyến đi của ông Dương Khiết Trì có thể còn nhằm chuẩn bị cho cuộc gặp giữa chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Donald Trump
26 Tháng Hai 2017(Xem: 12642)
Trang mạng thông tin Pháp East Pendulum ngày 04/01/2017 đã bước đầu rút ra một số kết luận sau khi phân tích kỹ hành trình của chiếc Liêu Ninh từ lúc rời căn cứ ở miền bắc Trung Quốc vào giữa tháng 12/2016, cho đến khi đoàn tàu xuống tập trận tại Biển Đông trong những ngày đầu năm 2017. Ảnh: Hàng không Mẫu hạm liêu Ninh tập trận ở biển Đông.
22 Tháng Hai 2017(Xem: 13479)
Hãng tin Reuters hôm nay, 22/02/2017, trích dẫn hai quan chức Mỹ, cho biết là Trung Quốc sắp hoàn tất việc xây dựng khoảng hơn hai chục cấu trúc trên các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông. Những cấu trúc này dường như là để chứa các tên lửa địa đối không tầm xa. Các cấu trúc, dài khoảng 20 mét, cao 10 mét, được xây trên Đá Subi, Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn, nơi mà Trung Quốc đã xây các phi đạo quân sự.
21 Tháng Hai 2017(Xem: 13273)
Phát ngôn viên lực lượng duyên hải Philippines, ông Armand Balilo, cho biết tàu bị cướp biển tấn công vào đêm Chủ nhật, cách Pearl Bank ở Tawi-Tawi thuộc tỉnh cực nam Philippines chừng 31 cây số. Hải đồ minh họa vị trí vùng biển cực nam Philippines. Vị trí Chấm đỏ: đảo nhân tạo Vành Khăn cáh dảo Palawan 130 NM. Vành tròn: hải cảng Sandakan-Malaysia. Google.
16 Tháng Hai 2017(Xem: 12177)
Dave Bennett: « Hàng không mẫu hạm Carl Vinson thường xuyên được triển khai tại Tây Thái Bình Dương trong khuôn khổ hoạt động nhằm mở rộng chức năng chỉ huy và kiểm soát của Hạm đội 3 của Hoa Kỳ. Từ hơn 70 năm nay, các cụm tầu tấn công của Hải Quân Mỹ thường xuyên tuần tra tại vùng biển Ấn Độ-Châu Á-Thái Bình Dương ».
13 Tháng Hai 2017(Xem: 13092)
Trong cuộc điện đàm với chủ tịch Tập Cận Bình ngày 09/02/2017, tổng thống Donald Trump thay đổi quan điểm về Đài Loan, một hồ sơ nhạy cảm đối với Bắc Kinh. Nguyên thủ Mỹ tuyên bố tôn trọng nguyên tắc “một nước Trung Hoa”.