TQ gia cố căn cứ không quân ở Trường Sa

14 Tháng Tám 20166:15 CH(Xem: 14732)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  15  AUGUST 2016


Subi, Chữ Thập, Vành Khăn: tam giác hỏa lực


image005

Hải đồ mặt trận Trường Sa: Tam giác hỏa lực của Trung Quốc ở SuBi, Chữ Thập, Vành Khăn  khống chế quần đảo Trường Sa. Minh Họa VĂN HÓA MAP


TQ gia cố căn cứ không quân ở Trường Sa


image007

Image copyright Other Image caption Đá Chữ thập vào 03/06/2016. (Ảnh của CSIS/AMTI Digital Globe)


Hình ảnh vệ tinh dường như cho thấy Trung Quốc đã xây nhà để máy bay trên các đảo tranh chấp ở Biển Đông.


Hình ảnh, từ cuối tháng Bảy, được tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á đưa ra và dường như xác nhận rằng chiến đấu cơ của Trung Quốc có thể, tại một thời điểm nào đó, sẽ được triển khai tại Đá Vành Khăn, Subi và Chữ Thập.


Diễn biến này nhiều khả năng làm tăng căng thẳng với các nước láng giềng và Hoa Kỳ, là các bên nêu ra quan ngại về những gì họ gọi là "hoạt động quân sự hóa Biển Đông", nhà phân tích Alexander Neill, từ Ban châu Á của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, cho biết.


Hình ảnh vệ tinh cho thấy tốc độ và quy mô rất lớn trong chiến dịch Trung Quốc xây đảo ở Biển Đông, nơi chỉ mới hai năm trước còn là các rạn và đảo san hô.


Hình ảnh chụp cụ thể vào công trình các nhà để máy bay có thiết kế vững chắc để bảo vệ đội phi cơ của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).


Hình ảnh cho thấy những gì?


Các hình ảnh này cho thấy ba căn cứ không quân mới được xây cất trên các đảo nhân tạo ở giai đoạn gần hoàn tất tại Quần đảo Trường Sa.


image009

Image copyright Other Image caption Đá Vành khăn, 22/07/2016. (Ảnh của CSIS/AMTI Digital Globe) Image copyright Other Image caption Đá Subi, 24/07/2016. (Ảnh của CSIS/AMTI


Digital Globe)


image009

Đá Subi, 24/07/2016. (Ảnh của CSIS/AMTI Digital Globe)


Trên đảo còn gì khác?


Ngoài các khối nhà ở và các tòa nhà hành chính, hình ảnh cũng cho thấy một số cấu trúc lục giác chưa xác định được là để làm gì nằm hướng ra biển trên ba đảo. Mỗi hòn đảo có bốn cấu trúc hình thành ra một tập hợp hình thang.


image010

Image copyright Other Image caption Đá Subi, 24/07/2016. (Ảnh của CSIS/AMTI Digital Globe) Image copyright Other Image caption Đá Subi, 24/07/2016. (Ảnh của CSIS/AMTI Digital Globe)


image011

Đá Subi, 24/07/2016. (Ảnh của CSIS/AMTI Digital Globe)


Ngoài ra, mỗi đảo cũng có một nhóm ba tòa tháp bí ẩn. Người ta suy đoán rằng cấu trúc như vậy là thực ra là các chốt phòng không có thể để các giàn tên lửa đất-đối-không.


Ngoài các nhà để máy bay và các cơ sở phòng không, chúng ta cũng có thể thấy ba căn cứ hải quân sẵn sàng đi vào hoạt động, bao gồm cả các cơ sở bến lớn và cảng cho Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, cảnh sát biển và các cơ quan thực thi luật hàng hải khác.


Điều này có ý nghĩa gì?


Trung Quốc đã tiến hành việc triển khai sức mạnh trong khu vực với việc mở rộng đáng kể năng lực hải quân và không quân.


Công trình quân sự này trên các hòn đảo cho thấy rằng chỉ trong vòng vài tháng, Trung Quốc sẽ đủ khả năng triển khai các đơn vị chiến đấu cơ trên các đảo với tổng số vào khoảng 80 chiếc – là sự bổ sung đáng gờm thêm vào khả năng hiện có của họ ở Biển Đông.


Ngoài ra, các căn cứ này có thể tiếp nhận phi cơ ném bom chiến lược của Trung Quốc như H6-K, phi cơ do thám và cảnh báo sớm, phi cơ vận tải và máy bay tiếp xăng.


Vì các căn cứ không quân như vậy dễ bị tấn công, Trung Quốc dường như đang triển khai một mạng lưới phòng không tinh vi và hạ tầng cho hoạt động chỉ huy và kiểm soát để bảo vệ các căn cứ trên những đảo mới này.


Nhưng Trung Quốc đã từng hứa sẽ không quân sự hóa Biển Đông?


image012

Trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Hoa Kỳ vào tháng 9 năm 2015, ông Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc không có ý định theo đuổi việc quân sự hóa quần đảo Trường Sa.


Tuy nhiên, quan điểm của Trung Quốc là những hòn đảo mà họ tuyên bố chủ quyền và phạm vi biển trong đường chín đoạn là lãnh thổ có chủ quyền của Trung Quốc và cần phải có các biện pháp phòng vệ cần thiết.


Giới chức Mỹ nhanh chóng tìm cách để ông Tập bảo đảm một cách cụ thể hơn bao gồm toàn bộ khu vực Biển Đông. Các nhân vật cấp cao của Trung Quốc sau đó nhắc lại tuyên bố của ông Tập bằng việc diễn giải rằng các biện pháp phòng vệ cần tương xứng với mối đe dọa đến tính toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc.


Bắc Kinh hiện đổ lỗi cho Hoạt động Tự do Hàng hải (FONOPS) của Hải quân Mỹ là động thái làm leo thang quân sự ở Biển Đông, và là cái cớ để Bắc Kinh thực hiện các biện pháp phòng thủ trên các đảo nhân tạo mới.


Điều này có ý nghĩa gì đối với các nước láng giềng của Trung Quốc?


Sau phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ủng hộ Philippines mạnh mẽ, Tổng thống Rodrigo Duterte vẫn chưa phản ứng gì trước sự xuất hiện của ba căn cứ không quân hiện đại của Trung Quốc hiện nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ông. Có lẽ là sẽ chẳng có chút phản ứng nào cả.


Hải quân Philippines gần như không tồn tại, vì vậy sự trông cậy duy nhất của Manila có thể là dựa vào hiệp ước phòng thủ với Hoa Kỳ, nhưng ông Duterte dường như kín tiếng trong động thái có quan hệ quá gần gũi với Washington.


Mặt khác Việt Nam, một nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông - rõ ràng ít khoan dung hơn đối với các hoạt động của Bắc Kinh. Báo chí gần đây đưa tin Việt Nam đã triển khai giàn tên lửa di động hiện đại tại một số hòn đảo mà họ kiểm soát trong khu vực, và điều này có nghĩa là các đảo mới của Trung Quốc nằm trong phạm vi có thể bị bắn phá.


Thời điểm Bắc Kinh triển khai chiến đấu cơ, phi cơ ném bom và tên lửa phòng không trên các hòn đảo của họ là chưa rõ ràng, nhưng việc Việt Nam triển khai quân sự cũng sẽ trao cho Bắc Kinh cái cớ để tiếp tục triển khai vũ khí của họ tại Biển Đông trong tương lai.


BBC 11/ 8/ 2016


Alexander Neill là Chuyên viên Cao cấp của Đối thoại Shangri-La, thuộc Ban châu Á của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế.

19 Tháng Bảy 2017(Xem: 14785)
Thứ trưởng Bộ Hàng hải Indonesia Arif Havas Oegroseno hôm 14/7/2017 công bố vùng biển Natuna với tên gọi mới và nhấn mạnh "biển Bắc Natuna" có nhiều hoạt động về dầu khí, theo Reurers.
16 Tháng Bảy 2017(Xem: 14439)
Hai ông thực dụng trò chuyện: - " Này cậu, tớ hỏi thiệt cậu mỏ nào nhiều dầu nhất?- " Cái mỏ nó nằm ngay rìa lưỡi bò đó anh hai" - "OK! để tui tính sổ nó!"
06 Tháng Bảy 2017(Xem: 13652)
USS Cororado trở lại Cam Ranh lần này trong lúc hai công ty dầu khí Việt - Mỹ tiến hành khai thác ở mỏ Cá Voi Xanh - ExxonMobil lô 118 ngoài khơi Đà Nẵng, và mỏ Cá Rồng Đỏ ở bồn trũng nam Côn Sơn có vị trí sát rìa đường lưỡi bò. (VH)
06 Tháng Bảy 2017(Xem: 20987)
Các lô khái thác dầu khí nằm trong phạm vi 200 hải lý thềm lục địa Việt Nam EEZ theo luật biển UCLOS 1982. (P) lằn ranh đường lưỡi bò do Trung Quốc tự vẽ. Từ lằn ranh này trở ra tương lai sẽ là vùng Biển Quốc Tế nếu COC được thỏa thuận. (VH)
03 Tháng Bảy 2017(Xem: 15459)
Chiến hạm USS Stethem đã tiến áp sát 12 hải lý đảo Tri Tôn (cách Lý Sơn Quảng Ngãi 123 hải lý) thuộc Quần đảo Hoàng Sa hôm 02/07/2017. Hải quân Trung Quốc sau trận hải chiến với Hải quân VNCH ngày 19 Tháng Giêng năm 1974 đã chiếm trọn nhóm đảo Hoàng Sa tây. Nhóm đảo Hoàng Sa đông trong đó có đảo Phú Lâm là lớn nhất TQ đã chiếm từ năm 1949. (VĂN HÓA)
02 Tháng Bảy 2017(Xem: 13288)
Bộ Quốc phòng Đài Loan hôm 29/6/2017 bày tỏ lạc quan sau khi Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ thông qua một điều khoản nhằm tái lập các chuyến thăm thường xuyên của các tàu Hải quân Hoa Kỳ tới Cao Hùng hoặc "các cảng thích hợp khác" ở Đài Loan, thời báo Đài Bắc hôm 30/6 đưa tin.
02 Tháng Bảy 2017(Xem: 19319)
Giàn khoan Cá Voi Xanh TQ đang cắm trụ ở vùng biển nào của VN?
20 Tháng Sáu 2017(Xem: 30115)
Văn Hóa Online-California phỏng vấn nhà báo Bùi Tín
20 Tháng Sáu 2017(Xem: 13276)
Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc nói "toàn bộ các đảo ở Biển Nam Hải đã thuộc lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời thượng cổ."