Nha Trang: Họp báo phổ biến chương trình Hội thảo Quốc tế về Biển Đông

16 Tháng Tám 20165:14 CH(Xem: 13263)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ 17  AUGUST 2016


Nha Trang: Họp báo phổ biến chương trình Hội thảo Quốc tế về Biển Đông


15 tháng 8, 2016 5:00pm (VN)


image003

Toàn cảnh cuộc họp báo chiều thứ Ba 16 tháng 8 năm 2016 tại phòng khánh tiềt khách sạn InterContinental, thành phố biển Nha Trang.


NHA TRANG (VH) - Một cuộc họp báo diễn ra tại thành phố biển Nha Trang - phòng khánh tiết khách sạn InterContinental vào lúc 5:30 chiều ngày thứ Ba 15/8/2016 phổ biến về chương trình Hội thảo "Quy chế Pháp lý của Đảo, Đá trong dự luật Quốc tế và Thực tiễn Biển Đông". Cuộc họp báo do hai trường Đại học Phạm Văn Đồng và trường Đại học Nha Trang chủ trì.


Cuộc họp báo quy tụ khá đông đại diện các cơ quan truyền thông báo chí trong nước và đại diện  báo điện tử Văn Hóa-California. 


Sau phần giới thiệu tổng quát của MC dẫn chương trình, ban chủ trì cuộc họp báo gồm hai PGS Ts Phạm Đăng Phước, Hiệu trưởng trường Đại học Phạm Văn Đồng và PGS Ts Trang Sĩ Trung, Hiệu trường trường Đại học Nha Trang.


image005

Ts Phạm Đăng Phước đọc diễn văn mở đầu cuộc họp báo, ngồi bên trái là Ts Trang Sĩ Trung.


Ông Phạm Đăng Phước đã đọc một bài diễn văn khai mạc cuộc họp báo và sau đó là phần câu hỏi của các phóng viên. Các câu hỏi đa phần tập chú vào vấn đề kỹ thuật tổ chức trong ba ngày hội thảo.


Ông Lê Đức Vinh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa đến tham dự và chúc mừng cuộc họp báo mở màn cho hai ngày hội thảo 17-18/2016 thành công.


image007

Từ trái: Ts Trang Sĩ Trung, Ban tổ chức Nguyễn Kim Long, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Lê Đức Vinh và Ts Phạm Đăng Phước.


 Sau cuộc họp báo là phần tiếp tân buffet có mặt khá đầy đủ các diễn giả quốc tế - trong ngoài nước. Nhận thấy trong cuộc tiếp tân có các Gs Erik Franckx, Ts Aloysius Llamzon, nhà nghiên cứu Bertrand Theodor L. Santos, nhà nghiên cứu Shekhar Dutt, Gs Jeong Gab Yong, Gs Koichi Sato, nhà nghiên cứu Brig Vinod Anand , Gs Dimitri Valentinovich Mosyakov, Gs Carlyle A. Thayer, Ts Amy Searight, Ts Gerhard Manfred Johannes Will, nhà nghiên cứu Kavi Chongkittavorn, nhà nghiên cứu Siswo Pramono, Ts Anders Corr, Ts Trần Công Trục, Ts Ngô Hữu Phước, Ts Phan Duy Hảo. Ts Nguyễn Chu Hồi,  Gs Đại sứ Nguyễn Quý Bính, Gs Luật Nguyễn Bá Sơn, Ts Nguyễn Mạnh Hùng, Gs Ngô Vĩnh Long ...  


image009

Quan khách và diễn giả

image011

Quan khách và diễn giả

image013

Quan khách và diễn giả


image015

Quan khách và diễn giả


image017

Quan khách.


Ông Trang Sĩ Trung đại diện cho ban tổ chức ngỏ lời chào mừng quan khách, trong số quan khách hiện diện có bà Đỗ Phương Thảo, Vụ phó ban Tuyên giáo và ông Lê Đức Vinh, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa. Phát biểu trong phần tiếp tân, ông Vinh nói, tỉnh Khánh Hòa thành phố Nha Trang rất vui mừng được đón tiếp cuộc hội thảo, Hoàng Sa và đặc biệt huyện đảo Trường Sa là một phần của tỉnh Khánh Hòa, do đó cuộc hội thảo quốc tế lần này có tầm quan trọng trong việc mưu tìm hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế.


Thông tin về ba ngày hội thảo 16-18-2016 được Ts Phạm Đăng Phước trả lời trong cuộc phỏng vấn ngắn của báo Văn Hóa như sau:


"Trong cuộc họp báo hôm nay ban tổ chức đã gởi thông cáo cho các cơ quan truyền thông báo chí về chương trong hội thảo chính trong hai ngày 17 và 18, năm 2016, trong đó chủ đề và mục đích hội thảo cũng như số lượng các học giả và các nhà nghiên cứu được mời tham gia hội thảo".


Theo Ts Phước, chủ đề chính trong hội thảo năm nay đặt ra là "Quy chế Pháp lý của Đảo, Đá trong luật Quốc tế và thực tiễn Biển Đông".


Ts Phước cho biết, cuộc hội thảo Quốc tế về Biển Đông do trường Đại học Phạm Văn Đồng tổ chức thường niên và đây là lần tổ chức thứ 3; lần đầu tiên tổ chức tại Quảng Ngãi năm 2013, năm 2014 phối hợp với Đại học Đà Nẵng tổ chức tại thành phố Đà Nẵng, lần này tổ chức tại Nha Trang phối hợp với trường Đại học Nha Trang.


Ts Trang Sĩ Tân, đồng chủ tịch ban tổ chức cho báo Văn Hóa biết thêm:


"Hôm nay chúng tôi tổ chức họp báo liên quan đến hội thảo "Quy chế pháp lý của Đảo, Đá trong luật Quốc tế và thực tiễn Biển Đông", nội dung chính hội thảo là tập trung vào Quy chế pháp lý của Đảo và Đá, thứ hai tập trung vào thảo luận vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thú ba là thảo luận về phán quyết của tòa Trọng tài Quốc tế và ảnh hưởng phán quyết của tòa đối với vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc".


Theo như lời tuyên bố của Ts Phạm Đăng Phước đây là cuộc hội thảo mang tính khoa học, nhưng theo ý của Ts Trang Sĩ Tân ông cho rằng 3 chủ đề ông đưa ra đều có tính thời sự và nó là trọng tâm của cuộc hội thảo. Ông Tân mong rằng tương lai của cuộc hội thảo sẽ mở rộng sự hợp tác giữa quốc tế và trong nước nghiên cứu về Biển Đông, đề xuất các giải pháp hòa bình cũng như duy trì an ninh ở Biển Đông.


Trả lời câu hỏi về điều mong ước của ông đối với các học già quốc tế và đặc biệt đối với các học giả Mỹ gốc Việt là gì? Ts Tân cho biết điều mong ước của ông là trong các thảo luận sẽ đưa ra chi tiết về luật pháp quốc tế đối với vấn đề tranh chấp theo Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982.


Riêng đối với mối quan hệ đối với các học giả Việt Nam ở ngoại quốc Ts Tân cho biết thực tình ông cũng chưa biết nhiều về các học giả VN ở ngoại quốc nhưng ông mong rằng sẽ có nhiều sự phối hợp giữa các học giả trong ngoài về Biển Đông vì mục đích chung cho quốc gia và dân tộc./


VĂN HÓA
05 Tháng Ba 2017(Xem: 11879)
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump được yêu cầu đưa bằng chứng cho cáo buộc người tiền nhiệm, ông Barack Obama, ra lệnh nghe lén điện thoại của ứng viên Cộng Hòa khi tranh cử. Thượng nghị sĩ Cộng Hòa Ben Sasse nói cáo buộc của ông Trump là 'nghiêm trọng' và ông ta cần phải giải thích làm cách nào ông ấy biết được về vụ nghe lén.
01 Tháng Ba 2017(Xem: 13419)
TIN LIÊN QUAN: - Kinh tế biển Việt Nam và tư duy “làm ruộng trên cạn”.
27 Tháng Hai 2017(Xem: 13449)
Tân Hoa Xã dẫn lời một chuyên gia về quan hệ quốc tế của Trung Quốc nhân định, chuyến đi của ông Dương Khiết Trì có thể còn nhằm chuẩn bị cho cuộc gặp giữa chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Donald Trump
26 Tháng Hai 2017(Xem: 12484)
Trang mạng thông tin Pháp East Pendulum ngày 04/01/2017 đã bước đầu rút ra một số kết luận sau khi phân tích kỹ hành trình của chiếc Liêu Ninh từ lúc rời căn cứ ở miền bắc Trung Quốc vào giữa tháng 12/2016, cho đến khi đoàn tàu xuống tập trận tại Biển Đông trong những ngày đầu năm 2017. Ảnh: Hàng không Mẫu hạm liêu Ninh tập trận ở biển Đông.
22 Tháng Hai 2017(Xem: 13313)
Hãng tin Reuters hôm nay, 22/02/2017, trích dẫn hai quan chức Mỹ, cho biết là Trung Quốc sắp hoàn tất việc xây dựng khoảng hơn hai chục cấu trúc trên các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông. Những cấu trúc này dường như là để chứa các tên lửa địa đối không tầm xa. Các cấu trúc, dài khoảng 20 mét, cao 10 mét, được xây trên Đá Subi, Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn, nơi mà Trung Quốc đã xây các phi đạo quân sự.
21 Tháng Hai 2017(Xem: 13090)
Phát ngôn viên lực lượng duyên hải Philippines, ông Armand Balilo, cho biết tàu bị cướp biển tấn công vào đêm Chủ nhật, cách Pearl Bank ở Tawi-Tawi thuộc tỉnh cực nam Philippines chừng 31 cây số. Hải đồ minh họa vị trí vùng biển cực nam Philippines. Vị trí Chấm đỏ: đảo nhân tạo Vành Khăn cáh dảo Palawan 130 NM. Vành tròn: hải cảng Sandakan-Malaysia. Google.
16 Tháng Hai 2017(Xem: 12052)
Dave Bennett: « Hàng không mẫu hạm Carl Vinson thường xuyên được triển khai tại Tây Thái Bình Dương trong khuôn khổ hoạt động nhằm mở rộng chức năng chỉ huy và kiểm soát của Hạm đội 3 của Hoa Kỳ. Từ hơn 70 năm nay, các cụm tầu tấn công của Hải Quân Mỹ thường xuyên tuần tra tại vùng biển Ấn Độ-Châu Á-Thái Bình Dương ».
13 Tháng Hai 2017(Xem: 12924)
Trong cuộc điện đàm với chủ tịch Tập Cận Bình ngày 09/02/2017, tổng thống Donald Trump thay đổi quan điểm về Đài Loan, một hồ sơ nhạy cảm đối với Bắc Kinh. Nguyên thủ Mỹ tuyên bố tôn trọng nguyên tắc “một nước Trung Hoa”.
09 Tháng Hai 2017(Xem: 12200)
Thông cáo của tòa Bạch Ốc nói: « Tổng thống Trump cho biết là ông chờ được làm việc với chủ tịch Tập Cận Bình để phát triển một quan hệ có tính chất xây dựng, có lợi cho cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc ».
05 Tháng Hai 2017(Xem: 13266)
Lời chúc Tết đăng trên báo chí Việt Nam của lãnh đạo Đảng Cộng sản, Nhà nước và Chính phủ đều nhấn mạnh đến tinh thần dân tộc, chủ đề tổ quốc chứ dường như không nhắc tới mấy chữ ý thức hệ xã hội chủ nghĩa nữa.
03 Tháng Hai 2017(Xem: 13088)
Tôi vốn là người nghiên cứu lịch sử, thấy rằng bất cứ đế quốc, quốc gia hùng mạnh nào , triều đại nào từ hàng ngàn ngàn năm nay trên thế giới không thể tồn tại mãi mãi, đều có lúc thịnh, lúc suy.
03 Tháng Hai 2017(Xem: 13610)
Thế giới năm 2016 đã chứng kiến những sự kiện chính trị bất ngờ và chưa có tiền lệ, như nước Anh rời khỏi EU (Brexit) và doanh nhân Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ.