Chính sách châu Á của Trump sẽ ra sao?

15 Tháng Mười Một 20166:24 CH(Xem: 13790)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ  16  NOV  2016


Gió đã đổi chiều


Chính sách châu Á của Trump sẽ ra sao?


image005

Image copyright Getty Images Image caption Trump đã lên tiếng trấn an đồng minh


Phúc trình mới ra của tổ chức Asia Foundation (Quỹ châu Á) đánh giá rằng ở châu Á có nguy cơ xảy ra khoảng trống lãnh đạo và thậm chí chạy đua vũ khí hạt nhân nếu như Hoa Kỳ rút can dự khỏi khu vực này.


Với việc ông Donald Trump đắc cử tổng thống, chính sách Á châu của chính phủ Hoa Kỳ được trông đợi sẽ có thay đổi đáng kể.


Asia Foundation là tổ chức phát triển quốc tế phi lợi nhuận với trụ sở đặt tại San Francisco, Hoa Kỳ. Hoạt động sáu thập niên nay, tổ chức này nói cam kết của họ là cải thiện đời sống của người dân Á châu.


Mặt tích cực và tiêu cực


Các tác giả của phúc trình mới ra hôm thứ Ba 15/11 nói tại một số quốc gia, đang có hy vọng là dịch chuyển khỏi chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama thực ra có mặt tích cực.


Nhiều người cho rằng chính sách "xoay trục" của ông Obama chủ yếu chỉ nhằm vào đối trọng với một nước Trung Quốc đang lên và ngày càng hung hăng. Chính sách này dẫn tới tăng đôi chút hiện diện của quân đội Mỹ tại khu vực, mở cửa chính trị ở Miến Điện và cải thiện quan hệ với nước cựu thù Việt Nam.


Về mặt kinh tế, kế hoạch Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership - TPP) gần như phá sản. Chiến thắng của ông Trump đã xóa đi mọi cơ hội cho việc Mỹ thông qua hiệp định TPP giữa 12 quốc gia.


Ngoài hai điều trên, người ta cũng đang xem xét liệu còn gì trong các hứa hẹn dân túy của ông Trump sẽ trở thành hành động.


Tổng thống đắc cử Trump đã đưa ra ý tưởng rút quân từ Nam Hàn và Nhật Bản ngay cả khi đang có đe dọa từ Bắc Hàn, trừ phi hai nước này chia sẻ bớt gánh nặng phục vụ 80.000 binh lính Mỹ.


Hiện Nam Hàn đóng góp 860 triệu đôla/năm, và thêm 9,7 tỷ đôla cho việc di chuyển căn cứ quân sự Mỹ đi chỗ khác. Nhật Bản đóng góp 2 tỷ đôla/năm, phân nửa ngân quỹ cần để duy trì lính Mỹ ở đây.


Asia Foundation, dựa trên tham vấn các học giả và cựu quan chức 20 quốc gia châu Á, cảnh báo rằng việc rút quân Mỹ sẽ khiến cho Tokyo và Seoul tìm cách tăng cường khả năng tự vệ, ngay cả bằng vũ khí hạt nhân, và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới trật tự khu vực.


image006

Image copyright Getty Images Image caption Trump cho rằng duy nhất Trung Quốc có thể kiểm soát Bắc Hàn


Trấn an đồng minh


Donald Trump đã sớm đưa ra lời trấn an các đồng minh như lãnh đạo Australia, Nhật Bản và Nam Hàn.


Thứ Năm 17/11 tới ông Trump sẽ có cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe ở New York khi ông này đang trên đường tới tham gia hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo châu Á-Thái Bình Dương ở Peru.


Trung Quốc chưa thấy tỏ ra bấn động gì lắm về việc Trump thắng cử. Bắc Kinh luôn coi chính sách xoay trục của chính quyền Obama là nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.


Tuy nhiên, Trung Quốc cũng quan ngại về đe dọa áp thuế nặng cũng như trừng phạt vi phạm thương mại và hối đoái từ phía tổng thống đắc cử của Mỹ. Chủ tịch Tập Cận Bình hôm thứ Hai 14/11 đã gọi điện cho Trump và kêu gọi hợp tác giữa hai quốc gia.


Nói chung các tác giả phúc trình cho rằng châu Á sẽ tìm cách ít dựa dẫm vào Mỹ hơn và chọn con đường riêng của mình.


Hiện các cặp mắt đang đổ dồn vào xem Trump sẽ đề cử ai cho các vị trí lãnh đạo ngoại giao và quốc phòng. Khi đó, ý định của vị tổng thống thứ 45 trong tương quan với châu Á sẽ rõ ràng hơn./ (theo BBC 15/11/16)

01 Tháng Sáu 2017(Xem: 15598)
Việt Nam-Trung Quốc-Hoa Kỳ
31 Tháng Năm 2017(Xem: 13641)
Bạch Ốc: Hai ông thực dụng gặp nhau
30 Tháng Năm 2017(Xem: 13249)
Dự án thép tỷ USD hoang vắng ở Khu kinh tế Dung Quất
30 Tháng Năm 2017(Xem: 13484)
Ngày đầu tiên tại Mỹ: Tư bản đỏ mời mọc Tư bản xanh; VN lên sàn Nasdaq
25 Tháng Năm 2017(Xem: 13511)
Hai bên nhất trí tiếp tục thực hiện toàn diện và hiệu quả “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), trên cơ sở hiệp thương thống nhất, sớm xây dựng “Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông” (COC); Kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông”.
25 Tháng Năm 2017(Xem: 15040)
- Từ Ngoại giao chiến hạm đến cuộc Hành quân sau cùng của chiến dịch FONOF.
23 Tháng Năm 2017(Xem: 12852)
Cộng đồng sẽ "dàn chào" ông Phúc từ trong tòa Bạch Ốc đến Lafayette? Ông Phúc sẽ nói gì với ông Trump?
21 Tháng Năm 2017(Xem: 13389)
Ngày 17-5, xuất hiện thông tin Trung Quốc đưa súng chống người nhái trái phép đến đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Loại vũ khí này hoạt động ra sao và Trung Quốc có ý đồ gì khi đưa nó tới Trường Sa?
18 Tháng Năm 2017(Xem: 13231)
Theo bài báo, được trang tin Trung Quốc Tân Văn Đầu Điều (xwtoutiao.cn) đăng lại, thì hệ thống mà Bắc Kinh cho lắp đặt là loại pháo Norinco CS/AR-1 55 ly, có khả năng phát hiện, nhận dạng và tấn công tiêu diệt người nhái của đối phương.
18 Tháng Năm 2017(Xem: 12520)
Việt Nam và Trung Quốc phải cùng ASEAN thực hiện toàn diện, đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)./ (theo NTD)
16 Tháng Năm 2017(Xem: 11820)
- Ts. Hà Anh Tuấn: Con đường Tơ lụa và dự án kênh đào Kra. - Biển Đông sẽ là nơi giao lưu "Con đường Tơ Lụa" và "Dự án Gió Mùa"? -Thủ tướng TQ mang sáng kiến ‘Một vòng đai và Một Con đường' đến Châu Mỹ La Tinh.
16 Tháng Năm 2017(Xem: 13513)
- Một Giáo sư Việt Nam hiện đang nghiên cứu và giảng dạy ở UCI phản bác dữ dội. - Giới sinh viên "vinh thân phì gia" nghĩ sao về vụ này?
14 Tháng Năm 2017(Xem: 13583)
Trong suốt hơn 1.600 năm, các thương gia, nhà buôn, các nhà sư và binh lính, những người đã tới Tây An, kinh đô cổ của Trung Quốc để chiêm ngưỡng vẻ lộng lẫy của nơi này, đều đi trên Con đường Tơ lụa.