Bão phá hủy 1 công trình bồi đắp ở Hoàng Sa

11 Tháng Mười Hai 20165:11 CH(Xem: 13516)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  12   DEC  2016


Hoàng Sa : Một công trình bồi đắp của Trung Quốc bị bão phá hủy

image008

Ảnh vệ tinh chụp ngày 14/11/2016, cho thấy cầu cát (phía trên) của đảo Bắc (quần đảo Hoàng Sa), Biển Đông bị quét sạchTrevor Hammond/Planet Labs/Handout via REUTERS A


Theo tin Reuters ngày 08/12/2016, ảnh vệ tinh do công ty Mỹ Planet Labs cung cấp cho thấy một công trình bồi đắp mà Trung Quốc tiến hành tại một khu bãi đá ở vùng quần đảo Hoàng Sa đã bị hư hại sau hai trận bão lớn vừa qua.


Trung Quốc đã bắt đầu công trình nạo vét, bồi đắp vào đầu năm nay ở đảo Bắc (North Island), cách Phú Lâm khoảng 12 cây số về phía bắc. Phú Lâm là nơi Trung Quốc có một căn cứ quân sự và năm nay đã đặt giàn hỏa tiễn địa đối không.


Ảnh vệ tinh chụp hồi tháng Hai và Ba cho thấy tàu nạo vét đang hoạt động để xây dụng một cây cầu cát dài 700 mét nối đảo Bắc với đảo Trung (Middle Island) lân cận.


Tuy nhiên, hình ảnh chụp được sau 2 trận bão lớn thổi qua khu vực vào tháng 10, cho thấy hầu như toàn bộ dải cát hẹp đã bị quét đi.


Trung Quốc đã không bình luận về công trình ở đảo Bắc, trong lúc bộ Ngoại Giao Trung Quốc không trả lời câu hỏi của Reuters.


Toàn bộ Hoàng Sa đã bị Trung Quốc kiểm soát sau trận hải chiến năm 1974 với Hải Quân của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Quần đảo này được cho là có một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đội tàu ngầm nguyên tử của Trung Quốc ở Hải Nam.


Trung Quốc luôn luôn khẳng định rằng Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quyền sở hữu của họ từ xa xưa. Theo truyền thông Trung Quốc, ngày 08/12/2016, nước này đã long trọng kỷ niệm 70 năm ngày tiếp quản hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ tay Nhật Bản.


Trang tin của đài truyền hình Trung Quốc CCTV nhắc lại rằng trong hai tháng 11 và 12 năm, chính quyền Trung Quốc thời đó đã phái 4 chiếc tàu đến tiếp quản hai quần đảo mà họ gọi là Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) đã bị Nhật Bản chiếm đóng.


Cần nối rõ, chính quyền Trung Quốc thời năm 1946 là chính phủ Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch, chứ không phải là chính quyền của đảng Cộng Sản như từ năm 1949 đến nay./ (theoTrọng Nghĩa 09-12-2016)

06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12732)
Diễn biến chính trị - quân sự ASEAN
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13059)
Diễn biến chính trị - quân sự ASEAN - Trung Quốc và Malaysia chống can thiệp từ bên ngoài. - Thủ tướng Malaysia chơi lá bài Bắc Kinh? - Nhật Bản phản đối tàu Trung Quốc tiến gần quần đảo Senkaku. - Philippines - Duterte đã nhìn ra vấn đề trong cuộc tranh giành ảnh hưởng chiến lược giữa Mỹ và Tầu ở ĐNA.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13700)
- GS Tương Lai: "Là một người nghiên cứu thì tôi nói ngay là khái niệm "tự diễn biến" là cực kỳ mơ hồ. Tôi cho rằng đây là sự hoang tưởng về ngôn từ". - TS Lê Đăng Doanh: "Vì vậy nhiều ủy viên trung ương, thậm chí cả ủy viên Bộ Chính trị nữa không phải là họ đều đồng tình với cái nghị quyết này đâu. Nhưng tôi tin rằng đây chưa phải lúc họ bộc lộ đầy đủ ‎ ý kiến của họ ra".
01 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12858)
Từ chủ nghĩa cộng sản đến Tư bản "man rợ"
27 Tháng Mười 2016(Xem: 19896)
- Theo vết xe Nguyễn Phú Trọng, ông Đinh Thế Huynh sẽ qua Mỹ cuối tháng 10? - Ông Đinh Thế Huynh có lọt vào "mắt xanh" Mỹ?
25 Tháng Mười 2016(Xem: 14214)
- ‘Nguyên tắc ba điểm’ quan hệ Việt–Trung 2014
18 Tháng Mười 2016(Xem: 15034)
VN ủng hộ Mỹ "can dự" vào Biển Đông Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS John S. McCain tại cảng Cam Ranh.
16 Tháng Mười 2016(Xem: 16304)